Phó giám đốcPhó giám đốc
2.3.2. Thực trạng phát triển cho vay DNVVN tại NHNN Bình Giang.
2.3.2.1. Thực trạng về mở rộng quy mô cho vay DNVVN.
a. Số lượng DNVVN được cho vay
Bảng 2.4: Số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh
Đơn vị: số doanh nghiệp
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
DNVVN 96 110 100
Tổng số doanh nghiệp 96 120 115
Bảng số liệu thể hiện, trong giai đoạn 2010 – 2011 số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với Chi nhánh đã có tốc độ gia tăng nhanh chóng song không phải toàn bộ DNVVN hoạt động trên địa bàn có quan hệ tín dụng với Chi nhánh. Bước sang giai đoạn 2011 – 2012 số lượng DN có quan hệ tín dụng với chi nhán giảm đi.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng giai đoạn 2010 – 2011 đó là số lượng DNVVN tăng nên nhanh chóng do tác động của hàng loạt các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Nhà nước nhằm chống lại khủng hoảng tài chính năm 2008. Đồng thời, do tác động của tăng trưởng nóng ngành bất động sản.
Trong khi giai đoạn 2011 – 2012 nền kinh tế gặp khó khăn do khung hoảng nhà đất gây ra đã có tác động không nhỏ tới các DNVVN. Tình hình kinh tế khó khăn khiến dân cư hạn chế tiêu dùng tạo ra lượng hàng tồn kho lớn cho các DN làm cho sản xuất ngưng trệ, doanh nghiệp không bán được hàng nên cũng hạn chế vay vốn nhằm mở rồng sản xuất hay đổi mới công nghệ.
Ngoài ra Chi nhánh còn phải cạnh tranh với các Chi nhánh của các NHTM khác như Sacombank, Oceansbank trên địa bàn huyện là thị phần của Chi nhánh giảm đi.
Bảng 2.5. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%)
Doanh số cho vay 492.849 100 703.943 100 1.036.131 100
Doanh số cho vay
DNVVN 236.617 48,01 378.721 53.8 360.574 34,8
Doanh số thu nợ 423.042 100 586.117 100 825.699 100
Doanh số thu nợ
DNVVN 186.985 44,2 300.209 51.22 269.178 32,6
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của chi nhánh NHNN huyện Bình Giang)
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay nói chung của Chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm song doanh số cho vay DNVVN có sự biến động. Cụ thể, giai đoạn 2010 – 2011 doanh số cho vay DNVVN tăng lên với tốc độ nhanh chóng cao hơn cả tôc độ cho vay chung của Chi nhánh. Bước sang giai đoạn 2011 – 2012 khi tình hình kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn thi doanh số cho vay DNVVN giảm xuống.
Về doanh số thu nợ, kết quả thu nợ của Chi nhánh trong những năm qua cũng phản ánh hiệu quả của việc mở rộng cho vay DNVVN. Giá trị thu nợ hàng năm đối với những doanh nghiệp này có xu hướng tăng dần lên từ 186985 triệu đông năm 2010 lên thành 269.178 triệu đồng năm 2012. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay với tình hình kinh tế diễn biến thiếu ổn định sẽ gây ra khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó tạo ra kho khăn cho công tác thu hồi nợ của Chi nhánh.
Bảng 2.6. Dư nợ cho vay DNVVN
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
+/- % +/- %
Tổng dư nợ cho vay 350.321 468.146 678.578 117.825 33,63 210.432 44,9
Dư nợ cho vay DNVVN 232.228 363.703 348.111 131.475 56,6 -15.592 4,3 Tỷ trọng dư nợ cho vay
DNVVN 66,29% 77,69% 51,3%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của chi nhánh NHNN huyện Bình Giang)
Nhìn vào số liệu trên có thể thấy, dư nợ cho vay nói chung và dư nợ cho vay DNVVN nói riêng của NHNN huyện Bình Giang luôn tăng trưởng rất nhanh trong những năm qua. Năm 2010, dư nợ cho vay DNVVN của chi nhánh mới đạt 232.228 triệu VND, nhưng sau một năm, con số này đã tăng lên, đạt 363.703 triệu VND. Một tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tăng nhanh qua các năm như vậy, chứng tỏ hoạt động cho vay DNVVN của chi nhánh đã có sự mở rộng đáng kể về quy mô.
Tuy nhiên, sang đến năm 2012 khi tình hình kinh tế đất nước rơi vào khó khăn một số Dn trên địa bàn huyện gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn tới phá sản hoặc hoạt động cầm chừng. Ngoài ra, sự cạnh tranh của các Chi nhánh NHTM khác tại địa phương cũng tác động tới dư nợ cho vay của Chi nhánh làm giảm dư nợ cho vay. Song giá trị giảm không đáng kể khi giảm 15.592 triệu đồng tương đương khoảng 4,3%. Như vậy trong 3 năm qua tình hình cho vay DNVVN của Chi nhánh vẫn có sự tăng trưởng mạnh mẽ mặc dù điều kiện kinh tế diễn biến phức tạp gây không ít cản trở cho hoạt động của DN cũng như Chi nhánh.
d. Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN
Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN 2010 2011 2012 Giá trị Tỉ trọng % Giá trị Tỉ trọng % Giá trị Tỉ trọng % Theo thành phần kinh tế DNVVN quốc doanh 0 0 0 0 0 0 DNVVN ngoài quốc doanh 232.228 100 363.703 100 348.111 100 Theo thời hạn Ngắn hạn 147.209 63,39 213.348 58,66 210.120 60.36 Trung hạn 73.709 31,74 119.440 32,84 112.753 32.39 Dài hạn 11.310 4,87 30.915 8,50 25.238 7.25 Theo ngành kinh tế Xây dựng 37.598 16,19 66.849 18,38 52.913 15.2 CN chế biến 50.486 21,74 93.690 25,76 93.294 26.8 Thương mại dịch vụ 89.919 38,72 152.100 41,82 147.112 42.26 Ngành khác 54.225 23,35 51.064 14,04 54.792 15.74 Tổng dư nợ 232.228 363.703 348.111
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của chi nhánh NHNo huyện Bình Giang)
Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo thành phần kinh tế:qua bảng trên ta có thể thấy, dư nợ cho vay DNVVN ngoài quốc doanh của chi nhánh chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong tổng dư nợ cho vay DNVVN. Nguyên nhân là do ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân thành lập mà hầu hết các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta hiện nay là DNVVN. Trong khi trên địa bàn huyện không tồn tại Doanh nghiệp nhà nước.
Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo thời hạn:từ bảng trên cho thấy một tỷ trọng rất cao của dư nợ ngắn hạn trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay DNVVN của chi nhánh: năm 2010 là 63.39%, năm 2011 là 58.66%, năm 2012 là 60.36%. Trong điều kiện hiện nay, nguồn vốn huy động để cho vay dài hạn là rất khan hiếm, do vậy chi nhánh phải duy trì một cơ cấu dư nợ thiên về kỳ hạn ngắn nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản có thể xảy ra. Điều này còn thể hiện DNVVN chủ yếu vay vốn nhằm mục đích
đầu tư vào tài sản lưu động ít có nhu cầu đầu tư mở rộng, thay đổi công nghệ mua sắm tài sản cố định hiện đại có giá trị lớn.
Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế:về khía cạnh dư nợ cho vay theo các ngành kinh tế, chi nhánh cho vay nhiều nhất đối với nhóm ngành thương mại dịch vụ, sau đó là đến công nghiệp chế biến và xây dựng. Từ biểu đồ trên có thể thấy, tỷ trọng của hai nhóm ngành này trong cơ cấu dư nợ DNVVN là rất cao. Cơ cấu ngành này xuất phát từ thực tế địa phương là có đường quốc lộ 5A đi qua phù hợp với các ngành thương mại dịch vụ như năm 2012 trên địa bàn huyện có 52 Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ hay năm 2011 có tới 3 Doanh nghiệp thương mại kinh doanh phân phối xe gắn máy được thành lập, ngoài ra trên địa bàn huyện cũng có rất nhiều làng nghề truyền thống như kim hoàn, sản xuất đồ gỗ gia dụng, sản xuất chế tạo máy nông nghiệp.
e, Hệ số sử dụng vốn vay
Bảng 2.8. Hệ số sử dụng vốn vay
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Dư nợ cho vay DNVVN 232.228 363.703 348.111
Tổng vốn huy động 279.070 312.800 457.614
Hệ số sử dụng vốn vay 83,21% 116,27% 76,07%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của chi nhánh NHNo huyện Bình Giang)
Nhìn vào bảng có thể thấy, hệ số sử dụng vốn vay dành cho khối DNVVN của ngân hàng là rất cao, đặc biệt trong hai năm 2010, 2011, hệ số này đã lên trên 80%. Điều này cho thấy ngân hàng đang dành sự quan tâm rất lớn và coi khối DNVVN là nhóm đối tượng chính của ngân hàng khi dành phần lớn khả năng và tiềm lực của mình để đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp này. Ngoài ra dựa vào đặc thù kinh tế của huyện có ít các nhà máy quy mô lớn chủ yếu là các xưởng sản xuất, công ty con, công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động nên số lượng DNVVN chiếm một số lượng lớn.
2.3.2.2. Thực trạng phát triển về chất lượng cho vay DNVVN a, Tỷ lệ nợ xấu của DNVVN
Bảng 2.9. Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DNVVN
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Nợ xấu trong cho vay DNVVN 2.067 5.346 6.370
Dư nợ cho vay DNVVN 232.228 363.703 348.111
Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DNVVN (%) 0,89% 1,47% 1,83%
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của chi nhánh NHNo huyện Bình Giang)
Theo bảng số liệu trên có thể thấy, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DNVVN các năm qua của Chi nhánh là rất thấp. Tuy nhiên, tỉ lệ nợ xấu của Chi nhánh có xu hướng tăng điều này cũng dễ hiểu khi tình hình kinh tế khó khăn cũng như tỉ lệ cho vay DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chiếm một tỉ trọng không nhỏ. Nó phản ánh chất lượng cho vay DNVVN đang được kiểm soát ở mức tốt và ngày càng đi lên.
b, Thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN
Bảng 2.10. Thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 +/- % +/- %
Tổng lợi nhuận từ hoạt động
tín dụng 19.043 21.586 23.314 2.543 13,35 1.728 8
Lợi nhuận từ hoạt động cho
vay DNVVN 6.795 8.792 8.693 1.997 29,39 -99 1,13
Tỉ trọng % 35,68 40,73 37,29
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của chi nhánh NHNo huyện Bình Giang)
Những kết quả trên đã chứng tỏ, chất lượng công tác cho vay DNVVN của chi nhánh trong những năm qua luôn đạt hiệu quả cao hơn so với hoạt động cho vay nói chung.