1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Giang, Hải Dương

61 297 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 463,5 KB

Nội dung

Với số lượng lớn và nhu cầu về vốncao để đầu tư cho sản xuất, các DNVVN trở thành nhóm khách hàng mục tiêu củahầu hết các ngân hàng thương mại tại nước ta hiện nay, trong đó có Ngân hàng

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY DNVVN CỦA NHTM 3

1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

1.1.2.1 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và quản lý doanh nghiệp 3

1.1.2.2 Nguồn nhân lực 4

1.1.2.3 Khả năng tài chính 4

1.1.2.4 Công nghệ 4

1.1.2.5 Những đặc điểm khác 5

1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ 5

1.2 Hoạt động cho vay DNVVN của ngân hàng thương mại (NHTM) 7

1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay DNVVN của NHTM 7

1.2.2 Vai trò của hoạt động cho vay DNVVN đối với NHTM 7

1.2.3 Phân loại các hinh thức cho vay đối với DNVVN 8

1.2.3.1 Căn cứ vào phương thức cho vay 8

1.2.3.2 Căn cứ theo thời hạn cho vay 10

1.3 Phát triển cho vay DNVVN của NHTM 10

1.3.1 Khái niệm phát triển cho vay DNVVN của NHTM 10

1.3.2 Sự cần thiết phải phát triển cho vay DNVVN của NHTM 11

1.3.2.1 Đối với DNVVN 11

1.3.2.2 Đối với NHTM 12

1.3.2.3 Đối với nền kinh tế 12

1.3.3 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển cho vay đối với DNVVN 13

1.3.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng về quy mô 13

1.3.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự tăng lên về chất lượng 15

1.3.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng mở rộng cho vay 16

Trang 2

của NHTM 16

1.4.1 Các nhân tố chủ quan từ phía Ngân hàng 16

1.4.2 Nhân tố khách quan 18

1.4.2.1 Các nhân tố từ phía DNVVN 18

1.4.2.2 Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh 19

1.4.2.3 Các nhân tố thuộc về Ngân hàng Nhà nước 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DNVVN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (NHNN&PTNT) HUYỆN BÌNH GIANG 21

2.1 Tổng quan về NHNN&PTNT huyện Bình Giang 21

2.1.1 Lịch sử hình thành 21

2.1.2 Mô hình bộ máy tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban tại NHNN&PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Bình Giang 22

2.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT huyện Bình Giang 22

2.2.1 Tình hình huy động vốn: 22

2.2.2 Tình hình sử dụng vốn: 24

2.2.3 Các hoạt động dịch vụ khác 26

2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT huyện Bình Giang .27

2.3 Thực trạng phát triển cho vay DNVVN tại Chi nhánh NHN&PTNT huyện Bình Giang 28

2.3.1 Quy trình cho vay tại NHNo huyện Bình Giang 28

2.3.2 Thực trạng phát triển cho vay DNVVN tại NHNN Bình Giang 30

2.3.2.1 Thực trạng về mở rộng quy mô cho vay DNVVN 30

2.3.2.2 Thực trạng phát triển về chất lượng cho vay DNVVN 36

2.4 Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cho vay đối với DNVVN tại NHNN huyện Bình Giang 37

2.4.1 Những kết quả đạt được 37

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 38

Trang 3

2.4.2.1 Hạn chế 38 2.4.2.2 Nguyên nhân 39

Trang 4

HUYỆN BÌNH GIANG 44

3.1 Định hướng phát triển chung của chi nhánh 44

3.2 Định hướng phát triển cho vay DNVVN của chi nhánh 45

3.3 Giải pháp phát triển cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp huyện Bình Giang 46

3.4 Một số kiến nghị 53

3.4.1 Kiến nghị đối với các DNVVN 53

3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam 53

3.4.3 Kiến nghị đối với Nhà nước và các Hiệp hội của DNVVN 55

KẾT LUẬN 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là một đất nước đang phát triển, từ một nền kinh tế kế hoạch hóatập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Quá trìnhnày đã diễn ra được hơn hai thập kỷ, trên nhiều khía cạnh, trong đó quan trọng nhất

là tự do kinh doanh Chính sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã hiện thựchóa tư tưởng tự do kinh doanh với một tư tưởng cách mạng “Người dân được quyềnkinh doanh những gì mà phát luật không cấm” đã mang đến một làn gió tự do kinhdoanh tươi mới, loại bỏ những rào cản, tạo ra sự sôi động trong đầu tư và trở thànhnền tảng quan trọng đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân Để từ đâymột đất nước chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước đã chuyển mình thành mộtcộng đồng kinh doanh đa dạng, tồn tại dưới các hình thức pháp lý khác nhau Sứclao động được giải phóng, những tư duy sáng tạo về ý tưởng kinh doanh được khơidậy, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế, đồng thời góp phần đổi mới cơbản phương thức và công cụ quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp Tuy nhiên,đất nước ta xuất phát điểm là một nước kém phát triển nền kinh tế chủ yếu là nôngnghiệp lạc hậu cần một loại hình doanh nghiệp có quy mô vốn và lao động vừa hoặcnhỏ, khả năng quản lý dễ dàng, có thể đưa ra các quyết định thay đổi nhanh chóngtheo sự biến động của nền kinh tế và khi gặp rủi ro không có nhiều tác động tới nềnkinh tế quốc dân Để đáp ứng những yêu cầu đó loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ(DNVVN) đã ra đời Đến nay, các DNVVN đã chiếm trên 97% tổng số doanhnghiệp trong nền kinh tế quốc dân và đang ngày càng phát triển toàn diện hơn, đóngvai trò quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta Tuy nhiên, doquy mô tài chính còn nhỏ hẹp nên vấn đề về vốn luôn là một trong những trở ngạilớn nhất đối với sự phát triển của các DNVVN Với số lượng lớn và nhu cầu về vốncao để đầu tư cho sản xuất, các DNVVN trở thành nhóm khách hàng mục tiêu củahầu hết các ngân hàng thương mại tại nước ta hiện nay, trong đó có Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Giang

Nhận thức được tiền năng và sự phát triển của nhóm khách hàng này, trongnhững năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện BìnhGiang luôn có chủ trương mở rộng cho vay đối với các đối tượng là DNVVN với

Trang 6

mục tiêu mở rộng thị phần, tăng trưởng tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh cho ngân hàng Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc phát triển hoạt độngcho vay DNVVN tại chi nhánh vẫn còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhânchủ quan cũng như nguyên nhân khách quan.

Chính vì lý do trên, trong thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNThuyện Bình Giang, với mong muốn tìm hiểu những nguyên nhân gây ra khó khăncũng như giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay DNVVN tại chi nhánh, em

đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Giang, Hải Dương” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần như sau:

Chương I Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động cho vay đối với DNVVN của NHTM

Chương II Thực trạng phát triển cho vay đối với DNVVN tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Giang

Chương III Giải pháp phát triển cho vay đối với DNVVN tại NHNo&PTNT huyện Bình Giang

Trang 7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY DNVVN

CỦA NHTM1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ

“ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch

ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thựchiện ổn định các hoạt động kinh doanh.”

