1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung

69 1K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 915 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, năng suất sản xuất cao đãtạo ra lượng hàng hóa phong phú và đa dạng, đời sống của người dân ngày càngnâng cao, tiến đến cuộc sống thoải mái hơn về vật chất lẫn tinh thần Ngoài nhữngnhu cầu thiết yếu như ăn, ở, mặc thì nhu cầu cuộc sống được nâng cao hơn, như nhàđẹp tiện nghi, xe cộ hiện đại, du lịch, du học nước ngoài… Tuy nhiên, với mức thunhập như hiện nay, phần lớn người tiêu dùng không thể chi trả cho tất cả các nhucầu mua sắm cùng lúc, đặc biệt là những vật dụng đắt tiền, dẫn đến nhu cầu vaymượn để tiêu dùng tăng lên Điều này đã tạo ra thị trường cho vay tiêu dùng đối vớicác ngân hàng thương mại ngày càng có tính cạnh tranh cao Đây là một hướng đikhông mới ở các nước phát triển nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam bởi người dânnước ta vẫn có thói quen suy nghĩ rằng ngân hàng là nơi phục vụ cho các doanhnghiệp, là một kênh đầu tư tiền nhàn rỗi Do vậy, thị trường cho vay tiêu dùng cònkhá sơ khai và chưa được nhiều ngân hàng khai thác

Xuất phát từ thực tiễn đó, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnQuang Trung đã bước đầu triển khai loại hình cho vay tiêu dùng đối với kháchhàng cá nhân và hộ gia đình, tuy nhiên phạm vi cho vay tiêu dùng còn hẹp, chưađáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và làm giảm khả năng cạnh tranh với

các ngân hàng bạn Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “ Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM.Phạm vi nghiên cứu là mở rộng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Quang Trung trong thời gian từ năm 2007- 2009

Trang 2

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong chuyên đề thực tập bao gồm: phươngpháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp logic, tổnghợp, phương pháp so sánh kết hợp với bảng biểu và đồ thị để phân tích, đánh giá

5 Kết cấu của đề tài

Chương I/ Những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng của NHTM

Chương II/ Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung

Chương III/ Giải pháp và kiến nghị mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quang Trung

Trang 3

Chương I/ Những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng của NHTM

1.1 Khái niệm và những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại

Luật Ngân hàng Pháp năm 1994 định nghĩa: “Ngân hàng được coi là những xínghiệp hoặc cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hìnhthức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào cácnghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”

Theo luật nước Mỹ định nghĩa: “Bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoảntiền gửi cho khách hàng rút tiền theo yêu cầu và cho vay đối với các tổ chức kinhdoanh hoặc cho vay thương mại được xem là một ngân hàng”

Luật tổ chức tín dụng do Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam thông qua ngày 22/12/1997, Điều 20 có viết: “Tổ chức tín dụng là doanhnghiệp được thành lập theo quy định của luật này và quy định khác của Pháp luật đểhoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và

sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh toán”

Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng cách tiếp cận thận trọng nhất

là có thể xem xét Ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúngcung cấp: “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch

vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán vàthực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanhnào trong nền kinh tế”

1.1.2 Hoạt động cơ bản của NHTM

- Hoạt động huy động vốn

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh đượcthì phải có vốn Riêng đối với NHTM, vốn lại càng là nhân tố quan trọng không thểthiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Các NHTM thực hiện kinh doanhloại “hàng hóa đặc biệt” – tiền tệ trên thị trường tiền tệ (thị trường vốn ngắn hạn) vàthị trường chứng khoán (thị trường vốn dài hạn) Vì vậy, ngoài vốn ban đầu khithành lập theo quy định của pháp luật, các ngân hàng phải thường xuyên tìm mọibiện pháp tăng trưởng vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh Nguồn vốn củaNHTM bao gồm những loại chủ yếu sau đây:

Trang 4

Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn khởi đầu và được bổ sung trong quá trìnhhoạt động Nguồn vốn ban đầu tuy không chiếm tỷ trọng lớn, nhưng nó ý nghĩa rấtquan trọng Vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm vốn điều lệ và các quỹ của ngânhàng.

Vốn điều lệ là vốn được tạo lập ban đầu khi mới thành lập NHTM và đượcghi trong điều kiện của ngân hàng Vốn điều lệ phải đạt được tối thiểu theo quy địnhcủa pháp luật Vốn điều lệ được ngân sách Nhà nước cấp nếu đó là ngân hàng công,

do các cổ đông đóng góp theo cổ phần nếu là ngân hàng cổ phần

Các quỹ của ngân hàng: NHTM cũng là một tổ chức kinh tế, vì vậy cácNHTM đều được quyền trích lập các quỹ như các đơn vị kinh tế khác, để sử dụngcho những mục đích nhất định Ngoài ra NHTM hoạt động trong lĩnh vực kinhdoanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, được xem là hoạt động trong lĩnh vực “đặcbiệt” nên hầu hết hệ thống luật ngân hàng ở các nước đều cho phép các NHTMđược trích lập Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ thông thường quỹ này được trích theo

tỷ lệ quy định (khoảng 5%) từ lợi nhuận ròng hàng năm cho đến khi nào số dư nàyngang bằng vốn điều lệ

+ Vốn huy động từ nguồn tiền gửi

Theo tính chất, vốn huy động từ nguồn tiền gửi được phân thành hai nhóm: Nhóm 1: Vốn huy động hoạt kỳ, bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của các tổchức kinh tế cá nhân, tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng khác

Nhóm 2: vốn huy động định kỳ, gồm tiền gửi định kỳ, tiền gửi tiết kiệm của

cá nhân, tổ chức, tiền phát hành kỳ phiếu trái phiếu…

+ Vốn huy động từ nguồn vốn đi vay

Các NHTM có thể vay từ NHNN và các NHTM khác để giải quyết kịp thờicác nhu cầu chi trả cấp bách hoặc duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHNN quy địnhhoặc vay trên thị trường bằng cách phát hành các kỳ phiếu, trái phiếu Điểm khácnhau cơ bản trong nguồn vốn của NHTM và các doanh nghiệp phi tài chính là:NHTM chủ yếu kinh doanh từ nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế, còncác doanh nghiệp khác hoạt động bằng nguồn vốn chủ sở hữu là chính

Vốn đi vay không những chiếm vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của NHTM,

mà nó còn thiết lập sự cân bằng trong cân đối và sử dụng vốn của mỗi NHTM:

Đối với những ngân hàng vừa và nhỏ, tình trạng thiếu vốn kinh doanh diễn rathường xuyên cần phải bổ sung nguồn vốn bằng cách đi vay các ngân hàng khác

Trang 5

Đối với những ngân hàng có điều kiện mở rộng cho vay, thủ tục cho vay đơngiản, điều kiện cho vay thoáng hơn, lãi suất hấp dẫn hơn sẽ dẫn đến kết quả thiếuvốn Trong trường hợp này, NHTM đó cần đi vay để đáp ứng nhu cầu mở rộng tíndụng, NHTM nào đã sử dụng hết nguồn vốn khả dụng mà vẫn còn phát sinh nhucầu vay vốn của khách hàng thì ngân hàng đó đang ở trong trạng thái hưng thịnh,vốn vay ngân hàng khác vừa giúp họ mở rộng tín dụng, vừa giúp mở rộng và giữchân khách hàng.

- Hoạt động sử dụng vốn

+ Hoạt động ngân quỹ

Hoạt động này phản ánh các khoản dự trữ của ngân hàng nhằm đảm bảo antoàn trong thanh toán và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do NHNN đề ra Vìmột trong những chức năng của ngân hàng thương mại là nhận tiền gửi của kháchhàng với trách nhiệm hoàn trả Khoản dự trữ này do NHNN quy định theo một tỷ lệnhất định trên tổng tiền gửi Tỷ lệ dự trữ bắt buộc này thay đổi theo từng thời kỳnhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia

Những khoản này bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN, các chứngkhoán có tính thanh khoản cao…

+ Hoạt động tín dụng

Đây là nghiệp vụ cơ bản hàng đầu của các NHTM, là nghiệp vụ trong đó: Ngânhàng thỏa thuận với khách hàng để khách hàng sử dụng một khoản tiền nhất định vào mụcđích và thời gian thỏa thuận nhất định với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi

+ Hoạt động đầu tư

Đầu tư là hình thức bỏ vốn nhằm thực hiện và thu được một kết quả nhất định

về kinh tế- xã hội Đầu tư của ngân hàng có thể được phân chia thành 2 nhóm lớn:đầu tư tài chính và đầu tư trực tiếp

Đầu tư tài chính: các NHTM dùng vốn của mình để mua các loại chứng khoánkhác nhau có độ rủi ro thấp, năng lực thị trường cao Hoạt động này mang lại thunhập cho ngân hàng, nâng cao khả năng thanh khoản, các NHTM có thể mua chứngkhoán ngắn hạn của Chính phủ, nó vừa tăng thu nhập cho ngân hàng, vừa góp phầncân bằng thu chi ngân sách thường xuyên NHTM còn được phép mua cổ phiếu, tráiphiếu của các doanh nghiệp tham gia vào việc thành lập và quản lý các doanhnghiệp Tuy nhiên NHTM chỉ được đầu tư chứng khoán có giới hạn không được để

Trang 6

Đầu tư trực tiếp: là hình thức ngân hàng bỏ vốn đầu tư trực tiếp quản lý và sử dụngphần vốn của mình, để tạo ra lợi nhuận Các hình thức đầu tư này có thể là hùn vốn đểliên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác hay mua cổ phần của các công ty, đơn vịkinh tế… Hiệu quả hoạt động đầu tư của NHTM thể hiện ở tỷ lệ sinh lời của các khoảnđầu tư, sự tăng giá các chứng khoán và sự an toàn của các khoản đầu tư đó.

- Hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính

Đây là hoạt động của ngân hàng thực hiện các dịch vụ cho khách hàng thôngqua đó nhận được các khoản thu dưới hình thức hoa hồng Nền kinh tế càng pháttriển thì dịch vụ này càng mở rộng, bao gồm:

+ Các hoạt động chuyển tiền cho khách hàng, thanh toán hộ khách hàng vềcác khoản tiền mua bán dịch vụ thông qua việc thu hộ, chi hộ khách hàng bằng hìnhthức Sec, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thư tín dụng…

+ Ngân hàng đóng vai trò làm trung gian tài chính trong việc mua bán hộkhách hàng

+ Ngân hàng làm đại lý phát hành và bán chứng khoán cho công ty

1.2 Cho vay tiêu dùng và vai trò của cho vay tiêu dùng

1.2.1 Khái niệm và đặc trưng của cho vay ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụsinh lời chủ yếu Trong nghiệp vụ tín dụng thì cho vay lại là hoạt động sinh lợi caonhất Có rất nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa cho vay Vì vậy, tuỳ theo góc

độ nghiên cứu mà có thể xác định nội dung của nó

- Khái niệm theo quan điểm của K.Marx thì “Cho vay là quá trình chuyển nhượng

tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu đến người sử dụng sau một khoảng thời giannhất định thu hồi lại một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”

- Khái niệm theo quy chế cho vay thì “Cho vay là một hình thức theo đó ngânhàng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền trong một thời gian nhất địnhtheo thoả thuận dựa trên nguyên tắc hoàn trả và có lãi”

- Như vậy, thật khó có thể đưa ra một định nghĩa rõ ràng về cho vay nhưngtrong phạm vi nghiên cứu cho vay là một chức năng cơ bản của ngân hàng thì “Chovay là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng vàcác định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thểkhác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong mộtthời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiệnvốn gốc và lãi cho bên cho vay đến hạn thanh toán”

Trang 7

Từ khái niệm trên, bản chất của cho vay là một giao dịch về tài sản trên cơ sởhoàn trả và có các đặc trưng sau:

+ Tài sản giao dịch trong quan hệ cho vay ngân hàng bao gồm 2 hình thức làcho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản)

+ Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả nên người cho vay khi chuyển giao tài sảncho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn.Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị cho vay

+ Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị cho vay, hay nói cáchkhác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc Để thực hiện đượcnguyên tắc này phải xác định lãi suất danh nghĩa lớn hơn tỉ lệ lạm phát hay phải xácđịnh lãi suất thực dương

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – tỉ lệ lạm phát

+ Trong quan hệ cho vay ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kếthoàn trả vô điều kiện Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ chovay như hợp đồng cho vay, khế ước thực chất là lệnh phiếu trong đó bên đi vaycam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán

1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của cho vay tiêu dùng

1.2.2.1 Khái niệm về cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng được hiểu là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầuchi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình Đây là nguồn tàichính quan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình

và xe cộ Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch cũng

có thể được tài trợ bởi cho vay tiêu dùng

1.2.2.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng nằm trong danh mục các khoản cho vay của ngân hàng nênnhìn chung nó mang đầy đủ các đặc điểm của hoạt động cho vay nói chung Tuynhiên, bên cạnh những đặc điểm chung đó, cho vay tiêu dùng còn có những đặcđiểm riêng:

- Quy mô của từng món vay thường nhỏ nhưng số lượng các món vay lại lớn

Quy mô của các món vay tiêu dùng thường nhỏ là do khi khách hàng có nhucầu mua sắm tiêu dùng, họ thường có xu hướng tiết kiệm từ trước và chỉ tìm đếnngân hàng để bù đắp phần thiếu hụt tạm thời Chính vì vậy, so với các khoản vay

Trang 8

Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế xã hội, thu nhập của người dân cũngtăng lên Do đó, nhu cầu hưởng thụ của họ vì thế cũng tăng theo Tuy nhiên, tại một thờiđiểm nhất định thì khoản thu nhập tích luỹ của họ chưa thể đáp ứng được khoản chi tiêu

mà họ đang cần Lúc này họ sẽ tìm đến ngân hàng để vay tiền nhằm có thể thỏa mãn nhucầu hiện tại do vậy số lượng những người này thường là tương đối đông

- Các khoản cho vay tiêu dùng có chi phí cao

Cho vay tiêu dùng là một trong những khoản mục cho vay có chi phí cao nhấttrong danh mục cho vay của ngân hàng Xuất phát từ thực tế là các khoản vay tiêudùng có quy mô nhỏ, số lượng nhiều nên chi phí cho khoản vay như lập hồ sơ, thẩmđịnh là lớn và tất cả các quy trình này là không thể rút ngắn Mặt khác, kháchhàng đến vay vì mục đích tiêu dùng thường là cá nhân, thời gian vay không dài nêncông tác thu thập thông tin là khó khăn, không rõ ràng, khó đảm bảo tính chính xác

Vì vậy, việc ra quyết định cho vay cũng như thanh tra, kiểm tra, giám sát và thu nợgây tốn kém nhiều chi phí của ngân hàng

Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến cho chi phí của các khoản vay này cao

là cho vay tiêu dùng chưa được đông đảo người dân biết đến, gần đây mới được cácngân hàng chú trọng nhiều hơn Do đó, ngân hàng phải tiến hành các chương trìnhquảng cáo giới thiệu sản phẩm dịch vụ cũng như hình ảnh của ngân hàng Các hoạtđộng này cũng góp phần làm cho chi phí của các khoản cho vay tiêu dùng tăng thêm

- Lãi suất cho vay tiêu dùng còn khá cao so với lãi suất cho vay doanh nghiệp

Thông thường, các khoản cho vay tiêu dùng được định giá rất cao Lý dochính được đưa ra để lí giải cho việc áp dụng mức lãi suất cao với các khoản chovay tiêu dùng là các khoản cho vay tiêu dùng có chi phí lớn nhất và rủi ro cao nhấttrong danh mục cho vay của ngân hàng Hơn nữa, quy mô của từng hợp đồng vaythường nhỏ, chi phí tổ chức cho vay cao cũng là một yếu tố làm lãi suất các khoảncho vay tiêu dùng cao

- Nhu cầu đối với các khoản vay tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co giãn với lãi suất

Khi vay tiền, người tiêu dùng thường quan tâm đến khoản tiền mà họ phải trảhàng tháng hơn là lãi suất (mặc dù rõ ràng chính lãi suất ghi trên hợp đồng ảnhhưởng đến quy mô số tiền phải trả) Sở dĩ như vậy là vì khi có nhu cầu, người tiêudùng cân nhắc đến việc thu nhập của mình có thể trang trải được khoản vay haykhông? Nếu được họ sẽ vay tiền ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu của mình.Chính vì lý do đó mà khách hàng kém nhạy cảm với lãi suất

Trang 9

- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế

Khác với các khoản vay thương mại, nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàngphát sinh theo chu kì kinh doanh lặp đi lặp lại, trong cho vay tiêu dùng, người vaythường ít khi vay nhiều lần Trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng mạnh, tâm lýngười tiêu dùng cũng được chuyển biến theo hướng tích cực, họ cảm thấy lạc quanhơn về tương lai, nhu cầu tiêu dùng vì thế cũng tăng lên, người dân tìm đến ngânhàng nhiều hơn Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào trạng thái suy thoái, các ngânhàng ngày càng trở nên khắt khe với các khoản cho vay còn người tiêu dùng thì chitiêu dè dặt hơn do đời sống có phần suy giảm, khả năng mua sắm vì thế cũng giảmsút

- Tư cách của khách hàng là yếu tố góp phần quyết định sự hoàn trả của khoản vay

Một khoản vay chỉ có thể được chấp nhận khi khách hàng được đánh giá là có

tư cách tốt, mục đích vay đúng đắn, phương án vay khả thi và phù hợp với chínhsách cho vay của ngân hàng Tuy vậy, tư cách của khách hàng vay là định tính, khó

có thể được đánh giá một cách chính xác, mà chỉ có thể được xác minh và dự đoántrên cơ sở các thông tin thu thập được về khách hàng Nếu khách hàng có tư cáchđạo đức tốt thì họ sẽ có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc hoàn trả khoản vayđầy đủ và đúng hạn Ngược lại, khách hàng là người có tư cách không tốt thì họ chỉquan tâm đến việc làm thế nào có thể vay tiền của ngân hàng mà không cần biết cótrả nợ ngân hàng được hay không Điều này buộc ngân hàng phải đối mặt với rủi rotrong việc thu nợ

1.2.2 Vai trò của cho vay tiêu dùng

1.2.2.1 Đối với NHTM

Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là nhận tiền gửi và sử dụng khoản tiền đó

để kinh doanh nhằm thu lợi nhuận Ngân hàng sử dụng nguồn vốn đó theo nhiềuhình thức khác nhau như cho vay, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán trong đó khoảnmục cho vay chiếm tỉ trọng lớn nhất và mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho ngânhàng Cùng với sự phát triển của kinh tế thì cơ cấu các khoản tài trợ của ngân hàngcũng có nhiều thay đổi nhằm giúp cho ngân hàng có thể thích ứng được với các biếnđộng của thị trường

Trong những năm gần đây, khoản mục cho vay tiêu dùng được các ngân hàng

Trang 10

khách hàng lớn Với đặc điểm là quy mô nhỏ, khối lượng lớn, lãi suất cao cáckhoản tín dụng tiêu dùng đó mang lại lợi nhuận đáng kể cho các ngân hàng trongtình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.

