ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM PHẠM THỊ LOAN NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON THÀNH THỊ HẢI PHÒNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM
PHẠM THỊ LOAN
NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON THÀNH THỊ HẢI PHÒNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2004
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM
PHẠM THỊ LOAN
NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON THÀNH THỊ HẢI PHÒNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS NGUYỄN THỊ MỸ LỘC
HÀ NỘI - 2004
Trang 31
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 2 năm học tập tại khoa Sư phạm - Đại học quốc gia Hà Nội
em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự chỉ bảo cặn kẽ của các thầy giáo, các
cô giáo khoa Sư phạm Những gì các thầy, các cô đã truyền thụ trong quá trình theo học lớp cao học quản lý giáo dục khoá 2 là cơ sở để em hoàn thành tốt nhiệm vụ của một cán bộ giáo dục và định hướng cho em trong bước đường tiếp theo Em xin được cảm ơn các thầy, các cô khoa Sư phạm cùng các thầy, các cô đã tham gia giảng dạy cho lớp cao học quản lý giáo dục khoá
2 Em cũng xin được cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Hội đồng khoa học chuyên ngành quản lý giáo dục Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS-TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, người đã hết lòng nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành luận văn này
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Hải Phòng, Ban giám đốc Trung tâm đào tạo- bồi dưỡng cán bộ, thuộc trường Đại học Hải Phòng đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khoá học này
Xin cảm ơn Ban giám đốc Sở GD và ĐT Hải Phòng, các cán bộ quản lý ngành học mầm non thành phố đã cung cấp tư liệu cho tôi hoàn thành bản luận văn của mình
Trang 4
2
KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
GD và ĐT Giáo dục và đào tạo
Trang 53
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài 9
1.1.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý giáo dục mầm non 10 1.1.2 Quản lý nhà trường, quản lý trường mầm non 10
1.1.4 Chuẩn và chuẩn quốc gia của trường mầm non 13 1.2 Nghiên cứu các tiêu chuẩn của trường mầm non thành thị đạt chuẩn quốc gia (theo QĐ 45/2001 ngày 26/12/2001 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT) 14
Chương 2: Thực trạng của việc xây dựng trường mầm non thành
2.1 Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội Thành phố Hải Phòng 20 2.2 Tình hình phát triển giáo dục mầm non và định hướng của Thành phố
về xây dựng trường mầm non thành thị đạt chuẩn quốc gia 21 2.3 Mức độ đạt chuẩn quốc gia của các trường mầm non thành thị Hải Phòng 26 2.4 Tính khả thi của các chuẩn tại Hải Phòng 61
Chương 3: Những biện pháp quản lý nhằm xây dựng trường mầm non
thành thị Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay 63
3.1 Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây
3.2 Phối kết hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục và các ngành hữu quan ở
Hải Phòng và có sự chỉ đạo thống nhất từ Thành phố đến các quận, phường 66 3.3 Lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện xây dựng trường mầm non thành thị
Trang 64
3.4 Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên 68 3.5 Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị 71 3.6 Các biện pháp đảm bảo tỷ lệ chuyên cần của trẻ, hạ tỉ lệ trẻ bị SDD,
đảm bảo an toàn, đạt chuẩn về chất lượng giáo dục 75
Trang 7tư Ban chấp hành Trung ương khoá VII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW khoá VIII, kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW khoá IX Đối với thành phố Hải Phòng, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII đã có nghị quyết chuyên đề về giáo dục và đào tạo
Thực hiện Nghị quyết của đại hội Đảng toàn quốc và đại hội Đảng bộ thành phố, Sở GD và ĐT Hải Phòng đã đề ra 14 chương trình phát triển giáo dục - đào tạo, trong đó có chương trình kiên cố hoá trường học, hiện đại hoá thiết bị dạy học, xây dựng trường chuẩn Quốc gia, Quốc tế
Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo Hải Phòng dã có bước phát triển mạnh mẽ, tích cực về quy mô và chất lượng các ngành học, cấp học, bậc học Thành phố và các địa phương rất chú trọng và có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất
kỹ thuật cho các trường học, tạo ra sự chuyển biến đáng kể Tính đến hết năm học
2003 – 2004, Hải Phòng có 6 trường mầm non thành thị đạt chuẩn quốc gia
Thực tế đã chỉ ra rằng giáo dục mầm non là giai đoạn đầu của quá trình giáo dục hình thành nhân cách con người Sáu năm đầu của cuộc sống có ý nghĩa rất quan trọng tới sự phát triển sau này của con người Những nghiên cứu gần đây về sinh học phát triển của trẻ từ 0 – 6 tuổi càng khẳng định vị trí, vai trò của giáo dục mầm non là hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực con người Vì vậy “ Đầu tư vào lĩnh vực sức khoẻ, dinh dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ chính là đầu tư lâu dài và ngay từ đầu cho sự phát
Trang 86
triển kinh tế – xã hội tương lai [44, tr.13]
Các nhà lãnh đạo thành phố, lãnh đạo ngành, cán bộ giáo viên mầm non cũng nhận thấy việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là một trong những điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ Song việc xây dựng các trường mầm non thành thị Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia hiện nay gặp phải mâu thuẫn rất lớn Đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và điều kiện thực tế để đạt được điều đó Ở khu vực nội thành, do quá trình đô thị hoá nhanh, mật độ dân cư cao, diện tích đất làm trường học không đủ, vì vậy quy mô lớp học trong mỗi trường thuờng qúa lớn.Tổng số các trường mầm non thành thị Hải Phòng hiện nay là 64 trường và tính đến hết năm học 2003 – 2004 mới có 6 trường đạt chuẩn quốc gia Để đạt được mục tiêu như đề án “ Kiên cố hoá trường học, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2003-2010” đã đề ra là: “Từ nay đến năm 2010 hầu hết các trường mầm non
ở Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia” [38, tr.3], thì ngành học mầm non Hải Phòng phải phấn đấu xây dựng gần 60 trường mầm non thành thị đạt chuẩn quốc gia , đây là một thách thức khhông nhỏ Vậy phải có những biện pháp nào để đạt được mục tiêu đó? Trong phạm vi của mình, đề tài muốn tập trung nghiên cứu lý luận
và tìm hiểu thực trạng vấn đề xây dựng trường mầm non thành thị đạt chuẩn quốc gia , tìm ra những biện pháp quản lý giúp các trường mầm non thành thị Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài hướng vào việc nghiên cứu tìm ra được một hệ thống biện pháp quản lý nhằm giúp các trường mầm non thành thị Hải Phòng có thể đạt chuẩn quốc gia, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục mầm non thành phố Hải Phòng
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Nghiên cứu vấn đề lý luận liên quan đến đề tài : Quản lý giáo dục, quản
lý giáo dục mầm non, quản lý nhà trường, quản lý trường mầm non, chuẩn
Trang 97
quốc gia của trường mầm non
3.2 Tìm hiểu thực trạng của việc xây dựng các trường mầm non thành thị Hải
Phòng đạt chuẩn quốc gia
3.3 Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm xây dựng các trường mầm non thành
thị Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay
4 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1 Khách thể nghiên cứu : Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thông qua
trường hợp các trường mầm non thành thị Hải Phòng
4.2 Đối tượng nghiên cứu : Các biện pháp quản lý nhằm xây dựng trường
mầm non thành thị Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia
5 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU : Phải xây dựng và triển khai đồng bộ những biện pháp quản lý hữu hiệu mới có thể xây dựng các trường mầm non thành thị Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chủ yếu sử dụng 2 nhóm phương pháp sau:
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận : Sưu tầm, đọc và phân tích các
văn bản, tài liệu liên quan đến đề tài
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
- Điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với các đối tượng có liên quan
- Khảo sát thực tế, tổng kết kinh nghiệm
7 Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.