DNVVN là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân; kinhdoanh vì mục tiêu lợi nhuận; có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhấtđịnh tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trongtừng thời kỳ quy định của từng quốc gia (Nguồn: Giải pháp phát triển DNVVN ởViệt Nam của Nguyễn Đình Hương - Nhà xuất bản thống kê 2002)

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1.2.1 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và quản lý doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức và quản lý đơn giản, số lượng lao động ít: nguồn vốn hoạt

động của doanh nghiệp thường dựa chủ yếu vào vốn tự có và vốn đi vay từ thịtrường tài chính phi chính thức , họ ít có khả năng tiếp cận được với nguồn vốn tíndụng từ các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng, bởi vì các DN này chưa thể đápứng đủ điều kiện tín dụng cần thiết của NH như tài sản thế chấp thấp, bản báo cáotài chính doanh nghiệp thì thiếu tính chuẩn xác, cùng các qui định khác mà NH đưara thì DNVVN hầu hết là chưa đạt tiêu chuẩn

Linh hoạt trong việc ra quyết định: quy mô vốn củ các DNVVN thấp và chủ

yếu là của chủ doanh nghiệp, số lượng lao động ít nên chủ doanh nghiệp dễ dàngđưa ra các quyết định nhằm đáp ứng những thay đổi của thị trường

Quyền lợi của chủ sở hữu đồng thời là quyền lợi của người quản lý: các

doanh nghiệp có nguồn vốn chủ yếu là của chủ sở hữu vì vậy người chủ sở hữuđồng thời cũng trở thành người quản lý doanh nghiệp

Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào năng lực và kinh

Trang 8

nghiệm của chủ doanh nghiệp: các DNVVN thường có số lượng lao động ít trình độ

năng lực thấp, nguồn vốn chủ yếu là của chủ doanh nghiệp Do đó, mọi quyết định

về hoạt động sản xuất kinh doanh đều do chủ doanh nghiệp đưa ra

1.1.2.2 Nguồn nhân lực.

Về người quản lý doanh nghiệp: ở Việt Nam, các doanh nghiệp thành lập và

hoạt động còn mang tính chất thiếu định hướng, tự phát, các phương án tổ chức sảnxuất kinh doanh thiếu tính nhất quán, chưa có qui trình lập kế hoạch hiệu quả trongdoanh nghiệp Điều đó bị tác động rất lớn bởi trinh độ quản lí của người điều hành.Khả năng nhận thức cũng như trình độ của họ còn nhiều hạn chế, chưa tiếp cận vàhọc hỏi được nhiều kinh nghiệm sản xuất, quản lí cũng như là cơ hội để tiếp cận vớinhững thay đổi mới mẻ của công nghệ, đôi khi còn làm cho các chủ DN này rơi vàotrạng thái “ngỡ ngàng” Đòi hỏi phải có kiến thức, năng lực quản lý, điều hành côngviệc một cách hợp lý

Về đội ngũ lao động: người lao động trong các DNVVN thường là những

người có trình độ văn hóa trung bình thậm chí là thấp, chưa có tay nghề, chưa đượcđào tạo cách chuyên môn mà chủ yếu theo phương thức truyền nghề Chính vì vậy

mà chính những người lao động trực tiếp tiếp xúc với hệ thống máy móc hằng ngàycũng chưa chắn đã có thể có đủ kinh nghiệm, khả năng để vận hành chúng cáchthuần thục và hiệu quả, huống chi là việc tiếp cận và sử dụng những công nghệ mới.Lao động phong phú về trình độ, nhiều công việc khác nhau, lao động giá rẻ

1.1.2.3 Khả năng tài chính.

Nguồn vốn chủ yếu là vốn chủ sở hữu cùng với các khoản vay từ thị trườngtài chính phi chính thức Các doanh nghiệp này khó tiếp cận được với nguồn vốn từcác ngân hàng thương mại do không đáp ứng được những tiêu chuẩn tín dụng dongân hàng đưa ra

1.1.2.4 Công nghệ.

Chủ yếu các DNVVN sử dụng công nghệ lạc hậu: do nguồn vốn cho đầu tư

sản xuất là thấp nên DN không đủ khả năng để trang bị cho mình những trang thiết

bị máy móc hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình Ngoài rachủ của doanh nghiệp chưa tiếp cận được với thị trường, hạn chế về thông tin từ đó

Trang 9

chưa thể trang bị cho doanh nghiệp những máy móc công nghệ hiện đại Hơn nữa dotrình độ của người lao động thấp, quy mô doanh nghiệp nhỏ nên khi sử dụng máymóc hiện đại cũng không đạt được hiệu quả cao cũng như làm tăng chi phí cho doanhnghiệp Từ đó sản phẩm của DNVVN có chất lượng thấp mẫu mã thiếu đa dạng khócạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trên thị trường Do đó sản phẩm củaDNVVN thường được tiêu thụ tại khu vực nông thôn nơi phần đông là người có mứcthu nhập thấp nên lợi nhuận đem lại trên một sản phẩm là không nhiều.

1.1.2.5 Những đặc điểm khác.

DNVVN tồn tại ở mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề: loại hình doanh

nghiệp này được thành lập mang tính tự phát với quy mô vốn ban đầu nhỏ nên cóthể dễ dàng tham gia vào mọi ngành nghề lĩnh vực của nền kinh tế Ngành nghề mà

họ chọn phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực và kinh nghiệm của chủ sở hữu

DNVVN cần vốn đầu tư ít, hiệu quả cao, thu hồi vốn nhanh: do quy mô của

doanh nghiệp nhỏ sử dụng công nghệ cũ, dựa vào lực lượng lao động giản đơn vàsản phẩm chủ yếu là hàng hóa tiêu dùng thiết yếu nên số vốn đầu tư ban đầu ít Do

đó, khả năng thu hồi vốn đầu tư của doanh nghiệp là cao

Sự đình trệ, thua lỗ, phá sản của các DNVVN có ảnh hưởng rất ít tới kinh

tế-xã hội, đồng thời ít chịu ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng dây chuyền: mặc dù

DNVVN chiếm số lượng đông đảo trong nền kinh tế nhưng do quy mô của doanhnghiệp nhỏ, sản phẩm dễ thay thế nên khi doanh nghiệp gặp rủi ro dẫn tới đình trệsản xuất hay phá sản cũng không có tác động tới nền kinh tế

Hoạt động trên địa bàn cư trú: do quy mô vốn nhỏ, năng lực sản xuất chủ

yếu dựa vào sức lao động và nguồn vốn chủ yếu là của chủ doanh nghiệp nên cácdoanh nghiệp này thường hoạt động tại khu vực địa phương nơi chủ doanh nghiệpsinh sống ít khi mở rộng sản xuất sang các khu vực khác

1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

DNVVN là nơi tạo ra việc làm chủ yếu: vì là qui mô sản xuất hạn hẹp, nguồn

vốn ban đầu thấp, trình độ công nghệ không cao, nên họ cũng chỉ có khả năng (dotiền lương thấp) và nhu cầu (do trình độ công nghệ, máy móc thiết bị ở mức độthấp, lạc hậu nên không nhất thiết phải thuê lao động chất lượng cao) thuê lao động

Trang 10

ở trình độ trung bình, thậm chí là thấp Khu vực nông thôn chính là nơi cung cấp laođộng đáp ứng được những yêu cầu này Tại đây trình độ của người lao động thường

ở mức trung bình nhưng có số lượng lao động lớn và đang trong tình trạng thấtnghiệp hoặc bán thất nghiệp Khi DNVVN được thành lập không những vừa gópphần thu hút các lực lượng lao động trình độ thấp, trung bình vừa góp phần làmgiảm tình trạng thất nghiệp trong xã hội mà còn là nơi đào tạo lại, nâng cao trình độtay nghề, chuyên môn nghiệp vụ của người lao động Và thông qua đó, nguồn nhânlực nước ta sẽ ngày càng hoạt động hiệu quả, năng suất hơn, chất lượng cũng đượcnâng cao hơn, mỗi cá nhân sẽ đóng góp được nhiều thành quả hơn cho xã hội

Khai thác và phát huy tối đa nguồn lực xã hội: Với sự ra đời của các doanh

nghiệp vừa và nhỏ mà tiền thân của nó là các cá nhân, tổ chức tư nhân trong nềnkinh tế thì việc mở rộng khu vực kinh tế tư nhân cũng đồng nghĩa với việc tạo điềukiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN Ngoài ra họ còn sử dụng lựclượng lao động có trình độ trung bình và thấp những người khó có việc làm tại cáckhu công nghiệp Tận dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương để sản xuất phát huytối đa nguồn lực xã hội

