Qua thời gian công tác tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tôi đã có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về các hoạt động, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, tr
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS TS NGUYỄN THỊ MÙI
Hà Nội- 2011
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ LỢI ÍCH CỦA CHO VAY TIÊU DÙNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại 5
1.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại 5
1.1.3 Lợi ích của cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại 8
1.2 CÁC HÌNH THỨC CHO VAY TIÊU DÙNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
1.2.1 Căn cứ vào mục đích vay 10
1.2.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả 14
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 16
1.3.1 Nhân tố khách quan 16
1.3.2 Nhân tố chủ quan 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1- NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 20
2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 20
2.2 MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 20
2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh Sở Giao Dịch I NHĐT&PTVN 20
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ 22
2.3 CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ 22
Trang 42.3.1 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 ngân hàng
Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 22
2.3.2 Vị trí và đối thủ cạnh tranh 27
2.4 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CHI NHÁNH SGD 1 BIDV 2.4.1 Hoạt động huy động vốn 27
2.4.2 Hoạt động tín dụng 33
2.4.3 Hoạt động dịch vụ 42
2.5 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TAI SGD 1 43
2.5.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân đạt được những kết quả đó 43
2.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng của NHĐT&PTVN chi nhánh SGD 1 46
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 49
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CNSGD 1 – NHĐT&PTVN 49
3.1.1 Định hướng tại CN SGD 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 49
3.1.2 Các chỉ tiêu định hướng kinh doanh tín dụng giai đoạn 2011– 2012 49
3.1.3 Nhiệm vụ cần triển khai hoạt động kinh doanh tín dụng của IDV giai đoạn 2011-2012 50
3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CNSGD 1 53
3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 53
3.2.2 Xây dựng và hoàn thiện danh mục sản phẩm 55
3.2.3 Xây dựng chính sách giá cả hợp lý linh hoạt 56
3.2.4 Xây dựng chiến lược về hoạt động cho vay tiêu dùng 56
3.2.5 Mở rộng các kênh phân phối 57
3.2.6 Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng 58
3.2.7 Đẩy mạnh các hoạt động giao tiếp khuyếch trương 59
3.2.8 Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng 59
Trang 53.2.9 Đối với các sản phẩm cho vay tiêu dùng 60
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 62
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và cơ quan Nhà nước 62
3.3.2 Kiến nghị với NHNN 63
3.3.3 Kiến nghị với Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 64
3.3.4 Kiến nghị đối với NHĐT&PTVN chi nhánh SGD 1 65
KẾT LUẬN 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ theo đó đời sống con người cũng được nâng cao, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện Cùng với đó, các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, phù hợp hơn với nhu cầu của người mua Tuy nhiên với mức thu nhập như hiện nay, phần lớn người tiêu dùng khó có thể chi trả cho tất cả các nhu cầu cùng lúc, đặc biệt đối với những tài sản có giá trị cao, những nhu cầu cao cấp Hoạt động cho vay tiêu dùng ra đời để đáp ứng những nhu cầu này và đã có những bước phát triển mạnh mẽ
cả về chất lẫn về lượng Hoạt động cho vay tiêu dùng đã tạo ra những tác động đáng
kể đến những chính sách phát triển trong thị trường tín dụng các ngân hàng thương mại
Nếu người tiêu dùng có thể vay tiền từ ngân hàng thì họ có thể thỏa mãn nhu cầu của mình ngay trong hiện tại, điều này làm tăng tiêu dùng hàng hóa, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của toàn xã hội Do đó thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng, các NHTM vừa tạo nên
sự hài hòa giữa cung cầu trong lĩnh vực tiêu dùng, vừa góp phần giải quyết được nhiệm vụ kích cầu tiêu dùng của nền kinh tế Hơn nữa, Việt Nam đang trong giai đoạn bùng nổ dân số với hơn 86 triệu dân trong đó đại bộ phận dân số trẻ, nhu cầu tiêu dùng rất cao và liên tục tăng lên trong những năm gần đây, điều này càng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường cho vay tiêu dùng
Qua thời gian công tác tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tôi đã có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về các hoạt động, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, trong đó có hoạt động cho vay tiêu dùng Từ những kiến thức đã được học và thu thập được trong quá trình công tác, tôi đã quyết định chọn
đề tài “Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 1” để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp với
hy vọng góp phần mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt động kinh
Trang 7doanh của Chi nhánh Sở giao dịch 1 - Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nói chung
2 Tình hình nghiên cứu
Cho vay tiêu dùng là một vấn đề đang được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài quan tâm và nghiên cứu Cùng với sự sôi động của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm gần đây, các nghiên cứu trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng càng ngày càng trở nên phong phú và đa dạng; được thực hiện bởi các tổ chức, các nhà kinh tế trong và ngoài nước
* Các công trình nghiên cứu chung về khái niệm, hình thức, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng, thực trạng cho vay tiêu dùng trên phạm
vi thế giới và Việt Nam có thể kể đến như:
- Nguyễn Thành Công (2009), “Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, chi nhánh Thanh Xuân”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân
- Manabu Tsurunami (2009), “Moving forward: Retail banking gains ground”, Nomura Research Institute
- Tô Thị Thanh (2008): “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh IDV Hai à Trưng ”, Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng Các tài liệu trên đề cập đến:
+ Khái niệm hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại
+ Hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng trong thực tiễn thị trường ngân hàng Việt Nam
+ Vai trò, ý nghĩa của cho vay tiêu dùng đối với sự phát triển chung của thị trường tài chính
+ Xu hướng của sự phát triển về cho vay tiêu dùng trên thế giới và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam
Trang 8*Thêm vào đó là những công trình nghiên cứu về cho vay tiêu dùng trên phạm vi địa phương, trong đó đã đưa được lý luận về cho vay tiêu dùng, đặc điểm cho vay tiêu dùng ở từng ngân hàng, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh
Nhìn chung các tài liệu trên đã tập trung nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng hay liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng trong phạm vi một chi nhánh Tuy nhiên, các tài liệu trên chưa đi sâu về những giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay, đây là thời gian có sự đổi mới về quản lý cũng như cách thức phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng
Do đó, thiết nghĩ việc nghiên cứu một cách có hệ thống và phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động cho vay tiêu dùng trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết
3.Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn nghiên cứu nhằm làm rõ một số vấn đề sau:
Nghiên cứu lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng, từ đó thấy được lợi ích của cho vay tiêu dùng đối với nền kinh tế, ngân hàng, khách hàng vay, nhà sản xuất… Đồng thời phân tích các nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh về cho vay tiêu dùng
Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 ngân hàng IDV và khả năng cạnh tranh của hoạt động này để thấy những kết quả đạt được, phát hiện những vấn đề còn tồn tại và đưa ra biện pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại đó
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động cho vay tiêu dùng và các giải pháp để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh
Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Trang 9Luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu
là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích tổng hợp, diễn giải, quy nạp, phân tích thống kê, so sánh đồng thời áp dụng phương pháp của khoa học biện chứng kết hợp với tư duy logic để phân tích và luận giải vấn đề đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo…nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Sở giao
dịch 1 – Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Sở
giao dịch 1 – Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam
Trang 10CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ LỢI ÍCH CỦA CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng của NHTM
Cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình nhằm tài trợ cho các nhu cầu chi tiêu như: mua sắm nhà cửa, các phương tiện đi lại, trang thiết bị và các nhu cầu chi tiêu cho y tế, giáo dục… nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của các cá nhân, gia đình
Ngân hàng sẽ chuyển cho khách hàng (cá nhân hay hộ gia đình) quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) trong một khoảng thời gian nhất định, với những điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận (về số tiền cấp, thời gian cấp, lãi suất phải trả) nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa và dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một mức sống cao hơn
1.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng trong NHTM
Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của cá nhân hoặc hộ gia đình, cho nên nó mang các đặc điểm sau:
Một là: Quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay rất lớn
Điều này là do đối tượng cho vay tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình với nhu cầu nhỏ lẻ nên quy mô các khoản vay không lớn, mức cho vay có thể dao động chỉ vài chục triệu đồng ( cho vay tín chấp bằng thẻ tín dụng, cho vay dựa trên tài khoản thấu chi,…) cho tới những khoản vay quy mô vài tỷ đồng (cho vay mua biệt thực cao cấp ) Tuy nhiên, nhu cầu vay tiêu dùng là khá lớn do đối tượng của loại hình cho vay là mọi cá nhân trong xã hội từ những người có thu nhập cao đến những người có thu nhập trung bình và thấp với nhiều nhu cầu phong phú và đa dạng Thực tế số lượng các khoản cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong các ngân hàng thương mại
Hai là: Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế
Trang 11Nhu cầu tiêu dùng của một người phụ thuộc vào thu nhập, mà thu nhập phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có chu kỳ nền kinh tế
Khi nền kinh tế tăng trưởng thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo Đồng thời các nhà sản xuất được khuyến khích đầu tư, các mặt hàng tiêu dùng sản xuất ra không chỉ đa dạng về chủng loại, mẫu mã mà còn đảm bảo cả về chất lượng, khuyến khích nhu cầu tiêu dùng của dân cư Khi đó nếu thu nhập của người dân chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, họ sẽ phát sinh nhu cầu vay, bởi họ kỳ vọng trong tương lai sẽ có khả năng về mặt tài chính để trả nợ Điều này có thể thấy rõ trong những giai đoạn kinh tế khủng hoảng, nhu cầu vay tiêu dùng bùng nổ rất nhanh chóng
Ba là: Chi phí món vay thường lớn
Mức lãi suất cho vay tiêu dùng bao gồm lãi xuất cho vay tối thiểu (basic rate)
và mức bù rủi ro tín dụng (m) tương ứng với khoản vay đó Mỗi khoản vay là một
bộ hồ sơ, một lần thẩm định riêng biệt về nhân thân khách hàng, khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo, Trong đó, các thông tin mà khách hàng cung cấp cũng như mức độ tin cậy của các thông tin đó phụ thuộc chủ yếu vào mức độ trung thực của khách hàng mà ít có sự hỗ trợ xác minh chính thức Vì vậy ngân hàng phải bỏ nhiều chi phí cho công tác thẩm định và xét duyệt cho vay Hơn nữa số lượng các khoản vay tiêu dùng là rất lớn trong khi giá trị thường tương đối nhỏ nên ngân hàng cũng phải chịu một chi phí đáng kể để quản lý khách hàng CVTD có chi phí tổ chức cao, rủi
ro lớn do nguồn trả nợ của khách hàng không ổn định và phụ thuộc nhiều yếu tố Chính vì vậy, một mức lãi suất cao mới có thể đủ để bù đắp cho những chi phí cũng như rủi ro mà ngân hàng có thể phải gánh chịu, đảm bảo một mức lợi nhuận cần thiết cho ngân hàng Do đó lãi suất cho vay tiêu dùng cá nhân thường cao hơn so với lãi suất của các loại cho vay sản xuất của doanh nghiệp chính là do yếu tố rủi ro cao đi kèm với chi phí quản lý khoản vay lớn
Bốn là: Nguồn trả nợ của khách hàng không ổn định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Nguồn trả nợ chính của khách hàng là thu nhập còn lại, được xác định trên cơ
sở chênh lệch giữa thu nhập thường xuyên và chi tiêu thường xuyên cho các sinh
Trang 12hoạt tối thiểu Như vậy, nguồn trả nợ của khách hàng phụ thuộc nhân tố chủ quan
(thu nhập và sự ổn định thu nhập, trình độ, tư cách khách hàng) và các nhân tố
khách quan (chu kỳ kinh tế hay sự biến đổi của cơ cấu kinh tế) Các nhân tố này về
cơ bản lại thay đổi giữa các khách hàng cá nhân, hộ gia đình, hoàn toàn không có
một mức quy định cụ thể giống như mức chi phí theo ngành nghề đối với các khách
hàng doanh nghiệp
