Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung
Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Ngân hàng – Tài chính BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Nơi thực tập : Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex Chi nhánh Hà Nội (Số 79 - phố Bà Triệu - Phường Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội) Họ và tên : Phạm Thu Trang Mã sinh viên : CQ483102 Lớp : Tài chính doanh nghiệp 48A Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Đàm Văn Huệ Báo cáo thực tập tổng hợp – Phạm Thu Trang – Lớp TCDN 48A – CQ483102 Hà Nội tháng 2/2010 MỤC LỤC Lời nói đầu 4 Chương I: Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex chi nhánh Hà Nội 6 1.1 Những thông tin chung về PG Bank Hà Nội 6 1.1.1 Lịch sử ra đời 6 1.1.2 Sơ lược về các cổ đông chính 7 1.1.3 Ý nghĩa logo PG Bank 8 1.1.4 Vị trí của PG Bank Hà Nội 8 1.1.5 Các sản phẩm dịch vụ chính của PG Bank Hà Nội 9 1.2 Chức năng nhiệm vụ 9 1.3 Quá trình phát triển 10 Chương II: Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban tại chi nhánh PG Bank Hà Nội 12 2.1 Sơ đồ tổ chức của PG Bank 12 2.2 Sơ đồ tổ chức của PG Bank Hà Nội 14 2.3 Chức năng của từng phòng ban tại PG Bank Hà Nội 14 2.3.1 Ban giám đốc chi nhánh 14 2.3.2 Phòng tín dụng 15 2.3.2.1 Bộ phận tín dụng 15 2.3.2.2 Bộ phận hỗ trợ tín dụng 16 2.3.3 Phòng kế toán và kho quỹ 16 2.3.3.1 Bộ phận kế toán tổng hợp 17 2.3.3.2 Bộ phận quỹ 17 2.3.3.3 Bộ phận giao dịch 18 2.3.4 Phòng hành chính 18 2.3.4.1 Bộ phận kho,quản lý tài sản 18 2.3.4.2 Bộ phận bảo vệ,tạp vụ 19 Chương III: Kết quả hoạt động kinh doanh của PG Bank Hà Nội trong những năm gần đây 20 3.1 Hoạt động huy động vốn 20 3.2 Hoạt động sử dụng vốn 24 3.3 Hoạt động phát triển dịch vụ 27 3.4 Kết quả,hiệu quả kinh doanh 28 Chương IV: Điểm mạnh,điểm yếu,cơ hội và thách thức đối với PG Bank Hà Nội 29 Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2 Báo cáo thực tập tổng hợp – Phạm Thu Trang – Lớp TCDN 48A – CQ483102 4.1 Điểm mạnh 29 4.2 Điểm yếu 30 4.3 Cơ hội và thách thức 30 Chương V: Định hướng phát triển của PG Bank Hà Nội trong thời gian tới 33 Kết luận 35 Tài liệu tham khảo 36 Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 Báo cáo thực tập tổng hợp – Phạm Thu Trang – Lớp TCDN 48A – CQ483102 LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam đang trên con đường thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.Trong tiến trình này hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng – đó là hệ thống huyết mạch nối các thành phần của nền kinh tế với nhau. Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế,là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất,là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ,chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà Nước. Hiện nay ngành ngân hàng của nước ta đang rất phát triển,từng bước được hoàn thiện,bắt kịp với trình độ phát triển của các ngân hàng trên thế giới. Nói như vậy cũng có nghĩa là hệ thống ngân hàng của chúng ta còn rất nhiều khó khăn,khách quan là do nước ta mới bắt đầu đổi mới, ngành ngân hàng mới chỉ thực sự phát huy vai trò của mình trong những năm gần đây. Nguyên nhân chủ quan là do trình độ phát triển của nước ta còn thấp,cơ sở vật chất phục vụ vẫn còn nhiều hạn chế. Đối với một ngân hàng Nhà Nước được cổ phần hóa thì đổi mới cũng đã khó khăn, nhưng với một ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) thì điều đó còn khó khăn hơn, nhất là khi Việt Nam đang xúc tiến thực hiện toàn cầu hóa. Các ngân hàng không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài – vốn đã có kinh nghiệm cũng như cở sở vật chất hơn hẳn chúng ta. Hơn thế nữa, trong gần 20 năm qua, số lượng