Cho vay tiêu dùng giúp NHTM thu hút một lượng khách hàng lớn đặc biệt làkhách hàng cá nhân Họ đến với ngân hàng không chỉ để vay vốn tiêu dùng mà còn

sử dụng rất nhiều các dịch vụ khác của ngân hàng Vì vậy, càng thu hút được nhiềukhách hàng thì ngân hàng càng bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ và vị thế củangân hàng ngày càng được nâng cao

1.2.2.2 Đối với người tiêu dùng

Trước đây, hầu hết các ngân hàng đều không quan tâm đến cho vay tiêu dùng.Vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, đời sốngcủa nhân dân được nâng lên đáng kể, nhu cầu tiêu dùng vì thế cũng ngày càng đadạng Hơn nữa, khi đời sống được cải thiện thì con người không chỉ dừng lại ở việc

“ăn no mặc ấm ” mà bây giờ họ lại mong muốn được “ăn ngon mặc đẹp”

Tuy nhiên, không phải lúc nào người tiêu dùng cũng ngay lập tức có đủ tàichính để chi tiêu Vì vậy, cho vay tiêu dùng cung cấp cho người tiêu dùng nguồn tàichính để đáp ứng những nhu cầu chi tiêu cần thiết, giúp nâng cao đời sống gia đình

và đặc biệt là mang lại cho họ các tiện ích mà hiện tại họ chưa có đủ khả năng về tàichính Điều quan trọng hơn nữa là cho vay tiêu dùng giúp cho người tiêu dùng trangtrải được những nhu cầu cấp bách trong cuộc sống như tiền viện phí, học phí chocon cái… Mặt khác, việc mở rộng cho vay tiêu dùng sẽ làm cho việc tiếp cận vốnvay của người tiêu dùng trở nên dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn

Ngày nay, có rất nhiều loại hình thức cho vay tiêu dùng phong phú và đa dạngtheo mục đích cho vay cũng như theo thời hạn khoản vay để phục vụ cho nhiều đốitượng khách hàng khác nhau, mang lại nhiều lợi ích cho họ đồng thời nâng cao chấtlượng cuộc sống cho người tiêu dùng

1.2.2.3 Đối với nhà sản xuất

Việc mở rộng cho vay tiêu dùng kéo theo nhu cầu của người tiêu dùng trongtương lai về hiện tại Nhà sản xuất thì luôn muốn tiêu thụ được thật nhiều hàng hóa-dịch vụ, thu hồi vốn một cách nhanh chóng và có lợi nhuận cao Tuy nhiên, khôngphải lúc nào khách hàng của họ cũng đủ khả năng thanh toán ngay, nhất là các sảnphẩm có giá trị như nhà, ô tô… Với sự xuất hiện của cho vay tiêu dùng, người tiêudùng nhanh chóng có đủ tài chính để trả cho những nhu cầu chi tiêu đó của mình,

do vậy mà nhà sản xuất nhanh chóng bán được hàng hóa, tăng vòng quay vốn để

Trang 11

tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh Cho vay tiêu dùng đã gián tiếp góp phần thúcđẩy sản xuất, quá trình luân chuyển hàng hóa phát triển; đồng thời đặt ra yêu cầucho nhà sản xuất phải đổi mới, cải tiến công nghệ, mẫu mã, chủng loại hàng hóa-

dịch vụ để tăng tính cạnh tranh trên thị trường

1.2.2.4 Đối với nền kinh tế

Cho vay tiêu dùng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện táisản xuất sức lao động, nâng cao năng lực làm việc từ đó sản xuất ra nhiều sản phẩmdịch vụ với kiểu dáng và chất lượng ngày càng cao cho xã hội

Ngoài ra, cho vay tiêu dùng còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh

tế Nếu cho vay tiêu dùng tài trợ cho những nhu cầu chi tiêu về hàng hoá, dịch vụtrong nước thì nó sẽ có tác dụng kích cầu, kích thích sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp trong nước, đẩy mạnh trao đổi thương mại với nước ngoài Như vậy,người tiêu dùng vừa được thỏa mãn nhu cầu của mình, doanh nghiệp bán đượcnhiều sản phẩm, ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng sử dụng các loại dịch vụcủa mình và Chính phủ thì thu được một lượng thuế lớn

Bên cạnh đó, cho vay tiêu dùng cũng góp phần đáng kể vào chính sách kíchcầu của Nhà nước Các hoạt động sản xuất, trao đổi, lưu thông và tiêu dùng hànghóa là một quá trình trong đó có sự gắn kết chặt chẽ, theo đó người tiêu dùng là cáiđích của sản xuất, sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa dịch vụ là để tiêu dùng Dovậy, cho vay tiêu dùng giúp cho Nhà nước đạt được những mục tiêu về kinh tế- xãhội nhất định như tăng mức sống cho người dân, tăng GDP, thúc đẩy quá trình sảnxuất kinh doanh phát triển; giảm tỷ lệ thất nghiệp…

Như vậy, việc cung cấp các sản phẩm cho vay tiêu dùng của các NHTM cóvai trò to lớn, nó không những thúc đẩy hoạt động tiêu dùng trong xã hội, thỏa mãnnhu cầu của các chủ thể trong xã hội mà qua đó còn thúc đẩy hoạt động sản xuấtkinh doanh của toàn bộ nền kinh tế phát triển

1.2.3 Các loại hình cho vay tiêu dùng

1.2.3.1 Căn cứ vào mục đích vay

- Cho vay tiêu dùng cư trú

Cho vay tiêu dùng cư trú là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu muasắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của các khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình

- Cho vay tiêu dùng phi cư trú

Trang 12

lịch Đặc điểm của những khoản vay này thường có quy mô nhỏ, thời gian ngắn,

do đó mà mức độ rủi ro đối với ngân hàng là thấp hơn những khoản cho vay tiêudùng cư trú

1.2.3.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả

- Cho vay tiêu dùng trả góp

Cho vay tiêu dùng trả góp là loại cho vay ngắn hạn hoặc trung hạn được thanhtoán làm hai hoặc nhiều lần liên tiếp (thường theo tháng hoặc quý) Những khoảnvay này thường dùng để mua những vật dụng đắt tiền (như xe ô tô, đồ dùng và thiết

bị gia đình) hoặc để trang trải các khoản nợ của hộ gia đình hoặc thu nhập từng định

kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ Đối với loạicho vay tiêu dùng trả góp, ngân hàng thường chú ý đến một số vấn đề sau:

+ Loại tài sản được tài trợ: thiện chí trả nợ của người đi vay sẽ tốt hơn nếu tàisản hình thành từ tiền vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu, lâu dài trong tương lai như:nhà ở, xe cộ… Vì vậy, ngân hàng thường muốn tài trợ cho nhu cầu mua sắm nhữngtài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài

+ Số tiền trả trước: khách hàng phải trả một phần tiền, phần còn lại ngân hàng

sẽ cho vay và số tiền ngân hàng cho vay khoảng 60%- 70% giá trị hàng hóa, dịch

vụ Trong trường hợp khách hàng không trả nợ thì ngân hàng buộc phải phát mại tàisản để thu nợ

+ Chi phí tài trợ là chi phí mà người đi vay phải trả cho ngân hàng cho việc sửdụng vốn vay Chi phí tài trợ chủ yếu bao gồm lãi vay và các chi phí khác liên quan

- Cho vay tiêu dùng phi trả góp

Cho vay tiêu dùng phi trả góp còn gọi là cho vay trả một lần là các khoản vayngắn hạn của cá nhân và hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời và đượcthanh toán một lần khi khoản vay đáo hạn Thường thì các khoản cho vay tiêu dùngphi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có quy mô nhỏ với thời hạn không dài

- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn

Cho vay tiêu dùng tuần hoàn là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngânhàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phépthấu chi dựa trên tài khoản vãng lai Theo phương thức này, trong thời hạn cho vayđược thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập từng kỳ, khách hàngđược ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn,theo một hạn mức cho vay xác định

Trang 13

Lãi trả mỗi thời kỳ đối với khoản vay này có thể được tính trên số dư nợ đãđược điều chỉnh, số dư nợ ở đây được tính là số dư nợ cuối cùng của mỗi kỳ hạn saukhi khách hàng đã thanh toán nợ cho ngân hàng Ngoài ra, lãi trả mỗi thời kỳ đốivới khoản vay này có thể được tính trên số dư nợ gốc trước khi điều chỉnh Đây là

số dư nợ cuối kỳ có trước khi khoản nợ được thanh toán

1.2.3.3 Căn cứ vào thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay là thời hạn mà trong đó ngân hàng cam kết cấp cho kháchhàng một khoản cho vay thường được xác định cụ thể ngày, tháng hoặc năm và ghitrong hợp đồng cho vay Hay thời hạn cho vay còn được hiểu là thời hạn được tính

từ lúc đồng vốn đầu tiên của ngân hàng được phát ra cho đến lúc đồng vốn và lãicuối cùng phải thu về Căn cứ theo thời gian, cho vay được phân thành 3 loại:

- Cho vay tiêu dùng ngắn hạn: là hình thức cấp tín dụng có thời hạn từ 12

tháng trở xuống được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cánhân hoặc để bổ sung vào tài sản lưu động của các doanh nghiệp bởi vì tài sản lưuđộng thường có vòng quay trên một vòng thấp hơn một năm Do vậy, trong mộtnăm doanh nghiệp có thể hoàn trả được số tiền vay ở ngân hàng

- Cho vay tiêu dùng trung hạn: là hình thức cấp tín dụng từ 1 năm đến 5 năm.

Hình thức cho vay này được sử dụng chủ yếu để đầu tư sửa chữa, đổi mới thiết bị,phương tiện sản xuất, phương tiện vận tải… các trang thiết bị nhanh hao mòn hayxây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh từ 1 nămđến 5 năm

- Cho vay tiêu dùng dài hạn: là hình thức cấp tín dụng trên 5 năm Mục đích

của hình thức cho vay này nhằm đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà xưởng,mua sắm máy móc, thiết bị công nghiệp nặng, xây dựng cầu đường… những côngtrình lớn, thu hồi vốn lâu từ 5 năm đến 10 năm có khi lên đến 20 năm

Tất nhiên cùng với độ dài của thời gian, việc thu hồi vốn đối với các dự án cóthời hạn dài gặp nhiều khó khăn hơn do ở thời điểm hiện tại doanh nghiệp khó cóthể tính được hết khó khăn sẽ gặp trong tương lai Do vậy mức độ rủi ro của cáckhoản cho vay có thời hạn lớn đối với ngân hàng sẽ tăng lên Điều này một phần lýgiải tại sao lãi suất các khoản cho vay dài hạn thường cao hơn các khoản cho vayngắn hạn và đòi hỏi có thế chấp

Phân loại các khoản cho vay theo thời hạn có ý nghĩa quan trọng đối với ngân

Trang 14

1.2.3.4 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ

- Cho vay tiêu dùng gián tiếp

Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua cáckhoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ chongười tiêu dùng

Sơ đồ 1: Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp

(1) Ngân hàng và công ty bán lẻ ký với nhau hợp đồng mua bán nợ Tronghợp đồng này, ngân hàng sẽ đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bánchịu, số tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu

(2) Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết với nhau hợp đồng mua bán chịuhàng hóa Thông thường người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị tài sản

(3) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng

(4) Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho ngân hàng

(5) Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ đã ký hợp đồng

(6) Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng

Cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số ưu điểm sau:

+ Cho phép ngân hàng có thể dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng

+ Cho phép ngân hàng tiết kiệm được một khoản chi phí trong cho vay vìngân hàng chỉ phải ký hợp đồng với chính công ty bán lẻ mà thôi

+ Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt độngngân hàng khác

+ Trong trường hợp có quan hệ với những công ty bán lẻ tốt, cho vay tiêudùng gián tiếp an toàn hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp vì khi mà ngân hàng ký hợpđồng với công ty bán lẻ cùng các điều kiện ràng buộc thì trong trường hợp người

(2)

(1)(5)

(3)

(4)

Người tiêu dùng(6)

Trang 15

tiêu dùng không thanh toán cho ngân hàng, ngân hàng có quyền truy đòi nhà cungcấp về khoản nợ trên.