Năm là: Nhu cầu của các khoản vay tiêu dùng thường kém nhạy cảm, ít co giãn với
lãi suất
Do quy mô các khoản vay thường không quá lớn (dao động từ vài chục triệu
tới vài tỷ đồng) nên sự biến động nhỏ về mặt lãi suất sẽ không gây ra một sự biến
động quá lớn về tiền lãi do đó không có tác động làm biến đổi cầu về vay tiêu dùng
nói chung của các khách hàng Mặt khác, khách hàng đi vay để phục vụ cho mục
đích tiêu dùng trước mắt nên vấn đề mà họ quan tâm nhất là sự thỏa mãn về nhu cầu
tiêu dùng, những tiện ích, những giá trị mà vay tiêu dùng đem lại cho mình hơn là
sự biến động của lãi suất có thể ảnh hưởng như thế nào tới tiền lãi hàng tháng
Sáu là: Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định song lại là yếu tố quyết định
khả năng hoàn trả của khoản vay
Tư cách của khách hàng là một yếu tố định tính nên ngân hàng khó có thể xác
định một cách chính xác Ngân hàng chỉ có thể xác định được thu nhập của người
tiêu dùng và dự đoán thu nhập mà họ có thể nhận được trong tương lại để ra quyết
định tài trợ vốn nhưng khó có thể kiểm soát được việc sử dụng vốn đúng mục đích
của họ sau đó Do đó tư cách của người vay càng được đánh giá tốt thì khả năng trả
nợ càng cao và từ đó làm giảm tính rủi ro của khoản vay
Bảy là: Chất lượng thông tin khách hàng thường không cao
Các thông tin ngân hàng có được thường là do chính khách hàng cung cấp mà
người đi vay có xu hướng nói tốt về mình để vay vốn được nhiều hơn nên việc thẩm
định thông tin của khách hàng một cách chính xác là khó khăn ên cạnh đó, những
thông tin bên ngoài do cán bộ tín dụng thu thập được đôi khi vẫn mang tính chủ
quan thiếu căn cứ, tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau không nhất quán
Comment [U2]: có mâu thuẫn với phần
“Hai là: nhạy cảm với chu kỳ kinh tế…
Trang 13Tám là: Rủi ro trong cho vay tiêu dùng thường cao
Các khoản cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao vì bên cạnh sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội, nó còn phải chịu tác động của những nhân tố chủ quan xuất phát từ bản thân khách hàng Việc xác định thông tin tài chính của khách hàng thường gặp nhiều khó khăn, nguồn trả nợ không
ổn định, việc hoàn trả khoản vay lại phụ thuộc vào tư cách đạo đức và ý muốn trả
nợ của người vay Mặt khác số lượng khoản vay tiêu dùng là rất lớn trong khi số lượng cán bộ tín dụng ngân hàng lại có hạn cũng sẽ gây khó khăn trong khâu kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không cũng làm tăng thêm rủi ro cho khoản vay này
Chín là: Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng cao
Do rủi do và chi phí khá cao nên lãi suất đối với các khoản vay tiêu dùng cũng
ở mức cao ên cạnh đó, số lượng các khoản cho vay tiêu dùng là khá nhiều, khiến cho tổng quy mô cho vay tiêu dùng là rất lớn, làm cho tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay tiêu dùng là đáng kể
1.1.3 Lợi ích của cho vay tiêu dùng của NHTM
1.1.3.1 Lợi ích đối với ngân hàng
Một là: Cho vay tiêu dùng là một nét đặc thù của ngân hàng hiện đại, nó nhằm
đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi nền kinh tế phát triển Hơn nữa, nó giúp ngân hàng đa dạng hóa hoạt động, giảm thiểu rủi ro
Hai là: Khi ngân hàng cho vay cá nhân sẽ khai thác tối đa nguồn lợi tiềm ẩn
khu vực khách hàng này có thể mang đến
a là: Tạo thêm thu nhập cho ngân hàng, giúp ngân hàng đa dạng hóa các sản
phẩm cá nhân như: Thẻ, các dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn, chiết khấu…
Bốn là: Tạo cơ hội cho ngân hàng tăng nguồn vốn huy động: Tiền gửi không
kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của cá nhân
Năm là: Tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, thu hút được nhiều khách hàng từ đó mở rộng quan hệ khách hàng Giúp ngân hàng có động cơ trong việc phát triển các công nghệ ngân hàng hiện đại,
Trang 14giúp ngân hàng phân tán rủi ro, có được nhiều khách hàng hơn và nâng cao hình ảnh của ngân hàng
1.1.3.2 Lợi ích đối với khách hàng
Nhu cầu của khách hàng cá nhân trong thời điểm hiện nay có thể chia làm hai cấp độ, đó là nhu cầu duy trì cuộc sống tối thiểu (nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu như ăn uống, nhà ở, giáo dục,…) và nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống (thỏa mãn những nhu cầu như du lịch, du học, mua sắm các loại hàng hóa cao cấp đắt tiền,…) Đối với cả hai loại nhu cầu này, thông qua các sản phẩm cho vay tiêu dùng ở các mức độ khác nhau, khách hàng có thể được thoả mãn ngay lập tức trong điều kiện khả năng tài chính hiện tại của họ chưa tự trang trải được Điều nay
về mặt xã hội cũng như kinh tế đều góp phần bảo đảm chất lượng cuộc sống tốt hơn
1.1.3.3 Lợi ích đối với nền kinh tế
Khi nhu cầu chi tiêu của khách hàng sẽ được thoả mãn nhanh hơn nhờ có các khoản vay tiêu dùng, nhu cầu về hàng hoá dịch vụ sẽ tăng lên và nó kích sản xuất phát triển để đáp ứng nhu cầu tăng thêm này
Bằng cách hỗ trợ người tiêu dùng:
CVTD xóa bỏ vòng luẩn quẩn đối với những người có thu nhập thấp, nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cá nhân và hộ gia đình, có điều kiện kiếm được công việc có mức thu nhập cao hơn
CVTD kích cầu, thúc đẩy sản xuất phát triển từ đó từ đó tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm tệ nạn xã hôi……
1.1.3.4 Lợi ích đối với nhà sản xuất
Cho vay tiêu dùng kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao hơn khiến các nhà sản xuất sẽ bán được nhiều sản phẩm từ đó đtôi lại lợi nhuận cho nhà sản xuất từ đó mở rộng quy mô, mở rộng thị trường Đồng thời tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, để tồn tại được nhà sản xuất phải nâng cao chất lượng, dịch
vụ , đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã, chủng loại từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển
1.2 CÁC HÌNH THỨC CHO VAY TIÊU DÙNG TRONG NHTM
Trang 151.2.1 Căn cứ vào phương thức hoàn trả
Cho vay tiêu dùng có thể chia làm ba loại sau:
1.2.1.1 Cho vay tiêu dùng trả góp (Intallment Consumer Loan)
Là hình thức cho vay trong đó người đi vay trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay Phương thức này thường được áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết số nợ vay
Đối với ngân hàng khi cho vay tiêu dùng trả góp thì cần chú ý:
Loại tài sản được tài trợ: Ngân hàng nên, thường chỉ muốn tài trợ cho nhu cầu mua sắm những tài sản có thời hạn sử dụng lâu bền hoặc có giá trị lớn Thiện chí trả nợ của người đi vay sẽ tốt hơn vì tài sản hình thành từ số tiền vay đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của họ
Số tiền trả trước (Down payment): Thông thường ngân hàng thường yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm Số tiền còn lại ngân hàng sẽ cho vay Số tiền trả trước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại tài sản, thị trường tiêu thụ tài sản sau khi đã sử dụng, môi trường kinh tế, năng lực tài chính của người vay
