- Kinh doanh ngoại tệ: là hoạt động có tỷ trọng tương đối cao trong năm 2009,
2.2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2007- 2009
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Theo loại hình
Cho vay mua nhà 40,2 54,3 52
Cho vay mua ô tô 18 21,6 5
Cho vay CBCNV 33,8 42 39,5
Cho vay NLĐXK 4 1,2 0,3
Cho vay cầm cố chứng khoán 0 68,3 100,5
Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán
0 10,6 26,7
Theo kỳ hạn
Ngắn hạn 34,6 59,5 50,25
Trung hạn, dài hạn 61,4 138,5 174,75
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo loại hình
Cơ cấu dư nợ CVTD năm 2007
42%
19%35% 35%
4%
Cho vay mua nhà Cho vay mua ô tô Cho vay CBCNV Cho vay NLĐXK
Cơ cấu dư nợ CVTD năm 2008
27%11% 11% 21% 1% 5.50% 34.50%
Cho vay mua nhà Cho vay mua ô tô Cho vay CBCNV Cho vay NLĐXK Cho vay cầm cố CK Cho vay ứng trước tiền bán CK
Cơ cấu dư nợ CVTD năm 2009
23% 2% 2% 18% 0% 45% 12%
Cho vay mua nhà Cho vay mua ô tô Cho vay CBCNV Cho vay NLĐXK Cho vay cầm cố CK Cho vay ứng trước tiền bán CK
Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy giữa các loại sản phẩm tiêu dùng có sự phân bổ không đồng đều về tỷ trọng. Qua các năm, khoản mục cho vay NLĐXK luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng, năm 2007 chiếm 4%, đến năm 2009 chỉ còn 0,1% do theo đánh giá của chi nhánh, nó mang lại lợi nhuận thấp, đặc biệt là khả năng thu hồi khó nên chi nhánh không muốn triển khai.
Các khoản mục cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vay CBCNV năm 2008 có giá trị tăng cao so với năm 2007. Thêm vào đó, bắt đầu từ năm 2008 Chi nhánh đã triển khai thêm một số sản phẩm cho vay tiêu dùng như cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán. Ngay từ năm đầu tiên triển khai những sản phẩm này, Chi nhánh đã đạt được những thành công đáng kể, tổng dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán và dư nợ cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán lên đến gần 80 tỷ đồng (chiếm 40% dư nợ cho vay tiêu dùng) .
Đến năm 2009, các khoản mục cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vay CBCNV đều có xu hướng giảm cả về giá trị và tỷ trọng. Khoản mục cho vay cầm cố chứng khoán và cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán tăng mạnh, đây là năm thứ hai Chi nhánh triển khai thực hiện cho vay đối với sản phẩm này và đã đạt được thành công như mong đợi, tỷ trọng của khoản mục này chiếm tới 50% dư nợ cho vay tiêu dùng của Chi nhánh trong năm 2009, giá trị lên đến 120 tỷ đồng. Tỷ trọng của khoản mục cho vay mua ô tô và cho vay người lao động xuất khẩu chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng dư nợ cho vay. Điều này có thể được lý giải một phần lớn là do hệ quả từ năm 2007 để lại: đối với các nhà sản xuất ô tô trong nước, việc sản lượng bán hàng năm 2007 đạt mức cao đã dẫn đến những bản kế hoạch tăng công suất sản xuất, lắp ráp cho năm 2008. Do đó, mặc dù khi kinh tế khó khăn, thị trường bị “hãm” mạnh, các nhà sản xuất vẫn không thể lập tức dừng các kế hoạch sản xuất. Năm 2008 cũng là năm nhiều biến động nhất từ trước tới nay của thị trường ô tô nhập khẩu. Đặc biệt ở giai đoạn giữa năm, các trào lưu tranh thủ nhập khẩu “chạy” thuế và mua “chạy” giá đã tạo nên những cơn sốt “nóng”, “lạnh” bất thường của thị trường. Ngoài ra, vào đầu năm 2008 thị trường vẫn đang sôi động, các nhà nhập khẩu đã tiến hành nhập khẩu ồ ạt để tránh các mức thuế mới trong khi người tiêu dùng cũng tranh thủ mua để tránh mức giá mới được dự báo là sẽ tăng mạnh theo thuế.
Cơ cấu dư nợ CVTD theo kỳ hạn năm 2007
36%
64%
Cho vay ngắn hạn Cho vay trung, dài hạn
Cơ cấu dư nợ CVTD theo kỳ hạn năm 2008 30%
70%
Cho vay ngắn hạn Cho vay trung, dài hạn
Cơ cấu dư nợ CVTD theo kỳ hạn năm 2009
22%
78%
Cho vay ngắn hạn Cho vay trung, dài hạn
Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn ngày càng tăng lên, thường ở mức trên 60%, năm 2009 chiếm tới 78% dư nợ cho vay tiêu dùng. Sở dĩ có sự chuyển dịch tích cực trong
cơ cấu dư nợ cho vay tại chi nhánh là do: chỉ đạo của Hội sở chính để tuân thủ chỉ đạo 03 của NHNN, chi nhánh đã tất toán toàn bộ dư nợ vay Repo trái phiếu; trong đó tích cực hướng tới các Tổng công ty lớn, ngoài quốc doanh, các dự án trọng điểm của nền kinh tế. Do đó, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn tăng lên đáng kể.
Năm 2009 mặc dù quy mô có giảm là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến nước ta nhưng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn vẫn tăng lên chứng tỏ người dân đang ngày càng có xu hướng vay trung, dài hạn để phục vụ mục đích mua sắm nhà cửa, ô tô… bởi với khoản vay lớn như vậy, họ không thể hoàn trả ngay trong ngắn hạn được.