Bên cạnh một số ưu điểm trên, cho vay tiêu dùng gián tiếp còn có một sốnhược điểm sau:

+ Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán chịu do đókhông thể nắm được tình hình thực tế của khách hàng mà ngân hàng tài trợ

+ Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bánchịu hàng hóa

+ Kĩ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao

Do những nhược điểm kể trên nên có rất nhiều ngân hàng không mặn mà vớicho vay tiêu dùng gián tiếp Còn những ngân hàng nào tham gia vào hoạt động nàythì đều có các cơ chế kiểm soát tín dụng rất chặt chẽ

- Cho vay tiêu dùng trực tiếp

Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàngtrực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này

Sơ đồ 2: Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp

(1) Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay với nhau

(2) Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho công ty bán lẻ(3) Ngân hàng thanh toán số tiền mua tài sản vẫn còn thiếu cho công ty bán lẻ (4) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng

(5) Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng

So với cho vay tiêu dùng gián tiếp, cho vay tiêu dùng trực tiếp có một số ưuđiểm sau:

Trang 16

+ Trong cho vay tiêu dùng trực tiếp, ngân hàng có thể tận dụng được trình độkiến thức và năng lực của nhân viên tín dụng Những người này thường được đàotạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay nên các quyết địnhcho vay trực tiếp của ngân hàng thường có chất lượng cao hơn so với trường hợpchúng được quyết định bởi những công ty bán lẻ hoặc nhân viên tín dụng của cáccông ty bán lẻ

+ Khi khách hàng có quan hệ trực tiếp với ngân hàng, có rất nhiều lợi thế cóthể phát sinh, có nhiều khả năng khách hàng sẽ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ kháccủa ngân hàng và như vậy quyền lợi của cả ngân hàng và khách hàng đều được thỏamãn trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên

Bên cạnh đó, việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cũng tạo điều kiện chongân hàng có thể xử lý, giải quyết linh hoạt những vướng mắc của khách hàng Việckhách hàng tiếp xúc trực tiếp với ngân hàng cũng giúp cho quan hệ giữa khách hàng

và ngân hàng gần gũi hơn, quảng bá được hình ảnh của ngân hàng đến với nhiềungười hơn

Tuy nhiên, với hình thức này, ngân hàng phải tiếp xúc với từng khách hàngnhỏ lẻ do vậy chi phí sẽ cao, thời gian để ngân hàng tăng quy mô khách hàng làchậm và ngân hàng sẽ là người duy nhất gánh chịu rủi ro

1.3 Nội dung cơ bản của mở rộng cho vay tiêu dùng

1.3.1 Quan niệm về mở rộng cho vay tiêu dùng

Mở rộng cho vay tiêu dùng được xác định trên cơ sở việc thực hiện đa dạnghóa đối tượng khách hàng, đa dạng hóa các hình thức cho vay tiêu dùng, tăng giá trịcác khoản vay tiêu dùng… trong một thời gian nhất định Mức tăng trưởng cho vayđược tính bằng số tương đối hay số tuyệt đối của số lượng cho vay kỳ sau so với kỳtrước Số tương đối thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm, số tuyệt đối thểhiện quy mô tăng trưởng cho vay

Cho vay tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan như: quy mô hoạtđộng của Ngân hàng; các chiến lược, chính sách cho vay; nguồn nhân lực; trình độcông nghệ… và các nhân tố khách quan như: môi trường kinh tế- chính trị- xã hội;

tư cách, khả năng tài chính của người đi vay

1.3.2 Sự cần thiết của mở rộng cho vay tiêu dùng tại các NHTM

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, tình hình cạnh tranh trênthị trường tài chính nước ta ngày càng trở lên gay gắt khi hàng loạt các ngân hàngmới thành lập và liên tục tuyên bố nâng cao vốn điều lệ, mở rộng thị phần của mình

Trang 17

Trong tình trạng thị phần cho vay trung và dài hạn gần như đã bão hòa do ảnhhưởng của cuộc suy thoái kinh tế, kèm theo đó là chính sách thả nổi tiền tệ với việccho phép các NHTM cho vay trung và dài hạn theo lãi suất thỏa thuận làm lãi suấttrên thị trường tăng cao gây khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn Lúc này thịtrường cho vay tiêu dùng chính là cứu cánh cho các ngân hàng Tuy dư nợ cho vaytiêu dùng còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của hoạt động cho vay, songđây là một lĩnh vực đầy tiềm năng mà các ngân hàng còn chưa khai thác hết vàtrong tương lai đây sẽ là loại hình tín dụng đóng vai trò quan trọng trong ngân hàng.Trong những năm gần đây, ngành ngân hàng đang trong quá trình đổi mớimạnh mẽ cả về chất và lượng Việc không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động cũngnhư đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng là rất cần thiết trong điềukiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay Nếu một ngân hàng cứ duy trìquy mô ban đầu, không tích cực hoàn thiện và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụcủa mình thì rất khó có thể tồn tại lâu dài Hơn nữa, ngành ngân hàng đang ngàycàng phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh Chính vì vậy, để tăng tính cạnh tranh thìcác NHTM cần phải đặc biệt quan tâm đến việc phát triển mở rộng cho vay tiêudùng một cách toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Nắm bắt được những nhucầu ngày càng cao đó, các ngân hàng đã và đang đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chovay tiêu dùng nhằm thỏa mãn tốt nhất những nhu cầu vô cùng phong phú và đadạng.

Một lý do nữa khiến cho việc mở rộng cho vay tiêu dùng là cần thiết, đó làhoạt động cho vay tiêu dùng luôn chứa đựng nhiều rủi ro Và việc mở rộng cho vaytiêu dùng góp phần đa dạng hóa danh mục cho vay của ngân hàng, từ đó giúp đadạng hóa rủi ro Nếu ngân hàng chỉ tập trung vào một số nghiệp vụ thì nguy cơ rủi

ro rất cao và lợi nhuận của ngân hàng có thể bị ảnh hưởng khi doanh thu từ cácnghiệp vụ kinh doanh đó chịu những ảnh hưởng mạnh từ thị trường Ngoài ra, việc

mở rộng cho vay tiêu dùng còn giúp ngân hàng có thêm nguồn thu khác từ phía cáckhách hàng là cá nhân ngoài nguồn thu từ khách hàng là các doanh nghiệp

Muốn mở rộng sản xuất thì tất yếu phải mở rộng tiêu dùng bằng việc khuyếnkhích tiêu dùng, cho vay tiêu dùng giúp cho Nhà nước đạt được những mục tiêu vềkinh tế- xã hội nhất định như tăng mức sống cho người dân, tăng GDP, thúc đẩy quátrình sản xuất kinh doanh phát triển; giảm tỳ lệ thất nghiệp…

Trang 18

Vậy, cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế, sự đòi hỏi ngày càng cao vàphong phú của người dân, sự cạnh tranh mang tính sinh tồn thì việc mở rộng chovay tiêu dùng đối với các ngân hàng là một tất yếu khách quan của nền kinh tế.

1.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng

1.3.3.1 Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay trong một thời kỳnhất định, thường được tính theo năm tài chính Đây là chỉ tiêu mang tính thời kỳnên nó phản ánh một cách khái quát nhất về sự mở rộng hoạt động cho vay củangân hàng

- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng tuyệt đối

Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay tiêu dùng năm t so với năm trước đó

về số tuyệt đối là bao nhiêu Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa tổng doanh sốcho vay tiêu dùng năm tài chính với doanh số cho vay tiêu dùng năm trước

Công thức tính:

- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng tương đối

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng của năm t

so với năm trước Chỉ tiêu này được tính bằng thương số giữa giá trị tăng trưởngdoanh số cho vay tiêu dùng tuyệt đối với tổng doanh số cho vay tiêu dùng nămtrước đó

Công thức tính:

- Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng cho vay tiêu dùng

Chỉ tiêu này cho biết mức đóng góp doanh số cho vay của cho vay tiêu dùng.Mức đóng góp này qua các năm tăng lên cho thấy cho vay tiêu dùng ngày càngchiếm vị trí quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng

Giá trị tăng trưởng

doanh số tuyệt đối = Tổng doanh số CVTD năm t - CVTD năm (t-1)Tổng doanh số

Giá trị tăng trưởng

doanh số tương đối =

Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đốiTổng doanh số CVTD năm (t-1)

x 100%

Trang 19

Chỉ tiêu này được tính bằng tỉ lệ % giữa tổng doanh số cho vay tiêu dùng vớitổng doanh số cho vay của toàn ngân hàng.

Công thức tính:

1.3.3.2 Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng

Dư nợ cho vay tiêu dùng phản ánh số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàngtại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý hay cuối năm tài chính.Chỉ tiêu này mang tính thời điểm, nó thường được sử dụng kết hợp với chỉ tiêudoanh số cho vay tiêu dùng nhằm phản ánh thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùngcủa ngân hàng tại thời điểm nghiên cứu

- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối

Chỉ tiêu này cho biết dư nợ năm t tăng (giảm) so với năm (t-1) về số tuyệt đối

là bao nhiêu Chỉ tiêu này tăng lên cho thấy số tiền ngân hàng cho khách hàng vaytăng lên

Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa tổng mức dư nợ cho vay tiêu dùngnăm t với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng năm (t-1)

Công thức tính:

- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng tương đối

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng (giảm) dư nợ cho vay tiêu dùng năm t so vớinăm (t-1) Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ khách hàng vay NH để tiêu dùng ngày càngnhiều Nó được tính bằng tỉ lệ % giữa giá trị tăng trưởng tuyệt đối với tổng dư nợcho vay tiêu dùng năm (t-1)

Công thức tính:

Tỷ trọng doanh

Tổng doanh số CVTDTổng doanh số CV

x 100%

Giá trị tăng trưởng

dư nợ tuyệt đối

Tổng dư nợ CVTD năm t CVTD năm (t-1)Tổng dư nợ

-Giá trị tăng

trưởng tương đối =

Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đốiTổng dư nợ CVTD năm (t-1)

x 100%

Trang 20

- Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng cho vay tiêu dùng

Chỉ tiêu này được tính bằng tỉ lệ % giữa tổng dư nợ cho vay tiêu dùng vớitổng dư nợ cho vay chung của toàn ngân hàng

Công thức tính:

Chỉ tiêu này cho biết dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng

dư nợ từ hoạt động cho vay của ngân hàng Tỷ trọng này càng cao chứng tỏ CVTDchiếm vị trí ngày càng quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng

1.3.3.3 Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng số lượng khách hàng

Số lượng khách hàng là tổng số khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng trongmột thời kỳ nhất định Trong cho vay tiêu dùng, số lượng khách hàng được thể hiệnthông qua số khoản vay tiêu dùng mà ngân hàng cấp cho khách hàng

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng số lượng khách hàng được tính bằng hiệu sốgiữa số lượng khách hàng năm t với số lượng khách hàng năm (t-1)

Công thức tính:

1.3.3.4 Chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng của loại hình cho vay tiêu dùng

Chỉ tiêu này phản ánh sự đa dạng về loại hình cho vay tiêu dùng mà ngânhàng cung cấp cho khách hàng bao gồm: cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, chovay CBCNV, cho vay NLĐXK… Khi các loại hình cho vay trên được mở rộng thì

sẽ thỏa mãn tốt hơn nhu cầu, mong muốn của khách hàng qua đó thể hiện cho vaycủa ngân hàng đang có sự tăng trưởng, cách thức mà ngân hàng cung cấp dịch vụcho vay tiêu dùng cho khách hàng cũng đa dạng hơn

Tỷ trọng của các sản phẩm cho vay tiêu dùng được tính theo công thức:

=

Tổng dư nợ từ hoạt động CVTD

x 100%

Trang 21

1.3.3.5 Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng

Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng mà các ngân hàng hướngtới Lợi nhuận cho vay được tính theo công thức sau:

Lợi nhuận CVTD= Doanh thu từ CVTD – Chi phí CVTD

1.3.3.6 Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng

Nợ quá hạn trong hoạt động cho vay là khoản nợ đến thời hạn thanh toán màkhách hàng không có khả năng hoàn trả và không được ngân hàng cho gia hạn nợhay giãn nợ Nợ quá hạn sẽ dẫn đến khả năng mất vốn, đem lại rủi ro cho ngânhàng

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn chovay tiêu dùng và tổng dư nợ CVTD của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhấtđịnh, thường được tính theo năm tài chính

TL nợ quá

Tổng dư nợ quá hạn CVTDTổng dư nợ CVTD

x 100%

Trang 22

Nếu NHTM có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ bị đánh giá là có độ rủi ro cao Ngượclại, ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp đồng nghĩa với việc là ngân hàng đó có khảnăng quản lý và thu hồi vốn tốt, do đó sẽ làm tăng niềm tin của người tiêu dùng vàongân hàng hơn.

Như vậy, mở rộng cho vay tiêu dùng là sự tăng lên về số lượng khách hàng,giá trị khoản vay và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp Nếu một ngân hàngđạt được cả ba tiêu chí này thì cho vay tiêu dùng của ngân hàng đã được mở rộng.Tuy nhiên, trong thực tế rất khó để một ngân hàng đạt được cùng lúc cả ba tiêu chítrên, do đó trong từng giai đoạn phát triển của mỗi ngân hàng mà ngân hàng đó sẽ

ưu tiên mở rộng cho vay tiêu dùng bằng các cách khác nhau trong những cách trên

1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng

1.3.4.1 Các nhân tố bên trong ngân hàng

- Chính sách cho vay của ngân hàng

Trên cơ sở định hướng phát triển chung của toàn ngân hàng, ngân hàng cầnxây dựng các chính sách cho vay đảm bảo phù hợp với các mục tiêu đã đề ra Cóthể hiểu chính sách cho vay của ngân hàng là những nguyên tắc, phương pháp chỉđạo về tiêu chuẩn đối với danh mục cho vay của ngân hàng

Chính sách cho vay bao gồm các yếu tố như: hạn mức cho vay đối với mộtkhách hàng, kỳ hạn của khoản cho vay, lãi suất cho vay, các loại hình cho vay đượcthực hiện, hướng giải quyết phần cho vay bị vượt giới hạn, các khoản vay có vấn

đề, quy định về tài sản đảm bảo, cách thức thanh toán nợ… Tất cả những yếu tố đóđều tác động trực tiếp đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng Do đặcđiểm của cho vay tiêu dùng là số lượng các món vay rất lớn trong khi quy mô củatừng món vay thường nhỏ nên việc áp dụng mức lãi suất, kỳ hạn cho vay cần phảilinh hoạt, có những ưu đãi nhất định nhằm thu hút được người tiêu dùng sử dụngcác sản phẩm, dịch vụ cho vay tiêu dùng của Chi nhánh

Nếu ngân hàng cho rằng cần phải mở rộng cho vay tiêu dùng trong thời gian tớithì ngân hàng sẽ phải đề ra kế hoạch chi tiết cho việc thu hút khách hàng, tạo điều kiệnthuận lợi cho khách hàng vay vốn Nếu xác định giai đoạn tới chỉ dừng lại ở việc mởrộng mạng lưới và đa dạng hóa các loại sản phẩm, dịch vụ thì để đạt mục tiêu này cóthể các yếu tố như lợi nhuận và chất lượng có thể được xét đến sau Nhưng nếu giaiđoạn này ngân hàng lại xác định cần phải tập trung tăng trưởng đồng thời nâng caochất lượng cho vay thì lợi nhuận và chất lượng lại là yếu tố trọng tâm cần giải quyếthàng đầu

Trang 23

Trong trường hợp cho vay tiêu dùng không nằm trong chính sách cho vay củangân hàng thương mại thì các cá nhân và hộ gia đình sẽ không có cơ hội vay đượcnhững khoản tiền từ ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của mình Việc xâydựng một chính sách cho vay riêng cho khoản mục này sẽ giúp cho ngân hàng xácđịnh rõ hơn mục tiêu cần hướng tới cũng như phân bổ và sử dụng các nguồn lực bêntrong ngân hàng một cách có hiệu quả nhất Nếu các yếu tố trong chính sách chovay của ngân hàng đưa ra đúng đắn, linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi của môitrường kinh tế xã hội, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng khác nhau của khách hàng

sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng hơn trong việc thực hiện mục tiêu mở rộng cho vaytiêu dùng Trái ngược với chính sách cho vay hợp lý là chính sách cho vay cứngnhắc sẽ gây cản trở cho chính bản thân ngân hàng, làm giảm tính cạnh tranh củangân hàng

- Quy trình cho vay

Quy trình cho vay quy định các bước cần thiết phải thực hiện trong quá trìnhcho vay bao gồm từ khi chuẩn bị cho vay, giải ngân, thu nợ, đảm bảo an toàn vốncho vay, được tiến hành từ khi bắt đầu phân tích nhu cầu cho đến khi thu hồi được

cả vốn lẫn lãi Sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bước sẽ tạo điều kiện cho ngân hàngphát hiện kịp thời các khuyết điểm, nắm được diễn biến của các khoản cho vay để

có biện pháp can thiệp nhanh chóng nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra

Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào và trong mọi trường hợp đều thực hiệnđúng như trong quy trình đã nêu ra một cách cứng nhắc mà cần có sự linh hoạttrong từng món vay để không gây ra sự khó khăn cho khách hàng, gây mất thời gian

và chi phí cho chính bản thân ngân hàng Đối với những món vay có quy mô nhỏquá thì Chi nhánh có thể giảm bớt các thủ tục, giấy tờ, không cần tài sản đảm bảo.Nếu ngân hàng vẫn áp dụng đầy đủ thủ tục cho những khoản vay có giá trị quá nhỏthì sẽ rất mất thời gian cho cán bộ tín dụng và làm giảm hiệu quả công việc đồngthời làm mất đi khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng, từ đó một phần làmcản trở việc mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng

- Chất lượng và tính da dạng của các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng

Đây là một nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay tiêu dùngcủa ngân hàng Một ngân hàng sẽ bị hạn chế trong mở rộng cho vay tiêu dùng nếucác sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng mà nó cung cấp cho khách hàng quá đơn

Trang 24

Trong điều kiện nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nhiềungân hàng thương mại đẩy mạnh dịch vụ cho vay tiêu dùng với nhiều sản phẩm hấpdẫn cả về chất lượng lẫn chủng loại, hạn mức cho vay cũng được nâng lên từ vàichục triệu đến gần tỷ đồng.

- Cán bộ tín dụng

Trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ của cán bộ tíndụng có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Nó có thể tạonên hình ảnh tốt cho ngân hàng nhưng cũng có thể gây nên những ấn tượng xấu chongân hàng vì chính cán bộ tín dụng ngân hàng là những người tiếp xúc trực tiếp vớikhách hàng là cá nhân, hộ gia đình khi họ có nhu cầu vay vốn Do số lượng các mónvay tiêu dùng là rất lớn nên một ngân hàng cần phải có số lượng cán bộ tín dụnghợp lý, phân công công việc cụ thể để không xảy ra trường hợp một cán bộ tín dụngphải quản lý quá nhiều các khoản vay hay có quá nhiều cán bộ tín dụng sẽ làm tăngchi phí của ngân hàng, thực hiện tốt những điều đó sẽ góp phần cho ngân hàng cóthể mở rộng, phát triển không chỉ mình hoạt động cho vay tiêu dùng mà tất cả cáchoạt động khác

Mặt khác, trong giai đoạn mà sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng nhưhiện nay, nếu ngân hàng muốn đáp ứng tốt các nhu cầu đa dạng khác nhau củakhách hàng bằng các sản phẩm cho vay tiêu dùng thì nhân tố nguồn nhân lực phảiđược quan tâm đúng mức Cán bộ ngân hàng không chỉ có trình độ chuyên môn cao

mà cần phải có đạo đức nghề nghiệp để có thể tránh xa các cám dỗ vật chất; đánhgiá khách hàng một cách trung thực không vì tư lợi cá nhân, có như vậy mới có thểđưa ra các quyết định khách quan và chính xác

- Quy mô hoạt động của ngân hàng

Đây là một nhân tố quan trọng quyết định cấu trúc danh mục cho vay củangân hàng Thông thường, những ngân hàng lớn nhất có ưu thế về chi phí trong việccho vay kinh doanh bất động sản và cho vay tiêu dùng trả góp Các ngân hàng có quy

mô trung bình đạt mức chi phí thấp nhất đối với các khoản vay theo thẻ tín dụng Cácngân hàng có quy mô nhỏ nhất chỉ có lợi thế trong cho vay thương mại

Khả năng huy động vốn: Vốn huy động của ngân hàng được hình thành chủyếu từ tiền gửi cá nhân và các tổ chức trong nền kinh tế Phần lớn vốn huy động sẽđược ngân hàng đưa ra cho vay Do hoạt động của ngân hàng cần phải được đa dạnghóa để giảm thiểu rủi ro nên khi vốn huy động của ngân hàng được tăng cường thìngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc triển khai thêm sản phẩm, dịch vụ khác nhau

Trang 25

nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, làm tăng khả năng cạnh tranh và vị thế củangân hàng mình với các ngân hàng hay các định chế tài chính khác.

- Công nghệ thông tin

Trong xu hướng phát triển hiện nay, việc nắm bắt được nhiều thông tin chínhxác, kịp thời sẽ tạo nên sức cạnh tranh vô cùng to lớn cho bản thân các ngân hàng.Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ vào phân tích thông tin cho vay cũng góp phầngiảm thiểu những sai sót không đáng có trong hoạt động cho vay nói chung và hoạtđộng cho vay tiêu dùng nói riêng của ngân hàng

Do đặc điểm của cho vay tiêu dùng, số lượng các khoản vay rất lớn nên việc ứngdụng công nghệ tiên tiến sẽ giúp cho các ngân hàng có thể quản lý danh sách kháchhàng vay tiêu dùng một cách dễ dàng, tiết kiệm được nhân công cũng như chi phíquản lý góp phần giảm giá thành sản phẩm dịch vụ, tăng tính cạnh tranh của ngânhàng trên thị trường

Khi công nghệ phát triển đến mức hiện đại thì việc giải quyết các thủ tục cũngđược nhanh chóng, chính xác, thay vì phải đến ngân hàng, khách hàng có thể ngồi tạinhà cũng có thể gửi đơn xin vay đến ngân hàng, các cán bộ cho vay tiêu dùng cũng cóthể nắm bắt được thông tin về khách hàng từ nhiều phía và nhanh chóng đưa ra quyếtđịnh cho vay hay từ chối khi nhận được đơn xin vay của khách hàng

1.3.4.2 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

- Từ phía khách hàng

+ Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng

Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng chủ yếu là nhằm tài trợ chonhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình, những sảnphẩm mang tính dịch vụ nên nhu cầu của khách hàng chính là yếu tố quyết định cáchình thức cho vay tiêu dùng của ngân hàng Xuất phát từ những nhu cầu đó mà ngânhàng xây dựng chiến lược, đưa ra các sản phẩm tiêu dùng nhằm thỏa mãn một cáchtốt nhất các nhu cầu của khách hàng

Tuy nhiên trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển mà nhu cầu về các sảnphẩm tiêu dùng của khách hàng sẽ có những thay đổi và ngân hàng cần phải xácđịnh được sự thay đổi trong nhu cầu đó để đưa ra được các sản phẩm, dịch vụ phùhợp ở thời điểm hiện tại và đón đầu được trong tương lai Nếu phát hiện các nhu cầumột cách chậm chạp sẽ khiến các ngân hàng bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và có thể đưa

Trang 26

cầu sử dụng thì sản phẩm đó sẽ không được tiêu thụ và nó sẽ làm ảnh hưởng đến lợinhuận của ngân hàng.

+ Khả năng tài chính của khách hàng

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay tiêu dùng và khảnăng trả nợ của khách hàng Do vậy, xem xét mức thu nhập của người tiêu dùng cóvai trò quan trọng trong việc quyết định cho vay hay không cho vay của các ngânhàng Các khoản cho vay tiêu dùng sẽ có độ an toàn cao khi người tiêu dùng có thunhập cao và ổn định Bên cạnh đó, với những người có thu nhập cao và ổn định, họ

sẽ có ý thức cao trong việc thanh toán nợ cho ngân hàng để tránh những rắc rối vềmặt pháp lý có thể ảnh hưởng đến công việc của họ Ngược lại, với những cá nhânhay hộ gia đình có thu nhập thấp hoặc không ổn định thì việc thanh toán khoản vaycho ngân hàng có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động chi tiêu khác trong gia đình vàngười tiêu dùng không thể xác định được khi nào thì họ có thu nhập, nó có thểkhông trùng khớp với thời điểm mà ngân hàng thu nợ, do vậy ngân hàng sẽ gặp khókhăn trong thu nợ Tuy nhiên, trong thực tế, thu nhập của người tiêu dùng là nhân tố

có tính biến động cao, có thể tại thời điểm ký hợp đồng thì thu nhập là cao và ổnđịnh nhưng vì một yếu tố khó có thể tránh khỏi như: ốm đau, bệnh tật, tai nạn củachính khách hàng hoặc của người thân cũng làm thay đổi tính ổn định về thu nhậpcủa họ một cách nhanh chóng Ngân hàng chỉ có thể hạn chế bằng cách mở rộngquy mô khách hàng, trên cơ sở lấy số đông bù số ít

+ Tư cách của khách hàng

Cho vay tiêu dùng tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó tư cách của khách hàng cóảnh hưởng rất lớn tới hành vi trả nợ của họ Để ngân hàng có thể chấp nhận chovay, khách hàng cần có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững vàng, có thunhập sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ những khoản vốn vay của ngân hàng khi đến hạn,qua đó đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng Tuy nhiên, điều nàykhông phải dễ thực hiện nhất là trong cho vay tiêu dùng vì khách hàng đến với ngânhàng thường là lần đầu Nếu người vay thực sự có thu nhập ổn định, tài sản thế chấp

có giá trị cao nhưng khách hàng không có ý định trả nợ ngân hàng, sử dụng vốn saimục đích hay nghiêm trọng hơn là cố tình lừa đảo thì vẫn tồn tại những rủi ro khácao về phía ngân hàng Do vậy, đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, có óc phán đoán, đồng thời phải có phẩm chất đạo đức tốt để đánhgiá được một cách khách quan và đúng đắn

-Các nhân tố từ môi trường bên ngoài

Trang 27

+ Chính sách kinh tế của Chính phủ và NHNN

Các chính sách của Chính phủ với mục tiêu phát triển kinh tế, tăng trưởngGDP, tăng thu nhập, giảm tỷ lệ thất nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến việc mởrộng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại Khi các chính sách củaChính phủ đưa ra được thực hiện thành công, nền kinh tế có sự tăng trưởng, đờisống người dân được cải thiện, xã hội phát triển, nhu cầu tiêu dùng và trình độ dântrí cũng phát triển theo hướng có lợi cho việc mở rộng cho vay tiêu dùng của cácngân hàng

Các quy định, chính sách của NHNN có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đếncho vay tiêu dùng; nó cũng có thể khuyến khích và có thể hạn chế cho vay nóichung và cho vay tiêu dùng nói riêng Trong một thời kỳ nhất định, dựa trên tìnhhình kinh tế xã hội, dự báo xu hướng phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn tiếptheo, NHNN có những chính sách khác nhau sao cho phù hợp với mục tiêu đã đề ra.Hiện nay, hoạt động cho vay tiêu dùng đã được Nhà nước đồng ý cho các tổchức tín dụng áp dụng mức lãi suất thoả thuận, không khống chế mức trần10,5%/năm Qua tham khảo thực tế, mức lãi suất cho vay tiêu dùng đang giao độngtrong khoảng 12 – 14%/năm, cá biệt một số trường hợp 15%/năm Tuy nhiên, đâyvẫn là mức lãi suất chấp nhận được trong thời điểm hiện nay, bởi nếu so với mức lãisuất kỷ lục 21%/năm trong năm 2008

+ Thị trường cho vay tiêu dùng

Thị trường cho vay tiêu dùng tổng hợp từ rất nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tốliên quan đến dân số, sự phát triển kinh tế, các nhân tố xã hội và các yếu tố khác Mỗi yếu tố khác nhau sẽ có tác động khác nhau tới hoạt động cho vay tiêu dùng củacác ngân hàng thương mại

Quy mô dân số, kết cấu dân số, trình độ dân trí ảnh hưởng trực tiếp đến mốiquan hệ cho vay giữa ngân hàng và khách hàng Thực tế cho thấy, tại các khu vựctập trung đông dân cư có trình độ dân trí cao, có công việc ổn định, thu nhập cao thì nhu cầu vay tiêu dùng là rất lớn Còn tại các vùng nông thôn tập trung nhiều laođộng chân tay, trình độ dân trí cũng như mức sống còn thấp thì họ chỉ làm việc đểđảm bảo cuộc sống hàng ngày, ít khi nghĩ đến việc vay ngân hàng để phục vụ mụcđích tiêu dùng, mua sắm các vật dụng trong gia đình.Vì thế, cho vay tiêu dùng tạiđây là rất khó mở rộng

Trang 28

cả được kiểm soát sẽ tạo ra nhiều việc làm, thu nhập bình quân đầu người vì thếcũng được nâng lên đáng kể, xu hướng tiêu dùng cũng tăng lên Do đó, nhu cầu vay