- Loại tài sản: Đối với những tài sản có mức độ giảm giá nhanh thì số tiền trả trước nhiều và ngược lại
- Thị trường tiêu thụ tài sản sau khi đã sử dụng: Tài sản sau khi đã sử dụng mà vẫn có thể mua, bán dễ dàng thì số tiền trả trước có xu hướng thấp, còn rất khó tìm được thị trường tiêu thụ thì số tiền trả trước thường sẽ cao hơn
- Môi trường kinh tế: Nền kinh tế phát triển cao và ổn định, thu nhập của người dân tăng thì việc cho vay sẽ an toàn hơn Nếu nền kinh tế khủng hoảng hay phát triển kém ổn định ở một số ngành nghề thì việc cho vay với những khách hàng làm việc trong những lĩnh vực này sẽ rủi ro hơn
- Năng lực tài chính của người đi vay: Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng trả nợ của khách hàng Nếu khách hàng có một công việc ổn định, thu nhập cao và ổn định thì khả năng tài chính của khách hàng là tốt
Trang 16 Chi phí tài trợ (Finance charge)
Là chi phí người đi vay trả cho ngân hàng trong việc sử dụng vốn gồm lãi vay
và các chi phí khác Chi phí tài trợ phải trang trải được chi phí vốn tài trợ, chi phí hoạt động, rủi ro, đồng thời mang lại lợi nhuận thoả đáng cho ngân hàng
Điều khoản thanh toán
- Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phải phù hợp với khả năng về thu nhập, trong mối quan hệ hài hoà với nhu cầu chi tiêu của khách hàng
- Giá trị của tài sản tài trợ không thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thu hồi
- Kỳ hạn trả nợ thường theo tháng thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng
- Thời hạn trả nợ không quá dài, nó bị giới hạn bởi thời hạn của tài sản tài trợ
Để tính số tiền trả nợ mỗi định kỳ của khách hàng, ngân hàng có thể áp dụng nhiều phương pháp tính, tuỳ vào sự thoả thuận của ngân hàng và khách hàng sao cho phù hợp với cả hai bên
Một là: Phương pháp gộp (Add-on Method)
Đây là phương pháp đơn giản và dễ hiểu
T = V n L (1.1)
với L = V x r x n (1.2) Trong đó:
L: Chi phí tài trợ (gồm lãi vay phải thanh toán và các chi phí khác) T: Số tiền khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng mỗi kỳ hạn
r : Lãi suất tính cho mỗi kỳ hạn
n: Số kỳ hạn
V: Vốn gốc
Theo phương pháp gộp thì tiền lãi được tính trên số vốn ban đầu, số tiền gốc lại được trả dần trong từng kỳ Vì vậy, lãi suất dùng để tính lãi không phải là lãi suất thực áp dụng đối với người đi vay Để bảo vệ quyền lợi của người đi vay, các ngân hàng thường phải tính toán ra lãi suất hiệu dụng (Effective Interest Rate - i) và niêm yết cho người đi vay dễ dàng cân nhắc chi phí vay mượn mà mình phải trả cho ngân hàng, từ đó có quyết định hợp lý
Trang 17Công thức thường được áp dụng để qui đổi ra lãi suất hiệu dụng như sau:
Hai là: Phương pháp lãi đơn (Simple Interest Method)
Với phương pháp này, vốn gốc trả theo từng định kỳ đều nhau, bằng cách lấy số gốc ban đầy chia cho số kỳ hạn thanh toán Còn lãi người đi vay phải trả trong mỗi định
kỳ được tính trên số vốn gốc còn lại khách hàng còn thiếu của ngân hàng
Ba là: Phương pháp hiện giá
Với phương pháp hiện giá: Số tiền khách hàng phải trả trong mỗi định kỳ là như nhau, trong đó số tiền lãi giảm dần, số tiền gốc tăng dần
- Nếu khách hàng trả gốc và lãi vào đầu kỳ:
)1( 1 )
r)(1 nr
V: Số vốn ngân hàng thực tế tài trợ cho khách hàng T: Số tiền khách hàng phải thanh toán mỗi định kỳ n: Số kỳ hạn trả nợ
Trang 18r: Lãi suất
Vấn đề phân bổ lãi theo thời gian
Khi sử dụng phương pháp gộp để tính lãi, các ngân hàng thường tiến hành phân bổ lại phần lãi cho vay đã được tính
- Phương pháp đường thẳng ( Straight-line Method ): Theo phương pháp này, phần lãi cho vay được phân bổ ở mỗi kỳ tương ứng với tỷ trọng số tháng tính lãi trong kỳ đó so với toàn bộ số tháng tính lãi của thời hạn vay
- Phương pháp lãi ( Interest Method ): Theo phương pháp này, đầu tiên lãi suất vay được đổi thành lãi suất hiệu dụng Sau đó, lãi suất hiệu dụng được áp dụng cho phương pháp hiện giá để phân bổ lãi
- Phương pháp tỷ suất lợi tức hiệu dụng (Effective Yield Method): Đây còn được gọi là phương pháp quy tắc 78
Vấn đề trả nợ trước hạn
Khi sử dụng phương pháp gộp để tính và phân bổ lãi cho khách hàng: Nếu khách hàng trả nợ trước hạn thì ngân hàng phải tính lại số lãi ngân hàng phải thu Khi khách hàng trả tiền trước hạn thì thời hạn sẽ khác thời hạn ban đầu, do đó lãi suất cũng thay đổi Lúc này, ngân hàng sẽ sử dụng phương pháp phân bổ lãi cho vay để tính số lãi thực thu, dựa trên số thời hạn nợ thực tế
1.2.1.2 Cho vay tiêu dùng phi trả góp (Noninstallment Consumer Loan)
Theo đó, số tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn Vì vậy, cho vay tiêu dùng phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay
có giá trị nhỏ với thời hạn vay không dài
1.2.1.3 Cho vay tiêu dùng tuần hoàn (Revolving Consumer Credit)
Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, séc do ngân hàng phát hành cho phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai của khách hàng tại ngân hàng Thời hạn tín dụng sẽ được thỏa thuận dựa vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập của khác hàng, khách hàng được vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng
Để tính lãi thì ngân hàng cũng có thể sử dụng các cách sau:
Trang 19- Lãi được tính trên số dư nợ được điều chỉnh: Số dư nợ để tính lãi là số dư nợ cuối cùng của mỗi kỳ sau khi khách hàng đã thanh toán nợ cho ngân hàng
- Lãi được tính dựa vào số dư nợ trước khi được điều chỉnh: Số dư nợ dùng để tính lãi là số dư nợ mỗi kỳ có trước khi khoản nợ được thanh toán
- Lãi được tính trên cơ sở số dư nợ bình quân: Số tiền tính lãi là số dư nợ bình quân của dư nợ đầu kỳ và cuối kỳ
1.2.2 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ
1.2.2.1 Cho vay tiêu dùng gián tiếp (Indirect Consumer Loan)
Là hình thức cho vay, trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do các
công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng gián tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp
(1) Ngân hàng và công ty bán lẻ ký hợp đồng mua bán
(2) Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hóa (3) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng
(4) Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu cho ngân hàng
(5) Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ
(6) Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng
Cho vay tiêu dùng gián tiếp ngân hàng có được một số lợi ích sau:
Giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động khác
Cho vay tiêu dùng gián tiếp an toàn hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp
Giúp cho ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng
Ngân hàng Công ty bán lẻ
Người tiêu dùng
(1) (4) (5)
Trang 20 Giúp cho ngân hàng tiết kiệm được chi phí cho vay
Cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số nhược điểm sau:
Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng
Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ bán chịu hàng
Kỹ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao
Các phương thức CVTD gián tiếp:
Tài trợ có mua lại: Nếu rủi ro xảy ra, người tiêu dùng không trả nợ thì ngân hàng thường thanh lý tài sản để thu hồi nợ.Trường hợp có thỏa thuận trước thì ngân hàng có thể bán trở lại cho công ty bán lẻ phần nợ mình chưa được thanh toán, kèm theo tài sản đã được thụ đắc trong một thời gian nhất định
Tài trợ truy đòi toàn bộ: Khi bán cho ngân hàng các khoản nợ, công ty bán lẻ cam kết sẽ thanh toán cho ngân hàng toàn bộ các khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu dùng không thanh toán cho ngân hàng
Tài trợ miễn truy đòi: Sau khi bán các khoản nợ cho ngân hàng,công ty bán lẻ không chịu trách nhiệm cho việc chúng có được hoàn trả hay không
Tài trợ truy đòi hạn chế: Trách nghiệm của công ty bán lẻ đối với các khoản
nợ chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định
1.2.2.2 Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct Consumer Loan)
Là các khoản vay mà ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng vay và trực tiếp thu nợ từ khách hàng vay
Cho vay tiêu dùng gián trực tiếp có thể xem xét qua sơ đồ sau:
Trang 21
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp
(1) Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay
(2) Người tiêu dùng trả trước một phần tài sản cho công ty bán lẻ
(3) Ngân hàng thanh toán số tiền còn thiếu cho công ty bán lẻ
(4) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng
(5) Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng
Cho vay tiêu dùng trực tiếp ngân hàng có được một số lợi ích sau:
CVTD trực tiếp còn linh hoạt hơn cho vay tiêu dùng gián tiếp: Nhân viên Ngân hàng có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, có rất nhiều lợi thế có thể phát sinh, có khả năng làm thỏa mãn quyền và lợi ích cho cả hai phía
Tận dụng kinh nghiệm chuyên môn, sở trường của nhân viên tín dụng tạo cơ
sở để thẩm định tín dụng chính xác hơn, quản lý tín dụng hiệu quả hơn
Cho vay tiêu dùng trực tiếp ngân hàng gặp một số rủi ro:
Ngân hàng thường khó khăn trong việc tăng doanh số cho vay vì số lượng CVTD lớn mà cán bộ của ngân hàng lại phải tiếp xúc trực tiếp nên ngân hàng
sẽ không đủ cán bộ để đáp ứng nhu cầu khách hàng
Trong CVTD trực tiếp, ngân hàng chịu trách nhiệm tất cả các khâu của qui trình tín dụng nên có chi phí cao dẫn đến lãi suất cho vay cao hơn
1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trang 22Cho vay tiêu dùng rất dễ nhạy cảm với mỗi sự thay đổi của nền kinh tế Các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường kinh tế là chu kì kinh tế, tốc độ lạm phát, mức độ
ổn định của giá cả, lãi suất, tình trạng thất nghiệp Những nhân tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng và mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM Khi nền kinh tế tăng trưởng, cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại cũng có xu hướng tăng trưởng theo Nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nhu cầu đầu tư, các DNVVN mở rộng sản xuất, kích thích nhu cầu tín dụng Sản xuất phát triển là cơ hội để các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, nâng cao chất lượng các khoản vay, thu hồi nợ thuận lợi
1.3.1.2 Môi trường pháp lý (chính trị - pháp luật)
Môi trường pháp lý bao gồm các hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực cho vay tiêu dùng Hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại cũng phải tuân thủ các qui định của Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự và các qui định khác Các qui định rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo tính trật
tự và ổn định thị trường, để cho vay tiêu dùng diễn ra thông suốt và hiệu quả Khi môi trường pháp lý thay đổi, CVTD cũng thay đổi, chẳng hạn chính sách khuyến khích hay hạn chế của Nhà nước ban hành để định hướng phát triển theo đúng mục tiêu tài chính quốc gia
1.3.1.3 Khách hàng vay vốn
Khách hàng là nhân tố quan trọng cho kế hoạch mở rộng CVTD của ngân hàng Khách hàng là người lựa chọn và đưa ra quyết định vay vốn từ ngân hàng Khách hàng vay tiêu dùng thường là những người có nhu cầu rất đa dạng, họ đến ngân hàng vay để thỏa mãn những nhu cầu vô cùng đa dạng từ mua sắm hàng hóa giá trị thấp cho tới những món vay bất động sản hàng tỷ đồng Ngoài ra, xu hướng của xã hội trong những năm tới đã có sự chuyển biến mạnh từ “ăn chắc mặc bền” sang “ăn ngon mặc đẹp” biểu hiện qua sự tiêu dùng ngày càng đa dạng và cao cấp của giới trẻ Đây chính là nguồn khách hàng có tiềm năng to lớn đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng của các NHTM
Trang 231.3.2 Nhân tố chủ quan
1.3.2.1 Nguồn vốn của ngân hàng
Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn tự có và vốn huy động, gây tác động trực tiếp tới việc mở rộng CVTD,là cơ sở để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh đồng thời là công cụ nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng Hiện nay cho vay đến trên 90% nguồn vốn mà nguồn vốn tự có của ngân hàng
là rất nhỏ Chính vì vậy, chất lượng và quy mô nguồn vốn huy động sẽ quyết định đến khả năng cho vay của ngân hàng
Vốn tự có của các ngân hàng thể hiện tiềm lực tài chính của ngân hàng đó Nó
là cái đệm rủi ro cho các hoạt động của các ngân hàng, cũng là yếu tố tạo ra sự tin tưởng của khách hàng đối với hình ảnh và uy tín của ngân hàng
Huy động vốn là khâu quan trọng sẽ được sử dụng làm nguồn để cung cấp tín dụng cho khách hàng Khi mà chi phí nguồn vốn huy động càng thấp thì lãi suất cho vay càng thấp, tạo ra lợi thế cạnh tranh về lãi suất Đây là điều kiện của ngân hàng cạnh tranh thành công với các ngân hàng đồng thời mở rộng cho vay tiêu dùng
1.3.2.2 Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của NHTM tác động mạnh mẽ đến hoạt động cho vay tiêu dùng Khi ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng mở rộng, việc mở rộng cho vay tiêu dùng sẽ thuận lợi
1.3.2.3 Quy trình cấp tín dụng
Quy trình tín dụng hợp lý, các thủ tục và kỹ thuật được xây dựng khoa học, sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng Từ đó, chất lượng khoản tín dụng được nâng cao tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng CVTD
1.3.2.4 Thông tin tín dụng
Đây là yếu tố quyết đinh đến chất lượng của một khoản vay Vì vậy thông tin
mà ngân hàng nhận được là do khách hàng cung cấp nên đối với CVTD thì việc xây dựng được một hệ thống thu nhập xử lý và lưu trữ thông tin về khách hàng là vô cùng cần thiết, đtôi lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động kiển tra và thẩm định khách hàng Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng CVTD
Trang 241.3.2.5 Công tác tổ chức
