Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung (Trang 30 - 34)

Chương II/ Thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quang Trung

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung

Phát triển Quang Trung

Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế trong năm 2009, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung đã chủ động triển khai kế hoạch kinh doanh ngay từ những ngày đầu năm nhằm giữ vững các mối quan hệ và nền khách hàng, giảm thiểu tác động của cuộc suy thoái toàn cầu, đảm bảo cơ cấu tài sản hợp lý, duy trì số dư huy động vốn luôn cao hơn dư nợ tín dụng và hỗ trợ nguồn vốn cho toàn ngành; kiểm soát được mọi hoạt động, đảm bảo các giao dịch an toàn, có lãi; hoàn thiện mô hình tổ chức mới theo TA2; xây dựng, đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nâng cao hình ảnh của BIDV.

Một số kết quả cụ thể của Chi nhánh đạt được như sau:

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007- 2009

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Thực hiện 2007 Thực hiện 2008 KHKD 2009 Thực hiện 2009 Chênh Lệch so với năm 2008

I/ Chỉ tiêu tăng trưởng

1. Tổng vốn huy động 5.100 6.000 6.500 7.015 1.015 2.Tổng VHĐ bình quân 6.050 5.900 6.200 6.323 423 3. Tổng dư nợ 1.250 2.295 3.450 3.438 1.143 Trong đó: - Cho vay ngắn hạn 550,45 1.384 1207,5 1272,05 (75,95) - Cho vay trung, dài hạn 699,55 911 2242,5 2165,95 1254,95

4. Tín dụng BQ 1.125 2.312 2.800 2.803 491 II/ Các chỉ tiêu hiệu quả

1. CL thu chi 88 78 9 0 105 27 2. Trích DPRR 21 10 5 5 (5) 3. Lợi nhuận trước thuế 42.12 68

8 5 100 32 4. Thu dịch vụ ròng 11.2 24 2 5 25.37 1

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Quang Trung năm 2007- 2009)

2.1.2.1. Về tình hình huy động vốn

Nguồn vốn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của một Ngân hàng. Nó là cơ sở để các NHTM tiến hành hoạt động kinh doanh và là một yếu tố quyết định quy mô, phạm vi hoạt động và khả năng mở rộng cũng như khả năng thanh toán và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong nền kinh tế. Chính vì vậy, các NHTM luôn coi trọng công tác huy động vốn bằng cách thường xuyên đưa ra các đợt huy động vốn với mức lãi suất cao và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng đến gửi tiền tại Ngân hàng.

Qua hơn 3 năm thành lập, nguồn vốn huy động của chi nhánh Quang Trung đã không ngừng tăng lên. Cụ thể: Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động là 5.100 tỷ đồng. Đến năm 2008, đây là một năm được đánh giá là khó khăn của hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của BIDV Quang Trung vẫn tăng lên 17,65% so với 2007, đạt 6000 tỷ đồng, điều đó chứng tỏ hoạt động của Chi nhánh đã thực sự có hiệu quả, uy tín và thu hút được khách hàng.

Năm 2009, tổng vốn huy động cuối kỳ của Chi nhánh Quang Trung đạt 7.015 tỷ đồng, tăng 1,015 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2008. Tuy nhiên, kết quả đạt được trong năm 2009 vừa qua nhận định có nhiều yếu tố khách quan, thuận lợi ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của chi nhánh: thị trường tiền tệ có nhiều biến động lớn trong năm, Hội sở chính có chính sách tích cực HĐV từ các định chế tài chính và Tổng công ty lớn để đảm bảo khả năng thanh khoản, tích cực đưa ra các sản phẩm vốn ngắn hạn (kỳ hạn tuần) thu hút được nhiều nguồn từ các công ty chứng khoán, các định chế tài chính, có chính sách cấp bù linh hoạt… Ngược lại, nguồn huy động từ dân cư tại chi nhánh có xu hướng giảm do sức cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn và xu hướng tiêu dùng- tiết kiệm của dân cư có nhiều thay đổi… Do vậy, cùng với kết quả đạt được trong năm 2009, môi trường hoạt động của Chi nhánh là hết sức khó khăn khi những yếu tố thuận lợi mang tính đột biến không còn.

2.1.2.2. Về tình hình sử dụng vốn

Năm 2007, tổng dư nợ đạt 1250 tỷ đồng, trong đó:

- Cho vay ngắn hạn đạt 550,45 tỷ đồng chiếm 44% tổng dư nợ. - Cho vay trung, dài hạn đạt 699,55 tỷ đồng chiếm 56% tổng dư nợ. Năm 2008, hoạt động của chi nhánh luôn đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ đạo của Hội sở chính. Tổng dư nợ trong năm đạt 2295 tỷ đồng, tăng 83,6% so với năm 2007 ( tương ứng tăng 1.045 tỷ đồng so với năm 2007), trong đó:

- Cho vay ngắn hạn đạt 1384 tỷ đồng chiếm 60,3% trong tổng dư nợ, tăng 151,43% so với năm 2007.

- Cho vay trung, dài hạn đạt 911 tỷ đồng chiếm 39,7% trong tổng dư nợ, tăng 30,23% so với năm 2007.

Năm 2009, tổng dư nợ đạt 3438 tỷ đồng thấp hơn kế hoạch kinh doanh nhưng vẫn tăng 50% so với năm 2008. Trong đó:

- Cho vay ngắn hạn đạt 1207,5 tỷ đồng chiếm 35% trong tổng dư nợ, giảm 111,95 tỷ đồng ( tương ứng giảm 8%) so với năm 2008.

- Cho vay trung, dài hạn đạt 2165,95 tỷ đồng chiếm 65% tổng dư nợ, tăng 138% so với năm 2008.

Các chỉ tiêu chất lượng đã hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra cụ thể: + Tỷ lệ nợ xấu tính đến 31/12/2009 là 3,3% tổng dư nợ tín dụng.

+ Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn chiếm 63% tổng dư nợ (kế hoạch là 65%) + Tỷ trọng dư nợ NQD chiếm 78% (kế hoạch giao là 75%)

+ Dư nợ có TSĐB chiếm 42% tổng dư nợ (kế hoạch giao 40%) + Tỷ lệ dư nợ bán lẻ đạt % (kế hoạch giao là 4,4%).

+ Trích DPRR trong năm là 5 tỷ đồng, đạt kế hoạch.

2.1.2.3. Về tình hình hoạt động dịch vụ

Bên cạnh thu từ các dịch vụ truyền thống như chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại, tín dụng… chi nhánh đã không ngừng mở rộng tiếp thị khách hàng sử dụng dịch vụ tiện ích khác như tư vấn phát hành trái phiếu, BIDV Directbanking, VnTopup, BSMS… nhằm tăng nguồn thu dịch vụ cho chi nhánh. Tình hình thu dịch vụ của chi nhánh như sau:

- Về dịch vụ Thanh toán Quốc tế: Doanh số thanh toán quốc tế năm 2009 tăng trưởng 21.79% so với năm 2008, phí dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 3,5 tỷ đồng, tăng 110.31% so với cùng kỳ năm trước, đạt 75.8% kế hoạch được giao. So với các loại phí dịch vụ khác, phí TTQT tăng trưởng chậm hơn và không đạt kế hoạch kinh doanh năm 2009, đó là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Doanh nghiệp không đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng

+ Do chính sách của BIDV HO thực hiện chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước không bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng hạn chế của Bộ công thương.

+ Nền kinh tế thế giới đi vào suy thoái, chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng Nhà nước cũng ảnh hưởng đến nguồn thu tài trợ thương mại.

- Dịch vụ Thanh toán trong nước: Doanh số thanh toán trong nước tính đến cuối năm 2009 đạt 3510 tỷ đồng, tăng trưởng 130% so với năm 2008, phí dịch vụ thanh toán ròng đạt 2,76 tỷ đồng mức tăng trưởng 164.16% so với năm 2008, đạt 147.41% kế hoạch được giao. Thu dịch vụ thanh toán trong nước tăng mạnh so với năm 2008 là do BIDV HO tăng mức phí áp dụng trên địa bàn, và số lượng giao dịch tăng so với năm 2008.

- Dịch vụ chuyển tiền quốc tế: Tổng doanh số chuyển tiền nước ngoài đi và đến năm 2009 đạt 150,012 nghìn USD.

- Dịch vụ bảo lãnh: Tăng lên so với năm 2008, phí bảo lãnh tính đến 17/12/2009 đạt 6.900 triệu đồng và là hoạt động có tỷ trọng thu phí dịch vụ ròng cao nhất của chi nhánh, chiếm 28.75% tổng phí dịch vụ của toàn chi nhánh. Tuy nhiên, trong năm 2009, nguồn thu phí bảo lãnh tăng mạnh do thu phí bảo lãnh phát hành trái phiếu Vincom (khoản thu phí bất thường).

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w