7.1 Về mặt lý luận: Đề tài có những đóng góp cho việc hoàn thiện chuẩn
quóc gia của trường mầm non trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo
7.2 Về mặt thực tiễn : Đề tài đề xuất những biện pháp quản lý nhằm giúp các
Trang 108
trường mầm non thành thị Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay
8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Mở đầu
Nội dung có 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Thực trạng của việc xây dựng trường mầm non thành thị Hải
Phòng đạt chuẩn quốc gia
Chương 3: Những biện pháp quản lý nhằm xây dựng trường mầm non thành
thị Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay
Kết luận, khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 119
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dành muôn vàn tình thương yêu cho các cháu nhi đồng Bác căn dặn “Dạy trẻ cũng như trồng cây non Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt” [22, tr 96] Người rất quan tâm đến việc xây dựng một hệ thống giáo dục mầm non Năm 1924 người đã viết trên báo
“Người cùng khổ ” về sự cần thiết phải thiết lập một hệ thống trường mẫu giáo và vỡ lòng, nhà giữ trẻ, vườn trẻ, nhà nuôi trẻ v.v nhằm mục đích cải thiện việc giáo dục xã hội, giải phóng phụ nữ
Trong 50 năm hình thành và phát triển, ngành học mầm non đã có một hệ thống quản lý chỉ đạo thống nhất từ Trung ương tới cơ sở, đã có một mạng lưới trường lớp ở khắp các vùng miền trong cả nước Theo định hướng phát triển giáo dục mầm non trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
mà Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã chỉ ra, mục tiêu của giáo dục mầm non từ nay đến 2020 được xác định là: “Nhanh chóng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 – 5 tuổi trên cơ sở xây dựng một đội ngũ cán bộ giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề và một hệ thống trường lớp, trang thiết bị được cải thiện đồng bộ, hoàn chỉnh đối với công lập và ngoài công lập, tiến hành phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thể lực, tình cảm, trí tuệ cho trẻ, đặt nền móng hình thành nhân cách trẻ và làm cơ sở vững chắc cho tiến trình giáo dục trẻ của các bậc học kế tiếp, đạt được định hướng về phát triển giáo dục mầm non cho các thập kỷ đầu của thế kỷ 21” [50, tr.27 ]
Để đạt được mục tiêu chiến lược ấy, việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia được xác định là một giải pháp quan trọng, toàn diện nhằm
Trang 1210
nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ Sau hơn 2 năm thực hiện quyết định của Bộ giáo dục và đào tạo về việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, cả nước đã có hơn 300 trường mầm non được công nhận đạt chuẩn quốc gia Việc đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
đã thu hút được sự đầu tư của lãnh đạo tỉnh, thành phố, các sở, các lực lượng
xã hội, tạo ra sự thi đua tích cực giữa các tỉnh, các đơn vị
1.1 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý giáo dục mầm non
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý, song theo định nghĩa kinh điển nhất: Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức
Ngày nay khái niệm quản lý được định nghĩa rõ hơn: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng)
kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra
Như vậy, có thể hiểu được rằng, dù trong bất kỳ một tổ chức nào với mục đích gì, cơ cấu và qui mô ra sao, đều cần phải có sự quản lý và người quản lý để tổ chức hoạt động nhằm đạt được mục đích của tổ chức
Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội Đó là “hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý (nhóm các nhà sư phạm tiên phong) nhằm tổ chức, điều khiển và quản lý hoạt động giáo dục của những người làm công tác giáo dục (khách thể quản lý) thực hiện mục tiêu kế hoạch giáo dục đã đề ra” [48, tr.9]
Quản lý giáo dục mầm non là một bộ phận của quản lý giáo dục
1.1.2 Quản lý nhà trường, quản lý trường mầm non
Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo qui hoạch, kế hoạch của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục Nhà
Trang 1311
trường là một tổ chức gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần thực hiện những nhiệm vụ nhất định trên cơ sở phân công và sự phối hợp Kết quả hoạt động của nhà trường là kết quả lao động của cả một tập thể cán bộ giáo viên trong trường phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường Bảo đảm được
sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng trong các thành phần đó mới bảo đảm được hiệu quả của hoạt động giáo dục Hơn nữa, hoạt động giáo dục rất phức tạp Vì vậy, công tác quản lý nhà trường là vô cùng quan trọng Có thể nói, quản lý nhà trường là tổ chức các hoạt động của mọi người trong nhà trường làm sao đạt được mục tiêu đã định [4, tr.4] Nét tiêu biểu của quản lý nhà trường trong chế độ xã hội mới là sự tham gia ngày càng đông đảo của người lao động vào quản lý nhà trường Trong quản lý nhà trường, việc quản lý những con người là vấn đề trung tâm Quản lý nhà trường phải nhằm vào 3 mục đích chính sau đây:
- Bảo đảm cho nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường theo quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện đầy đủ các kế hoạch giáo dục, chương trình và phương pháp giáo dục
- Bảo đảm được việc động viên các lực lượng giáo dục trong nhà trường
và ngoài nhà trường (trước hết là đội ngũ giáo viên, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường) làm việc tích cực, sáng tạo, phối hợp đồng bộ để thực hiện đường lối, kế hoạch, nội dung và phương pháp giáo dục của Đảng, đồng thời phát huy được tính tích cực, tự giác của đối tượng giáo dục là học sinh, bảo đảm tốt sự phối hợp của cha mẹ học sinh
- Tạo nên và bảo đảm sự cân đối giữa nhiệm vụ giáo dục và các điều kiện vật chất cho việc thực hiện
Quản lý trường mầm non là “tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý (hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ, giáo viên nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường trên cơ sở tận dụng các tiềm lực vật chất, tinh thần của xã hội, nhà trường và gia đình trẻ” [48, tr 15]
Trang 1412
Trường mầm non là đơn vị cơ sở của ngành giáo dục mầm non, là đơn vị quan trọng nhất trong công tác quản lý giáo dục mầm non Chất lượng giáo dục của nhà trường phản ánh hiệu quả công tác chỉ dạo, quản lý của ngành Trường mầm non của nước ta có 3 tính chất sau [4, tr.30]:
- Chăm sóc, bảo vệ, giáo dục toàn diện, chăm lo đến sự hình thành và phát triển tổng thể của trẻ
- Tính chất giáo dục gia đình và liên kết chặt chẽ với giáo dục trẻ ở gia đình
- Tính chất tự nguyện
Trường mầm non có các nhiệm vụ như sau:
- Tiếp nhận và quản lý trẻ em trong độ tuổi
- Tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình chăm sóc giáo dục mầm non do Bộ GD và ĐT ban hành
- Quản lý giáo viên, nhân viên và trẻ em
- Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo qui định của pháp luật
