Công tác lập kế hoạch

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản lưu động tại Doanh nghiệp Xây dựng Nam Hải Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên (Trang 50 - 51)

K: Không đồng ý

1.3.1. Công tác lập kế hoạch

a. Ý nghĩa

Mục đích cuối cùng của bất kỳ một doanh nghiệp luôn là tăng trưởng lợi nhuận, tuy nhiên vì tính chu kỳ kinh tế, chu kỳ hoạt động và nhiều yếu tố vĩ mô khác không phải lúc nào mục đích đó cũng được giữ nguyên. Có thời kỳ doanh nghiệp phải đặt tăng trưởng mạnh, có thời kỳ chỉ đặt tăng trưởng ở mức bình thường, có thời kỳ lại phải là kế hoạch cắt giảm và thậm chí có khi phải có cả kế hoạch để bán hoặc giải thể doanh nghiệp.

Các kế hoạch này luôn được phản ảnh bằng các chỉ tiêu kinh tế - tài chính khác nhau. Thực tế, các chỉ tiêu này luôn biến động đa dạng, đôi khi trái chiều nhau. Một chỉ số tài chính riêng lẻ tốt xấu không phản ánh được tình hình của một doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, để xem xét phân tích tài chính của một doanh nghiệp, lý thuyết đưa ra hàng chục, có khi tùy quy mô có thể tới hàng trăm các chỉ số tài chính khác nhau.

Vì tính phức tạp này, để có một thông tin dễ quan sát, đầy đủ giúp nhà quản trị hoặc nhà tài chính đưa ra một nhận định hay một quyết định khả thi nhất luôn cần có một kế hoạch tài chính cụ thể cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

b. Nội dung của Kế hoạch tài chính

Đầu tiên, kế hoạch tài chính là một hệ thống đầy đủ những con số kế hoạch lượng hóa các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như doanh thu, chi phí, tài sản, nguồn vốn, nợ, …vv nhằm hiện thực hóa mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ ngắn hạn và phù hợp với chiến lược phát triển chung dài hạn của doanh nghiệp.

Kế hoạch tài chính được biểu hiện qua các báo cáo tài chính dự báo: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; ngoài ra còn gồm các thuyết minh cụ thể cho các chỉ tiêu quan trọng.

- Phân tích các lựa chọn về tài trợ và đầu tư của doanh nghiệp - Dự tính các hiệu ứng trong tương lai của các quyết định hiện tại. - Quyết định thực hiện các phương án

- So sánh kết quả hoạt động với các mục tiêu ban đầu.

Các dự báo của kế hoạch tài chính tập trung hầu hết vào các kết quả tương lai, hình thành các căn cứ định hướng cho hoạt động từng thời đoạn. Tuy nhiên, kế hoạch tài chính không nhằm tối thiểu hóa rủi ro mà nó chỉ là một quá trình giúp chủ doanh nghiệp xác định rõ rủi ro nào phải chấp nhận và loại rủi ro nào không cần thiết phải chấp nhận.

Kế hoạch tài chính thể hiện những dự báo về doanh thu và chi phí, đồng thời nó cũng phản ánh những luồng tiền vào ra của doanh nghiệp. Đặc biệt, những chi phí và những khoản chi thường được phân loại theo mục đích khác nhau, theo bộ phận hoặc theo loại hình kinh doanh. Bên cạnh đó có các thuyết minh về nguyên nhân phát sinh chi phí cũng như nguyên nhân phát sinh các luồng tiền để đạt được các mục tiêu tương ứng. Bình thường, các thuyết minh và chỉ tiêu tài chính kế hoạch phải được xây dựng từ thảo luận của nhiều đối tượng là chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý cấp cao, các nhà quản lý tác nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản lưu động tại Doanh nghiệp Xây dựng Nam Hải Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w