1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới

107 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Cạnh tranh giữa các cá thể trên thị trường, giữa các doanh nghiệp trong mỗi thị trường, giữa các cá nhân gắn chặt với thể chế của mỗi Chính phủ và thúc đẩy sự thay đổi thể chế của các cơ

Trang 1

Đại học Quốc gia Hà Nội

Tr-ờng đại học kinh tế

-

Phạm Thị Hồng Hạnh

nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê

việt nam trên thị tr-ờng thế giới

luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh

Hà Nội - 2010

2Q, XB16, 100TR GAY: TEN – LVTSQTKD – HÀ NỘI - 2010

Trang 2

Đại học Quốc gia Hà Nội

Tr-ờng đại học kinh tế

-

Phạm Thị Hồng Hạnh

nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê

việt nam trên thị tr-ờng thế giới

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 05

luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS Phùng Xuân Nhạ

Hà Nội - 2010

Trang 3

MỤC LỤC

Trang DANH MỤC CÁC HÌNH……… i DANH MỤC CÁC BẢNG……… ii

MỞ ĐẦU 01 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 04 1.1 Cơ sở lý luận 04

1.1.1.Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá xuất khẩu 04 1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng 12 1.1.3 Các phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá xuất khẩu 18

1.2 Cơ sở thực tiễn 28

1.2.1 Khả năng sản xuất, chế biến cà phê của Việt Nam 28 1.2.2 Đặc điểm, nhu cầu tiêu thụ và khả năng cung cấp cà phê trên thế giới 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 40 2.1 Khái quát về tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam từ 2001 đến nay 40

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu 40 2.1.2 Chủng loại sản phẩm 45

Trang 4

2.1.3 Phương thức xuất khẩu 48

2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới 51

2.2.1 Cạnh tranh về giá cả sản phẩm 51

2.2.2 Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm 54

2.2.3 Những hạn chế làm giảm sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới 56

2.3 Một số dự báo về năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới 59

2.3.1 Những thành tựu đã đạt được và thách thức đối với cà phê Việt Nam 59

2.3.2 Một số dự báo về xuất khẩu cà phê Việt Nam đến năm 2015 65

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 69

3.1 Nhóm giải pháp cơ chế, chính sách 69

3.1.1 Chính phủ Việt Nam 69

3.1.2 Các Bộ chuyên ngành, hiệp hội, địa phương 79

3.2 Nhóm giải pháp cho các đơn vị sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê 86

3.2.1 Sản xuất 86

3.2.2 Chế biến 88

3.2.3 Kinh doanh xuất khẩu cà phê 93

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

1 Bảng 1.1 Tình hình cung cầu cà phê trên thế giới 38

2 Bảng 1.2 Sản lượng cà phê trên thế giới 40

3 Bảng 2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam 42

4 Bảng 2.2 Thị trường xuất khẩu cà phê Việt nam năm 2009 44

5 Bảng 2.3 Phân loại cà phê theo nhóm chất lượng ICO 47

6 Bảng 2.4 Ước tính sản lượng và tiêu thụ cà phê tại Việt Nam 68

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

1 Hình 1.1 Mối liên kết giũa các nhân tố quyết định lợi thế

2 Hình 1.2 Các lực lượng điều khiển cuộc cạnh tranh ngành 21

3 Hình 2.1 Giá cà phê Robusta xuất khẩu của Việt Nam và giá

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

- Việt Nam là một nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cây cà phê và ngành cà phê đã thực sự trở thành một trong những ngành

sản xuất mũi nhọn trong nền kinh tế nước ta

- Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với: thu ngoại tệ; tạo việc làm

- Vấn đề đang đặt ra: sản phẩm khó tiêu thụ; giá cả thấp và thất thường dẫn đến nhiều trang trại đang chặt phá cây cà phê để chuyển sang các cây trồng khác Một trong những nguyên nhân quan trọng của các vấn đề này là năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam còn thấp Đây là vấn đề cần phải giải quyết Đề tài sẽ góp phần tìm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới

2 Tình hình nghiên cứu

- Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài: Các luận văn, luận án, báo cáo về năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam; Đề án "Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng 2020" do Cục chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối chủ trì soạn thảo

- Tiếp tục nghiên cứu, tìm ra các biện pháp giải quyết một cách đồng bộ nhằm phát triển sản xuất cà phê, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và tăng năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới và khu vực là rất cần thiết và cấp bách

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 8

- Mục đích nghiên cứu: Làm rõ năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm này

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Hệ thống lại một số vấn đề lý luận về cạnh tranh, sức cạnh tranh của hàng hoá, các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của cà phê trên thị trường thế giới;

+ Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới trong thời gian qua

+ Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao sức cạnh tranh cà phê trên thị trường thế giới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới

- Phạm vi nghiên cứu: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào các thị trường chủ lực trên thế giới trong giai đoạn 2001 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Ngoài các phương pháp cơ bản thường được được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp phân tích cạnh tranh hiện đại như SWOT, GAP, VC

6 Dự kiến những đóng góp mới của luận văn

- Phân tích có tính hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của năng lực cạnh tranh cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới

- Làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thế giới

- Đưa ra được một số giải pháp có giá trị thực tiễn nhằm nâng cao năng lực cạnh trang của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới

7 Kết cấu luận văn

Trang 9

Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phân tích năng lực cạnh tranh cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ VIỆT

NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1.Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá

- Khái niệm cạnh tranh

* Cạnh tranh

Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong nền kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia Ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì quan niệm và nhận thức về vấn đề cạnh tranh, phạm vi và các cấp độ áp dụng cũng khác nhau

Tuy nhiên, xét theo quan điểm tổng hợp, cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (cả nghệ thuật kinh doanh lẫn thủ đoạn) để đạt mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất nhằm nâng cao vị thế của mình Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế

trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích: đối với người kinh doanh là lợi nhuận, còn đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng

Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích, đối với người sản xuất - kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi

Trang 11

Cạnh tranh là cố gắng giành lấy phần hơn, phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh Cạnh tranh là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường, hiện nay cạnh tranh xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hoá, cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển Trong nền sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản và cạnh tranh lấy quy luật giá trị làm tiền đề Tác động của quy luật giá trị trong việc kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, đào thải các yếu tố lạc hậu dựa trên cơ sở công bằng đó là sự trao đổi ngang giá Để thắng được trong cạnh tranh, chiếm lĩnh được thị phần, các doanh nghiệp, các ngành sản xuất sản phẩm phải nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình

- Phân loại cạnh tranh

Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân thành nhiều loại

* Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường, cạnh tranh đựợc chia thành

ba loại:

+ Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hóa của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất Giá cả cuối cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữa hai bên

+ Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trử nên gay gắt, giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá cao để mua được hàng hóa mà họ cần

+ Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn

Trang 12

* Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh được phân thành hai loại:

+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa hoặc dịch

vụ Kết quả của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển

+ Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất Trong quá trình này có sự phân bổ vốn đầu tư một cách tự nhiêngiữa các ngành, kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân

* Căn cứ vào tính chất cạnh tranh, cạnh tranh được phân thành ba loại:

+ Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trường trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức là không khác nhau về quy cách, phẩm chất, mẫu mã Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hóa sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh

+ Cạnh tranh không hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau Mỗi sản phẩm đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành được ưu thế trong cạnh tranh người bán phải sử dụng những công cụ hỗ trợ như: quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả Đây là hình thức cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay

+ Cạnh tranh độc quyền: Trên thị trường chỉ có một hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, giá cả của sản phẩm dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu

Trang 13

* Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh, chia cạnh tranh thành:

+ Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng pháp luật, phù hợp với chuẩn mực xã hội và được xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai

+ Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp, trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án ( như trốn thuế, buôn lậu, móc ngoặc, khủng bố )

- Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội Đất nước ta trong quá trình đổi mới nền kinh tế đã có sự thay đổi về tư duy, quan niệm và cách thức đối xử với cạnh tranh Trong văn

kiện Đại hội Đảng VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và văn minh Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nước chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau”

Trên bình diện toàn nền kinh tế, cạnh tranh có vai trò thúc đẩy phát

triển kinh tế, góp phần phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất thông qua việc kích thích các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực tối ưu cũng như hạn chế được các méo mó của thị trường, góp phần phân phối lại thu nhập một cách hiệu quả hơn và đồng thời góp phần nâng cao phúc lợi xã hội