- Chủ động kết hợp với các bậc cha mẹ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; kết hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khoa học nuôi dạy trẻ em cho gia đình và cộng đồng
- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên và trẻ em của trường tham gia các hoạt động xã hội trong phạm vi cộng đồng
- Giúp đõ các cơ sở giáo dục mầm non khác trong địa bàn
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo qui định của pháp luật
Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:
- Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi
- Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi
- Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và trường mẫu giáo,
Trang 1513
nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi
Trường mầm non, trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục và đều chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý giáo dục theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ
1.1.3 Biện pháp quản lý:
Biện pháp quản lý là cách thức chủ thể quản lý tác động một cách có ý thức vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức
Biện pháp quản lý nhằm xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
là cách thức kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc xây dựng các trường mầm non theo chuẩn quốc gia
1.1.4 Khái niệm chuẩn và chuẩn quốc gia của trường mầm non
Chuẩn là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm cho đúng [49, tr.181]
Chuẩn quốc gia của trường mầm non là chuẩn do nhà nước quy định bằng pháp luật mà trường mầm non lấy đó làm căn cứ để xây dựng nhà trường
Sau hơn 50 năm hình thành và phát triển ngành học mầm non nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đã có một hệ thống các trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ rộng khắp cả nước, từ thành thị đến các vùng sâu, vùng xa
Số trẻ được chăm sóc giáo dục tại các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo dưới mọi hình thức đã đạt 27% vào năm 2000
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống dưới 30% vào năm 2000
Hầu hết các cơ sở có công trình vệ sinh đúng tiêu chuẩn, trẻ em được dùng nước sạch Ngành giáo dục mầm non luôn chú ý nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo cho mọi trẻ em trong các loại hình giáo dục mầm non được hưởng chương trình chăm sóc- giáo dục được đổi mới cả nội
Trang 1614
dung và phương pháp, cung cấp cho trẻ một nền móng phát triển về thể lực, nhân cách và trí tuệ
Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, giáo dục mầm non bị tan vỡ
ở nhiều nơi Để ổn định và duy trì ngành học, Bộ GD và ĐT đã đổi mới cách chỉ đạo quản lý là đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục mầm non, đa dạng hoá các loại hình trường lớp Bộ đã huy động nhiều nguồn lực để chỉ đạo xây dựng nhiều loại chương trình, đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên, đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ Đồng thời, Bộ tập trung chỉ đạo xây dựng hệ thống trường trọng điểm chất lượng cao, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục các bậc cha mẹ và trong cả cộng đồng Nhờ vậy, chất lượng giáo dục mầm non đã có chuyển biến đáng khích lệ
Những năm gần đây Đảng và nhà nước đã quan tâm nhiều tới sự nghiệp giáo dục đào tạo, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu Luật giáo dục ra đời năm 1998 đã khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và nhà nước ta về phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo thực hiện nhiều chương trình phát triển giáo dục - đào tạo, trong đó có giáo dục mầm non
1.2 Nghiên cứu các tiêu chuẩn của trường mầm non thành thị đạt chuẩn quốc gia (theo QĐ 45/2001 ngày 26/12/2001 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT)
Ngày 26/12/2001 Bộ trưởng Bộ giáo dục - đào tạo đã ký quyết định số 45/2001/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia từ năm 2002 đến năm 2005 Theo quyết định này trường mầm non đạt chuẩn quốc gia phải có đủ năm tiêu chuẩn Do có sự khác nhau
về sự phát triển giáo dục mầm non giữa các khu vực nông thôn và thành thị nên 5 tiêu chuẩn của trường mầm non ở hai khu vực có khác nhau Trong phạm vi đề tài của mình, chúng tôi tập trung nghiên cứu 5 tiêu chuẩn của trường mầm non thành thị đạt chuẩn quốc gia Năm tiêu chuẩn này đề cập
Trang 1715
một cách toàn diện, từ đội ngũ cán bộ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất, công tác tổ chức quản lý, chất lượng chăm sóc - giáo dục cho đến công tác tham mưu xã hội hoá sự nghiệp giáo dục mầm non Trường mầm non được xây dựng theo CQG và đạt CQG là sự thể hiện một trình độ phát triển mới của nhà trường, cao hơn và rõ hơn cả tiêu chuẩn mô hình trường trọng điểm bậc học MN đã được Bộ GD và ĐT ban hành kèm theo quyết định số 1363/GD và ĐT ngày 31 - 5 - 1994 Giải pháp xây dựng trường mầm non theo CQG là giải pháp có tính chiến lược nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non: “Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một” [33, tr.15] Ở mỗi giai đoạn phát triển của giáo dục mầm non, nhà trường có tiêu chuẩn tương ứng, giai đoạn phát triển kế tiếp sau có tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn của giai đoạn trước đó Dưới đây, chúng tôi nghiên cứu các tiêu chuẩn của trường mầm non thành thị đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2002 - 2005
Tiêu chuẩn 1: Công tác tổ chức quản lý nhà trường
Trong tiêu chuẩn này có 3 tiêu chí là :
+ Tổ chức quản lý: Tiêu chí này rất quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của một nhà trường Nội dung của tiêu chí đề cập đến nội dung và nguyên tắc quản lý nhà nước đối với trường MN Lần đầu tiên, tiêu chí quản
lý trường MN được đưa ra một cách đầy đủ để đánh giá hoạt động của trường
MN Trong giai đoạn hiện nay, việc đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước đối với trường MN là rất cần thiết và mang tính cấp bách Tuy nhiên, để mang tính khách quan và khoa học thì tiêu chí không thể chỉ mang tính định tính mà còn phải được lượng hoá để có thể cân, đong, đo, đếm được Nhìn vào tiêu chí
tổ chức quản lý đã được trình bày chúng tôi thấy rất khó đánh giá hiệu quả công tác tổ chức quản lý của một trường MN Hơn nữa, ở đây chưa thể hiện
rõ yêu cầu của công tác tổ chức quản lý ở trường đạt CQG với tổ chức quản lý ở
Trang 1816
trường MN khác ở chỗ nào Vì vậy, để dễ dàng phấn đấu xây dựng và dễ dàng đánh giá trường MN đạt CQG, tiêu chí này cần được cụ thể hoá bằng các chỉ số + Hoạt động của các tổ chức đoàn thể
Tiêu chí này khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của Chi bộ Đảng và sự phối hợp hoạt động của tổ chức công đoàn, đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hội cha
mẹ học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường Song, tiêu chí này cũng chưa được cụ thể hoá nên khó đánh giá, và chưa mang tính đặc trưng cho trường MN đạt CQG so với các trường mầm non khác Ở giai đoạn tiếp theo, hoạt động của các đoàn thể trong trường MN sẽ được đánh giá như thế nào?