ngân hàng trong nước đã tăng lên đáng kể. Từ chỗ 9 ngân hàng (1991), đến tháng 10/2009, thị trường có tổng cộng 43 ngân hàng nội địa (3 ngân hàng thương mại quốc doanh, 40 ngân hàng thương mại cổ phần). Các ngân hàng này đang không ngừng phát triển cả về quy mô tài sản lẫn vốn điều lệ. Tổng tài sản toàn ngành ngân hàng tính đến năm 2008 đã đạt 1,7 triệu tỉ đồng. Và các ngân hàng cũng đang tăng vốn điều lệ, nhằm đáp ứng số vốn tối thiểu 3000 tỉ đồng đến cuối năm 2010 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Với đà tăng này, chỉ riêng việc cạnh tranh giành thị phần huy động và thị phần cho vay giữa các ngân hàng nội địa cũng đã rất khốc liệt. Hiện nay, hơn 60% thị phần huy động lẫn cho vay đều nằm trong tay các ngân hàng quốc doanh. Do đó, cùng với sự gia tăng về số lượng ngân hàng, miếng bánh dành cho các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ càng bị thu nhỏ.Trong bối cảnh đó,các ngân hàng TMCP phải phấn đấu,nỗ lực rất nhiều để có thể đứng vững trên thị trường. PG Bank cũng là một ngân hàng như vậy.Cách đây vài Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 4 Báo cáo thực tập tổng hợp – Phạm Thu Trang – Lớp TCDN 48A – CQ483102 năm có lẽ cái tên PG Bank còn khá xa lạ với mọi người nhưng giờ thì PG Bank có thể nói đến như một thương hiệu, tuy chưa mạnh nhưng cũng đã có một vị trí nhất định trên thị trường tài chính. Thương hiệu PG Bank đã có mặt tại các địa bàn kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai, Hải Dương… PG Bank cung cấp đa dạng và đồng bộ các sản phẩm dịch vụ cho các đối tượng là khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức tài chính ngân hàng. Trong thời gian đầu thực tập tại PG Bank chi nhánh Hà Nội tôi cũng đã có cơ hội được nghiên cứu, học tập, tìm hiểu kĩ hơn về môi trường làm việc của ngân hàng. Bản báo cáo tổng hợp này được thực hiện trên cơ sở đó. Nội dung bản báo cáo tập trung phần lớn vào những đặc điểm cơ bản nhất, những thông tin chung nhất về chi nhánh PG Bank Hà Nội để cho người đọc có cái nhìn tổng quan nhất. Báo cáo được chia ra làm 5 chương như sau : ♦ Chương I : Giới thiệu khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (PGBank) chi nhánh Hà Nội. ♦ Chương II : Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban tại PG Bank Hà Nội. ♦ Chương III : Kết quả hoạt động kinh doanh của PG Bank Hà Nội trong những năm gần đây. ♦ Chương IV : Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với PG Bank Hà Nội. ♦ Chương V : Định hướng phát triển của PG Bank Hà Nội trong những năm tới. Do thời gian thực tập mới chỉ ở giai đoạn đầu, khả năng của bản thân còn có hạn cho nên bản báo cáo khó có thể tránh khỏi những sai sót.Rất mong sự góp ý của thầy cô để cho bản báo cáo được hoàn thiện hơn.Trong quá trình viết báo cáo tôi rất cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn – PGS.TS Đàm Văn Huệ và tập thể các cán bộ nhân viên tại PG Bank chi nhánh Hà Nội số 79 – Phố Bà Triệu – Hà Nội. Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 5 Báo cáo thực tập tổng hợp – Phạm Thu Trang – Lớp TCDN 48A – CQ483102 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX (PG BANK) CHI NHÁNH HÀ NỘI 1.1 Những thông tin chung về PG Bank Hà Nội 1.1.1 Lịch sử ra đời Tiền thân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (gọi tắt là PG Bank) là Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp. Ngân hàng Đồng Tháp Mười được phép hoạt động theo Giấy phép số 0045/NH-GP ngày 13 tháng 11 năm 1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước cấp với số vốn điều lệ ban đầu là 700.000.000đ (bảy trăm triệu đồng); phạm vi hoạt động tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Sau 10 năm hoạt động, bộ máy