Hạn chế và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Giang, Hải Dương (Trang 38)

Phó giám đốcPhó giám đốc

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân.

2.4.2.1. Hạn chế.

- Tỷ lệ dư nợ cho vay với riêng thành phần kinh tế DNVVN trên tổng vốn huy động được khá cao. Phần lớn các DNVVN có tình hình sản xuất kinh doanh tương đối tốt tuy nhiên việc tỷ lệ dư nợ cho vay chiếm tỉ trọng cao sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho Chi nhánh. Khi đó hoạt động của Chi nhánh sẽ bị phụ thuộc vào tình hình hoạt động của DN, lượng vốn để Chi nhánh cho vay đối với các loại hình cho vay khác sẽ bị giảm đi từ đó ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Chi nhánh.

- Các phương thức cho vay DNVVN đã được đa dạng hóa và triển khai trên toàn hệ thống NHNN Việt Nam, tuy nhiên tại chi nhánh NHNN huyện Bình Giang thì chủ yếu mới cho vay theo ba phương thức chính là cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức và cho vay theo dự án đầu tư. Điều này thể hiện năng lực của cán bộ tín dụng chưa theo kịp được yêu cầu công việc, sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh cung cấp chưa được đa dạng làm giảm khả năng cạnh tranh so với những Chi nhánh khác trên địa bàn.

- Công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cho vay tới khách hàng còn nhiều hạn chế. Do đó làm giảm tính cạnh tranh của Chi nhánh. Với ưu thế là Chi nhánh lớn có thời gian hoạt động dài tại địa phương, thu hút được nhiều khách hàng nên công tác tiếp thị không được coi trọng. Doanh nghiệp đến vay ít được phổ biến các gói sản phẩm dịch vụ mới của Chi nhánh.

- Cơ chế đảm bảo tiền vay chặt chẽ, đặc biệt là việc còn quá coi trọng tài sản đảm bảo tạo nên rào cản lớn cho các DNVVN tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Để đảm bảo nguyên tắc an toàn trong hoạt động của Ngân hàng thì việc quan tâm tới tài sản đảm bảo của DNVVN khi cho vay là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, tài sản đảm bảo của DN thường có giá trị nhỏ cho nên nếu Chi nhánh đặt nặng vấn đề tài sản đảm bảo vô hình chung sẽ tạo ra rào cản cho DN tiếp cận đến nguồn vốn vay.

- Hầu hết các hoạt động của chi nhánh còn bó hẹp trên địa bàn huyện Bình Giang, chưa có chi nhánh cấp II, số lượng 2 phòng giao dịch là còn khá khiêm tốn. Điều đó gây ra hạn chế đối với việc mở rộng khách hàng và gây khó khăn cho việc

phân tán rủi ro theo địa bàn. Nguyên nhân của vấn đề này là do sự phát triển của địa phương còn thấp các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở một số khu vực thị trấn, thị tứ do đó việc mở thêm phòng giao dịch gây ra chi phí lớn nhưng hiệu quả đem lại thấp.

2.4.2.2. Nguyên nhân. a, Nguyên nhân chủ quan

- Điều kiện vay vốn tại Chi nhánh NHNN huyện Bình Giang còn quá chặt chẽ. Như đã nói ở phần trên điều kiện vay vốn tại Chi nhánh quá đặt nặng vấn đề tài sản đảm bảo gây ra khó khăn cho khả năng tiếp cận vốn vay của DN. Nguyên nhân chủ yếu là khả năng lập dự án của DN còn thấp đồng thời năng lực thẩm định dự án của cán bộ tín dụng chưa đáp ứng được tình hình thực tế dẫn tới kết quả thẩm định dự án thiếu chính xác. Cho nên để đảm bảo an toàn nguồn vốn Chi nhán đã đặt ra điều kiện cao về tài sản đảm bảo của DNVVN.