+ Quản lý chăm sóc giáo dục trẻ.:
Trong tiêu chí này có một điểm mới so với tiêu chuẩn của trường MN trọng điểm ở chỗ là trường MN đạt CQG phải thu nhận 100% số trẻ 5 tuổi trong địa bàn trường đóng Điều này đã cụ thể hoá quan điểm về phát triển giáo dục MN là “ Phát triển giáo dục mầm non là nền tảng cho chiến lược phổ cập tiểu học của đất nước” [50, tr 26]
Nội dung còn lại của tiêu chí này tương tự như đối với trường MN trọng điểm Có một số nội dung khó đánh giá Ví dụ: Thế nào là trường mầm non thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, thường xuyên cải tiến chất lượng bữa ăn hàng ngày cho trẻ? Hay như yêu cầu giáo viên phải có sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, đồ chơi như thế nào là đạt yêu cầu, kẻo lại rơi vào việc làm hình thức Tức là những nội dung này phải được cụ thể hoá
Tiêu chuẩn 2 Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Đối với cán bộ quản lý, tiêu chuẩn đưa ra là phù hợp với yêu cầu thực tế đổi mới công tác quản lý giáo dục và mang tính phát triển Người cán bộ quản
lý phải đạt được trình độ đào tạo đại học chuyên ngành mầm non, có như vậy mới am hiểu sâu lĩnh vực đang quản lý và có khả năng tổ chức tốt các hoạt
Trang 1917
động trong trường MN Bên cạnh việc đạt được trình độ đại học mầm non, người hiệu trưởng cần có kiến thức và kỹ năng quản lý trường mầm non Điều này hết sức quan rrọng và cần thiết trong quá trình đổi mới giáo dục ở nước
ta, bởi vì như Đảng và Nhà nước ta đã nhận định một trong những nguyên nhân của những tồn tại trong GD và ĐT là yêú kém trong quản lý nhà nước
về GD và ĐT Thực tế, có Hiệu trưởng giỏi chuyên môn , nhưng lại yếu về kiến thức kỹ năng quản lý trường MN và vì vậy hiệu quả công tác quản lý nhà trường bị hạn chế và nhiều khi còn có sai lầm đáng tiếc
Tất cả kiến thức về chuyên ngành giáo dục mầm non, về quản lý nhà nước đối với trường MN phải được thể hiện trong công việc hàng ngày Vì vậy, đánh giá một cán bộ quản lý nhà trường, không chỉ căn cứ vào bằng cấp,
mà quan trọng hơn là đánh giá hiệu quả quản lý của họ
Tiêu chuẩn đối với giáo viên và nhân viên được cụ thể và nâng cao hơn, mang tính định hướng cho những năm tiếp theo Song, theo chúng tôi, yêu cầu có 50% giáo viên có trình độ từ cao đẳng trở lên là cao ở giai đoạn 2002 -
2005, bởi trình độ đào tạo ban đầu của giáo viên mầm non thấp, nhất là với đội ngũ giáo viên nhà trẻ Trong mấy năm gần đây, ngành giáo dục mầm non
đã rất cố gắng để chuẩn hoá trung học sư phạm mầm non cho đội ngũ giáo viên Tuy nhiên,việc nâng chuẩn lên cao đẳng sư phạm mầm non phải có thời gian để giáo viên thay nhau đi học mà vẫn đảm bảo hoạt động của nhà trường Trong tiêu chuẩn này có đưa ra yêu cầu về số lượng giáo viên giỏi cấp thành phố, số lượng lao động giỏi nhằm khẳng định yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đối với trường chuẩn quốc gia vì giáo viên là yếu tố quyết định để thực hiện thắng lợi mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
Tiêu chuẩn 3: Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
Ở đây đã đưa ra 4 tiêu chí để đánh giá chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
Trang 2018
của nhà trường đạt CQG Đó là tiêu chí về tỷ lệ chuyên cần của trẻ, tỉ lệ trẻ có kênh sức khoẻ loại A, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ Các tiêu chí này là cần thiết, rõ ràng, cơ bản và dễ đánh giá Ở từng tiêu chí, chúng tôi có ý kiến như sau:
+ Tỷ lệ chuyên cần của trẻ là 95% (bao gồm cả trẻ nhà trẻ và mẫu giáo) là cao, khó đạt được Qua nghiên cứu thực tế ở các trường MN thành thị Hải Phòng cho thấy ở các trường có tỷ lệ chuyên cần cao thì tỷ lệ này cao nhất cũng chỉ đạt khoảng 90% đối với trẻ nhà trẻ và 95 % đối với trẻ mẫu giáo Vì vậy, theo chúng tôi, tỷ lệ chuyên cần của trẻ nên hạ thấp hơn 95% để phù hợp với thực tế
+ Tỷ lệ trẻ kênh A là 98% trong giai đoạn 2002 – 2005 vẫn là cao Chúng tôi hiểu rằng chỉ tiêu đưa ra vừa mang tính khẳng định thực trạng, vừa mang tính định hướng cho sự phát triển, song tiêu chí đó cũng phải phù hợp Việc đưa ra tiêu chí không có kênh C là cần thiết và phù hợp để đánh giá chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường
+ Đối với chất lượng giáo dục, tiêu chí đưa ra là 98% trẻ đạt yêu cầu theo quyết định 55/QĐ ngày 3/2/1990 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT có thể thực hiện được Tuy nhiên, trên thực tế khi đánh giá chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi
và một số lớp 3 - 4 tuổi thực hiện thí điểm đổi mới thì việc đánh giá không dựa trên quyết định 55 Vì vậy, thực tế chưa có sự thống nhất khi đánh giá chất lượng giáo dục
+ 100% trẻ phải được đảm bảo an toàn Điều này là hoàn toàn cần thiết
Tiêu chuẩn 4 Tổ chức trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị
Tiêu chuẩn này được trình bày rõ ràng, cụ thể, định hướng mô hình trường MN hiện đại Việc chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị cho trường MN là để tạo ra những điều kiện tốt nhất cho chăm sóc giáo dục trẻ Song đối với các trường MN thành thị hiện nay, vấn đề diện tích đất đạt
Trang 2119
chuẩn là vô cùng khó Các trường MN thành thị luôn phải chịu áp lực về sự quá tải số lượng trẻ Nhiều trường cố gắng đạt các tiêu chuẩn khác, đã đầu tư trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo yêu cầu trường chuẩn, chỉ riêng tiêu chuẩn diện tích là không đạt, mặc dù đã tăng diện tích sử dụng bằng cách nâng tầng Vì vậy, có trường chất lượng chăm sóc giáo dục tốt, đội ngũ tốt, được phụ huynh tín nhiệm, nhưng chỉ vì thiếu diện tích đất nên vẫn không đạt trường CQG Nhiều cán bộ quản lý lo lắng là trong khi chưa thể mở rộng diện tích đất thì họ nâng tầng để tăng diện tích sử dụng, nhưng không biết như vậy
