Giải pháp riêng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản lưu động tại Doanh nghiệp Xây dựng Nam Hải Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên (Trang 83 - 89)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NAM HẢ

3.2.2. Giải pháp riêng

3.2.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ tồn kho

Hiện tại với quy mô sản xuất của mình, doanh nghiệp áp dụng phương pháp dự trữ bằng không và quản lý phi tập trung, cách quản lý này có nhiều hiệu quả .Tuy nhiên, khi hoạt động xây dựng của Doanh nghiệp tương đối tập trung trên một địa bàn hẹp như vậy, quy mô sản xuất lớn dần, việc vẫn áp dụng hình thức cung cấp tại các cửa hàng bán lẻ ở ngoài sẽ khiến doanh nghiệp chịu một mức chi phí lớn độn cao hơn nhiều so với việc mua buôn tập trung.

Đồng thời, trên khảo sát thực tế, tài sản của doanh nghiệp có một diện tích mặt bằng trống chưa khai thác, việc xây dựng kho bãi chứa nguyên – nhiên vật liệu dự trữ vì vậy cũng tiết kiệm chi phí và không lãng phí nguồn lực tài sản.

Khuyến nghị doanh nghiệp thực hiện lại công tác phân tích kế toán, đánh giá lại chi phí và lợi ích của việc mua hàng với số lượng lớn và lập kho. Đồng thời với đó là tăng mức cung cấp nguyên nhiên vật liệu tại các công trình từ hàng ngày sang hàng tuần để tiết kiệm chi phí vận chuyển.

Theo giải pháp này, cơ sở lý thuyết áp dụng làm căn cứ theo dõi hiệu quả sử dụng hàng tồn kho là:

•Áp dụng tỷ lệ số dư hàng tồn kho: Số dư tồn kho tại Kho chính và kho công trình sẽ giúp kiểm soát được tình hình sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp và hiệu quả sản xuất tại các công trường. Hình thức quản lý trước phi tập trung, vì vậy việc giám sát – tổng hợp số liệu với từng công trình đã khó và với hoạt động của toàn doanh nghiệp lại khó hơn. Hoạt động tại các công trình xây dựng của doanh nghiệp sẽ khá biệt lập và chủ doanh nghiệp sẽ bị động phản ứng theo tiến độ thi công thực tế tại các công trình.

•Đánh giá bằng mô hình EOQ: Khi áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp không những áp dụng được mô hình EOQ với toàn bộ doanh nghiệp mà còn có thể áp dụng lần 2 tại từng công trình xây dựng. Hiệu quả kinh tế vì thế cũng cao hơn.

3.2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ

Như đã phân tích, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng tiền mặt đủ lớn trong doanh nghiệp mới có thể tiến hành sản xuất kinh doanh được liên tục và hoạt động ngân quỹ thì đặc biệt gắn chặt với các kế hoạch sử dụng tài sản lưu động khác (ví dụ: kế hoạch mua nguyên – nhiên vật liệu trong kỳ, kế hoạch thu tiền từ các khoản phải thu…). Trước đây, ngân quỹ của Doanh nghiệp hoạt động vẫn đảm bảo cho sự lưu thông thanh toán tuy nhiên phải xét trong điều kiện là các khoản mục thanh toán không lớn. Hiện nay và trong thời gian sắp tới, nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức quản lý tồn kho như giới thiệu ở trên thì việc quản lý tiền

mặt sẽ khó khăn và phức tạp hơn, cần phải áp dụng các mô hình lý thuyết quản lý tiền mặt đã đưa ra ở trên. Cụ thể khuyến nghị doanh nghiệp áp dụng linh hoạt 2 mô hình Miller – Or và Stone. Cụ thể như sau:

•Sử dụng các giới hạn trên, giới hạn dưới trong mô hình Miller- Orr để biết được khoảng biến thiên của số dư tiền mặt trong giới hạn kiểm soát.

•Tiếp theo, quản lý tình hình tiền mặt theo mô hình Stone. Mô hình Stone cải tiến tính thực tiễn của quá trình tối ưu hóa ở mô hình Miller – Orr bằng cách cho phép nhà quản trị căn cứ vào nhận thức và kinh nghiệm của mình về dòng ngân lưu công ty để đưa ra các lựa chọn thích hợp, kịp thời.

3.2.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu

Hiện tại doanh nghiệp có 2 loại khoản phải thu chính, gồm là:

•Các khoản phải thu từ các hạng mục công trình hoàn thành: Các khoản phải thu này thường có một tiến độ, thời gian trả xác định, ổn định theo thỏa thuận ban đầu giữa chủ đầu tư và nhà thi công – còn gọi là tiến độ giải ngân. Việc quản lý các khoản phải thu này tại doanh nghiệp không quá phức tạp.