tổ chức của Ngân hàng đã không ngừng được củng cố, Ngân hàng luôn đạt được tốc độ tăng trưởng tốt, nợ quá hạn thấp, kết quả kinh doanh hàng năm đều có lãi chia cho cổ đông; vốn điều lệ đạt 5.000 triệu đồng (tăng 7 lần so với vốn điều lệ ban đầu). Thực hiện phương án tái cấu trúc cơ cấu hoạt động ngân hàng tháng 7 năm 2005, Ngân hàng Đồng Tháp Mười đã mời thêm các cổ đông mới tham gia, tăng vốn điều lệ lên 90 tỷ đồng, trong đó có các cổ đông lớn có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX), Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI).Với sự tham gia của các cổ đông lớn, hoạt động của ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tháng 9 năm 2006 Ngân hàng tăng vốn lên 200 tỷ đồng, tổng tài sản của PG Bank tại thời điểm 31/12/2006 đạt 1.187 tỷ đồng, tổng dư nợ 801 tỷ đồng, tổng doanh thu năm 2006 đạt 69 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 17,49 tỷ đồng.Ngân hàng đã cùng với một tổ chức tư vấn nước ngoài hoàn thiện chiến lược phát triển dài hạn. Đồng thời, ngân hàng cũng lựa chọn và triển khai phần mềm ngân hàng lõi (Core banking) của hàng IFLEX, một trong những phần mềm ngân hàng hiện đại nhất hiện nay. Tháng 3 năm 2007, PG Bank được Ngân hàng Nhà Nước cho phép chuyển đổi thành Ngân hàng cổ phần đô thị theo Quyết định số 125/QĐ- Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 6 Báo cáo thực tập tổng hợp – Phạm Thu Trang – Lớp TCDN 48A – CQ483102 NHNN ngày 12/01/2007 và đổi tên theo Quyết định số 368/QĐ - NHNN ngày 08/02/2007. Theo đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) sẽ được phép mở rộng mạng lưới trên phạm vi toàn quốc và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng như thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối. Ngày 26 tháng 6 năm 2007, PG Bank chính thức khai trương chi nhánh tại Hà Nội. Sự kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ đánh dấu việc tham gia của PG bank vào thị trường ngân hàng đầy sôi động ở một địa bàn kinh tế trọng điểm là Hà Nội, mà còn là sự khởi đầu cho chiến lược phát triển mở rộng các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.Là chi nhánh đầu tiên của PG Bank nên chi nhánh Hà Nội được coi là một chi nhánh quan trọng,có ý nghĩa rất lớn trong quá trình phát triển của PG Bank. 1.1.2 Sơ lược về các cổ đông chính ♦ Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) Là cổ đông lớn nhất của Ngân hàng ( chiếm 40% vốn điều lệ). Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam là Doanh nghiệp được xếp hạng đặc biệt của Nhà Nước. Trụ sở chính của Tổng Công ty đặt tại số 1 Khâm Thiên, Hà Nội. Sau hơn 50 năm hoạt động, đến nay Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam đã có một mạng lưới hơn 1.600 cửa hàng trên khắp cả nước với thị phần xăng dầu chiếm 60%. Tổng Công ty có 41 đơn vị thành viên, có cổ phần chi phối tại 20 Công ty Cổ phần như: Công ty Cổ phần Bảo hiểm PJICO, Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex (PLC), Công ty cổ phần Gas Petrolimex ( PGC) . Ngoài ra, Tổng Công ty còn góp vốn vào 2 liên doanh là Công ty liên doanh hóa chất PTN và Công ty liên doanh BP-PETCO. Doanh thu hàng năm của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam đạt trên 60.000 tỷ đồng, là đầu mối nhập xăng dầu lớn nhất Việt Nam với doanh số nhập khẩu khoảng trên 4 tỷ USD. ♦ Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) Là cổ đông chiếm 9,98% vốn điều lệ của Ngân hàng. Thành lập năm 2000, SSI được đánh giá là một trong những công ty chứng khoán uy tín nhất tại Việt Nam, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp và dịch vụ môi giới đầu tư cho các tổ chức và nhà đầu tư các nhân trong và ngoài nước. SSI là công ty chứng khoán