- Thiếu thông tin về khách hàng vay vốn. DNVVN tại địa phương được thành lập một cách tự phát đều là những DN trẻ thời gian hoạt động ngắn. Vì vậy, thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của DN còn thiếu.

- Tại chi nhánh NHNN huyện Bình Giang mới chỉ thành lập bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp, chưa có bộ phận phụ trách riêng việc cho vay đối với DNVVN.

- Ngân hàng chưa xây dựng được chiến lược tín dụng có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác nhằm giữ vững thị phần cũ, tìm kiếm và thu hút khách hàng mới, xâm lấn thị trường của các đối thủ cạnh tranh. Chi nhánh chưa thực sự chủ động tìm kiếm khách hàng, sáng tạo cùng khách hàng tìm kiếm phương án kinh doanh hiệu quả mà ngược lại dường như các cán bộ tín dụng ở trạng thái thụ động trong việc tìm khách hàng, trong quá trình phục vụ khách hàng.

- Chi nhánh cũng đã có hướng chủ động mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng vẫn đang còn những bất cập hạn chế trong chính sách mà dẫn đến số lượng các DNVVN được vay so với các chi nhánh khác còn thua kém. Và chi nhánh chủ yếu cũng ưu tiên cho các doanh nghiệp thực sự làm ăn có hiệu quả. Thực chất mà nói thì Chi nhánh cũng chưa mặn mà lắm đối với các khách hàng

là DNVVN. Điều này giải thích vì sao mà thành phần doanh nghiệp vừa và nhỏ có tỷ trọng vốn Nhà nước lại chiếm được tỷ trọng chủ yếu trong số lượng khách hàng và cả dư nợ cho vay cũng cao hơn các doanh nghiệp còn lại.

- Việc tiếp cận, tìm kiếm khách hàng của cán bộ tín dụng tại chi nhánh còn rất hạn chế. Phần lớn khách hàng doanh nghiệp đến với ngân hàng là do có nhu cầu nên tự tìm đến. Do đó, chi nhánh đã để lỡ nhiều khách hàng có dự án, phương án kinh doanh tốt tìm đến với những ngân hàng khác trên địa bàn. Một phần là do sự chủ quan đã là một chi nhánh của một Ngân hàng khá uy tín. Do vậy mà dường như các cán bộ cồng chức không mặn mà lắm với việc tìm kiếm các khách hàng là DNVVN. Do đó mà ta có thể thấy số lượng các DNVVN có tham gia vay tại Chi nhánh là chưa thực sự xứng với tiềm năm của Ngân hàng

- Việc chấp hành theo các quy định, quy chế về cho vay của các cán bộ tín dụng nhiều khi vẫn chưa thực sự được chú trọng mà chỉ mang nặng tính hình thức.

+ Năng lực và kinh nghiệm của nhân viên phòng tín dụng mặc dù đã được nâng cao trong thời gian qua nhưng nhìn chung còn khá thấp. Đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình nhưng chưa đủ kinh nghiệm dẫn đến việc đưa đến những sai sót khó có thể tránh khỏi như trong quá trình thẩm định tài chính dự án, thẩm định khách hàng về mặt định tính, phân tích khách hàng dựa trên tổng hợp các yếu tố có liên quan.

+ Hơn nữa trong môi trường cạnh tranh gay gắt khốc liệt, NH chỉ có thể thẩm định trong một thời gian ngắn. Sau đó còn phải báo cáo qua trưởng phòng kinh doanh và giám đốc, vì vậy bắt buộc các cán bộ tín dụng cũng phải đưa ra kết luận nhanh chóng. Đây là một bất cập đối với chi nhánh.

b, Nguyên nhân khách quan

• Nguyên nhân từ phía các DNVVN

- Trong những năm gần đây, các DNVVN trên địa bàn huyện Bình Giang nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung đã có sự tăng trưởng nhanh chóng về mặt số lượng, tuy nhiên quy mô hoạt động vẫn còn nhỏ bé, vốn ít, khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này còn thấp. Sản phẩm của các DNVVN chủ yếu được sản xuất trên dây chuyền công nghệ thấp, đội ngũ nhân công thiếu

trình độ tay nghề, kinh nghiệm. Hơn nữa, lại chủ yếu là các sản phẩm mang thương hiệu mới, chưa được quảng bá giới thiệu cách chuyên nghiệp trên thị trường.