Thu hút vốn đầu tư trong dân cư: DNVVN thường khó tiếp cận được với

nguồn vốn trên thị trường tài chính chính thức nên nguồn vốn của họ ngoài của chủdoanh nghiệp thì phần lớn là các khoản vay mượn trong dân cư nơi doanh nghiệphoạt động Từ đó thu hút vốn đầu tư của dân cư cũng như khuyến khích tiết kiệm

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong tổng thể nền kinh tế nói chung

thì có các thành phần kinh tế chủ yếu như: kinh tế hộ gia đình, kinh tế tập thể, kinh

tế tư nhân và kinh tế nhà nước Với vai trò làm gia tăng trong khu vực kinh tế tưnhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần thay đổi cơ cấu thành phần kinh tếngày càng phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế

Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân: mặc dù quy mô

của từng doanh nghiệp là nhỏ nhưng với số lượng đông đảo và không ngừng tăngtrong nền kinh tế các DNVVN đã đóng góp một phần đáng kể vào sự tăng trưởngcủa nền kinh tế, nguồn thu ngân sách từ đó làm tăng thu nhập cho người lao đông vàthu nhập quốc dân nói chung

Trang 11

HÌnh thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động: Việc tham

gia vào quá trình thành lập, điều hành toàn bộ các quá trình hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp, từ khâu tổ chức nhân sự , lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, chotới khâu tiếp xúc với từng khách hàng ngay cả là những đối thủ cạnh tranh, đối táclàm ăn, hay còn cả với các nhân viên cấp dưới của mình để doanh nghiệp có thểtồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường thường xuyên biến động đầy tháchthức là cả một quá trình trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệp, kế thừa những bàihọc hay trên thương trường Bởi vậy, với đặc điểm là qui mô nhỏ và vừa, thực sựcác DNVVN đã trở thành một sân chơi, một nơi thực hành lí tưởng của các nhà kinhdoanh trẻ tài năng, đóng góp cho nền kinh tế một đội ngũ nhân lực chất lượng cao

Tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển:

Là thành phần dễ thích nghi với những cái mới, và thường xuyên thay đổi trong cácvấn đề trang thiết bị sản xuất, công nghệ, thay đổi lực lượng lao động Đối với mộtDNVVN thì phải cạnh tranh cùng lúc với hai loại đối thủ, đó là các DNVVN cùngloại và đồng thời còn phải cạnh tranh với các đối thủ “nặng kí” hơn, đó là các DNlớn, các nhãn hiệu có tên tuổi, uy tín lâu năm trên thị trường Và chính sự cạnhtranh lẫn nhau nhằm chiếm vị thế, chỗ đứng trên thị trường đã đặt ra yêu cầu buộccác DNVVN tạo ra sản phẩm ngày càng chất lượng, ngày càng đa dạng về mẫu mã.Tạo ra thị trường hàng hóa năng động và đa dạng

1.2 Hoạt động cho vay DNVVN của ngân hàng thương mại (NHTM).

1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay DNVVN của NHTM.

Khái niệm hoạt động cho vay đối với DNVVN của NHTM có thể hiểu mộtcách khái quát là hình thức cho vay, trong đó có sự chuyển nhượng tạm thời mộtlượng giá trị từ phía NHTM sang người sử dụng (người vay) là “các DNVVN để sửdụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả

cả gốc và lãi”

1.2.2 Vai trò của hoạt động cho vay DNVVN đối với NHTM.

Vai trò của động cho vay DNVVN đối với NHTM được thể hiện cụ thể như sau:

Đối với bản thân doanh nghiệp: hoạt động tín dụng sẽ cung cấp cho các

doanh nghiệp này một lượng vốn cần thiết tạo ra cơ hội đầu tư, mở rộng qui môhoạt động sản xuất, kinh doanh, trả lương cho công nhân viên Ngoài ra, thông qua

Trang 12

việc tiếp cận được với các khoản vay tín dụng từ các NHTM, quản lí doanh nghiệp

sẽ chủ động học hỏi, tìm tòi thêm kinh nghiệm như: quản lí nhân viên, kinh nghiệm

tổ chức sản xuất có tính kế hoạch… Từ đó, sẽ nâng cao được tầm ảnh hưởng củadoanh nghiệp (DN), thúc đẩy doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh, cónhững đối ứng linh hoạt trước những biến động không ngừng của nền kinh tế

Đối với NHTM: hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của bất kì NHTM

nào, nó hoạt động song song với hoạt động nhận tiền gửi của ngân hàng Nguồn thunhập của các HNTM hiện nay chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng Lợi nhuận là độnglực không thể thiếu để các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động và ngay cả Ngânhàng cũng vậy Do đó mà phương châm mở rộng qui mô hoạt động tín dụng luônđược đề cao trong các chiến lược, mục tiêu của Ngân hàng

1.2.3 Phân loại các hinh thức cho vay đối với DNVVN.

1.2.3.1 Căn cứ vào phương thức cho vay.

Cho vay từng lần: là hình thức cho vay tương đối phổ biến của Ngân hàng

đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không đủ điều kiện để cấphạn mức thấu chi Nghiệp vụ cho vay từng lần khá đơn giản Ngân hàng có thể kiểmsoát từng món vay tách biệt, tiền vay dựa trên tài sản đảm bảo Đây là hình thức vayphổ biến đối với DNVVN vì chủ yếu DN thường sử dụng vốn chủ sở hữu và tíndụng thương mại, chỉ khi có nhu cầu vốn đáp ứng tính thời vụ hay mở rộng sản xuấtkinh doanh mới vay ngân hàng, ngoài ra thủ tục vay đơn giản cũng là một phần củanguyên nhân

Cho vay theo hạn mức: đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó Ngân hàng thỏa

thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể cấp cho cả kìhay cuối kì Đó là số dư tối thiểu thời điểm tính Trong kì khách hàng có thể thựchiện vay trả nhiều lần nhưng không được vượt quá hạn mức quy định Hình thứccho vay này được áp dụng với những DN có hoạt động sản xuất kinh doanh cũngnhư kế hoạch hoạt động ổn định và cụ thể

Cho vay theo dự án đầu tư: là hình thức cho vay của Ngân hàng dành cho

khách hàng khi có dự án đầu tư mở rộng sản xuất hay thay đổi công nghệ Hìnhthức cho vay này tương tự hình thức cho vay từng lần

Cho vay trả góp: Ở hình thức này, việc trả nợ sẽ được tiến hành theo định kì,

Trang 13

các khoản này có thể bằng nhau hay không tùy theo thỏa thuận và được thực hiệntheo nguyên tắc trả dần trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng Thông thường hìnhthức này được áp dụng với những khoản cho vay trung và dài hạn.

Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: thẻ tín dụng là loại

thẻ Ngân hàng phát hành cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa dịch

vụ hoặc rút tiền mặt tại các ATM Ngân hàng sẽ phát hành thẻ cho khách hàng khi

họ thõa mãn những điều kiện tín dụng Cách cho vay này thường được áp dụng cho

cá nhân chủ doanh nghiệp

Cho vay theo hạn mức dự phòng: Ngân hàng cam kết đảm bảo cho khách

hàng vay vốn trong hạn mức vốn nhất định Ngân hàng và khách hàng thỏa thuậnthời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng

dự phòng

Cho vay hợp vốn: một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự

án vay vốn hay phương án vay vốn của khách hàng Trong đó một tổ chức tín dụng

là đầu mối dàn xếp phối hợp với các tổ chức tín dụng khác Trường hợp này khôngphổ biến với DNVVN vì giá trị những khoản vay của DN là nhỏ một tổ chức tíndụng có đủ khả năng cấp tín dụng

Cho vay luân chuyển: là nghiệp vu cho vay dựa trên luân chuyển hàng hóa.

Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn và được Ngân hàng cấp vốn để muahàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán được hàng Ngân hàng và khách hàng thỏathuận với nhau về hạn mức vay, phương thức vay, nguồn cung cấp hàng hóa và khảnăng tiêu thụ Cho vay luân chuyển có ưu điểm là thuận tiện trong làm thủ tục vaychỉ cần làm một lần cho nhiều lần vay, thời gian nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhucầu vốn của DN Hình thức cho vay này rất phù hợp với những khách hàng hoạtđộng trong ngành thương mại, dịch vụ

Cho vay theo hạn mức thấu chi: là hình thức cho vay mà Ngân hàng cho

phép khách hàng của mình được phép chi nhiều hơn số tiền gửi thanh toán củakhách hàng hiện đang gửi tại Ngân hàng với một mức hạn xác định và thời hạn nhấtđịnh Mức hạn là hạn mức thấu chi Ưu điểm của hình thức này là cho vay trongngắn hạn, thủ tục đơn giản, không cần tài sản đảm bảo Do đó, hình thức này chỉ áp

Trang 14

dụng với những khách hàng đã tạo được uy tín với Ngân hàng và có dòng thu nhập

ổn định

Cho vay gián tiếp: là hình thức cho vay mà ngân hàng thông qua các trung

gian là các tổ chức chính trị xã hội hoạt động tại địa phường như Hội nông dân, Hộicựu chiến binh, Hội phụ nữ … để cấp những khoản cho vay đối với doanh nghiệp

mà phần lớn dưới dạng tín chấp

1.2.3.2 Căn cứ theo thời hạn cho vay.

Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian

có liên quan mật thiết đến khả năng hoàn trả của chủ nợ từ đó ảnh hưởng tính thanhkhoản, sự an toàn của ngân hàng Do đó, ngân hàng phân chia thời hạn cho vaythành 3 loại như sau:

Cho vay ngắn hạn: là thời hạn tín dụng từ 12 tháng trở xuống Thông thường

đối tượng của khoản vay này là các tài sản lưu động có thời gian quay vòng vốndưới 1 năm

Cho vay trung hạn: là thời hạn tín dụng từ 1 năm đến dưới 5 năm Nó được

áp dụng khi khách hàng đầu tư vào tài sản cố định có giá trị trung bình, lớn, có thờigian khấu hao nhanh hay cây trồng lâu năm, vật nuôi

Cho vay dài hạn: là thời hạn tín dụng trên 5 năm Khoản tín dụng được cấp

cho doanh nghiệp khi đầu tư vào những tài sản lớn có thời gian khấy hao dài và córủi ro cao

1.3 Phát triển cho vay DNVVN của NHTM.

1.3.1 Khái niệm phát triển cho vay DNVVN của NHTM.

Phát triển cho vay đối với DNVVN của NHTM là một khái niệm bao gồm cả

sự mở rộng về quy mô cũng như sự thay đổi cơ cấu theo hướng hợp lý hơn, đồngthời nâng cao chất lượng các khoản cho vay DNVVN của một ngân hàng trong một

thời kỳ nhất định Trong đó:

Sự mở rộng quy mô cho vay DNVVN là sự gia tăng về số lượng các doanhnghiệp vay vốn, sự tăng lên về doanh số cho vay, dư nợ tín dụng trong cho vayDNVVN của một ngân hàng trong một thời kỳ nhất định

Sự thay đổi cơ cấu cho vay DNVVN theo hướng hợp lý là sự thay đổi của tỷtrọng cho vay DNVVN trong ngắn hạn so với cho vay trung và dài hạn, hay sự thay

Trang 15

đổi của tỷ trọng trong cho vay bằng đồng nội tệ so với ngoại tệ… theo hướng ngàycàng phù hợp hơn với xu thế phát triển của nền kinh tế.

Nâng cao chất lượng các khoản cho vay DNVVN được thể hiện thông quaviệc ngân hàng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, và thông qua các chỉ tiêunhư: tỷ lệ nợ quá hạn thấp, tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ nhỏ, các dự án đượccấp tín dụng có tính khả thi cao, các khoản tín dụng được sử dụng đúng với mụcđích khi cấp tín dụng…

1.3.2 Sự cần thiết phải phát triển cho vay DNVVN của NHTM.

1.3.2.1 Đối với DNVVN.

Giúp các DNVVN tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thuận lợi hơn: DNVVN

chủ yếu chỉ được tiếp cận nguồn vốn của chủ doanh nghiệp và từ thị trường tàichính phí chính thức Quy mô của nguồn vốn này nhỏ, chất lượng không cao, lãisuất lớn lại hàm chứa nhiều rủi ro Do đó, phát triển cho vay DNVVN của ngânhàng sẽ giúp doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn có quy mô lớn, chất lượngcao, lãi suất phù hợp và an toàn từ đó giúp doanh nghiệp tiếp tục duy trì, phát triểnsản xuất

Giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh:

doanh nghiệp khi muốn tiếp cận nguồn vốn của NHTM cần phải đảm bảo các tiêuchuẩn tín dụng mà ngân hàng đề ra Từ đó, giúp doanh nghiệp nâng cao được tínhchuyên nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện hình ảnh và chấtlượng doanh nghiệp Ngoài ra trong quá trình vay vốn doanh nghiệp còn chịu sựgiám sát chặt chẽ của nhân viên tín dụng.Do đó, chất lượng hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao

Tăng tính cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp: khi doanh nghiệp tiếp cân

được nguồn vốn từ ngân hàng họ sẽ đầu tư nâng cấp hệ thống sản xuất từ đó tạo rasản phẩm có chất lượng tốt hơn nhằm tăng khả năng cạnh tranh của mình tiến tớităng thị phần Khi được ngân hàng cho vay thì hình ảnh của doanh nghiệp trên thịtrường cũng thay đổi, nếu hoạt động kinh doanh thuận lợi sẽ làm uy tín của họ ngàycàng được cải thiện

1.3.2.2 Đối với NHTM.

Giúp ngân hàng hoàn thiện hiệu quả cho vay: mặc dù quy mô vốn vay của

Trang 16

từng DNVVN là nhỏi nhưng với số lượng doanh nghiệp lớn và không ngưng pháttriển cả vể quy mô và số lượng đã biến thị trường cho vay này trở thành một thịtrường tiềm năng mà các ngân hàng hướng tới Với ưu điểm quy mô vốn nhỏ dễ thuhồi, dễ dàng kiểm soát việc sử dụng vốn của doanh nghiệp từ đó nâng cao hiệu quảcho vay của ngân hàng.

Tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng: nguồn thu chủ yếu của các

NHTM Việt Nam hiện nay là từ hoạt động cho vay Vì thế, khi ngân hàng mở rộngđược hoạt động này đông nghĩa với tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng

Giúp ngân hàng quảng bá hình ảnh và tăng tính cạnh tranh trên thị trường:

Các DNVVN hoạt động chủ yếu ở khu vực nông thôn, khu đô thị nhỏ nơi thông tin

về các ngân hàng còn hạn chế Việc cung cấp các khoản tín dụng cho doanh nghiệpgóp phần giới thiệu ngân hàng tới dân cư những khách hàng tiềm năng, giúp ngânhàng mở rộng thị phần tạo tính cạnh giữa các ngân hàng khi cùng tham gia vào thịtrường này

1.3.2.3 Đối với nền kinh tế.

Tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách: khi doanh nghiệp được tiếp cận với

nguồn vốn của ngân hàng họ có cơ hội được mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượngsản phẩm tăng doanh thu và lợi nhuận đống góp nhiều thuế hơn cho ngân sách.Đông thời các ngân hàng khi mở rộng cho vay cũng đem lại lợi nhuận từ đó tạo ranguồn thu đáng kể cho ngân sách

Góp phần thực hiện chủ trương chính sách của nhà nước: hoạt động của

DNVVN góp phần hiện thực hóa quan điểm chủ trương của Đảng và nhà nước về tự

do kinh doanh trong thời kì đổi mới

Góp phần làm giảm thất nghiệp: DNVVN thường sử dụng công nghệ lạc hậu

cần tới nhiều lao động với yêu cầu trình độ chuyên môn không cao Đây là lựclượng lao động phổ biến ở khu vực nông thôn Vì vây, các doanh nghiệp đã tạo ramột lượng công ăn việc làm lớn giúp nền kinh tế giảm bớt tình trạng thất nghiệp

1.3.3 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển cho vay đối với DNVVN.