có được công nhận khi áp với tiêu chí trường CQG hay không
Trong số các trường MN thành thị hiện nay rất nhiều trường chưa có đủ phòng chức năng như yêu cầu chuẩn Chỉ có những trường xây mới ở nơi có
đủ diện tích đất mới có khả năng xây đủ các phòng chức năng Vì vậy Bộ GD
& ĐT có thể nghiên cứu thêm về tiêu chí này để đưa ra tiêu chí phù hợp hơn với các trường MN thành thị Ví dụ, có thể kết hợp phòng truyền thống, phòng hội trường, văn phòng nhà trường là một
Số trường mầm non thành thị có phòng ngủ riêng cho trẻ rất ít Hầu hết các trường cho trẻ ngủ tại phòng hoạt động chung
Tiêu chuẩn 5 Thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục mầm non
Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn của trường MN trọng điểm, có bổ sung thêm yêu cầu các tổ chức xã hội, cá nhân, gia đình đóng góp xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị chăm sóc giáo dục trẻ
Tuy nhiên, tiêu chuẩn này chưa được cụ thể hoá nên rất khó đánh giá một trường MN làm tốt công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục mầm non với trường chưa làm tốt công tác này
Tóm lại, theo chúng tôi, các tiêu chuẩn của trường MN đạt CQG đã được đề cập một cách toàn diện, đầy đủ Có một vài tiêu chí chưa phù hợp, cần được nghiên cứu để tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mang tính khả thi
Trang 2220
cao Cần khẳng định rằng, chủ trương xây dựng trường MN đạt CQG là một chủ trương đúng đắn, nhằm từng bước xây dựng nhà trường theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, đồng thời đưa hoạt động chăm sóc giáo dục vào kỷ cương nền nếp
để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non Việc xây dựng trường CQG nhằm đảm bảo cho trẻ được chăm sóc giáo dục một cách toàn diện, được phát triển tốt nhất về thể lực và trí tuệ, làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sau này Xây dựng trường chuẩn quốc gia là huy động được nguồn lực địa phương, là dịp toàn dân chăm lo đến sự nghiệp giáo dục đào tạo, chăm lo đến chất lượng cuộc sống của trẻ em Nhân dân yên tâm phấn khởi khi con em họ được chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục tại trường đạt chuẩn quốc gia Từ đó tạo được mối quan hệ tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH THỊ HẢI PHÒNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
Trên cơ sở nghiên cứu các chuẩn quốc gia trường mầm non thành thị, chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng triển khai việc xây dựng các trường mầm non thành thị ở Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia Bằng phương pháp điều tra theo phiếu đối với hiệu trưởng các trường mầm non, phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo và chuyên viên ngành học mầm non thành phố, các quận Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An, đồng thời nghiên cứu các văn bản, tài liệu báo cáo tổng kết giáo dục mầm non của thành phố và các quận, chúng tôi thống kê và trình bày số liệu theo các mục sau đây
2.1 Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam (sau thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội) có tổng diện tích đất tự nhiên là: 1507,6km2
bao gồm cả hai huyện đảo (Cát Hải và Bạch Long Vỹ) Hải Phòng là trung tâm giao thông vận tải của toàn bộ khu vực phía Bắc Việt Nam, nối các tỉnh phía
Trang 2321
Bắc với thị trường thế giới qua hệ thống cảng biển
Hải Phòng là một thành phố công nghiệp, có diện tích đất nông nghiệp không lớn, song có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp
Bên cạnh tiềm năng du lịch, tài nguyên biển của Hải Phòng là một thế mạnh phát triển ngư nghiệp Những đặc điểm kinh tế, vị trí địa lý của Hải Phòng như đã nêu ở trên có tác động mạnh đến công tác quy hoạch đào tạo nguốn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong thời gian tới
Hải Phòng là một vùng đất ven biển, cư dân từ khắp nơi đến hội tụ sinh sống lâu đời trên một vùng đất chua mặn, luôn luôn phải đối phó với biển khơi
và bão tố để tồn tại và phát triển nên trước hết cư dân Hải Phòng là những người lao động cần cù dũng cảm, không chịu khuất phục trước thiên tai địch hoạ
Mặt khác, những con người của nhiều địa phương phiêu dạt đến đây và trụ lại được ở mảnh đất này phải là những con người kiên nghị, năng động, thông minh và sáng tạo
Hải Phòng cũng là đất học, quê hương của ba trạng nguyên học giỏi, đỗ đạt cao như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Ích Mộc, Trần Tất Văn Tính cách của con người Hải Phòng và truyền thống văn hoá lâu đời giúp học sinh sớm tiếp thu được tinh hoa của thời đại trước những biến thiên của lịch sử, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của thành phố qua các thòi kỳ Về chỉ
số phát triển giáo dục Hải Phòng chỉ đứng sau Hà Nội và Đà Nẵng
Dân cư Hải Phòng phân bố không đều Mật độ dân cư ở khu vực nội thành cao gấp 16 – 17 lần so với khu vực nông thôn Quá trình đô thị hoá ở Hải Phòng diễn ra với tốc độ cao do phát triển kinh tế, mở rộng các khu công nghiệp tập trung Như vậy dân số đô thị sẽ tăng lên Ngoài 4 quận cũ, Hải Phòng mới hình thành thêm quận Hải An Việc phân bố dân cư không đều
Trang 2422
giữa các khu vực đã ảnh hưởng tới vấn đề phát triển giáo dục cũng như quy
mô về mạng lưới trường lớp Đặc biệt là ở khu vực nội thành vấn đề phát triển trường lớp và mở rộng quy mô rất khó khăn
2.2 Tình hình phát triển giáo dục mầm non và định hướng của thành phố về xây dựng trường mầm non thành thị đạt chuẩn quốc gia
Quy mô giáo dục mầm non Hải Phòng có xu hướng phát triển, nhất là trẻ trong độ tuổi mẫu giáo Theo báo cáo tổng kết năm học 2003-2004 của Sở
GD và ĐT Hải Phòng, số lượng trẻ huy động ra lớp mẫu giáo là 50970 cháu, đạt tỉ lệ 75,87% Số trẻ lứa tuổi nhà trẻ được huy động ra lớp là 17800 cháu (Bao gồm các loại hình GDMN), đạt tỉ lệ 29,15% Số trẻ mẫu giáo 5 tuổi đi học là 23625 cháu,đạt 99,37% Hầu hết các lớp mẫu giáo trong các trường mầm non thành thị Hải Phòng đều quá tải so với quy định trong Điều lệ trường mầm non Có thể nhận thấy rằng tỉ lệ trẻ huy động ra lớp tăng do nhận thức và nhu cầu gửi trẻ ngày càng tăng Mặt khác, do cuối năm 2002- 2003 số trẻ 3-4 tuổi cũng được chú trọng huy động Bên cạnh đó, ngành học đã có nhiều biện pháp tích cực, phối kết hợp cùng các ban ngành, các lực lượng xã hội điều tra dân số trong độ tuổi và tuyên truyền vận động trẻ ra lớp, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong các trường mầm non
Chất luợng giáo dục mầm non Hải Phòng có những bước chuyển biến tích cực từ những năm đầu 90 và ngày càng được nâng cao, tạo niềm tin và sự tín nhiệm của các bậc phụ huynh Chất lượng trẻ mẫu giáo 5 tuổi đã góp phần không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục tiểu học Đánh giá chất lượng chăm sóc trẻ theo yêu cầu chuẩn của từng độ tuổi đạt từ 90 – 95% hàng năm Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các trường lớp mầm non thành thị bình quân giảm xuống dưới 10%
Đội ngũ cán bộ và giáo viên mầm non trong những năm qua không ngừng
Trang 2523
lớn mạnh đủ về số luợng và từng bước được chuẩn hoá đáp ứng yêu cầu So với nhiều tỉnh thành phố và cả nước, đội ngũ cán bộ và giáo viên mầm non Hải Phòng có tốc độ chuẩn hoá nhanh Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên nhà trẻ đạt chuẩn còn thấp Số giáo viên có trình độ đại học, cao đẳng còn ít so với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ Hơn nữa, hiện nay thành phố chưa có mức phụ cấp cho giáo viên đi học nâng chuẩn và Nhà nước chưa xếp lương tương ứng với trình độ đào tạo , vì vậy chưa khuyến khích được giáo viên đi học
Về cơ sở vật chất, trong những năm qua thành phố đã quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non Song, ở khu vực nội thành các trường lớp mầm non chủ yếu là cơ sở cũ cải tạo lại nên không đáp ứng yêu cầu về mặt diện tích Có rất ít trường mầm non thành thị được xây dựng theo quy mô hiện đại và theo yêu cầu chuẩn Trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lưọng giáo dục Hiện nay còn 35% số sân chơi chưa có đủ đồ chơi ngoài trời, 25% số phòng học thiếu đồ dùng đồ chơi, 20% số lớp chưa có công trình vệ sinh phù hợp [ 37, tr 50] Nguồn kinh phí trang bị các điều kiện cho giáo viên dạy và cho trẻ học hết sức hạn chế, khiến các giáo viên phải bỏ nhiều thời gian , công sức để làm đồ dùng dạy học Thời gian gần đây, thành phố đã có đầu tư lớn về tài chính cho giáo dục đào tạo, trong đó có giáo dục mầm non Ngân sách chi thường xuyên cho các ngành học, bậc học ngày càng tăng, song số biên chế ngày một nhiều, lương ngày một tăng nên phần ngân sách chi thường xuyên tăng thêm chủ yếu chi cho con người, phần chi khác tăng không đáng kể
Để thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc và Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố về phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, Sở GD và ĐT đã
đề ra một số chương trình dự án ưu tiên, trong đó có chương trình “ Kiên cố hoá trường học, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2002 - 2010” Mục tiêu của chương trình này được đề ra cho giáo dục mầm non như
Trang 2624
sau: “Từ nay đến năm 2010 hầu hết các trường mầm non ở Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia”[38,tr.3]
- Mỗi năm phấn đấu có khoảng 10% số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
- Riêng về đất: Phấn đấu từ nay đến năm 2010 các quận đủ diện tích hoặc
đủ diện tích sàn thay cho đất bình quân trên một học sinh
- Riêng về phòng học, phòng chức năng : “Từ nay đến năm 2005 có 30%
số phòng đủ phòng chức năng theo chuẩn, đến 2010 có 70% số trường đủ phòng chức năng theo chuẩn” [37, tr.7 ]
Lãnh đạo thành phố, lãnh đạo ngành giáo dục- đào tạo Hải Phòng cho rằng việc xây dựng trường chuẩn quốc gia là một giải pháp quan trọng toàn diện để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục Uỷ ban nhân dân thành phố đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia
và thành lập hội đồng xét, đề nghị công nhận trường đạt chuẩn quốc gia
Sở giáo dục đào tạo tham mưu với Uỷ ban nhân dân thành phố tạo điều kiện để có đủ diện tích đất, có kinh phí, có đội ngũ đủ, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ đào tạo để xây dựng các nhà trường theo chuẩn của trường chuẩn quốc gia Sở GD và ĐT phối hợp chặt chẽ với uỷ ban nhân dân các quận huyện, có kế hoạch dành đất cho giáo dục
Trong kế hoạch năm học 2003 – 2004 của ngành học mầm non thành phố
có đề ra nhiệm vụ : “Tập trung chỉ đạo xây dựng hệ thống trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Phấn dấu mỗi huyện có ít nhất một trường ” và “Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất đầu tư thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho những đơn vị xây dựng trường chuẩn quốc gia” Sở giáo dục và đào tạo cũng đưa tiêu chuẩn xây dựng trường chuẩn quốc gia vào tiêu chí thi đua hàng năm để đánh giá các phòng giáo dục, các trường
Về phần mình, các phòng giáo dục cũng tập trung chỉ đạo xây dựng các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Điều này được thể hiện trong kế hoạch
Trang 2725
năm học của phòng giáo dục Phòng giáo dục Hồng Bàng tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 3 trường là trường mầm non 1, mầm non 5, mầm non Quán Toan để trong năm học 2003 – 2004 ba đơn vị này được công nhận là trường chuẩn quốc gia
