Cơ cấu phương tiện đi lại của Hà Nội theo số lượng phương tiện.

Một phần của tài liệu phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên. (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG VÀ TỔ CHỨC GIAO THÔNG TẠI ĐIỂM TRUNG CHUYỂN LONG BIÊN

2.1.2 Cơ cấu phương tiện đi lại của Hà Nội theo số lượng phương tiện.

Từ năm 1990, sự tiến triển cơ giới hoá thể hiện rõ nét nhất bởi sự gia tăng đi lại bằng phương tiện cơ giới 2 bánh. Trước đây xe đạp chiếm phần lớn hơn (61% vào năm 1995) thì nay nhường chỗ cho xe máy khoảng 1.6 triệu xe vào năm 2004 (theo phòng CSGT quản lí phương tiện). Những số liệu thu thập vào năm 2004 (nguồn: thống kê đếm xe của IMV năm Hình 2.2: Cơ cấu phương tiện lại

2004) cho thấy lượng xe máy trên các đường phố Hà Nội rất nhiều. Sự phân bổ của các phương tiện đi lại trong khu trung tâm thành phố như sau:

- 85% xe máy. - 4.5 % ôtô. - 10% xe đạp. - Dưới 1% xe buýt.

Nhìn chung, xe máy có những ưu điểm như đi lại nhanh chóng thuận tiện tiết kiệm được 75% thời gian so với xe đạp, do vậy quãng đường đi lại tăng gấp đôi (6.6 km so với 4.3 km bằng xe đạp). Hơn nữa, hệ số đi lại của xe máy là 2.6 trong 1 ngày so với 1.7 đối với xe đạp.

Mức độ sử dụng ôtô dừng lại ở mức thấp (từ 2 đến 10% thị phần) do chi phí mua ô tô đắt và phải chịu thuế cao. Hơn nữa các tuyến đường vào khu dân cư cũng bị hạn chế bởi độ hẹp của các đ ư ờ n g phố, nhưng lượng xe ôtô vẫn tăng theo mức sống và nhu cầu ngày càng cao của người dân và điều này một phần cũng chịu sự tác động của quá trình đẩy mạnh đô thị hoá tập trung.

Mức độ sử dụng giao thông công cộng còn hạn chế nhưng cũng đang trong quá trình tiến bộ ổn định bởi vì đã bắt kịp và tần suất hiện tại vượt quá tần suất của năm 1978, thời điểm mà nó chiếm tới 25 đến 30% sự đi lại hàng ngày (174 triệu lượt đi lại trong năm 2003 so với 76,5 triệu lượt năm 1978). Thị phần hiện nay của giao thông công cộng chiếm từ 7% đến 14% (14% theo số liệu đếm xe mới nhất của IMV trong năm 2004).

Ngoài ra còn các phương thức vận tải khác như:

- Các xe khách tư nhân phục vụ giao thông cho các tỉnh xung quanh.

- Số lượng taxi đ ư ợ c phổ cập lan rộng với 1600 phương tiện trong năm 2002.

- Đối với phương tiện xích lô, đây là kiểu phương tiện phổ biến cho những khoảng cách đi lại ngắn và ngày nay nó chỉ sử dụng phục vụ cho du lịch.

- Phương tiện xe ôm (hay còn gọi là motos-taxis) với số lượng 50,000 chiếc bổ sung cho mạng lưới xe buýt.

Một số dự báo giả thiết rằng Hà Nội sẽ hướng về một sự phân bố theo xu hướng "quốc tế", có nghĩa là một sự gia tăng rất mạnh số lượng ôtô (hơn 1100 %) song song với đó là sự phát triển một dịch vụ xe buýt (hơn 550%), ngay cả khi xe máy vẫn còn chiếm lĩnh vị trí quan trọng.

Loại phương tiện 2002 2020 Biên thiên Xe đạp 1,000,000 600,000 - 40% Xe máy 1,063,027 650,000 - 39% Ô tô 22,184 280,000 1,162% Xe buýt 644 4,200 552% Xe ca liên tỉnh + các loại khác - 1,200

(Nguồn: C.Rosier, IMV, TUPWS, 2003)

Một phần của tài liệu phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên. (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w