1.3.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng về quy mô.

a, Số lượng DNVVN được cho vay

Mức tăng/giảm số lượng khách hàng là DNVVN:

Trang 17

-Số lượngkhách hàng làDNVVN năm (t-1)Chỉ tiêu này phản ánh quy mô cho vay DNVVN của năm (t) so với nămtrước đã tăng lên hay giảm đi bao nhiêu Khi chỉ tiêu này tăng lên, có nghĩa hoạtđộng cho vay DNVVN của ngân hàng trong năm (t) đã được mở rộng Số lượng cácDNVVN có tham gia vào hoạt động vay tại Chi nhánh là một căn cứ để Chi nhánhquan tâm, xem xét đến qui mô hoạt động tín dụng của mình đã được rộng rãi phổbiến với đại đa số các khách hàng trên địa bàn hay chưa trên cơ sở so sánh với sốlượng các DNVVN tiềm năng có thể đến với Chi nhánh trên địa bàn, và so sánh con

số này với các chi nhánh có qui mô, đặc điểm tương đương mình xem Chỉ tiêu nàygiúp Chi nhánh theo dõi tình hình biến động số lượng doanh nghiệp vay vốn để cóhướng đi phù hợp

b, Doanh số cho vay DNVVN

Doanh số cho vay DNVVN trong kỳ là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho cácDNVVN vay thực tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)

Mức tăng doanh số cho vay DNVVN

so với năm (t-1) tăng lên hay giảm đi bao nhiêu Tuy nó không phản ánh rõ ràng sựhiệu quả trong hoạt động cho vay nhưng nó rất ý nghĩa cho chúng ta thấy được năng

Trang 18

lực thực sự của Ngân hàng trong khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn cho sản xuất,kinh doanh, đầu tư của khách hàng Doanh số cho vay DNVVN càng lớn thì thểhiện sự quan tâm của Ngân hàng đển đối tượng khách hàng này là cao, quy mô hoạtđộng tín dụng được mở rộng.

Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay DNVVN

DNVVN năm (t-1)Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi doanh số cho vay DNVVN của năm (t)

so với năm trước là bao nhiêu Nếu chỉ tiêu này tăng lên so với năm trước, chứng tỏngân hàng đang mở rộng cho vay DNVVN Nếu chỉ tiêu này giảm đi so với nămtrước, chứng tỏ ngân hàng vẫn đã hạn chế tín dụng đối với DNVVN Tuy nhiên, chỉtiêu này không còn chính xác khi nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn khi cácdoanh nghiệp hoạt động thất bại dẫn tới giải thể hay phá sản trong khi không cóthêm doanh nghiệp tham gia vào thị trường

Tỷ trọng doanh số cho vay DNVVN

Tỷ trọng doanh sốcho vay DNVVN =

Doanh số cho vay DNVVNTổng doanh số cho vayChỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng doanh số cho vay DNVVN chiếm bao nhiêuphần trăm trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng trong kỳ

c, Dư nợ cho vay DNVVN

Dư nợ

cho vay

năm (t) =

Dư nợcho vaynăm (t-1) +

Doanh sốcho vaynăm (t) -

Doanh sốthu nợ năm(t-1)Như vậy, nếu doanh số cho vay trong kỳ không tăng lên nhưng doanh số thu

nợ lại giảm thì kết quả dư nợ kỳ này vẫn lớn hơn kỳ trước, và như vậy vẫn có sự mởrộng về quy mô cho vay Do đó, dư nợ cho vay DNVVN là chỉ tiêu phản ánh chínhxác nhất sự mở rộng về quy mô cho vay DNVVN Đây là một con số tuyệt đối nhằm

Trang 19

đánh giá kết quả hoạt động tín dụng của NH thể hiện thông qua quy mô tín dụng.

d, Hệ số sử dụng vốn vay

Hệ số sử dụng vốn vay = Tổng dư nợ cho vay DNVVN

Tổng vốn huy độngChỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN trên tổng nguồn vốnhuy động được, nó cho biết khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu vốncủa các DNVVN so với khả năng và tiềm lực của ngân hàng đó.Trong trường hợpmục tiêu của Ngân hàng là đẩy mạnh cho vay đối với khách hàng là DNVVN thì tỷtrọng này càng lớn càng thể hiện hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Và khi con sốnày quá cao ở một chừng mực nhất định thì Ngân hàng cần phải xem xét lại khảnăng huy động vốn của mình Bởi vì, nếu không để ý rât dễ dẫn đến tình trạng thiếuhụt nguồn vốn cho vay, mất khả năng thanh toán của Ngân hàng

1.3.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự tăng lên về chất lượng

b, Lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNVVN

Mức tăng/giảm lợi

nhuận cho vay DNVVN =

Lợi nhuận cho vayDNVVN năm (t) -

Lợi nhuận cho vayDNVVN năm (t-1)Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng/giảm lợi nhuận từ hoạt động cho vayDNVVN của ngân hàng trong năm nay so với năm trước đó Nếu quy mô cho vaytăng lên nhưng lợi nhuận thu được lại giảm đi, điều đó phản ánh chất lượng củahoạt động cho vay của ngân hàng còn chưa tốt, ngân hàng không có những chínhsách phù hợp về lãi suất, quản lý việc thu hồi nợ gốc, lãi…

1.3.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng mở rộng cho vay

Khả năng mở rộng lĩnh vực, ngành nghề cho vay: Chỉ tiêu thể hiện sự đa

Trang 20

dạng về ngành nghề, lĩnh vực mà Ngân hàng tham gia vào hoạt động cấp tín dụng.

Nó cũng đòi hỏi khả năng thẩm định dự án, sự hiểu biết về các ngành nghề trongnền kinh tế của nhân viên tín dụng làm việc tại NH

Khả năng mở rộng đối tượng cho vay: thể hiện sự quan tâm của NH đến

nhiều nhóm đối tượng khách hàng Cùng với mục tiêu của Ngân hàng thì mỗi nhómđối tượng sẽ có thể được mở rộng hay thu hẹp

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển cho vay DNVVN của NHTM.

1.4.1 Các nhân tố chủ quan từ phía Ngân hàng.

Chính sách cho vay: hệ thống chính sách về tín dụng là định hướng, mục tiêu

cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nó có tác động lớn đến sự thành công haythất bại của Ngân hàng Vì thế, chính sách tín dụng đối với các DNVVN là đườnglối, chủ trương của Ngân hàng liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụngdoanh nghiệp vừa và nhỏ, định hướng tín dụng theo ngành nghề Chính sách tíndụng được đánh giá là hiệu quả khi khi nó thu hút được nhiều khách hàng đến vớimình và nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tíndụng Để đưa ra được chính sách tín dụng đúng đắn trước hết cần phù hợp với tìnhhình kinh tế hiện tại, quan điểm đường lối của chính sách Nhà nước, đồng thời phảikết hợp hài hòa lợi ích giữa các mối quan hệ như người sử dụng vốn vay, Ngânhàng và người gửi tiền và chính sách đó mang tính thực tiễn và khoa học cao

Quy trình cho vay: quá trình tiến tới hoạt động chính thức của hoạt động tín

dụng thì khách hàng phải trải qua các bước nhất định Đó chính là các bước trongquy trình tín dụng Khi nhân viên tín dụng Ngân hàng thực hiện chính xác và đẩy đủcác bước trong quy trình tín dụng sẽ làm giảm thiểu rủi ro các khoản cho vay củaNgân hàng Ngược lại, nếu quy trình không được thực hiện Ngân hàng sẽ phải đốimặt với rủi ro không thu hồi được nợ

Công tác huy động vốn của Ngân hàng: hoạt động huy động vốn là một

trong 3 hoạt động cơ bản của Ngân hàng Nó cung cấp vốn để NH có thể cho vay

Do đó, khi NH muốn mở rộng cho vay, tăng khả năng cạnh tranh của minh với cácNHTM khác cần phải quan tâm tới hoạt động này

Khả năng phân tích xử lý thông tin thu thập được: thông tin về khách hàng là

yếu tố không thể thiếu được khi Ngân hàng có ý định cấp tín dụng cho họ Thông

Trang 21

qua việc thu thập và xử lý thông tin khách hàng nhân viên tín dụng có thể đánh giá,xếp hạng tín dụng khách hàng để từ đó có thể quyết định chovay hay không Vì vậy,chất lượng nguồn thông tin và khả năng xủ lý thông tin là vô cùng quan trọng, nógiúp NH giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay.