Trên bình diện doanh nghiệp, bằng sự hấp dẫn của lợi nhuận từ việc đi

đầu về chất lượng, mẫu mã cũng như áp lực phá sản, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải luôn cải tiến, nâng cao công nghệ, phương pháp sản xuất, quản lý nhằm nâng cao uy tín của mình

Trang 14

Trên bình diện người tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra sự lựa chọn rộng rãi

hơn, bảo đảm cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng không thể áp đặt giá cả tuỳ tiện Với khía cạnh đó, cạnh tranh là yếu tố điều tiết thị trường, quan hệ cung cầu, góp phần hạn chế méo mó giá cả và lành mạnh hoá các quan hệ xã hội

Trên bình diện quốc tế, chính cạnh tranh đã thúc ép các doanh nghiệp

mở rộng, tìm kiếm thị trường với mục đích tiêu thụ, đầu tư huy động nguồn vốn, lao động, công nghệ, kỹ năng lao động, quản lý trên thị trường quốc tế Thông qua cạnh tranh quốc tế, các doanh nghiệp thấy được lợi thế so sánh, cạnh tranh cũng như các điểm yếu kém của mình để hoàn thiện, xây dựng các chiến lược kinh doanh, cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Cạnh tranh cũng như các quy luật, hiện tượng kinh tế, xã hội khác chỉ xuất hiện, tồn tại và phát triển trong những điều kiện nhất định Nền kinh tế thị trường với sự tồn tại đa hình thức sở hữu, thành phần kinh tế là tiền đề cơ bản cho cạnh tranh xuất hiện, tồn tại và phát triển Tuy nhiên, cơ chế cạnh tranh trong những điều kiện như vậy trong nhiều trường hợp chưa thực sự vận hành hiệu quả, thậm chí có thể bị tắc nghẽn do những thất bại của chính thị trường, đòi hỏi sự can thiệp của Nhà nước Việc can thiệp thích hợp của Nhà nước nhằm điều tiết cạnh tranh, giúp cơ chế cạnh tranh được vận hành thông suốt trong nền kinh tế thị trường hiện đại

Như vậy, cơ chế cạnh tranh chỉ có thể vận hành một cách hiệu quả

trong môi trường kinh tế thị trường và có sự điều tiết hợp lý của Nhà nước

- Khái niệm năng lực cạnh tranh

Trong môi trường cạnh tranh, từng chủ thể kinh tế thể hiện vị thế của mình so với các chủ thể khác Vị thế đó, dựa trên những ưu thế nhất định về các điều kiện sản xuất, tiêu thụ hàng hoá và các yếu tố quản lý Sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, khả năng cạnh tranh đều phản ánh vị thế cạnh tranh của các chủ thể kinh tế, vị thế đó là những điều kiện để các chủ thể kinh

tế tham gia vào hoạt động cạnh tranh

Trang 15

Theo từ điển thuật ngữ chính sách thương mại: Năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về năng lực kinh tế

Năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là năng lực của một nền

kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì

và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được đo bằng thị phần của

sản phẩm hay dịch vụ cụ thể trên thị trường

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là cái hiện hữu trong sản phẩm, việc phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm thường được tiến hành đồng thời bằng 3 phương pháp:

- Đánh giá trực tiếp trên sản phẩm (tính năng, giá cả, sự tiện ích, mẫu

* Nâng cao năng lực cạnh tranh

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm là tìm ra những biện pháp tác động vào quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm, làm cho nó có “tính vượt trội” so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh hoặc làm tăng thêm

Trang 16

sức mạnh cho sản phẩm, làm cho “tính trội” của nó ở mức tốt hơn, cao hơn trên thị trường tiêu thụ Nói cách khác: nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm là sử dụng một số yếu tố tác động nhằm khắc phục những tồn tại được coi là trở ngại làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời hoàn thiện những nhân tố làm tăng tính trội của nó so với đối thủ khác, nhằm làm cho thị phần của sản phẩm tăng lên so với thị phần của đối thủ cạnh tranh

Sức cạnh tranh của sản phẩm trong thương mại quốc tế là kết quả tổng hòa của sức cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành và quốc gia Các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm trong thương mại quốc tế bao hàm các yếu tố từ phạm vi doanh nghiệp, ngành công nghiệp đến phạm vi quốc gia

Cạnh tranh giữa các cá thể trên thị trường, giữa các doanh nghiệp trong mỗi thị trường, giữa các cá nhân gắn chặt với thể chế của mỗi Chính phủ và thúc đẩy sự thay đổi thể chế của các cơ quan quyền lực Nhà nước Cạnh tranh trên thị trường sản phẩm có thể dẫn tới sự thay đổi thể chế trên thị trường lao động và các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trên thị trường sản phẩm bắt buộc phải tăng tính hiệu quả, đồng thời có động cơ để vận động các nhà hoạch định chính sách thực hiện các thay đổi thể chế để làm giảm chi phí của các doanh nghiệp

Cạnh tranh giữa các nước và giữa các doanh nghiệp nước ngoài cũng gây áp lực để thay đổi các thể chế kinh doanh trong mỗi nước và trong quan

hệ kinh tế giữa các nước Các thị trường mang tính cạnh tranh hơn có thể đòi hỏi ít thể chế chính thức hơn và cạnh tranh có thể có tác động thay thế các quy định, thể chế và đôi khi làm cho các lĩnh vực độc quyền tự nhiên cũng trở nên có tính cạnh tranh hơn Trong nền kinh tế hiện đại, nhìn chung các Chính phủ dựa vào cạnh tranh nhiều hơn để đạt được các kết quả thị trường mong muốn nhưng trong một số trường hợp, các thể chế hạn chế cạnh tranh cũng là cần thiết để thúc đẩy sự phát triển thị trường như sự bảo hộ nhất định đối với

Trang 17

các công nghệ mới hay kiểm soát mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Cạnh tranh trên thị trường sản phẩm làm tăng hiệu quả, năng suất cũng như tốc độ tăng trưởng năng suất trong nền kinh tế bằng cách tạo động cơ cho các nhà quản lý để giảm chi phí, đổi mới và cải tiến việc sắp xếp, tổ chức quản

lý Tăng trưởng năng suất, đến lượt nó, là một trong những nguồn chính để tạo

ra tăng trưởng kinh tế quốc gia Ở các nước công nghiệp, tăng trưởng năng suất thường là kết quả của các tiến bộ công nghệ trong khi ở các nước đang phát triển, tăng trưởng năng suất gắn liền với công nghệ nhập vào thông qua thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cấp phép sử dụng và các liên doanh

Tại các nước đang phát triển, với năng lực hạn chế và có ít các thể chế

hỗ trợ thì các nhà hoạch định chính sách phải ưu tiên hàng đầu cho việc tự do gia nhập và rút lui của các doanh nghiệp và buộc các doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh quốc tế Các rào cản về sự gia nhập và rút lui khỏi thị trường của các doanh nghiệp được coi là rào cản thể chế chủ yếu đối với cạnh tranh trong nước của các nước đang phát triển, thậm chí ngay cả ở khu vực sản xuất sản phẩm xuất khẩu, ví dụ như các rào cản đối với các hoạt động trong một số lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu hay những hạn chế trong tiếp cận nguồn tư liệu nhập khẩu

Bản thân cải cách thương mại quốc tế có thể được xem là sự cải cách

về thể chế Thương mại quốc tế thúc đẩy cạnh tranh trong các thị trường Sự

mở cửa đối với thương mại quốc tế cũng tạo ra áp lực đối với Chính phủ để cải cách các quy định về thị trường sản phẩm và thị trường các nhân tố sản xuất trong nước, những quy định làm xói mòn khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong việc đối phó với áp lực cạnh tranh từ nước ngoài Mở cửa

ra thị trường thế giới đóng vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy cạnh tranh ở thị trường trong nước Hàng hoá nhập khẩu trực tiếp tạo ra áp lực cạnh tranh trên thị trường trong nước Áp lực này cũng được đưa vào một cách gián tiếp

Trang 18

thông qua xuất khẩu do các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh trên thương trường quốc tế

