Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới Phạm Thị Hồng Hạnh Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS.. Nghiên cứu và phân tích thực trạng năng lực cạnh tran
Trang 1Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt
Nam trên thị trường thế giới
Phạm Thị Hồng Hạnh
Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05 Người hướng dẫn: PGS.TS Phùng Xuân Nhạ
Năm bảo vệ: 2010
Abstract Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của năng lực cạnh tranh cà phê
của Việt Nam trên thị trường thế giới Nghiên cứu và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thế giới Đưa ra một số giải pháp có giá trị thực tiễn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế
giới
Keywords Quản trị kinh doanh; Năng lực cạnh tranh; Xuất khẩu cà phê; Việt Nam
Content
1 Tính cấp thiết của đề tài
- Việt Nam là một nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cây cà phê
và ngành cà phê đã thực sự trở thành một trong những ngành sản xuất mũi nhọn trong nền
kinh tế nước ta
- Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với: thu ngoại tệ; tạo việc làm
- Vấn đề đang đặt ra: sản phẩm khó tiêu thụ; giá cả thấp và thất thường dẫn đến nhiều trang trại đang chặt phá cây cà phê để chuyển sang các cây trồng khác Một trong những nguyên nhân quan trọng của các vấn đề này là năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam còn thấp Đây là vấn đề cần phải giải quyết Đề tài sẽ góp phần tìm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới
2 Tình hình nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài: Các luận văn, luận án, báo cáo về năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam; Đề án "Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng 2020" do Cục chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối chủ trì soạn thảo
- Tiếp tục nghiên cứu, tìm ra các biện pháp giải quyết một cách đồng bộ nhằm phát triển sản xuất cà phê, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và tăng năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới và khu vực là rất cần thiết và cấp bách
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Làm rõ năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm này
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trang 2+ Hệ thống lại một số vấn đề lý luận về cạnh tranh, sức cạnh tranh của hàng hoá, các nhân
tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của cà phê trên thị trường thế giới;
+ Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới trong thời gian qua
+ Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao sức cạnh tranh cà phê trên thị trường thế giới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới
- Phạm vi nghiên cứu: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào các thị trường chủ lực trên thế giới trong giai đoạn 2001 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp cơ bản thường được được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp phân tích cạnh tranh hiện đại như SWOT, GAP, VC
6 Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Phân tích có tính hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của năng lực cạnh tranh cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới
- Làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thế giới
- Đưa ra được một số giải pháp có giá trị thực tiễn nhằm nâng cao năng lực cạnh trang của
cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới
7 Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phân tích năng lực cạnh tranh cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới
References
1- Lê Anh Cường (2003), Tạo dựng và quản trị thương hiệu, danh tiếng và lợi nhuận, Nxb
Lao động-Xã hội, Hà Nội
2- Trương Đình Chiến (2004), Quản trị kênh phân phối, Nxb Thống kê, Hà Nội
3- Trần Văn Chánh (2004), Từ điển kinh tế, Nxb Thống kê, Hà Nội
4- Trần Xuân Kiên (1998), Chìa khoá để nâng cao năng lực tiếp thị và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội
5- Nguyễn Viết Lâm (2004), Giáo trình nghiên cứu Marketing, Nxb Thống kê, Hà Nội
6- Vũ Trọng Hùng (2009), Quản trị Marketing, Nxb Thống kê, Hà Nội
7- Micheal E Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh
8- Micheal E Porter (2010), Chiến lược cạnh tranh, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh
9- Philip Kotler (2007), Marketing căn bản, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội
10- Thomas H Davenport - Jeanne G.Harris (2010), Cạnh tranh bằng phân tích, Nxb Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
11- Nguyễn Xuân Quang (2006), Giáo trình Marketing Thương mại, Nxb Lao động - Xã hội,
Hà Nội
12- Vũ Phương Thảo (2005), Nguyên lý Marketing, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
13- Nguyễn Phúc Hoàng(2010), Lợi thế cạnh tranh, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh
14- Nguyễn Phúc Hoàng(2010), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh
Trang 315- Tạ Ngọc Ái (2009), Chiến lược cạnh tranh trong thời đại mới, Nxb Thanh Niên, TP Hồ
Chí Minh
16- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2003) - Dự án VIE 01/025, Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội
17- Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp nông thôn, Báo cáo thường niên ngành hàng cà phê Việt Nam năm 2008 và triển vọng 2009