- Khả năng xây dựng các dự án kinh doanh có tính khả thi còn yếu. Khi đến với Ngân hàng, người đi vay phải thể hiện được mục đích sử dụng vốn vay, có kế hoạch kinh doanh chi tiết, nhằm đảm bảo độ tin cậy đối với hiệu quả vốn vay. Một kế hoạch mập mờ, thiếu độ tin cậy hay chưa tiến hành lập kế hoạch kinh doanh cụ thể, là những bất lợi đối với DN, họ có thể bị từ chối ngay lập tức khi đến với NH.

+ Nguyên nhân khiến cho các DNVVN chưa chú trọng đến việc lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh như sau:

Trước hết là do thói quen các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không

thành lập riêng một bộ phận chuyên nghiên cứu về vấn đề lập kế hoạch và đầu tư mà thường do ý muốn chủ quan của người lãnh đạo quyết định. Do quy mô của Doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc vào biến động của thị trường và có tính mùa vụ nên chủ yếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ chú trọng vào công việc chính của mình là bán hàng và phát triển mạng lưới kinh doanh, ít khi lập kế hoạch hàng năm cho cả doanh nghiệp, từ phát triển thị trường, sản phẩm, tài chính cho tới nhân sự. Trong khi đó những người đứng đầu doanh nghiệp chỉ quan tâm tới quản lý và kinh doanh hàng ngày, tâm lí làm ăn nhỏ theo mùa vụ nên không chú trọng tới khâu lập kế hoạch kinh doanh mang tính dài hạn nên việc lập kế hoạch kinh doanh thường xuyên là ít được quan tâm.

Thứ hai, các chủ doanh nghiệp nhỏ thường trực tiếp tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp. Họ thường cho rằng mình có chiến lược trong đầu cộng với một đội ngũ kinh doanh và sản xuất giỏi là đủ. Các nhân viên cấp dưới của họ ít khi được họ truyền đạt là chiến lược kinh doanh và các mục tiêu của doanh nghiập, trừ những nhân viên chủ chốt. Chính việc xem nhẹ tầm quan trọng của một bản kinh doanh cụ thể, mà họ đã dường như lãng quên nó, coi nó chỉ như một xấp giấy có chữ và số chứ không mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp. Thực ra, để có được một bản kế hoạch có giá trị thiết thực thì phải dành thời gian lâu nhất định để phân tích tìm hiểu thị trường, đặt vị trí doanh nghiệp mình so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, tìm ra cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp của mình, đồng thời tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Từ đó, đặt ra mục tiêu cụ thể, vạch hướng đi bằng cách lập kế hoạch. Để làm được điều này thì đòi hỏi

Doanh nghiệp bỏ ra một chi phí lớn cũng như có những nhân viên có đủ khả năng phân tích thị trường và lập kế hoạch đầu tư. Tuy nhiên, đây là một yêu cầu mà các DNVVN lại khó đáp ứng được

Thứ ba, vấn đề thiếu thông tin và khả năng phân tích thông tin. Các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu là khu vực nông thôn nên thường rất hạn chế trong vấn đề tiếp cận với các luồng thông tin chính xác và đầy đủ, thiếu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để theo dõi tình hình thị trường, chưa có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại khoa học. Đồng thời, khi có đủ thông tin rồi nhưng khả năng phân tích thông tin mới là quan trọng, song trong Doanh nghiệp lại thiếu những người có khả năng phân tích tốt để từ đó đưa ra những quyết định phù hợp.

