MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NAM HẢ
3.2.1. Giải pháp chung
3.2.1.1. Lập kế hoạch trong công tác quản lý Tài sản lưu động
• Kế hoạch sử dụng – quản lý tài sản lưu động
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm: Dự báo doanh thu kế hoạch, chi phí kế hoạch và dữ liệu tiến độ xây dựng của những năm trước đó xác định nhu cầu tài sản lưu động trong năm và các thời kỳ. Bên cạnh đó, sau mỗi thời kỳ ngắn hạn căn cứ vào tiến độ thực tế để điều chỉnh các chỉ tiêu tài sản lưu động. Theo tính phức tạp tăng dần, gồm các kế hoạch sau: Kế hoạch nguyên – nhiên vật liệu; Kế hoạch Khoản phải thu; Kế hoạch ngân quỹ. 3 kế hoạch này, kế hoạch ngân quỹ là kế hoạch có độ phức tạp, độ ảnh hưởng rộng nhất. Nó căn cứ trên các kế hoạch tài sản khác để điều chỉnh và có mối quan hệ khăng khít với các kế hoạch nguồn tài trợ vốn.
•Mối quan hệ với kế hoạch vốn trong cùng kỳ sản xuất – kinh doanh
Tài sản hoạt động trong một kỳ sản xuất kinh doanh được tài trợ bằng vốn và các vòng quay tài sản. Nếu quản lý tài sản lưu động không tốt, vòng quay tài sản bị gián đoạn – đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán thì bắt buộc chủ Doanh nghiệp phải có kế hoạch hỗ trợ bằng một nguồn vốn mới.
3.2.1.2. Thống nhất quy trình giám sát, quản lý TSLĐ
Nguyên – nhiên vật liệu
- Nhập & xuất kho
1. Đề xuất nhu cầu nguyên – nhiên vật liệu của kỹ sư công trình
2. Kế toán thực hiện thông báo mua bán nguyên vật liệu và thông báo lại cho Kỹ sư và thủ kho
3. Thủ kho kiểm tra nhận hàng, ký giao nhận đầy đủ
4. Công nhân ký nhận nguyên vật liệu sử dụng theo chỉ đạo của kỹ sư và xác nhận của thủ kho
Tiền mặt
1. Giám đốc ghi phiếu chi trực tiếp cho các hoạt động cần thanh toán xuất quỹ 2. Nhân viên nhận phiếu chi và thực hiện xuất quỹ tại nhân viên thủ quỹ; ký nhận
3. Nộp hóa đơn mua hàng liên quan b. Hệ thống chứng từ quản lý TSLĐ
Chứng từ quản lý tài sản lưu động là các chứng từ giấy kế toán phổ biến như với tiền là phiếu thu, phiếu chi; với hàng tồn kho là phiếu nhập, phiếu xuất kèm theo các phiếu tổng hợp, kiểm tra của phòng kế toán; với các khoản phải thu là hồ sơ hoàn thành hạng mục, hóa đơn giá trị gia tăng xuất cho hạng mục công trình riêng hoặc các hợp đồng thương mại kèm giấy cam kết trả tiền của đối tác.
3.2.1.3. Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý Tài sản lưu động
Nhìn vào hệ thống quy trình quản lý và nhiệm vụ quản lý Tài sản lưu động ở các khâu, việc nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý Tài sản lưu động tùy vào khối lượng công việc mà có khối lượng – nội dung tập huấn thích hợp:
•Tập huấn công nghệ thông tin và quy trình quản lý tài sản lưu động trong công ty cho tất cả các đối tượng quản lý tham gia vào quy trình luân chuyển tài sản lưu động, bao gồm: Kế toán, kỹ sư, thủ kho. Đồng thời tập huấn và phổ biến vai trò – ý nghĩa của quản lý tài sản lưu động hiệu quả với toàn thể nhân viên DN.
•Tập huấn năng lực tổng hợp, phân tích, xây dựng kế hoạch quản lý – sử dụng tài sản lưu động cho kế toán trưởng cùng các kế toán viên của doanh nghiệp.
•Giới thiệu vai trò – ý nghĩa của quản lý Tài sản lưu động đối với sự phát triển của doanh nghiệp, cùng với đó là biểu hiện của việc quản lý TSLĐ hợp lý cho Ban giám đốc..
3.2.1.4. Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp
Hiện tại hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp không giám sát kịp thời diễn biến của tài sản lưu động; đặc biệt đối với một số loại tài sản trong doanh nghiệp như Ngân Qũy hay nguyên vật liệu tồn kho, các chứng từ nội bộ không được sử dụng đầy đủ gây khó khăn cho công tác quản lý tài sản lưu động. Các quy trình kế toán hoặc luân chuyển tài sản trong doanh nghiệp chưa được thiết kế rõ ràng, gây ra tính thiếu đồng nhất trong hoạt động và quản lý TSLĐ ở các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp.
Đặc biệt chủ Doanh nghiệp mới sử dụng thông tin kế toán tổng hợp sau 1 năm, các kỳ ngắn hạn hơn chưa sử dụng.
Thông tin kế toán là thông tin cơ sở cho mọi phân tích tài chính, do đó nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu để có thể quản lý tốt tài sản lưu động là doanh nghiệp phải nhanh chóng cải thiện những hạn chế, yếu điểm trong công tác kế toán của ngay doanh nghiệp mình.