nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển mạnh mẽ của các loại phương tiện vận tải cá nhân. Để giải quyết tình trạng này, đồng thời góp phần xây dựng Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại, có lẽ không thể nào khác là phải phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng mà trong đó mạng lưới xe buýt là bộ phận chủ đạo.
- Xe buýt ở Hà Nội hiện nay đang thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng, thời gian phục vụ và tần suất của mạng lưới tuyến xe buýt ở Hà Nội chưa cao và không đều đặn, độ liên thông toàn mạng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, chưa thuận lợi và sức thu hút hành khách còn thấp. Vấn đề đặt ra là xây dựng mạng lưới, tổ chức vận chuyển hiệu quả, nâng cao chất lượng và phù hợp với đặc thù ở Hà Nội.
- Khu vực đầu cầu Long Biên phía Hà Nội - một điểm giao cắt phức tạp, vừa tiếp giáp bờ đê, vừa là ''đoạn kết'' của khu phố cổ, lại là lối chính để ra vào chợ đầu mối Long Biên, rồi đường lên cầu, đường vành đai...
-Nếu được tổ chức tốt nút giao thông Long Biên có thể trở thành một trung tâm quan trọng về vận tải công cộng liên phương thức của Hà Nội, nơi có các xe buýt thông thường đi đến tất cả các khu vực trong thành phố cũng như qua sông Hồng, có ga đường sắt phục vụ khách đi 3 hướng Đông Anh, Bắc Ninh và Hải Dương, có ga xe điện ngầm (đang được xem xét trong quy hoạch tổng thể của HAIDEP) đi Hà Đông, có các tuyến BRT từ Giáp Bát….
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH ĐIỂM TRUNG CHUYỂN LONG BIÊN TRUNG CHUYỂN LONG BIÊN
3.1 Quy hoạch chung không gian khu vực.
3.1.1. Định hướng phát triển không gian đô thị
Không gian đô thị Hà Nội được tạo bởi một hệ thống các khu dân cư, bao gồm Thành phố trung tâm và các đô thị vệ tính với cả vùng ngoại ô và các khu vực kế cận. Mỗi hoạt động về kinh tế - xã hội trong khu vực đều chịu sự tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng đến các vấn đề tổ chức không gian và những đặc trưng về sản xuất kinh doanh theo hướng chuyên môn hoá.
Quy hoạch phát triển không gian Hà Nội giới hạn trên địa giới hành chính Thành phố hiện nay. Hướng mở rộng chủ yếu sẽ theo hướng Tây (khu vực Hà Tây, Xuân Mai, Hoà Lạc, Ba Vì, Sơn Tây) và Tây Bắc (Sóc Sơn, Xuân Hoà, Phúc Yên) bao gồm 3 khu vực trọng điểm: khu vực nội thị, khu vực vùng ngoại vi thành phố và các đô thị vệ tinh.
a/ Định hướng phát triển không đô thị trung tâm
(1) Các khu công nghiệp
Không gian công nghiệp Thủ đô nằm trong không gian công nghiệp phía Bắc bao gồm vùng Đông Bắc, Tây Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng. Cùng với 3 trung tâm công nghiệp lớn Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, việc phát triển công nghiệp vùng vẫn theo 3 hướng không gian:
- Không gian công nghiệp vành đai Thủ đô.
- Không gian công nghiệp theo hành lang đường 18, đường 5. - Không gian công nghiệp theo dải ven biển Hải Phòng, Móng Cái. (2) Các khu dân cư
- Khu vực hạn chế phát triển: giới hạn chủ yếu từ đường vành đai 2 (đường La Thành - Đường Láng - Trường Chinh - Đại La - Minh Khai và dọc theo hữu ngạn sông Hồng) trở vào trung tâm bao gồm các ô phố thuộc khu phố cổ, phố cũ, đại bộ phận nằm trong 5 quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và 3 phường thuộc quận Tây Hồ.
- Khu vực phát triển và mở rộng Thủ đô phía hữu ngạn sông Hồng: thuộc phạm vi các quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, huyện Từ Liêm và Thanh Trì.
- Khu vực phát triển xây dựng phía Bắc sông Hồng: khu vực này thuộc phạm vi quận Long Biên, các huyện Đông Anh, Gia Lâm, giới hạn về phía nam Tây Nam giáp sông Hồng, phía bắc Đông Bắc giáp sông Cà Lồ, sông Đuống.