Quận Lê Chân tập trung xây dựng hệ thống trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trong năm học 2003 – 2004 tại trường mẫu giáo Kim Đồng I, mầm non Hoa Cúc, Dư Hàng Kênh, đồng thời tham mưu với Quận uỷ, Uỷ ban nhân dân xây dựng trường chuẩn, lớp chuẩn tại các trường này và tham mưu thực hiện kiên cố hoá trường học theo quyết định 159/2002/QĐ -TTg của Thủ tướng chính phủ đối với trường mầm non Vĩnh Niệm, Nhi Đức, Nguyễn Công Trứ, làm cơ sở xây dựng ba trường này đạt chuẩn quốc gia trong các năm học tiếp theo Quận Ngô Quyền đã chỉ đạo xây dựng được một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đầu tiên ở Hải Phòng và đang tiếp tục chỉ đạo xây dựng hệ thống trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại các trường Đồng Tâm, 20-10, Sao Sáng 3
Việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là một chủ trương đúng, một chủ trương xuất phát từ ý Đảng và phù hợp với lòng dân Chủ trương này đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục Song đây là công việc khó khăn, phức tạp, lâu dài đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực của các trường mầm non của cả ngành giáo dục, sự chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng, chính quyền
và sự tham gia tích cực của toàn xã hội Hiện nay ở Hải Phòng mới có 6 trường mầm non thành thị đạt chuẩn quốc gia trên tổng só 64 trường Mục tiêu đến năm 2010 đa số các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là một
thách thức lớn đối với cán bộ giáo viên toàn ngành
Quá trình hình thành và xây dựng các chuẩn quốc gia của trường mầm non xuất phát từ quan điểm của Đảng và nhà nước về giáo dục:
- Phát triển giáo dục mầm non là nền tảng cho chiến lược phổ cập tiểu
Trang 2826
học của đất nước
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và trên thế giới đẫ chứng minh lợi ích lâu dài của việc can thiệp vào các năm ở lứa tuổi mầm non là rất to lớn Trí tuệ, tính cách và hành vi xã hội của đứa trẻ đã được hình thành chính trong những năm đầu của cuộc đời con người Những can thiệp khi đứa trẻ còn nhỏ có thể thúc đẩy các em đi học và giảm tỉ lệ trẻ bỏ học, lưu ban
- Không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với đòi hỏi của sự phát triển kinh tế xã hội đối với giáo dục và đào tạo trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Giáo dục mầm non phát triển theo hướng đa dạng hoá các loại hình, thu hút thêm các nguồn lực trong nhân dân và các tổ chức kinh tế, xã hội đầu tư cho giáo dục mầm non
Cán bộ quản lý và giáo viên ngành giáo dục đào tạo Hải Phòng nói chung
và ngành giáo dục mầm non nói riêng đều nhận thức được rằng 5 tiêu chuẩn quốc gia của trường mầm non đủ điều kiện trở thành một trường mầm non hoàn chỉnh với chất lượng cao và toàn diện, thể hiện một trình độ phát triển mới của nhà trường, phù hợp với yêu cầu thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nội dung của các chuẩn có tính pháp lý, tính thực tiễn và tính hiện đại, chứa đựng tinh thần, nội dung của Luật giáo dục, của Điều lệ trường mầm non và các văn bản dưới luật khác về giáo dục mầm non, kinh nghiệm xây dựng các điển hình tiên tiến của các nước, thể hiện quan điểm mới về giáo dục của Việt Nam và thế giới Xây đựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là việc làm đòi hỏi tính khách quan, khoa học, là việc làm vừa mang tính khẳng định thực trạng, vừa mang tính định hướng cho sự phát triển của mỗi trường mầm non Xây dựng trường theo chuẩn là giải pháp kịp thời, đúng đắn trong giai đoạn hiện tại và lâu dài nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục mầm non của thành phố Cảng
Trang 2927
2.3 Mức độ đạt chuẩn quốc gia của các trường mầm non thành thị Hải Phòng
Sau khi Bộ GD và ĐT ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, Sở GD và ĐT Hải Phòng đã tổ chức cho toàn ngành giáo dục mầm non nghiên cứu quy chế này và tién hành đánh giá các trường mầm non dựa trên 5 tiêu chuẩn để thấy rõ thực chất của nhà trường, từ đó có hưóng vươn lên đạt trường chuẩn quốc gia Yêu cầu đánh giá phải đảm bảo tính khách quan (Đảm bảo đánh giá đúng nội dung của chuẩn và đảm bảo nguyên tắc, quy trình đánh giá, phương pháp đánh giá ), tính khoa học ( đánh giá theo phiếu đánh giá của Bộ GD và ĐT) Ngoài ra đánh giá phải mang tính định hướng cho sự phát triển của mỗi trường Trường đạt chuẩn quốc gia sẽ được
Bộ GD và ĐT công nhận và phải tiếp tục phấn đấu xây dựng để đạt ở một chuẩn cao hơn, trường nào chưa đạt chuẩn phải biết chuẩn nào chưa đạt để có hướng phấn đấu đạt chuẩn
Hải Phòng đã có 6 trường mầm non thành thị đạt chuẩn quốc gia Các trường còn lại đều được phòng giáo dục quận và Ban giám hiệu các trường đánh giá theo 5 tiêu chuẩn quốc gia của trường mầm non Thực trạng mức độ đạt được chuẩn quốc gia của các trường được mô tả như sau:
2.3.1 Tiêu chuẩn 1 Tổ chức quản lý
Các trường đều thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chấp hành sự quản lý của chính quyền địa phương Nhiều Ban giám hiệu đã làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền về kế hoạch
và các biện pháp thực hiện mục tiêu giáo dục Ví dụ : Tham mưu đầu tư kinh phí để xây mới các phòng học (Trường mầm non Hoa Cúc, quận Lê Chân ), nâng tầng để có thêm phòng học, phòng chức năng ( trường mầm non Hoa Phượng, quận Hồng Bàng ) Tuy nhiên còn một số Ban giám hiệu chưa năng động, chưa làm tốt công tác tham mưu để xây dựng cơ sở vật chất cho trường Hải Phòng hiện có hai trường mầm non trực thuộc Sở GD và ĐT Các
Trang 3028