Thương mại quốc tế đặc biệt có ích trong việc thúc đẩy thị trường cạnh tranh ở các nước đang phát triển, là nơi thường gặp khó khăn về thông tin, hiệu lực thi hành hợp đồng yếu kém và hạn chế về vốn con người Thương mại quốc tế cũng tạo ra áp lực buộc các Chính phủ phải gỡ bỏ các rào cản thể chế đối với cạnh tranh trên thị trường sản phẩm và thị trường các nhân tố sản xuất trong nước bởi vì những rào cản này làm xói mòn khả năng đối phó với cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế trong nước Những lợi ích của tự do hoá thương mại về hàng hoá thường bị hạn chế do thiếu sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ, điều này đặc biệt đúng với các dịch vụ là đầu vào hay cấu thành

cơ bản của kết cấu hạ tầng kinh tế, bao gồm các dịch vụ tài chính, bưu chính viễn thông, giao thông và các dịch vụ kinh doanh

Chính phủ có vai trò quan trọng, có thể coi là một trong những nhân tố quyết định của lợi thế cạnh tranh quốc gia Các cơ quan Chính phủ có thể xác lập các tiêu chuẩn hoặc quy định về sản phẩm trong nước qua đó ảnh hưởng lớn tới nhu cầu của người mua; Chính phủ cũng có thể xuất hiện với tư cách

là người mua lớn đối với nhiều loại hàng hoá Chính phủ có thể kiến tạo hệ thống các ngành hỗ trợ và liên quan theo rất nhiều cách khác nhau, ví dụ như kiểm soát phương tiện quảng cáo hoặc các quy định về các dịch vụ hỗ trợ Chính phủ cũng có thể tác động tới chiến lược, cấu trúc của doanh nghiệp và mức độ cạnh tranh bằng các công cụ như các quy định về thị trường vốn, chính sách thuế, và luật chống độc quyền

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá xuất khẩu

Các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm trong thương mại quốc tế bao hàm các yếu tố từ phạm vi doanh nghiệp, ngành đến phạm vi

Trang 19

quốc gia Nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh sản phẩm trong thương mại quốc tế có thể được tập hợp thành 4 nhóm cơ bản sau:

- Các yếu tố thuộc về lợi thế so sánh

- Các yếu tố thuộc về khả năng tăng trưởng kinh tế đất nước

- Các yếu tố thuộc về môi trường hoạt động của doanh nghiệp

- Các yếu tố thuộc về hoạt động doanh nghiệp

Nhóm các yếu tố thuộc về lợi thế so sánh

Trước hết, đó là sự dồi dào các yếu tố tài nguyên, thiên nhiên, cũng như con người và nguồn vốn Các yếu tố này được thể hiện qua mức giá bình quân thấp và đó cũng chính là cơ sở căn bản của lợi thế so sánh và sức cạnh tranh theo nghĩa hẹp Một yếu tố khác thuộc nhóm này là năng suất lao động của nhà sản xuất được phản ánh bằng các hệ số đầu vào thấp

Nhóm các yếu tố thuộc về khả năng tăng trưởng kinh tế đất nước

Theo khái niệm của Fargerberg, sức cạnh tranh quốc tế là "khả năng của một đất nước trong việc nhận thức rõ mục đích của chính sách kinh tế tập trung, nhất là đối với tăng trưởng thu nhập và việc làm, mà không gặp phải các khó khăn trong cán cân thanh toán" Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia được xác định bởi năng suất của nền kinh tế quốc gia đó, mà năng suất là yếu

tố cơ bản tạo thành sức cạnh tranh quốc tế

Nhóm các yếu tố thuộc về môi trường hoạt động của doanh nghiệp

Nhóm các yếu tố thuộc về môi trường hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: các chính sách thương mại; môi trường đầu tư; chế độ tài chính; cơ cấu doanh nghiệp; năng lực sản xuất công nghiệp

Chính sách thương mại của mỗi quốc gia vẫn luôn được sử dụng gây nên những tác động trái ngược nhau đến thương mại quốc tế Đối với nhập khẩu, các nước thường áp dụng các chính sách hạn chế nhập khẩu nhằm làm giảm bớt hoặc chống lại lợi thế của các hàng hóa nhập khẩu so với hàng hóa

Trang 20

sản xuất trong nước Đối với xuất khẩu, các nước thường áp dụng các chính sách khuyến khích xuất khẩu nhằm làm tăng thêm lợi thế của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường thế giới, giúp các nhà sản xuất trong nước phát triển nhanh thị trường tiêu thụ ngoài nước đến khi đạt được lợi thế nhờ quy mô

Môi trường đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp; các thủ tục, quy chế và hiệu lực trong việc thực hiện vay vốn của các doanh nghiệp; khả năng phát triển của các nguồn vốn dài hạn và trung hạn

Chế độ tài chính: thực trạng và hoạt động của thị trường tài chính là một trong những nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh chung của một nước Bởi vì, tăng trưởng kinh tế nhanh phụ thuộc chủ yếu vào khả năng của nền tài chính trong việc huy động và phân bổ có hiệu quả tín dụng vào các ngành kinh tế của một đất nước

Cơ cấu doanh nghiệp và tính ganh đua có ảnh hưởng đến sự gia tăng về năng suất, khả năng cạnh tranh, nâng cao mức thu nhập và tăng việc làm Cơ cấu doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả chung của ngành công nghiệp và phải tạo ra tính ganh đua giữa các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh bình đẳng

Năng lực sản xuất công nghiệp của quốc gia hay ngành kinh tế bao gồm,

sự dồi dào của nguồn nhân lực được đào tạo, có kỹ năng nghề nghiệp và trình

độ công nghệ không ngừng được nâng cao Công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất tiềm tàng của tất cả các yếu tố sản xuất Trong nhiều ngành công nghiệp, lợi thế so sánh của các nước đang phát triển dựa trên nguồn nhân lực rẻ đã giảm dần do sự phát triển của công nghệ

Nhóm các yếu tố thuộc về hoạt động doanh nghiệp

Các yếu tố thuộc về hoạt động doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí cá biệt của doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm và thị phần của doanh nghiệp Nhóm các yếu tố này

Trang 21

gồm hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và chiến lược phát triển của doanh nghiệp

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chính là các hoạt động của doanh nghiệp nhằm áp dụng công nghệ mới, sử dụng các yếu tố đầu vào mới hoặc thay thế, giới thiệu và phân phối sản phẩm, đề ra các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

Chiến lược phát triển của doanh nghiệp nhằm mang lại cho doanh nghiệp triển vọng cạnh tranh đa phương diện (cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm, dịch vụ trước và sau bán hàng, phát triển khách hàng )

Có nhiều yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó cần phân biệt các yếu tố ngoài doanh nghiệp và các yếu tố do doanh nghiệp Ngoài ra, còn có các yếu tố về địa lý và thiên nhiên mà doanh nghiệp không thể thay đổi được

Các yếu tố do doanh nghiệp chi phối gồm: (1) Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; (2) Trình độ khoa học công nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ và đổi mới công nghệ hiện có; (3) Sản phẩm; (4) Năng suất lao động; (5) Chi phí sản xuất và quản lý; (6) Đầu tư cho nghiên cứu, triển khai, thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp

Các cấp độ cạnh tranh có mối liên hệ hữu cơ với nhau, trong đó khả năng cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ là kết quả của năng lực cạnh tranh quốc gia và cạnh tranh ngành/doanh nghiệp, đồng thời sức cạnh tranh của hàng hoá

và dịch vụ trên thị trường phản ánh một cách tổng quát nhất khả năng cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp Khả năng cạnh tranh của một nước được thể hiện ở khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nước đó và sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ lại phản ánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Như vậy có thể nhận thấy rằng sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ chịu tác động của các yếu tố vĩ mô được thể hiện ở năng lực cạnh tranh quốc gia

và các yếu tố vi mô là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Chính vì

Trang 22

vậy các giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ bao gồm các giải pháp ở cấp độ quốc gia và các giải pháp ở cấp độ doanh nghiệp

Để đánh giá được khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trong một giai đoạn nhất định cần sử dụng phương pháp phân tích động, tức là đánh giá sức cạnh tranh trong bối cảnh vận động của nền kinh tế trong nước và thế giới, so sánh nó với các sản phẩm cùng loại của các nước ở từng thời điểm nhất định

Để phân tích khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ, người ta thường sử dụng mô hình tổng Porter - Dunning Mô hình này được thể hiện thông qua cấu trúc sau đây:

Hình 1.1: Mối liên kết giữa các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh

Cấu trúc trên đây cho thấy khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch

vụ được phân tích dựa trên các nhóm các yếu tố sau đây:

Chiến lược công

ty, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh

Điều kiện/tình trạng về

nhân tố sản xuất

Tình trạng về cầu trong nước

Thực trạng các ngành

bổ trợ và liên quan

Yếu tố bất thường

Chính phủ

Trang 23

Điều kiện hay tình trạng về nhân tố sản xuất thể hiện vị thế quốc gia

về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn, kết cấu hạ tầng, tiềm năng khoa học kỹ thuật

Tình trạng về nhu cầu trong nước (demand condition) phản ánh bản

chất của nhu cầu thị trường quốc gia và quốc tế đối với sản phẩm và dịch vụ một ngành

Chiến lược, cơ cấu công ty và đối thủ cạnh tranh thể hiện cách thức,

môi trường mà trong đó công ty được thành lập, tổ chức và quản lý cũng như trạng thái, bản chất của các đối thủ cạnh tranh trong nước

Thực trạng các ngành hỗ trợ và liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế: Đối với mỗi doanh nghiệp, các ngành sản xuất hỗ trợ là những ngành sản

xuất cung ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Trong khi đó, các ngành sản xuất liên quan là những ngành mà doanh nghiệp có thể phối hợp hoặc chia sẻ các hoạt động thuộc chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc những ngành mà sản phẩm của chúng có tính chất bổ trợ; việc chia sẻ hoạt động thường diễn ra ở các khâu phát triển kỹ thuật, sản xuất, phân phối, tiếp thị hay dịch vụ

Vai trò Chính phủ: Chính phủ có thể tác động lên mỗi một trong 4

thuộc tính nêu trên của mô hình một cách tích cực hay tiêu cực Ngược lại, chính sách Chính phủ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi 1 trong 4 thuộc tính, chẳng hạn việc lựa chọn địa điểm đầu tư cho giáo dục có thể tác động bởi các thành viên cạnh tranh trong nước Vai trò của Chính phủ đối với nhu cầu trong nước thường phức tạp hơn, có thể thúc đẩy hoặc gây hại cho lợi thế cạnh tranh Các cơ quan chính phủ có thể xác lập các tiêu chuẩn hoặc quy định về sản phẩm trong nước qua đó ảnh hưởng lớn tới nhu cầu của người mua; Chính phủ cũng có thể xuất hiện với tư cách là người mua lớn đối với nhiều loại hàng hoá Chính phủ có thể kiến tạo hệ thống các ngành hỗ trợ và liên quan theo rất nhiều cách khác nhau, ví dụ như kiểm soát phương tiện

Trang 24

quảng cáo hoặc các quy định về các dịch vụ hỗ trợ Chính phủ cũng có thể tác động tới chiến lược, cấu trúc của doanh nghiệp và mức độ cạnh tranh bằng các công cụ như các quy định về thị trường vốn, chính sách thuế và luật chống độc quyền

Các yếu tố bất thường: Là các yếu tố xuất hiện ngoài tầm kiểm soát của

công ty, thậm chí của Chính phủ như:

+ Phát minh khoa học, công nghệ sinh học, điện tử;

+ Đột biến chi phí đầu vào, chẳng hạn cú sốc dầu lửa

+ Cú sốc tiền tệ, tiền tệ trên thị trường tài chính;

+ Tăng cầu đột biến;

+ Các việc bất khả kháng như đảo chính, chiến tranh

Năng lực năng cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ là cơ sở tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành và tổng thể của nó tạo nên sức cạnh

tranh của một quốc gia và thể hiện tập trung ở 4 yếu tố là giá cả, chất lượng,

tổ chức tiêu thụ và uy tín của doanh nghiệp Trên thực tế, cấp độ cạnh tranh

này thường được phân tích lồng ghép với phân tích cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp Bởi vì, ngành ở đây được hiểu là ngành hàng nhất định gắn với các sản phẩm cụ thể

1.1.3 Các phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá xuất khẩu

- Phương pháp phân tích theo cấu trúc thị trường: Theo phương pháp này,

năng lực cạnh tranh được xem xét theo 5 nhân tố như sau:

+ Sự tham gia của các công ty mới vào lĩnh vực kinh doanh: thị trường nằm trong những người tham gia, vì vậy khi có người mới tham vào sẽ mang đến năng lực sản xuất mới, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ chiếm hữu thị trường hiện có của các doanh nghiệp, phá vỡ sự so sánh sức mạnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

Trang 25

+ Các sản phẩm hay dịch vụ thay thế: khi các sản phẩm mới ra đời mang nhiều ưu điểm có thể thay thế cho sản phẩm cũ làm giảm sức cạnh tranh của sản

phẩm và mất thị phần trên thị trường

+ Sức mạnh của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ trên thị trường: Đây là yếu tố thuộc về khả năng của doanh nghiệp trong việc sản xuất cung ứng hàng hoá, dịch vụ Sức mạnh của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố thuộc về con người (chất lượng, kỹ năng), các yếu tố về trình độ (khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thị trường) và các yếu tố về tài chính của doanh nghiệp…

+ Sức mạnh của người mua trong việc lựa chọn người cung ứng trên thị trường sản phẩm và dịch vụ: trên thực tế không một doanh nghiệp nào có khả năng thoả mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này thì lại có hạn chế về mặt khác Vấn đề cơ bản là doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng Thông qua nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế theo quy

mô, từ đó cảI thiện các hoạt động kinh doanh và dịch vụ của mình Nhu cầu khách hàng còn có thể gợi mở cho doanh nghiệp để phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ mới, tạo dụng được lợi thế cạnh tranh

+ Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp: cạnh tranh càng gay gắt sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phải đưa ra các chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu của mình để có thế giữ vững và phát huy được vị thế của mình trên thị trường

Trang 26

Hình 1.2: Các lực lƣợng điều khiển cuộc cạnh tranh ngành

- Phân tích lợi thế cạnh tranh trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh về chi phí hay khả năng sinh lợi trên một đơn vị sản phẩm Các chỉ số chi phí (theo giá so

sánh quốc tế) cho phép xác định được mức độ đóng góp của doanh nghiệp/ngành vào nền kinh tế Các chỉ số đó (theo giá thị trường) cho biết khả năng cạnh tranh, duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong môi trường mà giá cả đã được xác định

Hiện nay phương pháp phân tích theo lợi thế so sánh (tĩnh) đã được bổ sung bằng phương pháp phân tích theo khả năng cạnh tranh động Khi phân tích khả năng cạnh tranh động cần tính đến những dự báo về:

+ Biến động chu kỳ của sản phẩm: Chu kỳ của sản phẩm là đường, hướng phát triển của doanh số, lợi nhuận sản phẩm đó qua toàn bộ cuộc đời của nó Chu

kỳ của sản phẩm mô tả sự biến đổi của doanh số tiêu thụ kể từ khi sản phẩm được

Nguy cơ đe doạ từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế

Các đối thủ tiềm năng

Các đối thủ tiềm năng

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại

Sản phẩm thay thế

Người mua

c¶ cña ng-êi

cả của người mua

Trang 27

tung ra thị trường cho đến khi nó rút lui khỏi thị trường Chu kỳ của sản phẩm có thể được xem xét cho từng mặt hàng cụ thể, trong nhóm chủng loại, thậm chí từng nhãn hiệu sản phẩm Sự tồn tại chu kỳ của sản phẩm là hiển nhiên, hy vọng về sự tồn tại lâu dài với doanh số cao đối với một sản phẩm, chủng loại sản phẩm hay nhãn hiệu sản phẩm là chính đáng Nhưng hy vọng đó chỉ đạt được khi công ty biết được sự biến động của chu kỳ sản phẩm, đặc điểm của nó, đồng thời có những điều chỉnh chiến lược marketing thích hợp

+ Mức độ phổ biến công nghệ và tích luỹ kinh nghiệm

+ Chi phí đầu vào: Cơ sở để xác định lợi thế so sánh hay lợi thế cạnh tranh đều là các chi phí đầu vào của sản xuất Các chi phí đầu vào của sản xuất, bao gồm các đầu vào trong nước có và các đầu vào không thể thay thế Các chi phí đầu vào có liên quan đến thuế nhập khẩu, lãi suất, các khoản trợ cấp, nâng đỡ đối với các ngành hay khu vực kinh tế do các chính sách thương mại và công nghiệp của Chính phủ mang lại