Một bộ máy tinh gọn và chuyên nghiệp sẽ giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả Hiện nay, các phòng trong ngân hàng được chuyên môn hóa, phòng QHKH cá nhân được tách riêng, trong đó có cho vay tiêu dùng Chính điều này đã tạo ra sự nhanh chóng chính xác và hiệu quả trong hoạt động CVTD
1.3.2.6 Công tác nhân sự
Các ngân hàng không chỉ cạnh tranh để thu hút khách hàng mà còn cạnh tranh
để thu hút và tuyển dụng được các nhân viên giỏi Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc và đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng Đội ngũ cán bộ có chuyên môn tốt, năng động sáng tạo trong công việc luôn sẽ thúc đẩy cho vay trở nên nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chất lượng cho vay cao, tăng tính cạnh tranh nhờ đó thu hút khách hàng, mở rộng được hoạt động cho vay tiêu dùng
1.3.2.7 Cơ sở vật chất, thiết bị
Cơ sở vật chất phần nào thể hiện hình ảnh của ngân hàng, tất cả các quy trình nghiệp vụ của ngân hàng đều được xử lý bằng phầm mềm và phần cứng của thiết bị thông tin được dùng trong ngân hàng
Công nghệ hiện đại giúp ngân hàng đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, bảo mật thông tin khách hàng tốt hơn Tạo ra sự thuận tiện, thoải mái cho quá trình giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng, từ đó giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn
Trang 25CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH
SỞ GIAO DỊCH 1- NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1 Vài nét về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh sở giao dịch 1
CN SGD1 được thành lập vào ngày 28/3/1991 theo quyết định số 76/QĐ/TCC của Giám đốc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Gần 20 năm hoạt động đến nay, CN SGD 1 đã trải qua nhiều thay đổi về cơ cấu tổ chức và đạt được nhiều thành tích Sự ra đời của SGD 1 là một tất yếu hợp qui luật, với tư cách thay mặt hội sở chính trực tiếp giao dịch khách hàng, kinh doanh, bên cạnh truyền thống cấp phát vốn và phục vụ trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản CN SGD từng bước trở thành đơn vị chủ lực trong hệ thống BIDV về qui mô và doanh số hoạt động CN SGD là đơn vị hàng đầu triển khai thành công hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán, triển khai
mô hình tổ chức mới theo hướng ngân hàng thương mại hiện đại,nâng cao sức cạnh tranh và góp phần quảng bá thương hiệu BIDV
2.2 MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1
2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh Sở Giao Dịch I NHĐT&PTVN
Trang 26Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy CN SGD1
(Nguồn: Tài liệu phòng tổ chức nhân sự CN SGD1)
Trang 272.2.2 Chức năng và nhiệm vụ
Ban giám đốc SGD 1: chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, Hội Đồng quản trị và
ban giám đốc BIDV về mọi hoạt động của SGD theo nhiệm vụ và quyền hạn được qui định
Khối Quan hệ khách hàng: Phòng QHKH doanh nghiệp (QHKH 1, 2, 4, 5) có
nhiệm vụ marketing và bán sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp bao gồm: tín dụng- bảo lãnh, huy động vốn tổ chức, mua bán ngoại tệ Trực tiếp đề xuất hạn mức giới hạn tín dụng, theo dõi QLRR Phòng QHKH cá nhân (QHKH 3) Marketing và bán các sản phẩm bán lẻ cho các cá nhân, hộ gia đình
Khối Quản lý rủi ro: Phòng quản lý rủi ro 1: rà soát và đánh giá quản lý rủi ro tín
dụng, Phòng quản lý rủi ro 2: quản lý rủi ro tác nghiệp, chất lượng ISO
Khối tác nghiệp: Phòng Quản trị tín dụng thực hiện tác nghiệp và quản trị cho
vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của IDV và của Chi nhánh Các Phòng Giao dịch được thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng đối với khách
hàng phù hợp với quy mô và khả năng của Phòng giao dịch
Khối Quản lý nội bộ: Phòng tài chính kế toán thực hiện hạch toán kế toán mọi
hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ phát sinh tại SGD I Phòng điện toán thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin phục vụ hoạt động SGD I, tham mưu chiến lược phát triển công nghệ thông tin
2.3 CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ
2.3.1 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Sở Giao Dịch 1 ngân hàng Đầu Tư
và Phát Triển Việt Nam
2.3.1.1 Cho vay xây dựng mới, sửa chữa cải tạo, mua nhà ở
Là hình thức cho vay nhằm đáp ứng việc xây dựng, mua, cải tạo và nâng cấp nhà
ở cho khách hàng khi khả năng tài chính của họ chưa chuẩn bị được
Điều kiện vay
Người vay phải có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn nội thành Hà Nội, có mục đích sử dụng vốn hợp pháp, có dự toán chi phí có hợp đồng giao thầu (đối với sửa nhà
và xây nhà) Người vay là người đứng tên chủ sở hữu nhà, quyền sử dụng đất Người vay phải có thu nhập đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời gian vay vốn
Mức cho vay
Trang 28Tùy theo nhu cầu của khách hàng và khả năng trả nợ nhưng không quá 85% giá trị tài sản thế chấp của khách hàng
Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay trên cơ sở thỏa thuận, cho vay mua nhà tối đa không quá 20 năm, cho vay sửa chữa nâng cấp thời hạn tối đa không quá 5 năm
Lãi suất cho vay
Khách hàng trả góp vốn vay và lãi được trả phụ thuộc vào dòng tiền trả nợ Lãi được tính trên dư nợ giảm dần
Hồ sơ vay vốn
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm kế hoạch trả nợ
- Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập, khả năng trả nợ
- Hợp đồng mua bán hoặc sửa chữa, xây dựng nhà, mua nhà
- Hồ sơ tài sản đảm bảo
2.3.1.2 Cho vay đảm bảo GTCG ,thẻ tiết kiệm
Là hình thức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu ứng trước tiền gửi của khách hàng
để đa dạng hóa sản phẩm gia tăng các tiện ích, các sản phẩm huy động vốn dân cư
Điều kiện vay
Khách hàng cá nhân có nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh đầu tư và tiêu dùng có đảm bảo 100% khoản vay bằng cầm cố giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm Khách hàng này phải có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
Mức cho vay
- GTCG, TTK nhóm 1 mức cho vay tối đa bằng 100% giá trị TSĐ
- GTCG, TTK nhóm 2 mức cho vay tối đa bằng 80% giá trị TSĐ
Thời hạn cho vay
Tùy theo nhu cầu và sự thỏa thuận của khách hàng và ngân hàng phải phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn, đặc điểm của giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm Đối người nước ngoài thì không quá thời hạn sinh sống hoạt động tại Việt Nam
Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay căn cứ vào mục đích cho vay, qui định hiện hành của NHNN
Hồ sơ vay vốn
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm hợp dồng tín dụng (bản gốc)
Trang 29- GTCG, TTK thuộc sở hữu của khác hàng vay hoặc bên thứ 3 (bản gốc)
- GTCG (ghi sổ)phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu GTCG (bản gốc)
- Phương án /dự án sản suất kinh doanh, đầu tư (bản gốc)