Cơ sở vật chất và trình độ công nghệ của Ngân hàng: cơ sở vật chất là công

cụ giúp các hoạt động của NH trở lên nhanh chóng, chính xác và hiệu quả Bêncạnh đó với công cụ hiện đại đòi hỏi nhân viên NH cũng phải có trình độ chuyênmôn theo kịp để có thể sử dụng một cách hiệu quả Cở sở vật chất hiện đại khôngchỉ quyết định chất lượng các sản phẩm dịnh vụ mà còn tác động lớn tới tâm lí củakhách hàng những người muốn được tiếp xúc với công nghệ hiện đại nhằm tiếtkiệm thời gian và chi phí Qua đó, cở sở vật chất và trình độ kĩ thuật của NH khôngchỉ đem lại hiệu quả hoạt động cho NH mà còn thu hút thêm khách hàng tiềm năng

Trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Ngân hàng: Các cán

bộ nhân viên tín dụng là những người trực tiếp giao dịch, nói chuyện với các kháchhàng và xem xét, phân tích đề nghị vay của khách hàng Vì vậy, chất lượng chuyênmôn nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượngcác khoản cho vay

Công tác thanh tra kiểm tra: Công tác kiểm tra, thanh tra trước hết là với đối

tượng khách hàng (kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay) Nhằm đảm bảo khoảncho vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả tránh xảy ra rủi ro tín dụng.Thông quả đó NH có thể đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay cũng như có biệnpháp xử lý trong trường hợp sai sót ) Sau đó là thực hiện đối với ngay chính bảnthân NH như qui trình thực hiện cho vay, quá trình quản lý vốn vay, loại trừ cán bộmất phẩm chất có hiện tượng tham ô, tham nhũng gây thất thoát tài sản, mất uy tíncủa NH với khách hàng

1.4.2 Nhân tố khách quan.

1.4.2.1 Các nhân tố từ phía DNVVN.

Nhu cầu vay vốn của DNVVN: trong quá trình sản xuất kinh doanh khi doanh

nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ trong khi khả năng tài chínhcủa bản thân doanh nghiệp không đáp ứng đủ nhu cầu vốn đó khi đó nhu cầu vay vốncủa doanh nghiệp xuất hiện Đây là nhân tố quyết định trong việc DN tìm đến NH để

Trang 22

vay vốn Nếu doanh nghiệp đến vay vốn không xuất phát từ nhu cầu chính đáng dẫnđến sử dụng vốn sai mục đích gây ra rủi ro cho cả hai bên NH và DN.

Tính minh bạch về tài chính của doanh nghiệp: sức mạnh tài chính của

doanh nghiệp nó quyết định đến khả năng mở rộng qui mô trong tương lai, là căn cứquan trọng để ngân hàng xem xét trước khi quyết định có cho vay hay không Nếudoanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, thu hồi vốn tốt, khả năng hoàn trả nợ cao đồngnghĩa với doanh nghiệp đó có tình hình tài chính tốt và ngược lại, thì NH sẽ hạn chếcung cấp các khoản vay đối với các DN

Trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp: người chủ doanh nghiệp khi nhận

được nguồn vốn từ NH sẽ đầu tư vào sản xuất kinh doanh theo mục tiêu đã đề ra

Họ phải vận dụng khả năng quản lý của mình hoạt động sản xuất diễn ra liên tục tạo

ra được doanh thu và lợi nhuận từ đó có thể hoàn trả lại vốn và lãi cho NH Trongtrường hợp năng lực của chủ doanh nghiệp kém có thể không quản lý được nguồnvốn vay hay sử dụng sai mục đích gây ra rủi ro mất vốn cho NH

Khả năng xây dựng dự án: một dự án được bắt đầu từ một ý tưởng hay về

mở rộng sản xuất hay đổi mới tài sản cố định Nhưng chuyển từ ý tưởng thành hiệnthực cần phải xây dựng thành dự án bởi tính khả thi của ý tưởng chịu tác động củanhiều nhân tố nội tại của doanh nghiệp cũng như các nhân tố bên ngoài Do đó, để ýtưởng thành hiện thực cần chủ doanh nghiệp phải có khả năng xây dựng dự án tốt

Nó không chỉ giúp NH có thể đánh giá tính khả thi của dự án mà còn là định hướngcủa doanh nghiệp là nhân tố quyết định hiệu quả của khoản vốn vay

1.4.2.2 Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh.

Môi trường kinh tế: khi nền kinh tế trong tình trạng ổn đinh hay phục hồi sau

khủng hoảng tạo thời cơ cho DNVVN mở rộng đầu tư sản xuất, đổi mới công nghệtạo ra nhu cầu vay vốn đối với NH Ngược lại trong giai đoạn nền kinh tế khó khăncác DN rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng hay phá sản, giải thể làm giảm nhucầu vay vốn đối với NH Đây là yếu khách quan xảy ra bên ngoài doanh nghiệp và

NH nên không thể can thiệp được

Môi trường chính trị: Môi trường chính trị xã hội là nền tảng cho mọi hoạt

động kinh tế-xã hội Tùy theo chủ trương của các cấp lãnh đạo, nhà cầm quyền của

Trang 23

mỗi nước, mà sẽ có những hệ thống chính sách, quan điểm riêng về các vấn đề pháttriền kinh tế xã hội Khi mà tình hình chính trị xã hội ít biến động và ổn định sẽmang lại cảm giác an toàn và tin tưởng, khuyến khích được các nhà đầu tư mạnhdạn đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh Ngược lại, nếu tình hình chínhtrị xã hội không ổn định gây tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư dẫn tới nền kinh

tế rơi vào khủng hoảng

Môi trường pháp lý: Mỗi một Nhà nước đều có hệ thống luật pháp của riêng

mình và mỗi một cá thể sống và hoạt động trong quốc gia đó cũng đều phải có tráchnhiệm và nghĩa vụ của riêng mình Và các DNVVN và các NHTM cũng phải tuânthủ đầy đủ về luật pháp có liên quan Nó tạo ra định hướng hoạt động cho các thànhphần trong nền kinh tế Nếu hệ thống pháp lý ổn định, đồng bộ và phù hợp sẽ tạođiều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định Ngược lại, nếu không phù hợp sẽ tạolực cản cho sự phát triển nền kinh tế, tạo ra nhiều vấn nạn

Trình độ phát triển và cơ sở hạ tầng tại địa phương: đây là tiền đề cho sự

hình thành và phát triển của các DNVVN tại địa phương Tại các địa phương có tốc

độ phát triển nhanh, có cơ sở hạ tâng được đầu tư nâng cấp điều kiện thuân lợi cho

DN đâu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Nếu trình độ phát triển và cơ sở hạ tầng củađịa phương còn khó khăn gây cản trở xây dựng mở rộng sản xuất, tiêu thụ sản phẩmngay cả trong và bên ngoài địa phương