+ Những thay đổi về các đặc trưng dân số và khuynh hướng nhu cầu: sự đô thị hoá, thay đổi về dân cư giữa các vùng miền cũng làm thay đổi khuynh hướng tiêu dùng Vì vậy doanh nghiệp cần phải nắm bắt kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng để cung ứng những sản phẩm phù hợp nhất

+ Vai trò của các sản phẩm thay thế và bổ sung

+ Những thay đổi trong chính sách của Chính phủ: vai trò của Chính phủ

có tác động tương đối lớn đến khả năng cạnh tranh của ngàng, doanh nghiệp nhất

là trong việc định ra những chính sách về công nghệ, đào tạo và trợ cấp…

Chi phí thấp mới chỉ là bước khởi đầu để có thể cạnh tranh Sự phát triển

kinh doanh năng động sẽ tận dụng được lợi thế so sánh về chi phí; từ đó nâng cao thêm khả năng cạnh tranh về chất Các kỹ năng tổ chức, quản lý của nhà kinh doanh trong chu trình sản xuất kinh doanh: từ giai đoạn trước sản xuất (chẳng hạn như xác định và thiết kế sản phẩm, mua công nghệ và nguyên vật liệu, quản lý

nguyên vật liệu và dự trữ), đến bản thân quá trình sản xuất (sử dụng lao động,

Trang 28

nâng cao kỹ năng lao động và bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng), và sau sản xuất

(bao gói, nhãn hiệu, giao nhận kịp thời có chất lượng, liên kết thương mại (theo kiểu liên doanh, đối tác chiến lược hay ký kết hợp đồng, tiếp thị, tiếp cận thị trường nước ngoài) cũng là những yếu tố quan trọng góp phần cải thiện và nâng cao thêm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

- Phân tích theo quan điểm tổng thể yêu cầu giải đáp ba vấn đề cơ bản khi

nghiên cứu tính cạnh tranh của một ngành:

+ Khả năng cạnh tranh của ngành

+ Những nhân tố thúc đẩy hay có đóng góp tích cực và những nhân tố hạn chế hay gây cản trở cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành

+ Những tiêu chí đặt ra cho chính sách nâng cao khả năng cạnh tranh ngành, những chính sách, chương trình và công cụ của Chính phủ để đáp ứng được các tiêu chí đó

Để biểu thị khả năng cạnh tranh của các nhóm hàng, người ta thường dùng các chỉ số để so sánh mức độ cạnh tranh của chúng Sau đây giới thiệu một số các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ

Hệ số khả năng cạnh tranh sản phẩm từ chất lượng và giá cả

Đây là phương pháp xác định sức cạnh tranh của sản phẩm dựa trên sự am hiểu sâu sắc của các chuyên gia về chủng loại sản phẩm nào đó Theo phương pháp này, các chuyên gia cho rằng, các yếu tố cơ bản cấu thành sức cạnh tranh sản phẩm là chất lượng sản phẩm và giá cả Do đó, khả năng cạnh tranh của sản phẩm được đo lường bằng tỷ lệ giữa chỉ số chất lượng sản phẩm và giá cả của sản phẩm đó

Trang 29

C: là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp của sản phẩm, bao gồm cả các chỉ tiêu kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế, xã hội khi sử dụng của sản phẩm

g: là giá tiêu dùng của sản phẩm, bao gồm chi phí mua sắm và chi phí sử dụng sản phẩm

Bằng cách cho điểm đối với các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm và giá tiêu dùng của sản phẩm sẽ xác định được khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó Cách cho điểm được lựa chọn sao cho hệ số K  1 Thang điểm phân cấp khả năng cạnh tranh của hai sản phẩm được tính như sau:

K = 1 - 0,99 : sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao

Hệ số lợi thế so sánh hiển thị

Hệ số lợi thế so sánh hiển thị đƣợc xác định bằng tỷ số giữa mức chênh lệch giữa xuất và nhập khẩu của một mặt hàng nào đó với tổng xuất và nhập khẩu của mặt hàng đó Cụ thể:

i i

i i

N X

N X H

Trang 30

Xi: Là giá trị xuất khẩu của mặt hàng i

Ni: Là giá trị nhập khẩu của mặt hàng i

Hệ số lợi thế so sánh hiển thị có thể sử dụng để đánh giá sơ bộ khả năng cạnh tranh của một ngành sản xuất của một nền kinh tế so với nền kinh

tế khác, cho phép so sánh khả năng cạnh tranh ở phạm vi quốc tế Tuy nhiên, đây là phương pháp tính đơn giản, do đó, ý nghĩa phân tích của hệ số lợi thế

so sánh hiển thị không lớn Bởi vì, nó không tính đến sự can thiệp của các Chính phủ thông qua chính sách thương mại và công nghiệp, không tính đến chi phí cá biệt của các nhà sản xuất

Mức độ bảo hộ hữu hiệu (ERP)

ERP đo lường phạm vi mức độ bảo hộ và các can thiệp khác của Chính phủ tác động đến tỷ lệ “bồi hoàn” đối với các nhân tố sản xuất như đất đai, lao động, vốn (so với khi không có bảo hộ và các can thiệp khác của chính phủ) Dưới góc độ thực hành, ERP thường được định nghĩa như sự thay đổi tính theo phần trăm của giá trị gia tăng trong khung khổ chính sách hiện hành so với trường hợp thương mại tự do Nếu ERP > 0, giá trị gia tăng của ngành là

cao hơn trong trường hợp thương mại tự do Khi ERP < 0 và nếu VA w

> 0,

ngành sẽ thuận lợi hơn khi tự do hoá thương mại; còn nếu VA w

<0 thì ngành đang được bảo hộ quá quá cao Công thức tính ERP đối với ngành j là:

ERPj = (VADj - VAWj)/ VADj *100

Trong đó:

VADj: Giá trị tăng thêm của ngành j theo giá nội địa

D: là giá biểu hiện mọi tác động của chính sách thương mại và các can thiệp chính phủ khác

VAWj: Giá trị tăng thêm của ngành j theo giá thế giới (W)

Việc tính toán ERP cho các ngành trong nền kinh tế có ưu thế: (1) ERP cho phép dễ dàng so sánh mức độ bảo hộ và hỗ trợ của chính phủ giữa các

Trang 31

ngành và theo thời gian (nếu đủ số liệu tính toán); (2) ERP cho phép nhìn nhận tính cạnh tranh theo nghĩa ngành có khả năng “sống sót” hay không khi không còn bảo hộ và các hỗ trợ khác của Chính phủ Thường thì các ngành/công ty có ERP cao (trên 50% chẳng hạn) có thể đang tồn tại nhờ bảo

hộ và lợi nhuận họ thu được dựa vào những biện pháp làm tổn hại đến nhiều ngành khác trong nền kinh tế; (3) Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ERP giúp xác định được các ngành nào sẽ có lợi thế và bất lợi do những thay đổi chính sách liên quan đến tự do hoá thương mại; (4) Ngoài ra, hiện nay ERP được sử dụng trong Cơ chế xem xét chính sách thương mại của WTO (TPRM) để báo cáo về các chính sách thương mại của các thành viên

Chỉ số lợi thế so sánh dựa trên chi phí đầu vào (RFC)

Cơ sở để xác định lợi thế so sánh hay lợi thế cạnh tranh đều là các chi phí đầu vào của sản xuất Các chi phí đầu vào của sản xuất, bao gồm các đầu vào trong nước có và các đầu vào không thể thay thế Các chi phí đầu vào có liên quan đến thuế nhập khẩu, lãi suất, các khoản trợ cấp, nâng đỡ đối với các ngành hay khu vực kinh tế do các chính sách thương mại và công nghiệp của Chính phủ mang lại Để xác định lợi thế so sánh trước những bóp méo và sai lệch của thị trường do các chính sách thương mại và công nghiệp tạo nên, Ngân hàng Thế giới đã xây dựng một quy trình tính toán các kích thích và lợi thế so sánh Dựa trên quy trình này, nhóm nghiên cứu về chính sách kinh tế thuộc trường đại học tổng hợp Laval của Canada đã đưa ra phương pháp tính toán được các chỉ số khác nhau về bảo hộ, kích thích và lợi thế so sánh đối với từng xí nghiệp, từng ngành công nghiệp hay toàn bộ các ngành công nghiệp, bao gồm:

* Khả năng sinh lời vốn về mặt tài chính được xác định bằng mối quan

hệ tương quan giữa chi phí tài chính của các yếu tố sản xuất và trị giá gia tăng của sản phẩm tính theo giá nội địa:

Trang 32

i i

i i

i

K

DK L

SUB VDB

SUBi : trợ cấp trực tiếp cho sản phẩm i

Li : chi phí lao động sử dụng cho sản phẩm i

DKi : vốn khấu hao của sản phẩm i tính theo giá nội địa

Ki : trị giá vốn của sản phẩm i tính theo giá quốc tế

Chỉ số cạnh tranh quốc tế được xác định bằng biểu thức:

IC = UC* - UC > 0 (1)

Trong đó:

IC : là chỉ số cạnh tranh quốc tế

UC* : là chi phí đơn vị sản phẩm của nhà cạnh tranh quốc tế

UC : là chi phí đơn vị sản phẩm của nhà sản xuất trong nước

Sức cạnh tranh ảo:

Các nhà phân tích cạnh tranh quốc tế cho rằng, thành phần sai lệch tạo

ra sức cạnh tranh ảo quan trọng nhất là tỷ giá hối đoái, bởi vì, tỷ giá hối đoái

có ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố cấu thành của chi phí đơn vị Để thực hiện mức sai lệch về tỷ giá hối đoái có thể viết dưới dạng sau:

e= es + e (2)

Trong đó:

es là tỷ giá hối đoái ẩn

e là sai lệch giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái ẩn

Trang 33

e có thể dương nếu đồng nội tệ được định giá thấp so với đồng ngoại tệ và ngược lại, âm nếu định giá đồng nội tệ cao

Nhìn chung, yếu tố quan trọng nhất tạo ra sức cạnh tranh ảo của sản phẩm trong thương mại quốc tế là tỷ giá hối đoái được định giá thấp, nhưng các loại tiền trợ cấp khác nhau và một số dạng miễn thuế cũng thuộc về các yếu tố tiềm năng cấu thành của sức cạnh tranh ảo

Theo phương pháp xác định chỉ số cạnh tranh quốc tế trên đây cho phép đánh giá ảnh hưởng của sự tồn tại các chính sách đến sức cạnh tranh sản phẩm trên cơ sở phân tích biểu thức: IC= ICR+ ICV

Khi một sản phẩm được xem là có hay không có sức cạnh tranh trên thị trường, tức là, IC>0 hay IC<0, thì về thực chất, các sản phẩm được xem là có sức cạnh tranh chưa hẳn đã có sức cạnh tranh thực sự và ngược lại, các sản phẩm được xem là không có sức cạnh tranh chưa hẳn đã hoàn toàn mất khả năng cạnh tranh Cụ thể, hãy xem xét các trường hợp sau:

b IC<0 (sản phẩm không có sức cạnh tranh)

b1 Nếu ICR<0 và ICV<0: sản phẩm hoàn toàn không có sức cạnh tranh trên thị trường

b2 Nếu ICR>0 và ICV<0: sản phẩm có sức cạnh tranh thực sự nhưng chính các chính sách làm mất sức cạnh tranh

Trang 34

b3 Nếu ICR<0 và ICV>0: sản phẩm không có sức cạnh tranh thực và mặc dù có sự hỗ trợ của các chính sách cũng không mang lại sức cạnh tranh

Như vậy, các trường hợp trên đây cho thấy, không phải bao giờ các chính sách của Chính phủ cũng phát huy được hiệu quả đối với sản xuất kinh doanh và nhiều khi còn gây tổn hại đến sức cạnh tranh của sản phẩm Trong môi trường thương mại quốc tế hiện nay, trào lưu tự do hoá thương mại đang buộc các nước phải xác định lịch trình cắt giảm từng bước các khoản bảo hộ sản xuất và trợ cấp xuất khẩu

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khả năng sản xuất, chế biến cà phê của Việt Nam

- Thổ nhưỡng, khí hậu

Nước Việt Nam phần đất liền trải dài trên 15o vĩ độ từ 8o30’ đến

23o22’ vĩ độ Bắc nằm trọn trong vành đai nhiệt đới Dãy núi Bạch Mã phần cuối của dặng Trường Sơn bắc nằm ngang kéo ra tận biển với đèo Hải Vân cao trên 100m đã chia khí hậu Việt Nam ra hai miền khí hậu: miền khí hậu phía bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa cực đới có mùa đông lạnh thích hợp cho việc trồng cà phê Arabica (chè), miền khí hậu phía nam chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam một năm có hai mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa, khí hậu nóng ẩm thích hợp cho việc trồng cà phê Robusta (vối) Từ sau năm 1975 chúng ta chủ trương phát triển sản xuất cà phê và đã từng bước mở rộng vùng

cà phê Robusta ở phía Nam trên vùng đất đỏ bazan mênh mông ở Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và cả ở vùng bán sơn địa dọc theo dãy Trường Sơn Nam ở các tỉnh ven biển miền Trung

Vào những năm cuối của thập kỷ 80 thế kỷ trước chúng ta lại bắt đầu trồng cà phê Arabica (chè) ở một số tỉnh miền núi Tây Bắc, Việt Bắc và khu

IV cũ Đến nay cây cà phê Arabica đã phát triển khá tốt ở vùng Sơn La, Tây Bắc, vùng núi của tỉnh Thanh Hoá, vùng Phủ Quỳ Nghệ An và Khe Sanh Hướng Hoá Quảng Trị, huyện ALưới tỉnh Thừa Thiên Huế Việc phân bố cây

Trang 35

cà phê như trên là căn cứ vào điều kiện tự nhiên và yêu cầu sinh thái của cây

cà phê Việt Nam Nhìn chung, cây cà phê chè có thể sinh trưởng và phát triển được trong khoảng nhiệt độ từ 5 - 30oC, nhưng thích hợp với nhiệt độ từ 15 -

24oC Nhiệt độ từ 25oC trở lên quá trình quang hợp giảm dần Trên 30oC cây sẽ ngừng quang hợp và lá sẽ bị tổn thương nếu nhiệt độ này cứ tiếp tục kéo dài

Cà phê chè cũng là cây có khả năng chịu rét tốt nhất trong số các loài cà phê Khi nhiệt độ xuống tới 5oC cây bắt đầu ngừng sinh trưởng và nếu nhiệt độ xuống tới 1 - 2oC trong một vài đêm cũng chưa gây ra những thiệt hại đáng kể Cây cà phê vối (Robusta) cần nhiệt độ cao hơn, khoảng thích hợp là từ 24-30oC, thích hợp nhất là từ 24-26oC Cà phê vối chịu rét rất kém Ở nhiệt độ

7oC cây đã ngừng sinh trưởng và từ 5oC trở xuống cây bắt đầu bị gây hại nghiêm trọng Nhìn chung cà phê chè có khả năng chịu rét và chịu nóng tốt hơn so với cà phê vối

Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các tháng trong năm cũng như biên độ nhiệt giữa ngày và đêm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, đặc biệt là hương

vị của hạt cà phê Ở những vùng vào giai đoạn hạt cà phê được hình thành và tích luỹ chất khô, nhiệt độ càng xuống thấp và chênh lệch biên độ giữa ngày và đêm càng cao thì chất lượng cà phê càng cao Cây cà phê cần một lượng mưa

cả năm khá cao và phân bố tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm nhưng lại phải có thời gian khô hạn tối thiểu từ 2-3 tháng Thời gian khô hạn này chính là yếu tố quyết định đến quá trình phân hoá mầm hoa ở cây cà phê

Vì vậy ở những nơi có lượng mưa khá cao, phân bố khá đồng đều giữa các tháng trong năm, cây cà phê thường sinh trưởng rất tốt nhưng lại cho rất ít quả (như ở các nông trường 715 vùng M’Drăk tỉnh ĐăkLăc, vùng Sơn Thành, Sơn Hội ở tỉnh Phú Yên ) Ngược lại ở những nơi có một mùa khô hạn kéo dài như

ở Buôn Mê Thuột, Gia Lai, KonTum, Đồng Nai v.v cây phân hoá mầm hoa rất nhiều, khả năng cho năng suất rất cao và một năm chỉ cho một vụ thu hoạch Tuy nhiên nếu thời gian khô hạn kéo dài, cây sẽ bị khô chết do thiếu