- CMT/Hộ chiếu còn hiệu lực của người vay và bên thứ ba (bản sao)
2.3.1.3 Cho vay du học
Là sản phẩm hỗ trợ tài chính du học
Điều kiện vay vốn
- Có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn nơi có trụ sở của hệ thống BIDV
- Có thu nhập ổn định đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng
- Có giấy chứng minh các khoản phải trả của cơ sở giáo dục nước ngoài cộng với chi phí sinh hoạt
Thời gian cho vay
Thời gian cho vay tối đa là 10 năm
Hồ sơ vay vốn
- Hồ sơ thân nhân pháp lý
- Hồ sơ chứng minh mục đích vay vốn như giấy báo nhập học, chi phí sinh hoạt
- Hồ sơ tài sản đảm bảo
2.3.1.4 Cho vay đối với CBCNV để góp vốn mua cổ phần của BIDV
Điều kiện vay
Là cán bộ công nhân viên của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
Mức cho vay
Tối đa 85% tổng giá trị cổ phần được mua (theo thông báo của công đoàn)
Thời hạn cho vay
Phù hợp với mục tiêu đầu tư đối với từng loại cổ phần hoặc phần vốn góp cũng như thời gian còn lại của hợp đồng lao động, thời gian công tác còn lại của cán bộ công nhân viên tối đa không quá 5 năm
Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay được áp dụng cố định được xác định bằng giá chuyển vốn nội
bộ cùng kỳ hạn vay đối với VNĐ tại thời điểm vay + phí ngân hàng 1%/năm
Hồ sơ vay vốn
Trang 30- Giấy đề nghị vay vốn của cán bộ công nhân viên có chữ ký xác nhận của chồng (vợ) cán bộ công nhân viên
- Hồ sơ vay vốn BIDV về việc bán ủy thác cổ phần, góp vốn tới cán bộ công nhân viên
- Chứng minh thư/hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm
- Hợp đồng tín dụng (hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay)
- Danh sách cán bộ công nhân viên đề nghị người đại diện đứng ra vay vốn (chữ
ký của cán bộ, người đại diện, lãnh đạo đơn vị)
2.3.1.5 Thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng
Thấu chi là hình thức cho khách hàng được chi số tiền vượt quá số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại BIDV
Điều kiện cấp thấu chi
- Mở tài khoản tiền gửi cá nhân tại chi nhánh cấp hạn mức thấu chi
- Có thu nhập thường xuyên đảm bảo khả năng trả nợ
Thời hạn hạn mức thấu chi
Đến 12 tháng và phù hợp với thời gian còn lại của hợp đồng lao động
Hạn mức thấu chi
Là số tiền tối đa IDV chấp thuận cho khách hàng thấu chi
Lãi suất cho vay
Lãi suất thấu chi xác định cố định hoặc thả nổi trong thời hạn của hạn mức
Hồ sơ vay vốn
- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động
- Giấy đề nghị cấp hạn mức thấu chi
- Hợp đồng cấp hạn mức thấu chi
- Chứng minh thư, hộ chiếu
- Hồ sơ tài sản đảm bảo
2.3.1.6 Cho vay mua ô tô
Điều kiện vay
- Khách hàng phải là người đứng tên chủ sở hữu xe ô tô được ngân hàng cho vay
Có mức thu nhập trung bình hàng tháng trong vòng từ 3 đến 6 tháng gần nhất tối thiểu 5 triệu đồng trở lên
Trang 31- Có Giấy uỷ quyền của các thành viên trong Hộ gia đình cho chủ hộ hoặc cho một thành viên hộ gia đình đứng tên vay vốn (đối với khách hàng là hộ gia đình)
- Khách hàng vay mua ô tô phục vụ mục đích kinh doanh thì khách hàng phải có giấy phép kinh doanh
Mức cho vay
- Tài sản bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Đối với xe ô tô mới 100% xuất xứ từ các nước G7 mức cho vay tối đa bằng 80% giá trị xe, xuất xứ từ các nước khác với các nước G7 và các loại xe ô tô đã qua sử dụng tối đa bằng 70% giá trị xe
- Tài sản bảo đảm bằng tài sản của khách hàng thì mức cho vay tối đa 95% giá trị
xe (vay mua ô tô mới), mức cho vay tối đa 90% giá trị xe (vay mua ô tô đã qua
sử dụng)
Thời hạn cho vay
- Đối với xe ô tô mới 100% xuất xứ từ các nước G7 ( Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu): thời hạn cho vay tối đa 5 năm
- Đối với xe ô tô mới 100% xuất xứ từ các nước khác với các nước G7 và các loại
xe ô tô đã qua sử dụng: thời hạn cho vay tối đa 3 năm
Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay trên cơ sở thỏa thuận chi nhánh và khách hàng phù hợp với các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước
- Lãi suất cho vay là lãi suất thả nổi, 3 tháng hoặc 6 tháng điều chỉnh một lần đối với các khoản cho vay trung dài hạn
- Đối với các khách hàng truyền thống, có độ tín nhiệm cao (khách hàng quan trọng, khách hàng thân thiết), áp dụng lãi suất cho vay theo chính sách của BIDV hoặc theo quy định cụ thể trong từng thời kỳ
Hồ sơ vay vốn
- Giấy đề nghị vay vốn mua ô tô kiêm kế hoạch trả nợ
- Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập, khả năng trả nợ của KH
- Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy tạm trú dài hạn
- Hợp đồng mua bán xe hóa đơn GTGT
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, hoặc xác nhận độc thân
Trang 322.3.2 Vị trí và các đối thủ cạnh tranh:
Chi nhánh SGD1 đặt trụ sở tại tòa tháp Vincom A – Quận Hai à Trưng Đây là một trong những địa điểm tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh Quận Hai à Trưng là quận trung tâm của thành phố, tập trung nhiều công ty và các cơ quan, đặc biệt khu vực này có lượng lớn dân cư thu nhập cũng như trình độ dân trí cao, một số trung tâm thương mại lớn trên địa bàn Vincom Plaza sẽ là thị trường tiềm năng cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển trên địa bàn
Hiện nay, tại địa bàn hoạt động của chi nhánh SGD1 có khá nhiều chi nhánh NHTM như Vietinbank, Military ank, Vietcombank…Tuy nhiên hoạt động tại tháp
A Vincom với vị trí giao thông thuận tiện, đặc biệt phòng GDKHCN với phong cách làm việc chuyên nghiệp Trong thời gian tới, với sự bùng nổ của dịch vụ bán lẻ và các dịch vụ ngân hàng, địa bàn quận Hai à Trưng đặc biệt tại khu vực thương mại Vincom sẽ có rất nhiều các ngân hàng CP đặt trụ sở giao dịch
2.4 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CN SGD1 BIDV:
Hiện nay, tổng nguồn vốn của chi nhánh SGD1 chiếm 10% tổng nguồn vốn của toàn hệ thống, là thành viên đóng góp nhiều nhất vào kết quả hoạt động kinh doanh
Vì vậy CN SGD1 luôn là đơn vị đứng đầu và giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong suốt thời gian qua
Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn CNSGD1 NH ĐT&PTVN qua các năm
Trang 33Qua biểu đồ trên tổng tài sản của chi nhánh SGD1 NHĐT&PTVN có xu hướng tăng qua các năm Năm 2008 tổng tài sản đạt 28,022,305 triệu đồng Năm 2009 tổng tài sản là 31,945,428 triệu đồng tăng 3,923,123 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 14% so với năm 2008 Năm 2010 tổng tài sản là 37,376,151 triệu đồng tăng 5,430,723 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 17% so với năm 2009 và tăng 9,353,846 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 33.4% so với năm 2008
Sự tăng lên của tổng tài sản hay tổng nguồn vốn của CN SDG1 NHĐT&PTVN cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh không ngừng được nâng cao
2.4.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của bất