Định hướng phát triển không gian của thủ đô Hà Nội tới năm 2020 đã nêu rõ: Định hướng phát triển không gian các khu chức năng nội thị và mối quan hệ giữa các khu vực cần phải tận dụng khai thác quỹ đất, đồng thời hạn chế phát triển trong phạm vi vành đai 2, mở rộng ra vùng ven nội phía hữu ngạn sông Hồng, lấy sông Hồng làm trung tâm bố cục quy hoạch 51
đất xây dựng mới có đầu tư thích đáng.
b/ Định hướng phát triển đô thị vệ tinh thành phố Hà Nội
Định hướng phát triển đô thị toàn quốc đã xác định 10 vùng đô thị trong đó vùng Hà Nội bao gồm Thành phố Hà Nội là thành phố trung tâm và các đô thị lân cận. Việc phân bố các đô thị vệ tinh Hà Nội được phân thành hai loại, các đô thị đối trọng có khoảng cách 34- 40km so với trung tâm, ngoài ra các đô thị vệ tinh khác có bán kính khoảng 15 - 20km và có thể 50- 60km.
Các đô thị trọng điểm phía Tây Hà Nội: Xuân Mai, Hoà Lạc, Sơn Tây, Miếu Môn gắn với các khu du lịch Đồng Mô, Ngải Sơn, Ba Vì, Hồ Suối Hải, Đá Chông. Khu vực tập trung phát triển các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, khu công nghệ cao và giáo dục đào tạo, du lịch.
Cụm đô thị đối trọng phía Bắc và Đông Bắc: Sóc Sơn, Xuân Hoà, Phúc Yên, có cự ly đối với trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50 - 60km, là các quần thể công nghiệp, du lịch nghỉ ngơi.
Các đô thị vệ tinh khác là các thị xã, thị trấn huyện lỵ lân cận như Đa Phúc, Từ Sơn, Bắc Ninh, Văn Điển, Thường Tín, Phủ Lý… là khu vực có quan hệ khăng khít trong quá trình hoạt động kinh tế - xã hội của Hà Nội.
3.1.2. Dự kiến quỹ đất sử dụng cho công trình giao thông đến năm 2020
Theo quy hoạch, đến năm 2020 trong khu vực thủ đô Hà Nội sẽ có một mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh với các công trình cơ sở hạ tầng chủ yếu:
Về đường bộ có 210 km đường hướng tâm (trong đó có 75 km đường quốc lộ và 135 km đường cao tốc); 231 km đường vành đai trong đó có 41 km đường vành đai đô thị (vành đai 2); 65 km đường vành đai đô thị và cao tốc (vành đai 3); 125 km vành đai ngoài (vành đai 4); 125 km đường trục chính đô thị có mặt cắt ngang rộng 50-80m và 464 km đường phố. Tổng cộng các loại đường bộ là khoảng 1100 km và các đường cấp huyện, xã và các ngõ ngách ước chừng 1676 km. Trong tổng 10.457ha quỹ đất dành cho giao thông đường bộ thì có 93,7ha dành cho bãi đỗ xe công cộng và 703ha dành cho điểm đỗ xe công cộng.
Về đường sắt, sẽ có 5 tuyến đường sắt đôi Quốc gia hướng tâm với chiều dài 44 km; 24,6 km đường sắt xuyên tâm; 81,5 km đường đôi vành đai và 8 tuyến chính đường sắt đô thị với chiều dài 167,09 km, trong đó dự tính có khoảng 80-100 km đường metro. Trong một số khu vực dân cư mật độ cao sẽ hình thành các trục nhánh đường sắt đô thị với tổng chiều dai dự kiến khoảng 150 km.
Về đường sông, hình thành 2 tuyến vận tải chính trên sông Hồng và sông Đuống với tổng số 9 bến và cảng, chiếm diện tích khoảng 109 ha.
3.1.3 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu:
- Khu vực nghiên cứu là khu vực nút giao thông giữa các tuyến đường Yên Phụ, Trần Nhật Duật, Hàng Đậu và lối lên xuống cầu Long Biên .Đây là khu vực đầu mối giao thông, có mật độ dân cư và nhu cầu sử dụng xe buýt lớn, thuận lợi cho việc trung chuyển hành khách khi tuyến đường sắt đô thị trên cao Yên Viên – Ngọc Hồi được xây dựng .
Hình 3.1 khu vực nghiên cứu của dự án
3.1.4 Mục tiêu khi lập quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên: