Kiến nghị đối với Nhà nước, các Bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung (Trang 59 - 60)

- Kinh doanh ngoại tệ: là hoạt động có tỷ trọng tương đối cao trong năm 2009,

3.4.1.Kiến nghị đối với Nhà nước, các Bộ, ngành liên quan

Chương III/ Giải pháp và kiến nghị mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung

3.4.1.Kiến nghị đối với Nhà nước, các Bộ, ngành liên quan

Để hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM có thể mở rộng, phát triển và tăng trưởng mạnh, phục vụ được đông đảo nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế, Nhà nước, các Bộ và các ngành liên quan cần có sự hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM để loại hình tín dụng này phát triển.

- Nhà nước cần ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh tế

Hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM chỉ có thể phát triển ổn định và tăng trưởng được khi các điều kiện kinh tế vĩ mô được duy trì theo hướng tích cực. Nhà nước cần phải hỗ trợ các NHTM bằng cách: duy trì ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư, duy trì tỷ lệ lạm phát... ở mức hợp lý. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần tạo môi trường kinh tế, chính trị, xã

hội ổn định và lành mạnh, nâng cao thu nhập của dân cư. Làm tốt các điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của dân cư, qua đó thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.

Cùng với việc ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, Nhà nước có thể giảm thuế đối với các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhằm bình ổn giá cả, khuyến khích hành vi tiêu dùng trong xã hội như giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng điện tử, đồ gia dụng; giảm thuế nhập khẩu xe ô tô... Việc áp dụng các chính sách thuế hợp lý sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động tiêu dùng, nâng cao đời sống nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi mở rộng cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng.

- Các Bộ và ngành liên quan cần có sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, cụ thể và đầy đủ hơn trong các hoạt động có liên quan đến cho vay tiêu dùng

Một trong những khó khăn của khách hàng khi vay tiêu dùng là vấn đề về tài sản đảm bảo. Hầu hết tài sản đảm bảo của khách hàng vay tiêu dùng rất khó xác định được giá trị hoặc tính pháp lý của các tài sản này không cao như chưa đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu. Nhằm giải quyết vấn đề này, cùng với các văn bản của NHNN, Chính Phủ cần chỉ đạo, hướng dẫn sự kết hợp giữa các Bộ và ban ngành liên quan để việc xác định giá trị tài sản đảm bảo, phát mại tài sản, việc cấp sổ đỏ nhà đất, công chứng được tiến hành nhanh chóng và thuận tiện hơn, tạo điều kiện để Ngân hàng mở rộng cho vay tiêu dùng. Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức mua nhà tại các khu đô thị mới, không yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giấy phép xây dựng, dự án đầu tư được duyệt, thay vào đó là Hợp đồng mua bán nhà đất giữa bên mua và bên bán. Mở thêm các văn phòng đăng ký giao dịch bảo đảm, thêm các văn phòng công chứng nhằm tạo điều kiện cho người dân làm các thủ tục hành chính liên quan đến bất động sản và vay vốn.

Hoàn thiện các quan hệ kinh tế dựa trên những văn bản pháp quy quy định về các giao dịch kinh tế, hợp đồng cho vay là rất quan trọng vì cho vay tiêu dùng cũng là một quan hệ kinh tế. Các văn bản, quy định phải đảm bảo sao cho mọi quan hệ kinh tế đều được điều chỉnh bởi pháp luật một cách rõ ràng, nghiêm minh, công bằng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh; có các khung xử lý rõ ràng đối với những quan hệ trái pháp luật và đưa thông tin sai lệch cho Ngân hàng và khách hàng.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung (Trang 59 - 60)