•Các khoản phải thu từ hoạt động kinh doanh nguyên nhiên vật liệu xây dựng (cát, đá, sỏi,…), cho thuê máy móc thi công và các khoản mục này chính là các khoản mục tín dụng thương mại của doanh nghiệp dành cho khách hàng. Từ sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, có thể nhận thấy sản phẩm mà khách hàng của doanh nghiệp tạo ra cũng là các sản phẩm xây dựng như nhà cửa, đường xá, mương máng,…vv. Do đó, chắc chắn hoạt động mua bán này sẽ là thanh toán trả chậm.

Hiện nay Doanh nghiệp không có chế độ tín dụng thương mại rõ ràng, hoặc nếu có cũng chỉ ở mức thỏa thuận không có tính pháp lý và ràng buộc với khách hàng nên việc quản lý các khoản phải thu xảy ra nhiều bất cập, trong đó có tình trạng khách hàng nợ quá hạn dài. Doanh nghiệp rơi vào tình thế bí vì thiếu tính chặt chẽ trong thỏa thuận ban đầu.

Để hạn chế điều trên, khuyến nghị doanh nghiệp xây dựng và áp dụng thực hiện chính sách tín dụng thương mại rõ ràng với khách hàng và nằm kèm theo trong

hợp đồng thương mại ban đầu. Nội dung của chính sách tín dụng thương mại và phân tích chính sách tín dụng thương mại đã được trình bày tại phần mục cơ sở lý thuyết của quản lý khoản phải thu.

Bên cạnh việc áp dụng chính sách này, Doanh nghiệp nên tăng cường sử dụng các chỉ tiêu tài chính như vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân, …vv để đánh giá và giám sát các khoản phải thu, nhằm điều chỉnh kịp thời theo hoạt động sản xuất kinh doanh và môi trường kinh doanh.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian tìm hiểu về tình hình thực tế quản lý tài sản lưu động tại Doanh nghiệp xây dựng Nam Hải, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên; phân tích những kết quả đạt được cũng như hạn chế và nguyên nhân của tính hiệu quả thấp trong quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp, sinh viên đã hoàn thành chuyên đề thực tập với đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản lưu động tại Doanh nghiệp xây dựng Nam Hải”.

Những đóng góp của chuyên đề thực tập bao gồm:

- Quan sát, hệ thống và đưa ra các phân tích – đánh giá về thực trạng quản lý tài sản lưu động tại doanh nghiệp.

- Phân tích các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả quản lý tài sản lưu động - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý tài sản lưu động và cung cấp các cơ sở lý thuyết trực tiếp liên quan tới vấn đề cần khắc phục của Doanh nghiệp

- Đề xuất cụ thể các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài sản lưu động của công ty trong thời gian tới.

Mặc dù đã cố gắng phân tích thực tế và đưa ra đầy đủ các cơ sở lý thuyết, các giải pháp giải quyết tốt nhất những vấn đề mà sinh viên đặt ra. Tuy nhiên, chuyên đề không tránh khỏi những hạn chế:

- Kinh nghiệm quan sát thực tế còn ít nên các đánh giá, phân tích của sinh viên đưa ra về các vấn đề của thực tế doanh nghiệp còn hạn hẹp, bên cạnh đó có thể không đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề.

- Thời gian hoạt động tại doanh nghiệp ngắn và kiến thức còn ít, do vậy việc phân tích nguyên nhân vấn đề và đưa ra cơ sở lý thuyết giải quyết còn nhiều hạn chế.

- Việc ứng dụng thực tế của sinh viên chưa nhiều, nên giải pháp đưa ra còn chưa đầy đủ, không ý thức hết được những khó khăn của việc thực thi các giải pháp để đưa ra những nội dung chi tiết hơn.

Do vậy, sinh viên thực hiện rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô, Giám đốc và các Cán bộ Quản lý trong doanh nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện và có tính ứng dụng cao nhất.

Kết quả thực tập, bên cạnh đề tài chuyên đề, sinh viên cũng đã thu được rất nhiều hiểu biết bổ ích về các vấn đề kế toán và thực tế quản lý thông tin tại doanh nghiệp xây dựng, từ đó cho sinh viên một nền tảng thông tin ý nghĩa để bắt đầu công việc sau này sau khi tốt nghiệp.

Hy vọng, những giải pháp được đề xuất trong luận văn có thể hỗ trợ công ty trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tài sản lưu động trong thời gian tới.

Lời cuối cùng, sinh viên xin được cảm ơn Ban giám đốc doanh nghiệp, các anh chị quản lý cùng toàn thể các anh chị các phòng ban đã nhiệt tình hỗ trợ sinh viên trong quá trình thực tập. Xin cảm ơn Thạc sĩ Lê Phong Châu đã nhiệt tình quan tâm, giúp đỡ để sinh viên có một hướng đi đúng và cơ sở lý thuyết vững chắc để thực hiện đề tài.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản lưu động tại Doanh nghiệp Xây dựng Nam Hải Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w