trường mầm non thành thị còn lại chịu sự quản lý của Phòng giáo dục quận Các trường chấp hành tốt sự chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục Đa số các trường thực hiện đầy đủ, có nền nếp các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, có
đủ sổ sách và kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ
Công tác hành chính quản trị được đảm bảo, song hiện nay việc chăm lo đến đời sống cán bộ giáo viên rất hạn chế do các trường mầm non không có điều kiện làm kinh tế để nâng cao đời sống giáo viên
Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động tốt Chi bộ chỉ đạo nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị Hoạt động của công đoàn, Đoàn thanh niên có tác dụng thúc đẩy hoạt động của nhà trường Hội phụ huynh học sinh đã có nhiều đóng góp với nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ
2.3.2 Tiêu chuẩn 2 : Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
Trong những năm gần đây, ngành học mầm non thành phố Hải Phòng đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ngày càng đông đảo,
có đạo đức và ý thức chính trị, có trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao Tất cả cán bộ quản lý trường mầm non được tập huấn về nhiệm vụ năm học và các kiến thức, kỹ năng quản lý chuyên môn , quản lý tài chính Một số cán bộ quản lý đã sử dụng được công nghệ thông tin trong quản lý tài chính, quản lý nuôi dưỡng Đối với cán bộ quản lý, theo số liệu điều tra ở bảng 2.1,
có thể nhận thấy trình độ đội ngũ cán bộ quản lý được chuẩn hoá nhanh theo tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia Trong tổng số 119 cán bộ quản lý các trường mầm non thành thị Hải Phòng hiện nay có 85 ngưòi đạt trình độ đại học, chiếm 72% Tuy nhiên cũng phải nhận thấy trên thực tế năng lực của một
số cán bộ quản lý mầm non còn nhiều mặt hạn chế, chưa có kiến thức và kỹ năng quản lý nhà trường và vì vậy chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng Một số cán bộ quản lý , do đã lớn tuổi, nên không thể đi học nâng cao
Trang 3129 trình độ Điều đó gây khó khăn cho qui hoạch đội ngũ đáp ứng yêu cầu chuẩn quốc gia và ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý trường mầm non
Trang 3230
Bảng 2.1 Trình độ đội ngũ CBQL các trường mầm non thành thị Hải Phòng
( Tính đến hết năm học 2003-2004 )
S
hiệu trưởng So với chuẩn
Trang 33đạt
Trang 3432
S
TT Trường Hiệu trưởng hiệu trưởng Các Phó So với chuẩn
Về đội ngũ giáo viên, có thể nhận thấy là, sau một số năm tập trung đào tạo, đến nay đội ngũ giáo viên mầm non thành thị Hải Phòng cơ bản đủ về số lượng và nâng cao về trình độ , chất lượng, nhất là đội ngũ giáo viên trực tiếp đứng lớp Sự hiểu biết cũng như tay nghề của giáo viên về tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng đổi mới đã được nâng lên rõ rệt Giáo viên đã chủ động , sáng tạo xây dựng môi trường hoạt động tích cực cho trẻ Đã hình thành được một đội ngũ giáo viên giỏi làm nòng cốt trong việc thực hiện thí điểm các chuyên đề mới
Tuy nhiên, giáo viên mầm non còn yếu về lí luận, chưa chủ động giải quyết các tình huống giáo dục Theo đánh giá năm học 2002 – 2003 của Sở
GD và ĐT Hải Phòng thì “Năng lực tay nghề của đội ngũ giáo viên nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu” Kỹ năng lồng ghép tổ chức, hoạt động,
sử dụng đồ chơi cho trẻ làm quen với văn học, chữ viết còn hạn chế Việc tự
Trang 3533
thiết kế một chương trình hoạt động theo chủ đề, phân chia nội dung theo tháng, theo tuần, theo ngày để phù hợp với từng trẻ là việc làm khó khăn không chỉ với giáo viên mới ra trường mà đối với nhiều giáo viên hiện nay Một số giáo viên chỉ biết thiết kế một môi trường học tập theo một kiểu giống nhau.Trong giao tiếp với cha mẹ trẻ và đồng nghiệp giáo viên chưa thực sự cởi
mở Khả năng tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ và xã hội hoá công tác giáo dục còn yếu Về trình độ đào tạo, giáo viên mầm non nội thành được chuẩn hoá nhanh Chúng ta sẽ nghiên cứu trình độ đào tạo của giáo viên trực tiếp đứng lớp qua bảng 2.2
Trang 3634
Bảng 2.2 Trình độ đội ngũ giáo viên đứng lớp
(Tính đến hết năm học 2003 - 2004)
S
ĐH
(người)
CĐ (người )
TH (người )
Tỉ lệ
CĐ, ĐH (% )
So với chuẩn (50%)
Trang 3735
S
ĐH
(người)
CĐ (người )
TH (người )
Tỉ lệ
CĐ, ĐH (% )
So với chuẩn (50%)
Trang 3836
S
ĐH
(người)
CĐ (người )
TH (người )
Tỉ lệ
CĐ, ĐH (% )
So với chuẩn (50%)
Như vậy, để đạt được trường chuẩn quốc gia thì tưường mầm non thành thị phải có từ 50% giáo viên có trình độ cao đẳng và đại học trở lên Theo số liệu đã trình bày ở bảng 2.2, hiện nay Hải Phòng mới có 11 trường ( chiếm 19% tổng số trường mầm non thành thị) đạt được yêu cầu này Số trường có
từ 30 đến dưới 50% số giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học là 19 trường( chiếm 33% tổng số trường) Còn lại 28 trường( chiếm 48% tổng số trường) có
tỉ lệ giáo viên đạt trình độ cao đẳng, đại học dưới 30%
Như vậy, tỉ lệ giáo viên đứng lớp đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên chưa cao Mặc dù trong những năm qua ngành giáo dục mầm non Hải Phòng có nhiều cố gắng kết hợp với trường đại học sư phạm đào tạo nâng trình độ cho giáo viên, song do mặt bằng xuất phát thấp, nhất là giáo viên nhà trẻ hầu hết có trình độ sơ học nuôi dạy trẻ sau đó chuẩn hoá trung học sư phạm mầm non
Về định biên giáo viên trong một nhóm và số trẻ trong một nhóm chúng ta
sẽ xem ở bảng 2.3
Trang 3937
Bảng 2.3 Định biên giáo viên/ 1 nhóm/ số trẻ
S
tháng
19 - 24 tháng
25 - 36 tháng
37-48 tháng
49-60 tháng
61-72 tháng
Số GV thiếu
so với chuẩn
1 MN.An Dương 4/25 3/30 3/31 2/35 3/49 2/40 1
MN.Hoa Hồng 3/18 3/27 2/30 3/40 3/45 3/40 0 MN.Hoa Mai 3/18 3/20 2/20 2/25 3/44 2/38 0
Trang 4025 - 36 tháng
37-48 tháng
49-60 tháng
61-72 tháng
Số GV thiếu
so với chuẩn