để tiêu dùng cũng tăng lên nhanh chóng vì họ tin tưởng rằng với sự phát triển ổnđịnh của nền kinh tế như vậy thì thu nhập trong tương lai của họ sẽ đủ để trang trảicho các khoản vay này Đây là cơ hội để cho vay tiêu dùng của các NHTM pháttriển mạnh mẽ Tuy nhiên, khi nền kinh tế đang trong tình trạng kém ổn định, thiểuphát thì các NHTM không thể mở rộng cho vay tiêu dùng do tâm lý mất tin tưởngvào nền kinh tế của người dân trong thời kỳ này làm hạn chế tiêu dùng, gia tăng tiếtkiệm Bên cạnh đó, trong giai đoạn nền kinh tế bất ổn cũng khiến cho bản thân ngânhàng phải thắt chặt cho vay nhằm đảm bảo an toàn vốn

Nhân tố xã hội cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu, thói quen tiêu dùngcủa người dân từ đó tác động đến cho vay tiêu dùng của ngân hàng Nhân tố xã hộibao gồm bao gồm các yếu tố như: phong tục tập quán, trình độ dân trí, tín ngưỡng,các quan niệm xã hội

+ Môi trường chính trị, pháp luật

Sự ổn định của môi trường chính trị có tác động rất rõ nét đối với hoạt độngcủa các NHTM bởi một quốc gia có một nền chính trị ổn định sẽ thu hút các nguồnđầu tư từ nhiều hướng khác nhau, kinh tế phát triển bền vững, chất lượng cuộc sốngcủa người dân được đảm bảo

Bên cạnh sự ổn định về chính trị thì một hệ thống pháp luật chặt chẽ, quy địnhphạm vi hoạt động của các cá nhân cũng như các thành phần kinh tế trong xã hộimột cách rõ ràng cũng góp phần mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng Do đó, cácvăn bản, quy định pháp luật được xây dựng một cách chặt chẽ, đồng bộ sẽ tạo môitrường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng cũng như hạn chế được nhữngvướng mắc không cần thiết giữa ngân hàng và khách hàng trong quan hệ vay mượn.Nếu hệ thống pháp luật nói chung và các quy định về hoạt động cho vay tiêu dùngnói riêng thể hiện sự đầy đủ, cụ thể và rõ ràng sẽ hấp dẫn nhiều khách hàng tìm đếnngân hàng hơn do quyền lợi của họ được bảo vệ, đồng thời khuyến khích các ngânhàng tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực cho vay tiêu dùng Ngược lại, khi các quyđịnh còn mang tính chung chung, không cụ thể, rõ ràng sẽ tạo ra khe hở dẫn đến rủi

ro cho cả ngân hàng và khách hàng

Các chủ trương chính sách của nhà nước đặc biệt là các chính sách và chươngtrình liên quan đến kinh tế có ảnh hưởng đến định hướng hoạt động của ngân hàng

Trang 29

Chương II/ Thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quang Trung

2.1 Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quang Trung

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư

và phát triển Quang Trung

Chi nhánh Quang Trung được hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng04/2005 trên cơ sở nâng cấp Phòng Giao dịch Quang Trung - Sở giao dịch 1, nhằmkhai thác triệt để thế mạnh của một đơn vị BIDV trên địa bàn trú đóng của Sở giaodịch trước đây Địa chỉ trụ sở chính tại 53 Quang Trung Hà Nội Tài sản ban đầukhi mới thành lập là nguồn huy động vốn 1.300 tỷ và nguồn nhân lực 65 cán bộđược điều động từ Hội sở chính và Sở giao dịch

Việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung phùhợp với tiến trình thực hiện đề án cơ cấu lại, gắn với quá trình đổi mới toàn diện,nhằm mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng hợp lý để phục vụđắc lực công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước Đồng thời, phát huytruyền thống phục vụ đầu tư phát triển, đa dạng hoá khách hàng thuộc mọi thànhphần kinh tế, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng,nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hộinhập, làm nòng cốt cho việc xây dựng tập đoàn tài chính đa năng, vững mạnh trongtương lai

Xác định phương hướng phát triển theo mô hình của một ngân hàng hiện đại,

là đơn vị cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và phục vụ đối tượng khách hàngkhu vực dân doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp đang trong lộtrình cổ phần hoá, Chi nhánh Quang Trung đã nỗ lực không ngừng trong việc tiếpcận và tìm kiếm khách hàng, tích cực thực hiện công tác phát triển nguồn nhân lực,

mở rộng và phát triển mạng lưới, nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ mới nhằmnâng cao khả năng hoạt động của chi nhánh và đáp ứng tối đa các nhu cầu của cácđối tượng khách hàng thuộc khối bán lẻ

Sau 21 tháng kể từ ngày thành lập, cuối năm 2006, chi nhánh Quang Trung đãđạt được số dư huy động vốn 3.742 tỷ tăng gần gấp 3 lần, Dư nợ cho vay gần 1.000

Trang 30

nhánh đạt 142 với mô hình tổ chức ngày càng được hoàn thiện: gồm 14 phòng và 1

tổ nghiệp vụ Đặc biệt, chi nhánh Quang Trung là chi nhánh đầu tiên đã có mô hình

tổ Marketing chuyên trách, Tổ chứng khoán và Ban phát triển mạng lưới bánchuyên trách phục vụ cho những nhiệm vụ đặc thù của đơn vị Với những nỗ lựccủa tập thể cán bộ chi nhánh, trong những năm qua, chi nhánh Quang Trung liên tụcđạt danh hiệu đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Cùng với những thành công ban đầu trong hoạt động kinh doanh, các công tácchính trị, đoàn thể thường xuyên được coi trọng và hoạt động có hiệu quả Chi bộĐảng được kiện toàn về tổ chức, hoạt động theo đúng điều lệ, phát triển được 12đảng viên mới, số đảng viên của chi bộ hiện đã lên tới 30, cùng với 8 cảm tình đảngđang tiếp tục theo dõi, bồi dưỡng và chuẩn bị kết nạp Tổ chức công đoàn thực hiệntốt các nhiệm vụ theo điều lệ, đảm bảo tốt quyền lợi và sự phát triển của đoàn viên.Chi đoàn thanh niên tích cực hoạt động phong trào, nâng cao đời sống văn hoá tinhthần của cán bộ trẻ, tăng cường hiểu biết và góp phần vào thành tích chung tronghoạt động của BIDV khu vực và toàn hệ thống

Nhìn chung, trong thời gian hoạt động chưa lâu nhưng bộ máy của Chi nhánh

và các tổ chức đoàn thể đã dần được phát triển, bổ sung và hoàn thiện, hoạt động có

sự phối hợp và mang lại hiệu quả tốt Tập thể cán bộ trong chi nhánh có tinh thầngắn kết, thẳng thắn đấu tranh và phê bình trong nội bộ nhằm đạt được tinh thầnđoàn kết đích thực, cùng rút kinh nghiệm và xác định tư tưởng phấn đấu chung.Trên tinh thần đó, với những nền tảng ban đầu đã đạt được, trong thời gian tới đây,chi nhánh Quang Trung phấn đấu sẽ đạt được quy mô tài sản khoảng 8.000 tỷ vàocuối năm 2010, lợi nhuân bình quân sau thuế đạt khoảng 300 triệu đồng/người; đủcác điều kiện để trở thành chi nhánh cấp 1 hạng 1 của hệ thống BIDV, đặc biệt sẽhoàn thành toàn diện và vượt mức theo lộ trình từng quý của kế hoạch 2010, gópphần lành mạnh hoá và nâng cao năng lực hoạt động của BIDV phục vụ tiến trình

cổ phần hoá theo chỉ đạo của Trung ương được thành công tốt nhất

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Quang Trung

Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế trong năm 2009, Chi nhánhNgân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung đã chủ động triển khai kế hoạch kinhdoanh ngay từ những ngày đầu năm nhằm giữ vững các mối quan hệ và nền kháchhàng, giảm thiểu tác động của cuộc suy thoái toàn cầu, đảm bảo cơ cấu tài sản hợp

lý, duy trì số dư huy động vốn luôn cao hơn dư nợ tín dụng và hỗ trợ nguồn vốn cho

Trang 31

toàn ngành; kiểm soát được mọi hoạt động, đảm bảo các giao dịch an toàn, có lãi;hoàn thiện mô hình tổ chức mới theo TA2; xây dựng, đào tạo chuyên môn cho độingũ cán bộ, nâng cao hình ảnh của BIDV

Một số kết quả cụ thể của Chi nhánh đạt được như sau:

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007- 2009

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Thực hiện

2007

Thực hiện 2008

KHKD 2009

Thực hiện 2009

Chênh Lệch so với năm 2008

I/ Chỉ tiêu tăng trưởng

1 Tổng vốn huy động 5.100 6.000 6.500 7.015 1.015 2.Tổng VHĐ bình quân 6.050 5.900 6.200 6.323 423

Trong đó:

- Cho vay ngắn hạn

550,45

25.3

7 1

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Quang Trung năm 2007- 2009)

Trang 32

2.1.2.1 Về tình hình huy động vốn

Nguồn vốn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của mộtNgân hàng Nó là cơ sở để các NHTM tiến hành hoạt động kinh doanh và là mộtyếu tố quyết định quy mô, phạm vi hoạt động và khả năng mở rộng cũng như khảnăng thanh toán và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong nền kinh tế Chính vìvậy, các NHTM luôn coi trọng công tác huy động vốn bằng cách thường xuyên đưa

ra các đợt huy động vốn với mức lãi suất cao và các chương trình khuyến mãi hấpdẫn nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng đến gửi tiền tại Ngân hàng

Qua hơn 3 năm thành lập, nguồn vốn huy động của chi nhánh Quang Trung

đã không ngừng tăng lên Cụ thể: Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động là 5.100 tỷđồng Đến năm 2008, đây là một năm được đánh giá là khó khăn của hệ thống tàichính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Tuy nhiên, nguồn vốn huy độngcủa BIDV Quang Trung vẫn tăng lên 17,65% so với 2007, đạt 6000 tỷ đồng, điều

đó chứng tỏ hoạt động của Chi nhánh đã thực sự có hiệu quả, uy tín và thu hút đượckhách hàng

Năm 2009, tổng vốn huy động cuối kỳ của Chi nhánh Quang Trung đạt 7.015

tỷ đồng, tăng 1,015 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2008 Tuy nhiên, kết quả đạtđược trong năm 2009 vừa qua nhận định có nhiều yếu tố khách quan, thuận lợi ảnhhưởng tới kết quả hoạt động của chi nhánh: thị trường tiền tệ có nhiều biến động lớntrong năm, Hội sở chính có chính sách tích cực HĐV từ các định chế tài chính và Tổngcông ty lớn để đảm bảo khả năng thanh khoản, tích cực đưa ra các sản phẩm vốn ngắnhạn (kỳ hạn tuần) thu hút được nhiều nguồn từ các công ty chứng khoán, các định chế tàichính, có chính sách cấp bù linh hoạt… Ngược lại, nguồn huy động từ dân cư tại chinhánh có xu hướng giảm do sức cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn và xu hướng tiêudùng- tiết kiệm của dân cư có nhiều thay đổi… Do vậy, cùng với kết quả đạt được trongnăm 2009, môi trường hoạt động của Chi nhánh là hết sức khó khăn khi những yếu tốthuận lợi mang tính đột biến không còn

2.1.2.2 Về tình hình sử dụng vốn

Năm 2007, tổng dư nợ đạt 1250 tỷ đồng, trong đó:

- Cho vay ngắn hạn đạt 550,45 tỷ đồng chiếm 44% tổng dư nợ

- Cho vay trung, dài hạn đạt 699,55 tỷ đồng chiếm 56% tổng dư nợ

Năm 2008, hoạt động của chi nhánh luôn đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt theochỉ đạo của Hội sở chính Tổng dư nợ trong năm đạt 2295 tỷ đồng, tăng 83,6% sovới năm 2007 ( tương ứng tăng 1.045 tỷ đồng so với năm 2007), trong đó:

Trang 33

- Cho vay ngắn hạn đạt 1384 tỷ đồng chiếm 60,3% trong tổng dư nợ, tăng151,43% so với năm 2007.

- Cho vay trung, dài hạn đạt 911 tỷ đồng chiếm 39,7% trong tổng dư nợ,tăng 30,23% so với năm 2007

Năm 2009, tổng dư nợ đạt 3438 tỷ đồng thấp hơn kế hoạch kinh doanh nhưngvẫn tăng 50% so với năm 2008 Trong đó:

- Cho vay ngắn hạn đạt 1207,5 tỷ đồng chiếm 35% trong tổng dư nợ, giảm111,95 tỷ đồng ( tương ứng giảm 8%) so với năm 2008

- Cho vay trung, dài hạn đạt 2165,95 tỷ đồng chiếm 65% tổng dư nợ, tăng138% so với năm 2008

Các chỉ tiêu chất lượng đã hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra cụ thể:

+ Tỷ lệ nợ xấu tính đến 31/12/2009 là 3,3% tổng dư nợ tín dụng

+ Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn chiếm 63% tổng dư nợ (kế hoạch là 65%)+ Tỷ trọng dư nợ NQD chiếm 78% (kế hoạch giao là 75%)

+ Dư nợ có TSĐB chiếm 42% tổng dư nợ (kế hoạch giao 40%)

+ Tỷ lệ dư nợ bán lẻ đạt 7,11% (kế hoạch giao là 4,4%)

+ Trích DPRR trong năm là 5 tỷ đồng, đạt kế hoạch

2.1.2.3 Về tình hình hoạt động dịch vụ

Bên cạnh thu từ các dịch vụ truyền thống như chuyển tiền, kinh doanh ngoại

tệ, tài trợ thương mại, tín dụng… chi nhánh đã không ngừng mở rộng tiếp thị kháchhàng sử dụng dịch vụ tiện ích khác như tư vấn phát hành trái phiếu, BIDVDirectbanking, VnTopup, BSMS… nhằm tăng nguồn thu dịch vụ cho chi nhánh.Tình hình thu dịch vụ của chi nhánh như sau:

- Về dịch vụ Thanh toán Quốc tế: Doanh số thanh toán quốc tế năm 2009 tăngtrưởng 21.79% so với năm 2008, phí dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 3,5 tỷ đồng,tăng 110.31% so với cùng kỳ năm trước, đạt 75.8% kế hoạch được giao So với cácloại phí dịch vụ khác, phí TTQT tăng trưởng chậm hơn và không đạt kế hoạch kinhdoanh năm 2009, đó là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Doanh nghiệp không đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng

+ Do chính sách của BIDV HO thực hiện chỉ đạo của ngân hàng Nhà nướckhông bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng hạn chế của Bộcông thương

Trang 34

- Dịch vụ Thanh toán trong nước: Doanh số thanh toán trong nước tính đếncuối năm 2009 đạt 3510 tỷ đồng, tăng trưởng 130% so với năm 2008, phí dịch vụthanh toán ròng đạt 2,76 tỷ đồng mức tăng trưởng 164.16% so với năm 2008, đạt147.41% kế hoạch được giao Thu dịch vụ thanh toán trong nước tăng mạnh so vớinăm 2008 là do BIDV HO tăng mức phí áp dụng trên địa bàn, và số lượng giao dịchtăng so với năm 2008.

- Dịch vụ chuyển tiền quốc tế: Tổng doanh số chuyển tiền nước ngoài đi vàđến năm 2009 đạt 150,012 nghìn USD

- Dịch vụ bảo lãnh: Tăng lên so với năm 2008, phí bảo lãnh tính đến17/12/2009 đạt 6.900 triệu đồng và là hoạt động có tỷ trọng thu phí dịch vụ ròngcao nhất của chi nhánh, chiếm 28.75% tổng phí dịch vụ của toàn chi nhánh Tuynhiên, trong năm 2009, nguồn thu phí bảo lãnh tăng mạnh do thu phí bảo lãnh pháthành trái phiếu Vincom (khoản thu phí bất thường)

- Kinh doanh ngoại tệ: là hoạt động có tỷ trọng tương đối cao trong năm 2009,

chiếm 17.52% tổng phí của chi nhánh, thu ròng về kinh doanh ngoại tệ đạt 4.200triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 125.35%, đạt 115.95% kế hoạch được giao.Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 436,560 nghìn USD, tăng 148.66% so với cùng kỳnăm 2008 Các chỉ tiêu về kinh doanh ngoại tệ tăng mạnh trong năm nay là do cónhiều biến động lớn trên thị trường ngoại tệ trên thế giới cũng như trong nước đãđem lại những thuận lợi sau:

+ Trong 3 tháng đầu năm, tỷ giá USD trên thị trường liên tục giảm và tỷ lệmua bán thực tế thấp hơn nhiều so với tỷ giá sàn áp dụng của NHNN là điều kiệnthuận lợi cho việc bán USD của chi nhánh, do đó mặc dù doanh số mua bán khôngcao nhưng thu dịch vụ ròng tăng

+ Trong ba tháng tiếp theo, tỷ giá Đôla Mỹ với Đồng Việt Nam đã có nhữngbiến động bất thường, nhanh và mạnh từ trạng thái dư bán sang dư mua, lượng cầuvượt quá lượng cung khiến tỷ giá tăng vượt trần của NHNN Tuy vậy, Chính phủ vàNHNN đã có những biện pháp mạnh can thiệp để bình ổn tỷ giá thị trường, đồngthời, NH ĐT&PT Việt Nam đã có chỉ dẫn cụ thể trong việc mua bán ngoại tệ từngthời điểm, phù hợp với diễn biến thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánhtrong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ

Bên cạnh đó, những biến động trên thị trường ngoại hối cũng đặt ra nhữngkhó khăn, thách thức cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

Ngày đăng: 28/11/2012, 09:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. PGS. TS Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
3. PGS. TS Phan Thị Thu Hà (Chủ biên), 2007, Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng thương mại
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
4. Lê Văn Tề (2004), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại
Tác giả: Lê Văn Tề
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2004
5. Bộ tài chính (2000), Chiến lược Tài chính- Tiền tệ 2001- 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược Tài chính- Tiền tệ 2001- 2010
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2000
6. Nguyễn Văn Luân, Các nguyên lý Tiền tệ ngân hàng và Tiền tệ tài chính, NXB Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nguyên lý Tiền tệ ngân hàng và Tiền tệ tài chính
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
8. Các website:- http://www.moj.gov.vn - http://www.sbv.gov.vn - http://nganhangonline.com Link
7. Báo cáo tổng kết năm 2007, 2008, 2009 của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho  người tiêu dùng. - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung
ho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng (Trang 14)
Sơ đồ 1: Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung
Sơ đồ 1 Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp (Trang 14)
Sơ đồ 2: Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung
Sơ đồ 2 Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp (Trang 15)
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung (Trang 30)
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007- 2009 - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007- 2009 (Trang 30)
Từ bảng trên ta thấy được một cách tổng quát nhất về doanh số cho vay trong thời gian 3 năm gần đây nhất của Ngân hàng Đầu tư và phát triển- Chi nhánh Quang  Trung - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung
b ảng trên ta thấy được một cách tổng quát nhất về doanh số cho vay trong thời gian 3 năm gần đây nhất của Ngân hàng Đầu tư và phát triển- Chi nhánh Quang Trung (Trang 36)
Bảng 2.2: Doanh số cho vay tiêu dùng năm 2007- 2009 - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.2 Doanh số cho vay tiêu dùng năm 2007- 2009 (Trang 36)
2.2.2. Dư nợ cho vay tiêu dùng - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung
2.2.2. Dư nợ cho vay tiêu dùng (Trang 37)
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2007- 2009 - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.3 Dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2007- 2009 (Trang 37)
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2007- 2009 - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2007- 2009 (Trang 38)
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2007- 2009 - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2007- 2009 (Trang 38)
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo loại hình - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung
i ểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo loại hình (Trang 39)
2.2.5. Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung
2.2.5. Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng (Trang 43)
Bảng 2.6: Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng năm 2007- 2009 - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.6 Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng năm 2007- 2009 (Trang 43)
Bảng 2.7: Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng năm 2007- 2009 - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.7 Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng năm 2007- 2009 (Trang 44)
Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn CVTD trên tổng nợ quá hạn có xu hướng giảm xuống, năm 2007 là 7%, đến năm 2009 chỉ còn 5,4% - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung
h ìn vào bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn CVTD trên tổng nợ quá hạn có xu hướng giảm xuống, năm 2007 là 7%, đến năm 2009 chỉ còn 5,4% (Trang 44)
♦ Bảng - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung
ng (Trang 65)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w