Trang 36

nước nên bắt buộc phải tưới nước Một số vùng trồng cà phê trên thế giới như ở Kenya một năm có tới hai mùa khô hạn, cây cà phê ở đây lại ra hoa làm hai lần

và cho tới hai vụ thu hoạch trong một năm

Cây cà phê vối thường ưa thích điều kiện khí hậu nóng ẩm ở những vùng có cao độ thấp nên cần một lượng mưa trong năm khá cao từ 1500 - 2000mm và phân bố tương đối đều trong khoảng 9 tháng Đối với cây cà phê vối là cây thụ phấn chéo bắt buộc nên ngoài yêu cầu phải có một thời gian khô hạn ít nhất là 2-3 tháng sau giai đoạn thu hoạch để phân hoá mầm hoa thì sau giai đoạn lúc cây nở hoa yêu cầu thời tiết khô ráo, không có mưa, mưa phùn hoặc sương mù nhiều , để quá trình thụ phấn được thuận lợi So với cà phê chè

và cà phê mít thì cà phê vối là một cây có khả năng chịu hạn kém nhất

Cây cà phê chè ưa thích với điều kiện khí hậu mát mẻ, khô hanh hơn và thường được trồng ở vùng cao nên cần một lượng mưa trong năm vừa phải từ

1200 - 1500mm Cũng như cây cà phê vối, cây cà phê chè cũng cần một khoảng thời gian khô hạn khoảng 2 -3 tháng để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hoá mầm hoa Tuy nhiên so với cà phê vối thì cà phê chè có khả năng chịu được hạn tốt hơn

- Diện tích trồng trọt

Hiện nay, tổng diện tích trồng cà phê của cả nước có khoảng 525 000 ha, trong đó các tỉnh Tây Nguyên chiếm 90%, các tỉnh miền Đông Nam Bộ là 7,5%, còn lại là các tỉnh Trung Bộ, Tây Bắc và Đông Bắc

Sản lượng cà phê niên vụ 2009 - 2010 đạt 1,15 triệu tấn, giảm khoảng 700 tấn so với niên vụ trước, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,75 tỷ USD Việt Nam đã xuất khẩu cà phê đến 88 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ hai trên thế giới

- Kinh nghiệm trồng trọt, thu hoạch

Cà phê có thể được trồng trên những mẫu đất nhỏ cho đến những khu trồng trọt rộng lớn Chúng đòi hỏi công sức lao động rất lớn để trồng từ hạt giống cho tới

Trang 37

khi trưởng thành Để có thể thu hoạch được trái có thể phải mất từ ba đến năm năm Bắt đầu cây cà phê con được trồng sẽ được ươm trong những túi nhỏ cho đến khi chúng được một tuổi rưỡi Sau đó chúng sẽ được trồng trong vườn, cây cà phê có thể mọc cao khoảng 6 mét Tuy nhiên chúng thường được tỉa đến độ cao hơn 1,8 mét để thuận lợi với việc bón phân và thu hoạch

Cây cà phê trưởng thành sẽ nở hoa trong vòng vài ngày Khoảng sáu tháng sau trái cà phê sẽ chín đỏ để thu hoạch Nếu như mưa suốt năm thì cây cà phê sẽ có hoa, trái đang chín và trái chín cùng một thời điểm, điều này được coi là bình thường đối với cây cà phê Chính vì lý do này mà người trồng cà phê sẽ phải hái trái chín bằng tay nhiều lần trên cùng một cây cà phê Còn cách thu hoạch các cây cà phê cùng một lần, thu hoạch luôn hoa, trái chưa chín và trái quá chín cùng một thời điểm sẽ cho ra cà phê kém chất lượng

Thông thường trái cà phê chín mọng sẽ chứa hai hạt cà phê, cũng có thể chứa đến ba hạt (rất hiếm) hoặc là chỉ có một hạt duy nhất gọi là culi và được lựa ra để bán riêng

Để trồng được cà phê ngon mà sản lượng cao đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm

và công sức của người trồng cà phê, đó là cả một nghệ thuật

- Kỹ thuật chế biến, bảo quản cà phê

Thông thường có hai phương pháp chế biến là phương pháp chế biến ướt và phương pháp chế biến khô Ngoài ra còn có phương pháp trung gian là nửa khô hay nửa ướt

Phương pháp chế biến ướt gồm các công đoạn: sát tưới loại bỏ phần vỏ thịt sau lên men hay sát bỏ lớp vỏ nhớt bám ở xung quanh vỏ trấu, ngâm rửa rồi đem phơi

Phương pháp chế biến khô: sau khi thu hoạch đem phơi cả quả trên sân, không qua khâu sát tươi

Phương pháp nửa khô nửa ướt: cà phê đem sát tươi còn lẫn cả vỏ quả, đem

Trang 38

phơi khụng qua cụng đoạn lờn men và ngõm rửa

Khi thu hoạch cà phờ chỉ hỏi những quả chớn, khụng hỏi quả xanh, quả cũn non Tốt nhất là cà phờ hỏi ngày nào chế biến ngay trong ngày đú Nơi nhận quả cà phờ để chế biến phải sạch sẽ, khụng ỳng nước Trong kho bảo quản phải thụng thoỏng bằng luồng khụng khớ tự nhiờn hay quạt giú

Cỏc cụng đoạn trong thu hoạch, chế biến, phơi sấy và bảo quản cà phờ cú mối liờn kết khăng khớt với nhau và phải thực hiện một cỏch nghiờm tỳc để cú thể tạo ra mặt hàng thương phẩm cú giỏ trị cao trờn thị trường quốc tế

1.2.2 Đặc điểm, nhu cầu tiờu thụ và khả năng cung cấp cà phờ trờn thế giới

- Đặc điểm cà phờ ở cỏc nước trờn thế giới

Hiện nay trên thế giới có khoảng 80 n-ớc trồng cà phê, trong đó có 53 n-ớc có cà phê xuất khẩu Cỏc loại cà phờ trờn thế giới được trồng và chế biến với những đặc thự khỏc nhau tạo ra cỏc hương vị và chất lượng đa dạng

Khu vực chõu Phi và phớa nam ả Rập:

Cà phờ Ethiopia cú vị chua hơi gắt khỏ đặc trưng Vựng Harar ở phớa đụng Ethiopia cú một loại cà phờ đặc sản – nhờ một cụng nghệ sấy đặc biệt –

mà cú mựi hoa quả chớn được lờn men, vị rất tinh tế Ethiopia là nước cả xuất khẩu lẫn tiờu thụ cà phờ đều đứng đầu chõu Phi Khoảng 12 triệu người Ethiopia sống nhờ thứ hạt nõu này Ngoài Harar, một số đặc sản cà phờ khỏc của Ethiopia là Sidamo, Yirgacheffe

Kenya là quờ hướng của một số loại cà phờ căn bằng và tinh tế nhất thế giới Nú nổi bật với vị chua đậm, sỏnh nước, và độ quyện của những lớp mựi, vị

Tazania thỡ nổi tiếng với loại cà phờ đậu, cú hạt trũn chứ khụng dẹt như thụng thường Cà phờ của Tazania cú khuynh hướng ngậy hơn, nặng hơn của Kenya, nhưng ớt tinh tế hơn

Khu vực chõu Mỹ:

Trang 39

Hầu hết cà phê Mexico được trồng ở phía Nam và đều có vị chua Nó nhẹ nên rất thích hợp cho các bữa ăn sáng, nhất là của người Mỹ Những hiệu

cà phê nổi tiếng Mexico là Altura, Liquidambar MS, Pluma Coixtepec

Ở Guatemala cà phê có mùi chocolate và vị thơm hơi chua, đặc biệt là những loại được trồng trên các sườn núi lửa ở phía Nam Bạn không cần biết tiếng Guatemala mà vẫn có thể thưởng thức cà phê hảo hạng ở xứ này Chỉ cần nhớ tên những nhãn hiệu như Antigua hay Huehuêtnango là đủ

Nicaragua thì ngon là cà phê Sânt Lucia đến từ Mario Cerna Cả độ ngậy, mùi chocolate và vị chua của nó đều vô cùng quyến rũ Ngoài Mario Cerna, những vùng cà phê chính khác của Nicaragua là Matagalpa, Jinotega

và Nueva Segovia

Costa Rica thì nổi tiếng với những loại cà phê có độ sạch và cân bằng cao Thậm chí, chúng có thể áp đặt tính cách của mình lên những người “ba phải mùi vị” Từ thủ đô Sanjose, có thể dễ dàng đi tới những vùng cà phê trứ danh như Dota, Tarrazu, Tres Rios, Heredia, Volcan Poaz để thưởng thức các loại cà phê ngon nhất

Jamaica chính là nơi sản sinh ra Blue Mountain, một trong những loại

cà phê đắt nhất, và vì thế mà cũng hay bị làm giả nhất thế giới Không thể chỉ dùng vài dòng mà nói hết được sự đặc biệt của Blue Mountain Ngày trước, nhắc đến Jamaica là người ta nghĩ ngay tới Blue Mountain Ngày nay, vị thế này đã bị chia sẻ bởi cà phê Puerto Rico

Ở Colombia ngành cà phê quan trọng đến mức bất cứ xe nào quá cảnh vào đất nước này đều phải xịt thuốc cho tiệt vi khuẩn Nhờ có khí hậu ẩm và

vị trí khá cao so với mực nước biển, nhát là ở vùng núi Andes, cà phê Colombia thuận lợi hơn so với các cây trồng khác Những thương hiệu cà phê hàng đầu như Medellin, Supremo, Bogota… ngon không kém loại hảo hảng

của Costa Rica, nhưng nhẹ và dịu hơn

Trang 40

Ở Venezuela cà phê nổi tiếng là Maracaibo, lây theo tên cảng chuyên chở cà phê Kém hơn một chút là Tachira và Cucuta (gần biên giới Colombia)

có mùi vị cũng giống cà phê của nước láng giềng – và Menda, có vị ngọt, ít chua hơn

Nhiều người nghĩ rằng cà phê của Brazil – nước xuất khẩu cà phê số 1 thế giới là một dạng lấy lượng bù chất Sự thực không phải thế, đất nước Nam

Mỹ này có những loại cà phê rất ngon như Bahia hay Bourbon Santos Bihia

là nơi Brazil sinh ra, còn Santos là nơi mà Brazil nổi tiếng nhờ cà phê

Vùng Kona nằm trên đảo Hawail là nơi sản xuất ra một số loại cà phê đắt nhất thế giới Mặc dù được trồng ở độ thấp nhưng cà phê Kona ngon không kém những loại tuyệt hảo, chỉ chịu ra quả ở độ cao 3000m trở lên Cả độ chua, hương thơm mùi rượu vang lẫn vị của cà phê Kona đều trên cả tuyệt vời

Khu vực Châu Á:

Ở Việt Nam cà phê là một trong những tàn tích dễ chịu nhất từ những năm đô hộ của người Pháp Giữa những năm 1860, nó chỉ thơm ở mấy biệt thự Tây của Hà Nội Tới 150 năm sau, Việt Nam đã là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Brazil Nhưng nếu so về chất lượng, cà phê Việt Nam vẫn chưa thực sự có chỗ đứng

Indonesia là quê hương của một số loại cà phê trứ danh Cà phê Sumatran béo ngậy, đen giòn và đâm đặc Cà phê Sulawesi(trước là Celebes), cân bằng hơn, độ chua dịu và nhẹ hơn Còn cà phê Java thì có hương của kem béo, cân bằng cả về vị và độ chua

Nói đến cà phê của Ấn Độ là người ta nhớ tới Moonsooned Malabar Nhưng gần đây, cũng có một số loại ngon không kém, đậm vị mà dịu chua, đến từ vùng núi cao phía Nam như Baba Budan, Nilgiis hay Sheyaroy

- Nhu cầu tiêu thụ và khả năng cung cấp cà phê của các nước trên thế giới:

Ngày đăng: 17/03/2015, 13:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Lê Anh Cường (2003), Tạo dựng và quản trị thương hiệu, danh tiếng và lợi nhuận, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo dựng và quản trị thương hiệu, danh tiếng và lợi nhuận
Tác giả: Lê Anh Cường
Nhà XB: Nxb Lao động-Xã hội
Năm: 2003
2- Trương Đình Chiến (2004), Quản trị kênh phân phối, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kênh phân phối
Tác giả: Trương Đình Chiến
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2004
3- Trần Văn Chánh (2004), Từ điển kinh tế, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển kinh tế
Tác giả: Trần Văn Chánh
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2004
4- Trần Xuân Kiên (1998), Chìa khoá để nâng cao năng lực tiếp thị và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chìa khoá để nâng cao năng lực tiếp thị và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam
Tác giả: Trần Xuân Kiên
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1998
5- Nguyễn Viết Lâm (2004), Giáo trình nghiên cứu Marketing, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nghiên cứu Marketing
Tác giả: Nguyễn Viết Lâm
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2004
6- Vũ Trọng Hùng (2009), Quản trị Marketing, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Marketing
Tác giả: Vũ Trọng Hùng
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2009
7- Micheal E. Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lợi thế cạnh tranh
Tác giả: Micheal E. Porter
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2009
8- Micheal E. Porter (2010), Chiến lược cạnh tranh, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh
Tác giả: Micheal E. Porter
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2010
9- Philip Kotler (2007), Marketing căn bản, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing căn bản
Tác giả: Philip Kotler
Nhà XB: Nxb Lao động - Xã hội
Năm: 2007
10- Thomas H. Davenport - Jeanne G.Harris (2010), Cạnh tranh bằng phân tích, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cạnh tranh bằng phân tích
Tác giả: Thomas H. Davenport - Jeanne G.Harris
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2010
11- Nguyễn Xuân Quang (2006), Giáo trình Marketing Thương mại, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing Thương mại
Tác giả: Nguyễn Xuân Quang
Nhà XB: Nxb Lao động - Xã hội
Năm: 2006
12- Vũ Phương Thảo (2005), Nguyên lý Marketing, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý Marketing
Tác giả: Vũ Phương Thảo
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2005
13- Nguyễn Phúc Hoàng(2010), Lợi thế cạnh tranh, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ạnh tranh
Tác giả: Nguyễn Phúc Hoàng
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2010
14- Nguyễn Phúc Hoàng(2010), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ạnh tranh quốc gia
Tác giả: Nguyễn Phúc Hoàng
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2010
15- Tạ Ngọc Ái (2009), Chiến lược cạnh tranh trong thời đại mới, Nxb Thanh Niên, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh trong thời đại mới
Tác giả: Tạ Ngọc Ái
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 2009
16- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2003) - Dự án VIE 01/025, Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Nhà XB: Nxb Giao thông vận tải
17- Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp nông thôn, Báo cáo thường niên ngành hàng cà phê Việt Nam năm 2008 và triển vọng 2009 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1  Bảng 1.1  Tình hình cung cầu cà phê trên thế giới  38 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới
1 Bảng 1.1 Tình hình cung cầu cà phê trên thế giới 38 (Trang 5)
1  Hình 1.1  Mối liên kết giũa các nhân tố quyết định lợi thế - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới
1 Hình 1.1 Mối liên kết giũa các nhân tố quyết định lợi thế (Trang 6)
Hình 1.1: Mối liên kết giữa các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới
Hình 1.1 Mối liên kết giữa các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh (Trang 22)
Hình 1.2: Các lực lƣợng điều khiển cuộc cạnh tranh ngành - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới
Hình 1.2 Các lực lƣợng điều khiển cuộc cạnh tranh ngành (Trang 26)
BẢNG 1.1:  TÌNH HÌNH CUNG CẦU CÀ PHÊ THẾ GIỚI - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới
BẢNG 1.1 TÌNH HÌNH CUNG CẦU CÀ PHÊ THẾ GIỚI (Trang 43)
BẢNG 1.2: SẢN LƯỢNG  CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới
BẢNG 1.2 SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI (Trang 45)
Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới
Bảng 2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam (Trang 47)
BẢNG  2.2: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM NĂM 2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới
2.2 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM NĂM 2009 (Trang 49)
BẢNG 2.3: PHÂN LOẠI CÀ PHấ THEO NHểM CHẤT LƯỢNG CỦA ICO - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới
BẢNG 2.3 PHÂN LOẠI CÀ PHấ THEO NHểM CHẤT LƯỢNG CỦA ICO (Trang 52)
Hình 2.1: Giá cà phê Robusta xuất khẩu của Việt Nam và giá tại  London(USD/tấn) - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới
Hình 2.1 Giá cà phê Robusta xuất khẩu của Việt Nam và giá tại London(USD/tấn) (Trang 58)
Bảng 2.4: Ước tính sản lượng và tiêu thụ cà phê tại Việt Nam - Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới
Bảng 2.4 Ước tính sản lượng và tiêu thụ cà phê tại Việt Nam (Trang 73)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w