Sự cạnh tranh của các NHTM khác trên cùng địa bàn: sự cạnh tranh giữa

các Ngân hàng trên cùng địa bàn hoạt động có tác động rất lớn tới từng Ngân hàng.Một mặt nó làm giảm thị phần của mỗi NH nhưng mặt khác nó thúc đẩy NH ngàycàng năng động tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao chất lượng nhằm thuhút khách hàng về phía mình

1.4.2.3 Các nhân tố thuộc về Ngân hàng Nhà nước.

Bất kỳ một sự đình trệ, thua lỗ hay phá sản nào của các NHTM cũng đều

có thể gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của đất nước Chính vì vậy,việc quản lý hệ thống NHTM là điều cần thiết đối với Nhà nước nhằm đảm bảo

sự an toàn cho nền kinh tế và để thực hiện các chính sách tài chính vĩ mô của đất

Trang 24

nước NHNN chính là cơ quan để Nhà nước thực hiện các mục tiêu đó Theo đó,tùy vào định hướng phát triển đất nước trong từng giai đoạn khác nhau, NHNN

sẽ đưa ra các chính sách về tài chính, tiền tệ và thông qua hệ thống NHTM đểđiều tiết thị trường

Trang 25

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DNVVN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(NHNN&PTNT) HUYỆN BÌNH GIANG

2.1 Tổng quan về NHNN&PTNT huyện Bình Giang

2.1.1 Lịch sử hình thành

Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Bình Giang là chi nhánh trực thuộcNHNN tỉnh Hải Dương, trong mạng lưới hoạt động rộng lớn của Agribank Đượcthành lập vào năm 1997 theo quyết định của Tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp

và phát triển nông thôn Việt Nam Agribank chi nhánh Bình Giang có con dấuriêng, bảng cân đối tài sản, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ, quy chế tổ chức

và hoạt động của NH Agribank Việt Nam Chi nhánh có trụ sở chính tại số 1, đườngThống Nhất, thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Chức năng của NHNN&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Bình Giang.

Chức năng của NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Bình Giang làtrực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinhdoanh dịch vụ khác có liên quan vì mục đích lợi nhuận theo phân cấp của Ngânhàng nông nghiệp Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra – kiểm soát nội bộ theo

ủy quyền của ban giám đốc, thừa nhận các nghiệp vụ khác của ban giám đốc

Nhiệm vụ của NHNN&PTNT Việt Nam - chi nhánh huyện Bình Giang

Từ các chức năng trên, NHNN&PTNT chi nhánh Bình Giang có nhữngnhiệm vụ cụ thể như sau: Huy động và nhận tiền gửi của các cá nhân, doanh nghiệp,

tổ chức tín dụng khác dưới hình thức gửi có kì hạn, không kì hạn, tiền gửi thanhtoán Hình thức tiền gửi bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ Hình thức tiền gửi trong vàngoài nước Vốn huy động qua phát hành các giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi.Huy động vốn bằng cách vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước vànước ngoài khi được giám đốc ngân hàng cho phép Cho vay ngắn hạn, cho vaytrung hạn, cho vay dài hạn và các loại vay theo quy định của Ngân hàng nhà nước,

Trang 26

Giám đốc

Phó giám đốc Phó giám đốc

Phòng giao dịch Phủ Bình Phòng giao dịch Long Xuyên

Cán bộ nghiệp vụ nghiệp vụ Cán bộ

Cán bộ nghiệp vụ

kinh doanh ngoại hối Bên cạnh đó, Ngân hàng còn cung ứng các dịch vụ thanhtoán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng, các dịch vụ thu

hộ và chi hộ, các dịch vụ và phát hành tiền mặt cho khách hàng Thực hiện các dịch

vụ thanh toán theo quy định của ngân hàng Agribank

2.1.2 Mô hình bộ máy tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban tại NHNN&PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Bình Giang

(Nguồn: NHNN&PTNT huyện Bình Giang)

2.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT huyện Bình Giang.

2.2.1 Tình hình huy động vốn:

Xác định rõ mục tiêu của NHTM là “đi vay để cho vay” Do đó, không thể

bị động chờ nguồn vốn cấp trên mà phải tìm mọi biện pháp để khai thác nguồn vốnnhàn rỗi trong dân cư, đảm bảo hoạt động kinh doanh Trong những năm vừa quacông tác huy động vốn của NHNN huyện Bình Giang đã có sự tăng trưởng ổn định,

do NH đã đa dạng hóa các hình thức huy động, đặc biệt là tiền gủi tiết kiệm như:tiết kiệm trả trước, trả lãi sau, tiết kiệm bậc thang, kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm dựthưởng theo nhiều hình thức, nhiều mức lãi suất với nhiều kỳ hạn khác nhau, mởrộng tiền gủi tài khoản cá nhân NHNNo huyện Bình Giang luôn bám sát chủ

Trang 27

trương chính sách phát triển kinh tế địa phương, của nhà nước trong từng giai đoạn

cụ thể, chủ động triển khai hình thức huy động vốn đến từng khu vực dân cư có cácnguồn vốn để gửi tiền vào NH được thuận tiện, an toàn và nhanh chóng

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn và cho vay của NHNN&PTNT

huyện Bình Giang năm 2011-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

2011

Năm 2012

So sánh 11/12

Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng 181.221 251.614 70.393 38,8Tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 197.463 148.075 -49.388 50

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tín dụng và hoạt động kinh doanh 2011-2012)

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những biến độngphức tạp, khó lường, thậm chí vận động theo xu hướng trái chiều, hoạt động kinhdoanh cảu Agribank vẫn ổn định và tăng trưởng Có được thành tích đó là nhờ sự nỗlực trong kinh doanh của tất cả các chi nhánh, trong đó có NHNN huyện BìnhGiang cũng đóng góp một phần nhỏ thành tích của mình Nguồn vốn huy độngtrong hai năm gần đây có xu hướng tăng đều

Qua bảng số liệu cho ta thấy:

Tổng nguồn huy động năm 2012 tăng 144.814 triệu đồng, tốc độ tăng46,3% so với năm 2011

Về cơ cấu nguồn vốn:

Nguồn vốn không kỳ hạn: là 57.925 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 12,66%trong tổng nguồn vốn huy động, giảm so với năm 2011 là 5.599 triệu đồng Nguồnvốn này chủ yếu là của các tổ chức hoạt động trên địa bàn huyện nhằm thực hiệncác giao dịch thanh toán

Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng: là 251.614 triệu đồng, tăng so với năm

2011 là 70.393 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 54,98% trong tổng nguồn vốn nội tệ huy

Trang 28

động từ dân cư Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất Nguyên nhân là do lãixuất huy động tiền gửi tiết kiệm trong ngắn hạn cao nhất trong các kì hạn Ngoài

ra, với tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát thiếu ổn định cũng là nguyênnhân dẫn tới việc dân cư gửi tiền trong ngắn hạn

Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: là 148.075 triệu đồng, giảm sovới năm 2011 là 49.388 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 32,36% tổng nguồn vốn huyđộng từ dân cư Với việc Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất tiềngửi tiết kiệm, đông thời lãi suất tiền gửi tiết kiệm kì hạn trên 12 tháng tại Chi nhánhcũng được điều chỉnh giảm là nguyên nhân chủ yếu khiến số lượng tiền gủi giảm

2.2.2 Tình hình sử dụng vốn:

Trong những năm qua hoạt động đầu tư tín dụng của NHNN huyện BìnhGiang đã có nhiều đổi mới Bên cạnh việc thực hiện cơ chế cho vay mới của NHNNtheo quyết định 1627/NHNN, các chính sách kích cầu như quyết định 131/QĐ-TTGcủa Chính phủ về hỗ trợ lãi suất 4%/năm cho các doanh nghiệp, cá nhân vay vốnlưu động từ NH để sản xuất kinh doanh, quyết định 443/QĐ-TTg ngày 04/04/2009

về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung và dài hạn để đầu tưmới sản xuất kinh doanh, quyết định 497/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất vay vốnmáy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xay dựng nhà ởkhu vực nông thôn Chi nhánh đã hoàn chỉnh chương trình quản lý tín dụng trênmáy vi tính Với chính sách cởi mở về cơ chế cho vay của NHNNo Việt Nam, chinhánh đã chủ động bám sát các định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương

để quyết định đầu tư vốn nên công tác tín dụng đã tiếp cận và đầu tư có hiệu quảvào các dự án, các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế địa phương Hiện nay, NH chútrọng đầu tư cho vay tiêu dùng trong nhân dân, đặc biệt là cán bộ công nhân viênnhà nước trong địa phương

Chủ động triển khai nhóm giải pháp kích cầu, ngăn chặn suy giảm kinh tê, từngày 01/01/2009 NHNN Việt Nam thực hiện việc giảm mạnh lãi suất cho vay đốivới HSX nông, lâm, ngư, diêm nghiệp tại toàn bộ 2.200 chi nhánh và phòng giaodịch trên toàn quốc Theo đó, tất cả các hợp đồng cho vay theo lãi suất cố địnhtrước đây và đang còn số dư đều giảm xuống còn 1,06%/ tháng ( 12,72%/ năm),

Trang 29

thấp hơn mức lãi suất cho vay tối đa hiện hành Đối với các khoản vay mới hiện naytại NHNN huyện Bình Giang chỉ còn 10,5%/năm ( 0.875%/ tháng).

Đồng thời với phương châm « vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi »

phong cách giao dịch của cán bộ NHNNo huyện Bình Giang mỡi ngày một vănminh, lịch sự hơn nên đã thu hút khách hàng đến giao dịch tiền gửi, tiền vay ngàymột nhiều kết quả là nguồn vốn huy động và dư nợ đều tăng trưởng qua các năm,thể hiện ở một số năm gần đây như sau

Bảng 2.2: Công tác tín dụng của NHNN&PTNT huyện Bình Giang

năm 2010-2012

n v : Tri u ng Đơn vị: Triệu đồng ị: Triệu đồng ệu đồng đồng

2010

Năm 2011

Năm 2012

2011/2011 2012/2011

Doanh số cho vay 492.849 703.943 1.036.131 211.094 49,1 332.188 47Doanh số thu nợ 423.042 586.117 825.699 163.075 38,55 239.582 41

Dư nợ cho vay 350.321 468.146 678.578 117.825 33,63 210.432 44,9

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh–Phòng tín dụng NHNN&PTNT huyện Bình Giang)

Doanh số cho vay: Doanh số cho vay của chi nhánh tăng trưởng đều qua các

năm Năm 2011 đạt 703943 triệu đồng so với năm 2010 tăng 211.094 triệu đồng,với tốc độ tăng là 49,1% Năm 2012 doanh số cho vay là 103.6131 triệu đồng tăng

so với năm 2011 là 332.188 triệu đồng với tốc độ tăng là 47%

Doanh số thu nợ: Vì mục tiêu của công tác tín dụng là an toàn vốn và có lợinhuận, cho vay phải đảm bảo thu được cả gốc và lãi Do vậy mà công tác thu nợ rấtđược quan tâm một cách đúng mức, doanh số thu nợ cũng tăng lên tương ứng vớidoanh số cho vay Cụ thể: năm 2010 đạt 423.042 triệu, Năm 2011, doanh số thu nợđạt 586.117 triệu tăng so với năm 2010 là 163.075 triệu với tốc độ tăng là 38,55%.Năm 2012 doanh số thu nợ là 825.699 triệu tăng so với năm 2011 là 239.582 triệuvới tốc độ tăng 41% Doanh số thu nợ tăng là do tình hình sản xuất kinh doanh củaDoanh nghiệp ổn định, các chủ Doanh nghiệp muốn duy trì mối quan hệ làm ăn lâudài với Chi nhánh và trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng đã được nâng cao

Trang 30

Dư nợ: Năm 2011 đạt được là 468.146 triệu đồng tăng so với năm 2010 là117.825 triệu đông với tốc độ tăng là 33,63% năm 2012 đạt được là 678.578 triệuđồng tăng so với năm 2011 là 210.432 triệu đồng với tốc độ tăng là 44,9%.

Nguyên nhân của tăng trưởng công tác tín dụng tại Chi nhánh trong giai đoạn

2010 – 2012 là sự tăng trưởng kinh tế ổn định của địa phương với tốc độ tăngtrưởng kinh tế hàng năm xấp xỉ 10% Với những chính sách khuyến khích đầu tưphát triển kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh và huyện làm tăng thu hút đầu tư từ bênngoài cũng như từ bên trong địa phương Hoạt động tín dụng của Chi nhánh ngàycàng được cải thiện nhằm tạo ra sự cạnh tranh với những chi nhánh khách trên địabàn hoạt động Từ đó làm tăng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tổng dư nợ

2.2.3 Các hoạt động dịch vụ khác

Công tác kế toán, thanh toán:Thực hiện đầy đủ, chính xác các nghiệp vụphát sinh, chấp hành tốt chế độ hạch toán kế toán, thu chi tài chính, quản lý tốt quỹtoàn chi chi trả đảm bảo khả năng thanh toán, thực hiện thanh toán chuyển tiền điện

tử chính xác, an toàn, từ đó thu hút nhiều doanh nghiệp và cá nhân mở tài khoản,tăng tiền gửi và tăng thu dịch vụ Năm 2012, tại NHNN huyện Bình Giang khôngxảy ra một vụ việc nhầm lẫn trong thanh toán đáng tiếc nào Việc nhận, luân chuyểnthanh toán được tổ chức thực hiện đúng quy trình khá nề nếp, số liệu đảm bảo chínhxác, hạch toán kịp thời an toàn tài sản Có được kết quả trên trước hết là sự nỗ lực

cố gắng của đội ngũ cán bộ kế toán trong toàn chi nhánh đã nêu cao tinh thần tráchnhiệm, ngày đêm tận tụy với công việc, phục vụ chu đáo, đáp ứng tốt mọi yêu cầuthanh toán của khách hàng Mặt khác, NH cơ cở thường xuyên tổ chức học tập nângcao trình độ nghiệp vụ, tuyên truyền công tác kế toán giúp cho khách hàng hiêuđược các thể thức thanh toán, tạo sự gắn bó giữa khách hàng và NH

Công tác ngân quỹ:Năm 2012 NHNN huyện Bình Giang đã tăng cường chỉđạo sát sao các cấp NH thực hiện tốt công tác khoán tài chính đến đơn vị, nhóm vàngười lao động, có chính sách đơn giá tiền lương phù hợp, áp dụng cơ chế lãi suấthuy động vốn và cho vay uyển chuyển, kịp thời phù hợp thực tế, nhằm tăng nănglực tài chính toàn huyện Mặt khác, đẩy mạnh thu lãi mặt bằng, lãi đọng, thu nợ,tăng thu dịch vụ

Ngày đăng: 19/03/2015, 08:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Chuyên đề “Giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Giang, Hải Dương”Chu Thị Lệ Hằng, 2012 9. Các trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tạiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Giang, Hải Dương
1. Giáo trình Ngân hàng thương mại, PGS.TS Phan Thị Thu Hà – NXB Thống Kê 2006 Khác
2. Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, David Cox, NXB Chính trị quốc gia 1997 Khác
3. Doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu thế kỷ XXI, Tổng cục Thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội 2010 Khác
4. DNVVN Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, TS.Lê Xuân Bá, TS Trần Kim Hào, TS Nguyễn Hữu Thắng - NXB Chính trị quốc giá 2006 Khác
5. Dự thảo kế hoạch phát triển DNVVN giai đoạn 2011-2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Khác
6. Các văn bản quy phạm pháp luật: Luật Doanh nghiệp 2005, Luật các tổ chức tín dụng 2010, Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 và các quyết định của NHNN&amp;PTNT Việt nam về cho vay đối với các tổ chức kinh tế Khác
7. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010, 2011, 2012 của chi nhánh NHNN huyện Bình Giang Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w