K: Không đồng ý
1.3.5. Một số nhân tố khách quan
• Môi trường kinh tế
- Lạm phát: Khi nền kinh tế xảy ra tình trạng lạm phát, đồng tiền bị mất giá làm cho giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu tăng nhanh và biến động không ngừng. Doanh nghiệp đứng trước nhiều rủi ro, rủi ro tài chính (tiền mất giá, giá trị sổ sách
của Doanh nghiệp nhỏ), rủi ro hoạt động (giá cả hàng hóa tăng, kinh doanh khó khăn hơn, yêu cầu để cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác cũng nhiều hơn), …vv Bên cạnh đó, lạm phát còn ảnh hưởng trực tiếp tới các chỉ tiêu tài chính kế hoạch của doanh nghiệp.
- Lãi suất: Thông thường, trong ngắn hạn, đa số tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn (vay, nợ ngắn hạn…), do vậy khi lãi suất thay đổi ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp, chi phí vốn bình quân, phương án tài trợ cho sản xuất kinh doanh …vv. Khi lãi suất tăng cao vượt ngưỡng cho phép, Doanh nghiệp phải tái cơ cấu vốn và thường cũng ảnh hưởng tới lượng tài sản lưu động trong doanh nghiệp.
- Biến động cung cầu: Ảnh hưởng tới Tài sản lưu động quan sát rõ nhất qua biến động thời vụ. Cung cầu trực tiếp ảnh hưởng tới khối lượng hàng hóa và giá cả hàng hóa trong khoản mục tài sản lưu động.Ví dụ: Thời điểm giáp Tết âm lịch tại Việt Nam, đa số hàng tồn kho và lượng tiền mặt dự trữ trong các Doanh nghiệp kinh doanh thương mại tăng lên, đồng thời do nhu cầu mua hàng mà giá cả hàng hóa tăng, vòng quay hàng tồn kho cũng tăng đột biến so với các thời kỳ khác ….vv.
- Thay đổi chính sách kinh tế: Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, nền tảng pháp lý kinh tế chưa hoàn thiện, các nghành kinh tế mới phát triển ở giai đoạn đầu tiên. Rủi ro hoạt động của các doanh nghiệp là rất lớn bởi tính thiếu ổn định của chính sách vĩ mô. Song bên cạnh đó cũng chứa đựng nhiều cơ hội và những ưu tiên đặc biệt trong phát triển kinh tế, ví dụ chính phủ xây dựng nhiều chính sách ưu đãi kinh tế đối với ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
- Sự ảnh hưởng của các thị trường khác: thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường lao động. Hiện nay cơ chế thị trường đang ngày một phát triển và sức ảnh hưởng của thị trường đối với hoạt động của doanh nghiệp ngày càng chặt. Do vậy, trong quá trình phân tích kinh doanh, chủ Doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý, lấy căn cứ mỗi nội dung trong mối quan hệ với môi trường của nó.
- Các vấn đề về điều kiện tự nhiên: Do tài sản lưu động bao gồm nguyên – nhiên vật liệu phục cụ cho sản xuất do đó chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố môi
trường tự nhiên. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến cách thức bảo quản nguyên – nhiên vật liệu. Đặc biệt ở những doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm sự ảnh hưởng này càng rõ rệt.
CHƯƠNG II