Như vậy khả năng lập kế hoạch kinh doanh là vô cùng quan trọng đối với các họat động kinh doanh của doanh nghiệp. Và điều này không chỉ tồn tại ở các DN làm ăn thua lỗ,dở dang mà ngay cả các doanh nghiệp kinh doanh tốt cũng chưa làm tốt công tác này. Việc lập kế hoạch kinh doanh tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu không có chiến lược kinh doanh và kế hoạch cụ thể,các doanh nghiệp dù làm ăn khấm khá cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhất là khi phải đối mặt với các cơ hội đầu tư mới, phải ra các quyết định quan trọng về nhân sự, tài chính, tổ chức…Chủ doanh nghiệp sẽ lung túng vì không biết quyết định của mình có đúng không.

- Do quy mô tài chính hạn chế nên các DNVVN thường không đủ vốn tự có để tham gia vào các dự án theo quy định của chi nhánh, còn quá phụ thuộc nguồn vốn vay từ ngân hàng.

- Ở một số DNVVN, năng lực quản lý tài chính và trình độ kỹ thuật còn yếu kém. Nhiều DNVVN chưa thực hiện được đầy đủ công tác hạch toán kế toán nên không cung cấp đủ báo cáo tài chính theo yêu cầu của ngân hàng. Điều này thì luôn là chính xác và là một vấn đề bất cập mang tính đương nhiên của hầu hết các DNVVN. Trong điều kiện tài chính yếu kém, tài sản thế chấp thấp, điều kiện sản xuất, cơ sở vật tư còn thiếu thốn, thì doanh nghiệp buộc phải huy động tất cả các nguồn lực tài sản có thể từ bạn bè, người thân...nên rất khó khăn trong việc kê khai tài sản, nguồn vốn cách rõ ràng. Và việc lập báo cáo, chứng từ sổ sách có liên quan

mang tính chất chưa lành mạnh và chưa đạt chuẩn là điều khó tránh khỏi.

• Các nguyên nhân khác

- Nhận thức được vai trò của các DNVVN đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ nhằm phát triển DNVVN. Tuy nhiên, việc thực thi các chính sách này trong các tỉnh thành của cả nước còn chưa đồng bộ, chưa đúng mức.

- Môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay chưa đầy đủ. Mặc dù trong những năm qua, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc thay đổi khung pháp lý dành cho các DNVVN cho phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường, phù hợp với điều kiện thực tế của tài sản thế chấp. Tuy nhiên, chính bản thân môi trường pháp lý đã gây ra những trở ngại lớn để có thế cung cấp hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên thực tế, để đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ tài sản thế chấp từ phía các DNVVN là chưa đầy đủ, hoặc là chứa đựng nhiều bất lợi đối với Ngân hàng.

- Thông tin phân tích tổng hợp từ phía NHNN Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, và các cơ quan của Chính phủ về xu hướng phát triển kinh tế của các ngành còn thiếu, chưa kịp thời.

- Sản xuất kinh doanh trong nước gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập, đặc biệt là hàng nhập lậu, trốn thuế. Điển hình là những biến động không ngừng của nền kinh tế năm 2008 với những tác động không thuận lợi đến môi trường kinh doanh của ngành Ngân hang cũng như các ngành khác như khủng hoảng kinh tế, kéo theo là suy thoái kinh tế. Sau, đó nền kinh tế tiếp tục gánh chịu thêm nhữn bất ổn từ sự đổ vỡ của thị trường bất đống sản năm 2012, tình trạng lạm phát diễn biến phức tạp khiến dân cư hạn chế tiêu dùng tăng lượng hàng tồn kho. Những nhân tố ấy làm cho thị trường hang hóa dịch vụ đầu vào cũng như đầu ra đều thay đổi lien tục, khiến các doanh nghiệp thì khó khăn trong việc vay vốn, các Ngân hang thì cầm chừng để phòng không muốn cho vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Giang, Hải Dương (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w