THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NAM HẢ
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
a. Nguyên nhân chủ quan
Quản lý tài sản lưu động thiếu tính kế hoạch theo Quý, theo Năm
Như đã trình bày tại phần hạn chế, đặc thù hoạt động của ngành rất thuận lợi cho công tác lập kế hoạch vì doanh thu ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ, chi phí và tiến độ sản xuất luôn được dự toán và có kế hoạch chi tiết kèm. Do đó, khi giá trị của một sản phẩm lớn, việc sản xuất phức tạp nhiều công đoạn mà không sự dụng ưu điểm tính “kế hoạch cao” của ngành sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong sản xuất.
doanh nghiệp thực hiện thi công nhiều công trình.
Trong thanh toán, kế hoạch sử dụng tiền mặt bị động, sinh ra các chi phí vốn lãng phí
Trong luân chuyển nguyên – nhiên vật liệu, chưa đủ khả năng để quản lý theo hình thức đặt kho, tận dụng được các nguồn chiết khấu thanh toán, hay giảm giá hàng mua.
Quản lý tài sản lưu động không rõ ràng và bị chồng chéo
Hiện nay công tác phân công lao động, phân công công việc trong quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp chưa được hoàn thiện. Nhiều vị trí công việc và vị trí nhân sự bị chồng chéo, không được phát hiện, vì vậy sinh ra cơ chế làm cho chủ doanh nghiệp khó kiểm soát tình hình tài sản. Ví dụ, tại vị trí kho trên các công trình, người thủ kho làm nhiệm vụ nhận – xuất nguyên vật liệu với các thủ tục đơn giản, thiếu tính kiểm soát chặt chẽ.
Hệ thống thông tin kiểm soát và đánh giá tài sản lưu động sơ sài
Mặc dù đã có những bước tiến trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý tài sản lưu động, tuy nhiên tại các vị trí trọng yếu Doanh nghiệp vẫn chưa áp dụng được đồng bộ. Hầu hết ứng dụng về công nghệ mới dùng tại trụ sở của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tổng hợp và lưu trữ giữ liệu, chưa sử dụng quản lý tại các nơi sản xuất. Sự không đồng bộ này làm các quy trình quản lý tài sản không đạt được hiệu quả cao nhất, vì đặc biệt các hình thức thủ công rất khó kiểm soát đúng và dễ bị can thiệp gây méo mó thông tin.
Không áp dụng các chỉ số tài chính trong đánh giá, điều chỉnh hoạt động quản lý tài sản lưu động
Hiện tại, không chỉ riêng Doanh nghiệp Nam Hải mà phần đông các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, vì hạn chế về quy mô nên hoạt động tài chính không được quan tâm ở một mức cần thiết. Đa phần hoạt động mang tính tự phát cao. Do đó mà hiệu quả quản lý tài sản không được quan tâm đúng tầm và đúng cách để hỗ trợ cho hoạt động và hiệu quả quản lý tài sản toàn bộ doanh nghiệp.
b. Nguyên nhân khách quan
Nền kinh tế từ cuối năm 2007 đầu 2008 bắt đầu rơi vào khủng hoảng, do đó các hoạt động xây dựng bị đình trệ giải ngân, nhiều hoạt động xây dựng bị cắt giảm do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng khó khăn hơn.
Tình trạng lạm phát tăng cao, giá cả nguyên vật liệu biến động mạnh nhất là sắt, thép, xi măng khiến cho chi phí xây dựng tăng cao, rủi ro hoạt động lớn. Doanh nghiệp đứng trước rủi ro lớn trong việc nắm giữ và quản lý hàng tồn kho, bắt buộc phải bị động theo thị trường.
Lãi suất năm 2008 tăng mạnh nhất từ trước đến nay, có thời điểm 23%, làm tăng chi phí tài chính của doanh nghiệp, đồng thời gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất vì nghành xây dựng sử dụng vốn vay nhiều.
Nguồn nhân lực chất lượng cao tại địa bàn hoạt động của doanh nghiệp khá khan hiếm, và do tính chất xa các trung tâm lớn về đào tạo nên cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp về việc nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên.
CHƯƠNG III