0
Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Thực trạng quản lý dự trữ, tồn kho

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NAM HẢI HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 68 -71 )

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NAM HẢ

2.2.2. Thực trạng quản lý dự trữ, tồn kho

a. Tổ chức quản lý dự trữ tồn kho

Khoản mục hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm các khoản mục nguyên vật liệu thô, sản phẩm dở dang. thành phẩm. Trong đó thành phẩm của doanh nghiệp được coi là các công trình xây dựng đã thi công xong nhưng chưa đi vào nghiệm thu quyết toán hoàn thành, thanh toán – ghi nhận hóa đơn. Còn khoản mục sản phẩm dở dang là nơi tập hợp tổng giá trị của các công trình đang xây dựng dang dở. Khoản mục này trong hàng tồn kho của doanh nghiệp xây dựng mang tính chất theo dõi giám sát nhiều hơn là quản lý – sử dụng.

Vì hiện tại doanh nghiệp áp dụng phương pháp dự trữ bằng không, bên cạnh đó lượng hàng tồn kho NVL thô không nhiều nên việc tổ chức quản lý dự trữ tồn kho của doanh nghiệp khá đơn giản. Nhu cầu của công trường được các kỹ sư thông

báo tới Phòng kế toán và Ban giám đốc, từ đó Giám đốc có thể trực tiếp thông báo tới các cửa hàng cung ứng vật liệu hoặc gián tiếp phê duyệt giấy đề xuất mua nguyên vật liệu và giao cho Kế toán mua hàng, chuyển hàng tới từng công trường. Tại công trường, các hàng tồn kho được quản lý theo đúng quy trình kế toán thông qua hệ thống sổ sách và các phiếu xuất nhập có xác nhận của các bên liên quan.

b. Cơ cấu hàng tồn kho của doanh nghiệp

Biểu đồ 5: Sự biến động của Hàng tồn kho từ năm 2007 tới 2009

Hàng tồn kho tăng đột biến từ năm 2007 sang 2008 và 2009 giảm xuống một lượng nhỏ. Lượng hàng tồn kho tăng đột biến này phù hợp với doanh thu thực hiện của năm 2008, 2009. Tuy nhiên tốc độ tăng của hàng tồn kho quá nhanh, và tỷ trọng hàng tồn kho khá lớn trong tổng tài sản lưu động là nguyên do tại đâu? Và nó có phải là một biểu hiện tốt của doanh nghiệp không?hay là một biểu hiện của sự ứ đọng vốn?

Để tìm hiểu sâu về lượng tồn kho của Doanh nghiệp, chúng ta xem xét cơ cấu của hàng tồn kho:

Bảng 8: Cơ cấu hàng tồn kho của doanh nghiệp (đơn vị: Triệu VNĐ)

STT Chỉ tiêu

Niên độ

Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1 NVL thô 2454,726 100 2131,290 31,2% 2275,634 38,3% 2 Sản phẩm dở dang 0 0 4699,998 68,8% 3662,109 61,7% 3 Thành phẩm 0 0 0 0 0 0 4 Hàng tồn kho 2454,726 100 6831,288 100 5938,652 100 Năm 2006 - 2007, doanh nghiệp phần lớn thực hiện hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng và thực hiện khoán thầu cho các đơn vị khác thi công các công trình xây dựng trúng thầu, do vậy mà giá trị sản phẩm dở dang và thành phẩm không có.

Từ năm 2008 – 2009, các hoạt động xây dựng được đẩy mạnh, lượng tồn kho nguyên vật liệu thô ổn định, tăng giảm không đáng kể so với trước, phản ánh hoạt động kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng trong doanh nghiệp vẫn được duy trì ổn định và phương pháp tồn kho dự trữ bằng không tại các công trình xây dựng. Tỷ trọng sản phẩm dở dang và nguyên vật liệu tồn kho không sụt giảm hay tăng vọt, cho thấy việc sử dụng và quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên tính kinh tế trong quản lý hàng tồn kho này như thế nào phải xét các chỉ số tài chính trong quản lý hàng tồn kho.

c. Các chỉ số tài chính về dự trữ, tồn kho của doanh nghiệp

Giả định số hàng tồn kho về NVL thô của doanh nghiệp phục vụ cả sản xuất và kinh doanh. Do đặc thù của hoạt động xây dựng cũng như đặc thù của sản phẩm dở dang của Doanh nghiệp khác với các doanh nghiệp sản xuất khác, do vậy mà chỉ tiêu hàng tồn kho được sử dụng để tính toán các chỉ số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp sẽ được sơ lược chỉ đề caaoj tới giá trị tôn kho NVL thô.

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn bán hàng/ tồn kho cuối kỳ

Bảng 9: Chỉ tiêu vòng quay HTK của doanh nghiệp

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Vòng quay HTK 3,14 4,25 5,15

Chỉ số trên cho thấy tốc độ luân chuyển và sử dụng NVL thô của doanh nghiệp tăng dần, doanh nghiệp có cải thiện về hiệu quả quản lý- sử dụng hàng tồn kho. Tuy

nhiên, xét so sánh đối với chỉ số vòng quay hàng tồn kho của ngành là trên 10 thì doanh nghiệp ở một mức quá thấp, đặc biệt trong thi công xây dựng, doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp hạn chế tối thiểu hàng tồn kho. Vì vậy, chỉ số này phản ánh sự ứ đọng về vốn lớn, tốc độ thi công công trình của doanh nghiệp không đạt mức cao.

Số ngày tồn kho = Số ngày trong kỳ/ vòng quay hàng tồn kho

Bảng 10: Chỉ tiêu số ngày tồn kho

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Số ngày tồn kho 114 ngày 84 ngày 70 ngày

Số ngày tồn kho của nguyên vật liệu được giảm đáng kể sau mỗi năm là một dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của doanh nghiệp tới hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động. Tuy nhiên việc tồn kho nguyên vật liệu với số lượng ngày quá lớn như vậy phản ánh việc sử dụng NVL quá đình trệ và đặc biệt nhiều rủi ro, đó là rủi ro về giá cả nguyên vật liệu thay đổi, rủi ro về mất mát, hỏng nguyên vật liệu …vv.

Việc thành phẩm hoàn thiện của Doanh nghiệp luôn ở mức không, cho thấy hoạt động thanh toán quyết toán của các công trình diễn ra nhanh chóng. Số ngày tồn kho của thành phẩm xây dựng là không. Luôn duy trì được số ngày tồn kho của thành phẩm xây dựng bằng không trong nhiều năm phản ánh tính hiệu quả cao của Doanh nghiệp trong quản lý thanh toán xây dựng. Đây là một điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NAM HẢI HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 68 -71 )

×