đầu tiên có sự góp vốn và tham gia Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 7 Báo cáo thực tập tổng hợp – Phạm Thu Trang – Lớp TCDN 48A – CQ483102 điều hành của cổ đông nước ngoài là các tổ chức và cá nhân có nhiều kinh nghiệm và uy tín trên thị trường tài chính thế giới. SSI hiện đang quản lý khoảng 68% tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài mở tại thị trường chứng khoán Việt nam. Thị phần môi giới của SSI đạt trên 27% thị trường cổ phiếu niêm yết. Khối lượng cổ phiếu lưu ký tại SSI chiếm hơn 50% tổng khối lượng lưu ký của toàn thị trường, chiếm vị trí dẫn đầu thị trường môi giới Việt Nam. Trong lĩnh vực đầu tư tài chính doanh nghiệp, SSI đã tư vấn cho nhiều công ty niêm yết là những công ty hàng đầu, chiếm gần 65% thị phần cổ phiếu niêm yết tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh. 1.1.3 Ý nghĩa logo PG Bank Logo của PG bank thể hiện sự liên kết chặt chẽ, đầy đặn của các đồng tiền thể hiện hoạt động chính của PG Bank là ngân hàng, các hoạt động của ngân hàng mang tính hệ thống, chắc chắn tạo niềm tin cho khách hàng. Logo khai thác yếu tố không gian, những vệt chuyển động trong không gian tạo nên sự năng động, mạnh mẽ, tính linh hoạt và công nghệ cao. Màu sắc của logo thể hiện hai màu cơ bản của thương hiệu PETROLIMEX. Về tổng thể, logo PG Bank có sự tỏa sáng gợi ý về thành quả và niềm tự hào. 1.1.4 Vị trí của PG Bank Hà Nội Ngày 26 tháng 6 năm 2007, PG Bank chính thức khai trương chi nhánh tại Hà Nội. Sự kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ đánh dấu việc tham gia của PG bank vào thị trường ngân hàng đầy sôi động ở một địa bàn kinh tế trọng điểm là Hà Nội, mà còn là sự khởi đầu cho chiến lược phát triển mở rộng các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Nằm trên địa bàn là phường Nguyễn Du quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội ,đây là khu vực trung tâm của thủ đô,dân cư đông đúc, phát triển và sầm uất nên có rất nhiều tiềm năng để phát triển dịch vụ ngân hàng.Số lượng các trường đại học,các trung tâm thương mại,doanh nghiệp trên địa bàn khá lớn nên PG Bank Hà Nội chú tâm vào phát triển các dịch vụ liên quan đến Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 8 Báo cáo thực tập tổng hợp – Phạm Thu Trang – Lớp TCDN 48A – CQ483102 thẻ ATM ,chuyển tiền qua tài khoản,trả lương,các hoạt động cho vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh buôn bán. Đối với PG Bank thì sự phát triển của chi nhánh Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển chung của ngân hàng.Một chi nhánh đóng vai trò then chốt ở khu vực phía bắc, sự vững mạnh của PG Bank Hà Nội sẽ tạo điều kiện để ngân hàng mở thêm nhiều chi nhánh,phòng giao dịch ở khu vực phía bắc – vốn là khu vực phát triển và đông dân cư,có nhiều nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng.Thông qua đó sẽ tăng cường thêm sự vững mạnh của hệ thống PG Bank ,đưa PG Bank trở thành một trong số những ngân hàng cung cấp dịch vụ uy tín nhất ở Việt Nam. 1.1.5 Các sản phẩm dịch vụ chính của PG Bank Hà Nội. Giữ vững phương châm hoạt động “Dịch vụ ngân hàng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp” bên cạnh việc gắn bó với khối khách hàng truyền thống PG Bank không ngừng mở rộng cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến mọi đối tượng khách hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế và góp sức vào nhiều công trình lớn của đất nước. Các sản phẩm dịch vụ của PG Bank không ngừng đa dạng hóa theo hướng hoàn thiện và phát huy dịch vụ truyền thống kết hợp với các dịch vụ hiện đại mang lại cho khách hàng không những hiệu quả cao về tài chính mà còn cả sự yên tâm tuyệt đối. Một số sản phẩm của PG Bank chi