Cơ cấu tỷ trọng của Tài sản lưu động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản lưu động tại Doanh nghiệp Xây dựng Nam Hải Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên (Trang 65 - 68)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NAM HẢ

2.2.1.Cơ cấu tỷ trọng của Tài sản lưu động

Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hoạt động tốt cũng đều cần có một cơ cấu tài sản hợp lý. Là doanh nghiệp sản xuất lên TSLĐ của DNXD Nam Hải chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản.

Sau đây là bảng cơ cấu tài sản của Doanh nghiệp:

Bảng 6: Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

Chỉ số 2007 2008 2009

TSLĐ 3.979.616.260 56,56% 9.345.065.050 66,67% 12.420.000.087 74,51% TSDH 3.054.511.883 43,44% 4.670.024.695 33,33% 4.247.797.856 25,49%

Nhìn vào bảng ta thấy tổng tài sản của nhà máy trong 3 năm có dấu hiệu tăng với giá trị lớn. Tuy nhiên điều này cũng hàm chứa rủi ro hoạt động của Doanh nghiệp rất cao vì lợi nhuận của doanh nghiệp trong 3 năm này tăng không đáng kể.

Tài sản lưu động luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng tài sản và có dấu hiệu tăng dần qua các năm – tăng cả về mặt giá trị và tỷ trọng.

Như vậy có thể thấy rõ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thấp có phần đóng góp rất lớn của hiệu quả quản lý tài sản lưu động không hiệu quả. Vậy thực trạng Doanh nghiệp đã quản lý tài sản lưu động như thế nào?

Huy động vốn đầy đủ kịp thời cho sản xuất kinh doanh là rất khó nhưng việc quản lý và sử dụng TSLĐ sao cho hiệu quả lại khó hơn rất nhiều. Một trong những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng TSLĐ đó là việc phân bổ tài sản lưu động sao cho hợp lý để đảm bảo vòng quay, tốc độ luân chuyển của tài sản lưu động được thuận hành.

Bảng 7: Biểu diễn cơ cấu TSLĐ của Doanh nghiệp xây dựng Nam Hải

STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1 Tiền và các khoản tương đương 1.328.351.978 18,88 2.296.519.930 16,38 303.357.690 1,8%

2 Đầu tư ngắn hạn 0 0 0 0 0

3 Các khoản phải thu ngắn hạn 82.000.000 1,2 67.000.000 0,45 5.260.194.251 31,56

4 Hàng tồn kho 2.454.726.010 34,89 6.831.288.648 48,74 5.938.652.807 35,63

5 TSLĐ khác 114.538.272 1,62 150.256.471 1,07 917.796.059 5,5%

Dựa vào bảng trên, ta có thể thấy giá trị cũng như tỷ trọng từng khoản mục trong TSLĐ của Doanh nghiệp xây dựng Nam Hải. Nhìn chung khoản mục hàng tồn kho có tỷ trọng tương đối ổn định và lớn trong cơ cấu TSLĐ. Bình quân 3 năm khoản mục hàng tồn kho chiếm tỷ trọng trung bình 39 - 40%. Các tỷ trọng khác nằm ở mức đánh giá tốt, ví dụ TSLĐ khác luôn chiếm 1 tỷ trọng nhỏ, đầu tư tài chính ngắn hạn chưa có, tổng tài sản lưu động luôn chiểm tỷ trọng cao thể hiện đúng tính chất hoạt động bình thường của ngành xây dựng. Tuy nhiên, cơ cấu TSLĐ của doanh nghiệp có 2 điều bất thường:

•Sự sụt giảm đáng kể của lượng tiền mặt và sự tăng lên bất thường của các khoản phải thu, ẩn chứa rủi ro tiềm tàng về khả năng thanh khoản trong tương lai của doanh nghiệp.

•Tỷ trọng quá thấp của lượng tiền mặt có thể ảnh hưởng đến vòng quay luân chuyển của tài sản lưu động.

Hai vấn đề bất thường này cần xem xét phân tích cụ thể mặt nguyên nhân đặc biệt là các nguyên nhân từ mặt quản lý, để kịp thời khắc phục và hạn chế tối thiểu rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản lưu động tại Doanh nghiệp Xây dựng Nam Hải Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên (Trang 65 - 68)