Thực trạng quản lý các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản lưu động tại Doanh nghiệp Xây dựng Nam Hải Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên (Trang 72 - 74)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NAM HẢ

2.2.4.Thực trạng quản lý các khoản phải thu

Trong điều kiện kinh doanh, đặc biệt là thời kỳ khủng hoảng hiện nay, việc tồn tại các khoản phải thu là không thể tránh được. Đây cũng có thể được coi là biện pháp kích thích bán hàng cho doanh nghiệp để việc tiêu thụ sản phẩm trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên phải thu cũng không nên quá lớn vì như vậy tức là doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều, gây ra lãng phí về vốn, tăng chi phí, giảm hiệu quả sử dụng TSLĐ

Theo bảng số liệu tổng hợp chung về tài sản lưu động, khoản phải thu của Doanh nghiệp tính tới thời điểm 2009 phản ánh rất nhiều rủi ro. Năm 2007, 2008 giá trị khoản phải thu chưa đạt mức 100 triệu thì năm 2009 giá trị khoản phải thu là 5 tỷ 260 triệu, trong đó có 4 tỷ 967 triệu là khoản phải thu khách hàng và gần 300 triệu còn lại là ứng trước cho người bán.

Số liệu này tương đồng với sự phát triển của ngành xây dựng trong những năm lại đây, khi mà các khoản phải trả của doanh nghiệp lớn (chiếm dụng vốn của doanh nghiệp với doanh nghiệp khác lớn) . Tuy vậy, việc nới lỏng bất ngời tín dụng thương mại và số liệu tăng đột biến này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải tính toán kỹ chi phí của việc cho khách hàng chiếm dụng vốn. Đặc biệt khi thông tin kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh việc khách hàng trả quá hạn rất nhiều.

Việc cho khách hàng chiếm dụng vốn là một trong những điều thiết yếu trong hoạt động kinh doanh vì nó đang trở thành xu thế chung khi các khoản vay ngân hàng ngày càng trở nên khó khăn. Việc gia tăng các khoản mục này làm gia tăng doanh thu tuy nhiên cũng gia tăng rủi ro hoạt động. Vì vậy, để đảm bảo sự phát triển bền vững doanh nghiệp cần phải xem xét một cách hệ thống về các chính sách quản lý khoản phải thu của mình.

Hiện tại việc hình thành các khoản phải thu của Doanh nghiệp được tiến hành như sau:

- Hợp đồng kinh tế chỉ thỏa thuận các thông tin cơ bản của hoạt động mua bán

- Về việc thanh toán trả chậm là do thỏa thuận trực tiếp của khách hàng với giám đốc doanh nghiệp và không thực hiện trên giấy tờ

- Không có chính sách đầy đủ bằng một hệ thống văn bản có hiệu lực trong hoạt động mua bán trả chậm cho khách hàng trước khi phát sinh giao dịch.

- Không có cơ chế lãi suất chiết khấu và thời hạn thanh toán nhất quán

Bảng 12: Cơ cấu mục khoản phải thu của doanh nghiệp

(Đơn vị: triệu đồng) STT Chỉ tiêu Niên độ 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1 Phải thu khách hàng 82 100 67 100 4967 94,4% 2 Trả trước 0 0 0 0 293 5,6%

3 Phải thu nội bộ 0 0 0 0 0 0

4 Phải thu khác 0 0 0 0 0 0

5 Dự phòng phải thu khó đòi

0 0 0 0 0 0

6 PHẢI THU 82 100 67 100 5260 100

2009 khoản phải thu này tăng vọt, trong đó phải thu khách hàng chiếm 94,4%, phản ảnh hoạt động trên mảng kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng của Doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên đây là năm đầu tiên doanh nghiệp để số phải thu lớn, do đó hiệu quả quản lý các khoản phải thu như thế nào, tỷ lệ 94,4% này là xấu hay tốt sẽ phải chờ đánh giá qua kết quả báo cáo tài chính năm 2010.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản lưu động tại Doanh nghiệp Xây dựng Nam Hải Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên (Trang 72 - 74)