nhánh Hà Nội : ● Huy động vốn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn các tổ chức tín dụng khác trong nước và các định chế tài chính ngân hàng nước ngoài. ● Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ : cho vay thông thường, cho vay tài trợ cho dự án, cho vay đồng tài trợ,…cho mọi đối tượng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. ● Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ dưới nhiều hình thức khác nhau tại trong và ngoài nước. ● Thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại trong nước và quốc tế với mọi đối tượng khách hàng. ● Dịch vụ thẻ. Năm 2009 PG Bank đã hoàn thiện phương thức thanh toán tiền mua xăng dầu qua thẻ Flexicard. ● Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá. ● Các dịch vụ ngân hàng khác. 1.2 Chức năng nhiệm vụ Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 9 Báo cáo thực tập tổng hợp – Phạm Thu Trang – Lớp TCDN 48A – CQ483102 Là một trong những chi nhánh lớn và then chốt của PG Bank, nhiệm vụ của chi nhánh Hà Nội là vô cùng quan trọng.Cụ thể như sau : - Trước hết, sự phát triển của chi nhánh Hà Nội sẽ làm tiền đề,tạo động lực cho PG Bank có thể phát triển lớn mạnh ở khu vực phía bắc. - Chi nhánh PG Bank Hà Nội là chi nhánh đánh dấu sự phát triển thực sự của hệ thống PG Bank, cho thấy sự gia nhập của PG Bank vào thị trường ngân hàng trong nước. - Cung cấp các dịch vụ về ngân hàng một cách chuyên nghiệp để tạo niềm tin cho khách hàng, tạo nên thương hiệu PG Bank có uy tín. - Là cầu nối giúp cho các dịch vụ của ngân hàng tới được người tiêu dùng một cách dễ dàng hơn, tăng cường quảng bá thêm tên tuổi của PG Bank. - Huy động vốn trung và dài hạn từ dân cư cũng như các tổ chức kinh tế khác để đầu tư phát triển. Kinh doanh đa năng tổng hợp về các dịch vụ tín dụng, tiền tệ, dịch vụ ngân hàng. - Làm ngân hàng đại lý phục vụ cho đầu tư và phát triển từ các nguồn của các tổ chức kinh tế, tài chính, các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước. 1.3 Quá trình phát triển Tháng 5 năm 2007, Đại hội cổ đông thường niên của Ngân hàng đã họp và quyết định tăng vốn của Ngân hàng lên 500 tỷ đồng trong năm 2007 và có kế hoạch tăng vốn lên ít nhất 1.000 tỷ đồng vào năm 2008 và ít nhất là 3.000 tỷ đồng trong giai đoạn từ 2008 đến 2010. Ngày 26 tháng 6 năm 2007, PG Bank chính thức khai trương chi nhánh tại Hà Nội.Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình xâm nhập vào thị trường ngân hàng của PG Bank. Tháng 8 năm 2007, PG Bank đã hoàn tất việc tăng vốn lên 500 tỷ đồng. Tháng 5 năm 2008, Đại hội cổ đông thường niên của Ngân hàng đã họp và quyết định tăng vốn của Ngân hàng lên 1.000 tỷ đồng trong năm 2008. Đến ngày 24/12/2008, PG Bank chính thức thông báo hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng, hoàn thành những bước đầu của lộ trình tăng vốn lên 3000 tỷ đồng vào năm 2010. Tháng 11 năm 2008, PG Bank chính thức công bố được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng “ Ngân hàng loại A” và được thực hiện Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế. Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 10 [...]...Báo cáo thực tập tổng hợp – Phạm Thu Trang – Lớp TCDN 48A – CQ483102 Ngày 29/03/2009, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) đã được bầu chọn và trao giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2008 cho những thành tích phát triển và những đóng góp của ngân hàng vào sự phát triển kinh tế xã hội.Giải thưởng “THƯƠNG HIỆU MANH VIỆT NĂM 2008” là giải thưởng uy tín do Thời Báo kinh... mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng Ngân hàng dùng nguồn vốn huy động được để cho vay và thu lợi nhuận thông qua chênh lệch lãi suất giữa