Giới thiệu phương án của trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị.

Một phần của tài liệu phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên. (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG VÀ TỔ CHỨC GIAO THÔNG TẠI ĐIỂM TRUNG CHUYỂN LONG BIÊN

2.3.3 Giới thiệu phương án của trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị.

2.3.3.1 Vị trí xây dựng dự án:

Khu vực dự án có không gian tĩnh phía Bắc (Điểm cuối mạng lưới xe buýt của tổng công ty vận tải Hà Nội)

Hình 2.1 Khu vực nghiên cứu của dự án

2.3.3.2 Nội dung và quy mô đầu tư:

Dự án xây dụng và tổ chức điểm trung chuyển Long Biên bao gồm các hạng mục :

• Khu ke bờ bao gồm hai bờ ke biên E1, E3 và một bờ ke trung tâm E2 cho hành khách dừng chân và đón xe buýt đi các tuyến.

• Hai tuyến đường cong trong khu vực ke bờ với bề rộng mặt đường B = 6,50m cho xe buýt tiếp cận đón và trả khách trên các bờ ke.

• Đoạn tuyến 1 quay đầu cho các phương tiện đi từ trên đường đê Hữu Hồng xuống đường Yên Phụ - Trần Nhật Duật với 4 làn xe mỗi làn rộng 3,75m.

• Khu vực Quảng Trường kết hợp với các khu bờ kè tạo đảo giao thông lớn co khu vực Dự án tránh các điểm xong đột hiện trạng.

• Thiết kế hệ thống tổ chức giao thông trong điểm trung chuyển, kẻ vạch sơn chia làn xe và tổ chức giao thông trên đường đê Hữu Hồng và đường Trần Nhật Duật. Trong đó có cả kẻ đảo giao thông mềm trước của bãi gửi xe của công ty khai thác điểm đỗ hà nội để tổ chức giao thông.

• Thiết kế hệ thống cây xanh (Quanh khu vực gầm cầu Long Biên bố trí một số chậu hoa tạo cảnh quan làm sinh động môi trường và đồng thời có bố trí một số ghế đá để người dân ngồi nghỉ chân.)

Hình 2.3 Bố trí chậu hoa cây cảnh

• Thiết kế hệ thống thu gom rác thải – vệ sinh môi trường (Bố trí các thùng rác composte công cộng đặt tại khu vực dự án để người dân và hành khách đi xe buýt bỏ rác).

• Thiết kế hệ thống thoát nước.

• Thết kế hệ thống điện – chiếu sáng cho khu vực quảng trường và khu vực gầm cầu Long Biên.

• Tại khu bờ ke E1 và E3 co bố trí 2 dãy nhà chờ dành cho hành khách.

* Ưu điểm:

- Tận dụng tối đa không gian và cấu trúc hạ tầng đô thị hiện có thuộc phần mặt cắt ngang đường hiện tại(trùng với không gian hiện đỗ xe của Tổng công ty vận tải Hà Nội).

- Phạm vi quay đầu xe buýt theo các hướng tiếp cận bờ ke trung tâm được kiểm soát an toàn (do nằm trong không gian của mặt cắt ngang hiện có).

- Tần suất hoạt động xe buýt trong mặt cắt quy hoạch xây dựng công trình cao: 182 xe buýt/giờ (theo hai hướng).

-Có khả năng mở rộng “không gian mềm “ dự kiến bố trí thảm cỏ cây xanh môi trường kết hợp dải dẫn hướng xe quay đầu phía dưới gầm cầu Long Biên. Phương án này không ảnh hưởng tới dự án cầu Long Biên sau này.

- Không gian đầu tư xây dựng công trình cải tạo không ảnh hưởng tới dòng giao thông nội thị trên trục đường Yên Phụ và trục đường đê Hữu Hồng và hoàn toàn không ảnh hưởng tới cấu trúc công trình đê Hữu Hồng hiện có.

* Nhược điểm.

- Cần tổ chức lại giao thông dòng xe tại nút Long Biên – Hàng Đậu do làm tăng số điểm xung đột giữa dòng xe buýt quay đầu trong phạm vi nút với dòng xe nội thị.

2.4 Kết luận chương.

Một phần của tài liệu phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên. (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w