cứ ngân hàng nào Nếu không huy động được vốn, ngân hàng không thể thực hiện các loại hình sản phẩm, dịch vụ khác được Nhìn chung vốn chi phối toàn bộ hoạt động và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng của NHTM Nhận thức được vai trò của nguồn vốn huy động chi nhánh Sở Giao Dịch 1 luôn xác định tạo vốn là khâu mở đường, là cơ sở bảo đảm hoạt động kinh doanh của chi nhánh phát triển Hoạt động của chi nhánh SGD 1 đã đạt được những dấu ấn và thành tựu đáng ghi nhận, thể hiện
qua các chỉ tiêu và kết quả cụ thể:
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của CN SGD1 NHĐT&PTVN
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tuyệt đối % TT Tuyệt đối % TT Huy động vốn 24,696,898 27,450,416 11.15% 29,956,272 9.1%
1 Tiền gửi của tổ
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2008-2009-2010)
Phân tích theo thành phần của huy động vốn
Trang 34Biểu đồ 2.2: Biểu đồ huy động vốn theo thành phần chi nhánh SGD 1
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2008-2009-2010)
Huy động vốn của chi nhánh chủ yếu được hình thành từ 3 thành phần tiền gửi của tổ chức, tiền gửi dân cư và huy động khác Sự thay đổi của các thành phần làm cho huy động vốn của chi nhánh tăng lên là một thuận lợi để chi nhánh mở rộng hoạt động tín dụng của mình, vì khi nguồn vốn dồi dào thì chi nhánh có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách tối đa Nguồn vốn lớn còn cho thấy uy tín của ngân hàng đối với cá nhân và tổ chức, đó cũng là thuận lợi không nhỏ của chi nhánh Căn cứ vào kết quả hoạt động huy động vốn qua các năm qua tăng lên một cách đáng kể Năm 2008, tổng vốn huy động của CN là 24,696,898 triệu đồng thì năm 2009
đã tăng lên 27,450,416 triệu đồng,tức là vốn huy động sau 1 năm đã tăng lên 2,753,518 triệu đồng với tốc độ tăng là 11.15 % Đây thực sự là một con số ấn tượng đối với một chi nhánh SGD 1 Tuy nhiên sang năm 2010, tốc độ tăng này đã giảm đi đáng kể, so với 2009 chỉ tăng lên 2,505,856 triệu đồng giảm 247,662 triệu đồng so
Trang 35với mức tăng trong năm 2009, tốc độ tăng chỉ còn 9.1% Điều này phản ánh đúng xu hướng phát triển nền kinh tế VN trong thời gian này
Năm 2008, tiền gửi của tổ chức là 22,485,352 triệu đồng thì năm 2009 tiền gửi của tổ chức là 25,343,885 triệu đồng, tăng lên 12.7%.so với năm 2008 Năm 2010, tiền gửi của tổ chức là 28,588,019 triệu đồng đã tăng lên 12.8% so với 2009
Năm 2008, tiền gửi dân cư của chi nhánh là 2,133,311triệu đồng thì năm 2009 tiền gửi dân cư đã giảm xuống là 1,986,000triệu đồng, giảm 7% so với năm 2008 Năm 2010, tiền gửi dân cư là 1,220,000 triệu đồng, giảm -38.5% so với 2009
Năm 2008, huy động khác là 78,235 triệu đồng thì năm 2009 đã tăng lên là 120,531triệu đồng, tăng lên 54.1% so với năm 2008 Năm 2010, huy động khác là 148,253 triệu đồng đã tăng lên 23% so với 2009
Phân tích theo cơ cấu của huy động vốn
Tiền gửi của
tổ chức 91%
Tiền gửi dân cư 9%
Huy động khác 0%
Năm 2008
Tiền gửi của
tổ chức 92%
Tiền gửi dân cư 7%
Huy động khác 1%
Năm 2009
Tiền gửi của tổ chức 92%
Tiền gửi dân cư 7%
Huy động khác 1%
Năm 2010
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ huy động vốn theo cơ cấu chi nhánh SGD 1
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2008-2009-2010)
Trang 36Qua biểu đồ ta thấy trong cơ cấu nguồn huy động của chi nhánh, tiền gửi của tổ chức luôn chiếm tỷ trọng cao Năm 2008, tỷ trọng tiền gửi của tổ chức chiếm xấp xỉ 91% Năm 2009 cơ cấu này đã có ít nhiều biến đổi, tỷ trọng tiền gửi của tổ chức tăng lên đáng kể là 92.3% Đến cuối năm 2010 tỷ trọng tiền gửi của tổ chức tăng lên là 95.3% Nguyên nhân là 2010 chi nhánh tiếp tục tiếp cận được với những khách hàng
là các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế… nên đã huy động được lượng tiền gửi của tổ chức lớn Đây là nguồn vốn có thời hạn gửi ổn định và là một trong nhiều yếu
tố quan trọng góp phần tiết kiệm chi phí HĐV cho ngân hàng
Tiền gửi của cá nhân luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu huy động của chi nhánh Năm 2008, tỷ trọng tiền gửi cá nhân chiếm xấp xỉ 8.64% Năm 2009 cơ cấu này đã có ít nhiều biến đổi, tỷ trọng tiền gửi của cá nhân giảm đi đáng kể là 7.23 % Đến cuối năm 2010 tỷ trọng tiền gửi của cá nhân giảm xuống còn 4.07% do lãi suất huy động của chi nhánh không cạnh tranh so với cá NHTM khác trên địa bàn nên huy động vốn từ dân cư bị giảm sút đáng kể
Phân tích theo chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh tại CN SDG1:
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2009-2010
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ Tiêu (1) TH 2009 (2) TH 2010 (3) KH 2010 (4) % TH/ KH
(5)=(3)/(4) HĐV cuối kỳ bán lẻ 1,986 1,220 1,210 101% HĐV bình quân bán lẻ - 1,644 885 103%
(Nguồn: dựa trên số liệu của PGDKHCN, QHKH3)
Chỉ tiêu KHKD bán lẻ được NH ĐT&PT VN giao năm 2010, CN SGD1 đã hoàn thành được chỉ tiêu đó là: HĐV cuối kỳ bán lẻ, HĐV bình quân bán lẻ Đến thời điểm 31/12/2010, số dư HĐV cuối kỳ bán lẻ của CN SGD1 là 1,220 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch năm 2010, số dư HĐV bình quân bán lẻ cũng đạt 1,644 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch năm 2010, hoàn thành xuất sắc kế hoạch HĐV bán lẻ năm 2010
Trang 37 Phân tích theo cơ cấu theo kỳ hạn của tiền gửi cá nhân
Bảng 2.3: Vốn huy động dân cư theo kỳ hạn CN SDG1
Số tuyệt đối
Tỷ lệ (%) TGKH<12T 682,161 89.62 996,913 81.7 314,752 46,1
TGKH >=12T 78,994 10.38 223,087 18.3 144,093 182
(Nguồn: dựa trên số liệu của PGDKHCN, QHKH3)
Số liệu cho thấy tiền gửi kỳ hạn ngắn có xu hướng tăng mạnh trong năm 2010
Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tại thời điểm 31/12/2010 chiếm 18.3% tổng
tiền gửi, tăng 182% so với cùng kỳ năm trước ên cạnh đó lượng tiền gửi có kỳ hạn
trên 12 tháng giảm 314,752 tỷ đồng tương đương 46.1% so với 31/12/2009 Thực tế
cho thấy những tháng gần đây do lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 2 tháng trở lên
biến động phức tạp và có xu hướng tăng lên trong dài hạn, dẫn đến các khách hàng
đều lựa chọn kỳ hạn ngắn để đầu tư
Phân tích theo cơ cấu theo loại tiền
Bảng 2.4: Huy động vốn của dân cư theo loại tiền của CN SDG1
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tiền gửi CKH
VND 405,568 53.28 755,532 92.1 349,964 86.2
Tiền gửi CKH
ngoại tệ 355,586 46.72 464,468 7.9 108,882 30.6
(Nguồn: dựa trên số liệu của PGDKHCN, QHKH3)
Tỷ trọng HĐV VND đang có xu hướng tăng lên, đến 31/12/2010 số vốn huy
động VND tại CN SGD1 là 755,532 tỷ đồng, tăng 349,964 tỷ đồng, tương đương
86.2% so với 31/12/2009 Lượng huy động ngoại tệ tại chi nhánh Sở giao dịch 1 vẫn
tăng trưởng khá ổn định, đến 31/12/2010 số ngoại tệ huy động được tại chi nhánh đạt
464,468 tỷ đồng quy đổi, tăng 30.6% so với so với 31/12/2009
Comment [U3]: sửa thành “Vốn huy
động dân cư” cho đồng bộ với biểu trên