vốn huy động và vốn cho vay Tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với tình hình kinh doanh của ngân hàng và đồng thời cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất Việc hạn chế rủi ro tín dụng luôn được ngân hàng quan tâm đặc biệt Đứng đầu bộ phận tín dụng là trưởng... của ngân hàng Vì vậy mà ban giám đốc chi nhánh đã quán triệt tư tưởng chỉ đạo tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn dưới nhiều hình thức và bằng nhiều giải pháp Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính trong những năm gần đây đã tạo cho ngân hàng nhiều cơ hội cũng như thách thức không nhỏ Là một chi nhánh mà lịch sử thành lập không lâu, lại là một ngân hàng khá mới mẻ trên thị trường, cho. .. tục định giá và làm thủ tục thế chấp tài sản nhằm đảm bảo an toàn tín dụng cho PGBank Hàng tháng vào ngày 26 (ngày quy định thu gốc lãi), cán bộ hỗ trợ tín dụng sẽ tiến hành hạch toán thu gốc và lãi cho các khoản vay tại PGBank Ngoài những nhiệm vụ trên, Bộ phận hỗ trợ tín dụng thường xuyên phải làm các báo cáo phát sinh cho Ban Giám đốc, lãnh đạo Ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm cập nhật... chính thức công bố được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép thực hiện giao dịch phái sinh hàng hóa (theo công văn số 7850NHNN-CSTT ngày 06/10/2009) và vinh dự nhận Giải thưởng Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế với tỷ lệ điện thanh toán tự động cao của Ngân hàng Wachovia, N.A., New York Đây là giải thưởng do một trong những ngân hàng hàng đầu của Mỹ và thế giới trao tặng Giải... Bank sẽ chính thức hoạt động tại Hà Nội vào quý 2/2011 Tính đến tháng 12/2009 PG Bank đã có 53 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước Riêng chi nhánh Hà Nội có 12 phòng giao dịch trực thuộc Trụ sở chính Chi nhánh Phòng giao dịch Quỹ tiết kiệm Chi nhánh Phòng giao dịch Quỹ tiết kiệm 12 Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Báo cáo thực tập tổng hợp – Phạm Thu Trang – Lớp TCDN 48A – CQ483102 Cơ cấu bộ máy quản... làm công việc quét dọn văn phòng, trông xe của khách hàng cũng như nhân viên chi nhánh, giữ gìn an ninh trật tự tại chi nhánh, tránh các trường hợp gây mất trật tự trị an nhằm bảo đảm an toàn cho các hoạt động của ngân hàng và khách hàng đến giao dịch, quản lý các phương tiện vận chuyển phục vụ yêu cầu công tác lãnh đạo và cán bộ nhân viên của chi nhánh Trong quá trình hoạt động,các phòng ban sẽ phải... loại và đánh giá khách hàng Thẩm định các hồ sơ tín dụng xin vay vốn Giúp khách hàng thực hiện quy trình xin vay vốn một cách dễ dàng và nhanh chóng Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng để thu hồi vốn đúng hạn Triển khai các dịch vụ tín dụng mới,các chi n lược kinh doanh mới tới khách hàng Quản lý rủi ro tín dụng Theo dõi quản lý các khoản vay có vấn đề, phát hiện sớm và xử... toán, thu hộ, chi hộ,… Thực hiện, triển khai, hướng dẫn công tác thực hiện các chi n dịch mới về huy động vốn, cho vay, … của ngân hàng 2.3.4 Phòng hành chính Phòng hành chính không thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn, trực tiếp kinh doanh của ngân hàng mà làm những công việc để cho chi nhánh có thể hoạt động có hiệu quả Phòng hành chính gồm hai bộ phận là bộ phận kho,quản lý tài sản và bộ phận bảo... thưởng này, Các bộ, ngành chức năng và người tiêu dùng chọn theo 7 tiêu chí: Kết quả kinh doanh, Lãnh đạo và tiên phong, Chất lượng qua khách hàng mục tiêu, Năng lực đổi mới doanh nghiệp, Bảo vệ thương hiệu, Nhân lực, Tính ổn định và bền vững Cuộc bình chọn “Thương hiệu mạnh” thường niên được tổ chức cho mọi ngành hàng sản xuất và dịch vụ Ngày 26 tháng 10 năm 2009, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG