1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001- 2012

65 1,8K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 256,09 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTrong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, Đảng và nhà nước ta đã xácđịnh xuất khẩu là bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định và nâng caođời sống n

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 4

1 Chương 1: Khái quát chung về ngành xuất khẩu gỗ ở 5

Việt Nam 6

1.1 Khái niệm và các hình thức xuất khẩu 6

1.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa 6

1.1.2 Các hình thức xuất khẩu 6

1.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp 7

1.1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp 8

1.1.2.3 Buôn bán đối lưu 8

1.1.2.4 Bán hàng thông qua hội chợ triễn lãm 9

1.1.2.5 Tái xuất khẩu 9

1.2 Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam 10

1.2.1 Lợi thế và tiềm năng xuất khẩu của đồ gỗ Việt Nam 10

1.2.1.1 Lợi thế 10

1.2.1.1.1 Nhân công 10

1.2.1.1.2 Gỗ nguyên liệu 11

1.2.1.1.3 Hệ thống logistic 11

1.2.1.1.4 Môi trường kinh doanh 11

1.2.1.2 Tiềm năng phát triển 11

1.2.2 Vai trò của xuất khẩu đồ gỗ đối với Việt Nam 12

Trang 2

1.2.2.1 Về mặt kinh tế: 12

1.2.2.2 Về mặt xã hội 13

1.2.2.3 Về mặt đối ngoại: 13

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam 13

1.2.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô 13

1.2.3.1.1 Thị trường 13

1.2.3.1.2 Nguồn nguyên liệu 14

1.2.3.1.3 Cơ sở hạ tầng 14

1.2.3.1.4 Nguồn nhân lực 14

1.2.3.1.5 Các ngành công nghiệp hỗ trợ 14

1.2.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 15

1.2.3.2.1 Nhân tố pháp luật 15

1.2.3.2.2 Yếu tố văn hóa 15

1.2.3.2.3 Yếu tố kinh tế 16

1.2.3.2.4 Yếu tố công nghệ 16

1.2.3.2.5 Nhân tố chính trị 17

1.2.3.2.6 Yếu tố cạnh tranh quốc tế 17

2 Chương 2: Thực tiễn tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 18

2.1 Tổng quan về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 18

2.1.1 Ngành công nghiệp đồ gỗ Việt Nam hiện nay 18

2.1.1.1 Quy mô ngành gỗ 18

Trang 3

2.1.1.1.1 Năng lực sản xuất 18

2.1.1.1.2 Thị trường giao dịch 22

2.1.1.1.2.1 Thị trường Hoa Kỳ 22

2.1.1.1.2.2 Thị trường EU 23

2.1.1.1.2.3 Thị trường Nhât Bản 23

2.1.1.2 Chất lượng, mẫu mã, giá cả 24

2.1.1.2.1 Chất lượng 24

2.1.1.2.2 Mẫu mã 25

2.1.1.2.3 Giá cả 26

2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam những năm qua 27

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng 27

2.2.2 Phân tích dựa vào cơ cấu mặt hàng 31

2.2.2.1 Mặt hàng thuộc nhóm 2 32

2.2.2.2 Mặt hàng thuộc nhóm 4 32

2.2.2.3 Mặt hàng thuộc nhóm 1 33

2.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ 35

2.3 Sự đóng góp của xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam 40

2.4 Các hoạt động nhằm xúc tiến xuất khẩu gỗ từ Việt Nam 43

2.4.1 Từ phía Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan 43

2.4.1.1 Hỗ trợ tài chính 43

2.4.1.2 Về xây dựng cơ sở hạ tầng 45

Trang 4

2.4.1.3 Về khung pháp lý 46

2.4.2 Từ phía Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và Cục xúc tiến Thương mại47 2.4.2.1 Tổ chứ nhiều chương trình 47

2.4.2.2 Tiếp cận thị trường mới, thúc đẩy tiêu thụ 48

2.4.3 Từ phía doanh nghiệp kinh doanh gỗ 49

2.4.3.1 Xây dựng và liên doanh với các doanh nghiệp phụ trợ 49

2.4.3.2 Tuyển và đào tạo đội ngũ nhân công lành nghề 50

2.4.3.3 Đầu tư thiết bị và công nghệ chế biến 50

3 Chương 3: Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu gỗ Việt Nam giai đoạn 2001-2012 và dự báo cho tương lai 51

3.1 Thành tựu đạt được 51

3.2 Thuận lợi và khó khăn 53

3.2.1 Thuận lợi 53

3.2.1.1 Chất lượng sản phẩm dần được nâng cao 53

3.2.1.2 Nhà nước thực hiện nhiều chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gỗ……… 53

3.2.1.3 Mạng lưới cơ sở chế biến gỗ tăng nhanh về số lượng và quy mô 54

3.2.1.4 Nguồn lao động dồi dào với chuyên môn cao 54

3.2.1.5 Trình độ sản xuất của các doanh nghiệp có nhiều tiến bộ 55

3.2.2 Khó khăn 55

3.2.2.1 Trở ngại từ các quy định, đạo luật 55

3.2.2.2 Bấp bênh về nguồn nguyên liệu 56

3.2.2.3 Khó khăn do bị hạn chế cho vay ngoại tệ 57

Trang 5

3.2.2.4 Hạn chế về công nghệ và sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp 57

3.3 Dự báo cơ hội và thách thức trong tương lai 58

3.3.1 Cơ hội 58

3.3.1.1 Nhu cầu thị trường có sự chuyển hướng có lợi cho các sản phẩm gỗ của Việt Nam 58

3.3.1.2 Một số quốc gia xuất khẩu gỗ rơi vào tình trạng khó khăn 58

3.3.1.3 Cơ hội từ việc gia nhập WTO và các chính sách thông thoáng của Nhà nước…… 59

3.3.1.4 Cơ hội từ việc tham gia FLEGT 59

3.3.2 Thách thức 59

3.3.2.1 Vấn đề nguồn cung nguyên liệu 59

3.3.2.2 Vấn đề nhân công và công nghệ sản xuất 60

3.3.2.3 Rủi ro tiềm ẩn từ nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu 60

3.3.2.4 Thách thức từ quá trình hội nhập kinh tế và rào cản kỹ thuật 61

3.3.2.5 Nguy cơ bị kiện chống phá giá tại Mỹ 61

3.3.2.6 Cạnh tranh từ các nước khu vực 62

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, Đảng và nhà nước ta đã xácđịnh xuất khẩu là bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định và nâng caođời sống nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.Trong vài năm trở lại đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã trải qua một giaiđoạn phát triển với những đổi mới và tiến bộ không ngừng Từ một nước xuất khẩu gỗnguyên liệu là chủ yếu, Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước xuất khẩu sản phẩm

gỗ có tên tuổi trên thế giới và trong khu vực Đặc biệt là năm 2004 với kim ngạch xuấtkhẩu vượt mức 1 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 85%- là mức tăng kỷ lục chưa có bất kỳhàng xuất khẩu nào ngoài gỗ đạt được Liên tiếp những năm sau đó ngành gỗ tiếp tụckhẳng định vị thế của mình với Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng và đạt mốc hơn

4 tỷ USD vào năm 2012 Xuất khẩu đồ gỗ đang trở thành một ngành hàng xuất khẩu chủlực, tạo bước đột phá trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đem lại nguồn thu ngoại tệlớn, tạo ra động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế quan trọng

Hiện nay, tuy đồ gỗ Việt Nam đã chiếm được những thị trường trọng điểm của thế giới

và thị phần cũng ngày càng tăng, giá trị xuất khẩu tăng 30-40%/năm, nhưng phải thừanhận rằng ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiềukhó khăn và thử thách đến từ những yếu tố trong lẫn ngoài nước

Xuất phát từ những vấn đề lý luận trên và thực tiễn của toàn ngành, cùng với nhận thứcđược tầm quan trọng của ngành gỗ, chúng tôi đã quyết định thực hiện đề tài: “PHÂNTÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG

khẩu trong giai đoạn 2001-2012 đồng thời nêu ra những cơ hội và thách thức mà ngànhxuất khẩu gỗ phải đối mặt trong thời gian tới

Trang 7

1 Chương 1: Khái quát chung về ngành xuất khẩu gỗ ở

Việt Nam

1.1. Khái niệm và các hình thức xuất khẩu

1.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa

Có nhiều quan niệm khác nhau về xuất khẩu, có quan niệm theo khuynh hướng hiện đạinhư:

Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lí luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch

vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế IMF là việc bán hànghóa ra nước ngoài

Theo điều 28, mục 1, chương 2 Luật Thương mại Việt Nam 2005 xuất khẩu hàng hóa làviệc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằmtrên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.Cũng có quan niệm xuất khẩu theo quan điểm truyền thống: “Xuất khẩu là việc bán hànghóa ra nước ngoài”

Vậy, nói ngắn gọn và dễ hiểu nhất thì xuất khẩu hàng hóa là việc đưa các hàng hóa dịch

vụ từ các quốc gia này sang các quốc gia khác nhằm thu về một lượng ngoại tệ

1.1.2 Các hình thức xuất khẩu

Căn cứ vào tính chất của hoạt động xuất khẩu người ta phân làm hai loại hình: xuất khẩutrực tiếp và xuất khẩu gián tiếp Trong hai loại này, xuất khẩu trực tiếp là quan trọngnhất

Trang 8

Ngoài ra, còn có các hình thức xuất khẩu khác Căn cứ vào mức độ tham gia của ngườixuất khẩu thì có hai loại hình thức: xuất khẩu tự doanh và xuất khẩu gia công; căn cứvào địa điểm xuất khẩu lại có: xuất khẩu tại chỗ và xuất khẩu mậu biên; Căn cứ theo tínhpháp lý cũng có hai loại: xuất khẩu theo hợp đồng, xuất khẩu theo nghị định thư.

1.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp

Trong phương thức này, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp kí kết hợp đồngngoại thương, và phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó Hợp đồng kí kết giữa hai bên phảiphù hợp với luật lệ quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được lợi ích quốc gia và đảmbảo uy tín kinh doanh

Yêu cầu bên nhập khẩu phải mở L/C và kiểm tra luận chứng (nếu hợp đồng quy định sửdụng phương pháp tín dụng chứng từ), xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hóa, làmthủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, mua bảo hiểm, làm thủ thanh toán và giải quyếtkhiếu nại (nếu có)

Ưu nhược của hình thức xuất khẩu trực tiếp:

Ưu điểm:

Tận dụng hết tiềm năng, lợi thế để sản xuất hàng xuất khẩu Trong quá kinh doanh, tựmình có thể thâm nhập thị trường và do vậy có thể đáp ứng nhu cầu thị trường, gợi mở,kích thích nhu cầu, và cũng có cơ hội tiếp thu những ý kiến của khách hàng để khắcphục những thiếu sót của mình kịp thời

Chủ động trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nhất là trong điều kiện thị trường biếnđộng nếu hoạt động kinh doanh tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao, tự khẳng địnhmình về sản phẩm, nhãn hiệu… dần dần đưa được uy tín về sản phẩm trên thế giới.Giảm bớt được chi phí trung gian do đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Nhược điểm:

Đòi hỏi năng lực ngoại thương và nghiệp vụ của nhân viên trong doanh nghiệp phải sâurộng

Trang 9

Trong điều kiện đơn vị mới kinh doanh thì áp dụng hình thức này rất khó do điều kiệnvốn sản xuất hạn chế, am hiểu thị trường quốc tế còn mờ nhạt, uy tín nhãn hiệu sảnphẩm còn xa lạ với khách hàng.

Khối lượng mặt hàng phải lớn mới có thể bù đắp được chi phí giao dịch như giấy tờ,điều tra thị trường

1.1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp

Là hình thức xuất khẩu trong đó bên mua hoặc bên bán thông qua người thứ 3 ra tiếnhành công việc mua hay bán thay cho mình

Những công việc này có thể là nghiên cứu thị trường, đàm phán kí hợp đồng, thực hiệnhợp đồng Đây là hình thức xuất khẩu phổ biến chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch củathế giới thông qua người thứ 3 ở đây là người môi giới hoặc đại lí

Ưu nhược điểm của xuất khẩu gián tiếp

-Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh hơn (đặc biệt trong trường hợp bên xuấtkhẩu có yếu kém về nghiệp vụ)

-Có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí kinh doanh (vì có thể tận dụng được

cơ sở vật chất của người trung gian)

- Lợi nhuận bị chia sẻ do phải trả thù lao cho người trung gian

- Doanh nghiệp khó kiểm soát được hoạt động của nhà trung gian

- Doanh nghiệp không chủ động được với những biến động của thị trường

1.1.2.3 Buôn bán đối lưu

Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch, trong đó xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu,người bán đồng thời là người mua và hàng hóa đem ra trao đổi thường có giá trị tươngđương Mục đích xuất khẩu ở đây không nhằm mục đích thu ngoại tệ mà nhằm mục đích

có được lượng hàng hóa có giá trị tương đương với giá trị lô hàng xuất khẩu

Trang 10

Ưu nhược điểm của buôn bán đối lưu

Tránh được các rủi ro về biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối Đồng thời

có lợi khi các bên không đủ ngoại tệ để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình.Góp phần thúc đẩy mua bán cho các trường hợp mà những phương thức mua bán khôngvượt qua được (như trong các trường hợp Nhà nước tiến hành quản chế ngoại hối)

Có thể làm cân bằng hạng mục thường xuyên trong cán cân thanh toán (đối với mộtquốc gia)

Làm hạn chế quá trình trao đổi hàng hóa, việc giao nhận hàng hóa khó tiến hành đượcthuận lợi

1.1.2.4 Bán hàng thông qua hội chợ triễn lãm

Hội chợ quốc tế là hình thức mua bán tổ chức định kỳ tại địa điểm nhất định, do một haynhiều nước tổ chức, mời doanh nghiệp các nước tham gia nhằm mục tiêu quan trọngnhất là đàm phán, kí kết các hợp đồng mua bán

Triễn lãm là nơi trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế học hoặc củamột ngành kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật Liên quan chặt chẽ đến ngoại thương làcác cuộc triễn lãm công nghiệp, tại đó người ta trưng bày các loại hàng hóa nhằm mụcđích quảng cáo để mở rộng khả năng tiêu thụ

Ngày nay có rất nhiều các hợp đồng được kí kết tại hội chợ và triển lãm

1.1.2.5 Tái xuất khẩu

Đây là phương thức giao dịch trong đó hàng hóa mua về với mục tiêu phục vụ tiêu dùngtrong nước Trong phương thức này tối thiểu phải có ba nước tham gia là nước tái xuất,nước xuất khẩu và nước nhập khẩu

Ưu nhược điểm của tái xuất khẩu

Trang 11

Có thể xuất khẩu được những mặt hàng mà doanh nghiệp trong nước chưa đủ khả năngsản xuất để xuất khẩu và thu được ngoại tệ (mà không phải tổ chức sản xuất).

-Góp phần thúc đẩy buôn bán đặc biệt ở các nước bị cấm vận vẫn có thể tiến hành buônbán được với nhau

Doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nước xuất khẩu về giá cả, thời gian giao hàng, sựthay đổi về giá, làm ảnh hưởng đến việc nhập khẩu Số ngoại tệ thu về rất ít trong tổngkim ngạch xuất khẩu Các công ty có thể quyết định tự giải quyết việc xuất khẩu Đầu tư

và rủi ro hơi lớn hơn, nhưng tiềm năng lợi nhuận cũng lớn hơn Một công ty có thể tiếnhành xuất khẩu trực tiếp theo nhiều cách:

+Bộ phận hay chi nhánh xuất khẩu có cơ sở nội địa –Có thể chuyển dần thành bộ phậnxuất khẩu tự chủ hoạt động như một trung tâm lợi nhuận

+Chi nhánh hay công ty con bán hàng ở nước ngoài –Chi nhánh bán hàng giải quyết việcbán hàng và phân phối và có thể giải quyết về phần kho cũng như chiêu thị Bên cạnh

đó, chi nhánh thường phục vụ như trung tâm trưng bày và phục vụ khách hàng

+Đại diện bán hàng xuất khẩu quan hệ nước ngoài-Đại diện bán hàng ở tại quê nhà đượcgửi ra nước ngoài để tiện việc kinh doanh

+Nhà phân phối và đại lí đặt tại nước ngoài –Các nhà phân phối và đại lí này có thểđược độc quyền để đại điện cho công ty ở quốc gia đó, hoặc chỉ có một số quyền hạnchế

Dù công ty quyết định xuất khẩu trực tiếp hay gián tiếp, nhiều công ty sử dụng xuấtkhẩu như một phương pháp “thử dòng nước” trước khi xây dựng nhà máy và sản xuấtsản phẩm ở nước ngoài

Trang 12

1.2 Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam

1.2.1 Lợi thế và tiềm năng xuất khẩu của đồ gỗ Việt Nam

1.2.1.1 Lợi thế

1.2.1.1.1 Nhân công

Việt Nam là một nước đông dân (gần 90 triệu dân) và có dân số trẻ (lực lượng lao độngchiếm trên 50%) nên có nguồn nhân công dồi dào, giá cả tương đối rẻ so với thị trườnglao động thế giới, lại có tay nghề khéo léo nên sản phẩm gỗ xuất khẩu của Viêt Namđược nhiều người ưa chuộng, có sức cạnh tranh cao so với sản phẩm của Trung Quốchay Malaysia

Các làng nghề truyền thống và nghệ nhân có tay nghề tinh xảo: Theo báo cáo của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện có khoảng 1.400 làng nghề truyền thống trảikhắp lãnh thổ Việt Nam, trong đó có khoảng 342 làng nghề gỗ mỹ nghệ truyền thốngvới sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất song hành với Ngành công nghiệp gỗ chếbiến Những làng nghề lớn và nổi tiếng như Vân Hà (Hà Nội), Hữu Bằng, Dư Vụ, VạnĐiểm, Chuyên Mỹ, Nhị Khê (Hà Tơy), Bớch Chu (Vĩnh Phúc), Đồng Kỵ (Bắc Ninh), LaXuyên (Nam Định)

Trang 13

1.2.1.1.4 Môi trường kinh doanh

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đượcgiảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như giảm thuế xuất khẩu sản phẩm hàng hóavào thị trường các nước Bên cạnh đó, việc Mỹ đánh thuế chống bán phá giá khá cao đốivới Trung Quốc cũng là một trong những lợi thế để các doanh nghiệp tăng cường xuấtkhẩu vào thị trường này

1.2.1.2 Tiềm năng phát triển

Với những lợi thế như trên, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển mặt hàngnày

Trước hết, đó là nhu cầu về sản phẩm gỗ trên thế giới hiện ngày càng tăng nhanh: Có thểthấy, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2010, các thị trường XK đồ gỗ Việt Nam đềuphục hồi đáng kể so với những năm trước Đáng lưu ý là thị trường truyền thống như

Mỹ đã tăng 15%, các nước EU tăng khoảng 8% Doanh nghiệp XK đồ gỗ Việt Nam đãbiết mở rộng thị trường, tiếp cận những thị trường được đánh giá là tiềm năng như Nga,

Ấn Độ, Trung Đông… nên cơ hội cho đồ gỗ Việt Nam tiến xa hơn trên trường quốc tế

là rất lớn

Những cơ hội to lớn đó đã được các chuyên gia Canada trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

đồ gỗ đánh giá cao, và thực tế cho thấy đã có rất nhiều đầu mối cung cấp gỗ nguyên liệucủa Canada, Mỹ và một số nước Bắc Mỹ đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam: Hiện cảnước có trên 3.000 cơ sở chế biến đồ gỗ, trong đó khoảng 50% là cơ sở chế biến gỗ quy

mô nhỏ với những sản phẩm tiêu thụ nội địa hoặc gia công; trong đó, có 970 doanhnghiệp chuyên chế biến đồ gỗ xuất khẩu, hơn 400 doanh nghiệp FDI

Trang 14

1.2.2 Vai trò của xuất khẩu đồ gỗ đối với Việt Nam

1.2.2.1 Về mặt kinh tế:

Hoạt động xuất khẩu giúp tăng trưởng kinh tế thông qua tăng thu nhập trong nước: Liêntục trong những năm qua, nhóm hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam luôn đứng trongnhóm hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao nhất

Xuất khẩu góp phần thúc đẩy ngành khai thác và sản xuất trong nước: Nước ta có lợi thế

và tiềm năng to lớn về sản phẩm gỗ, tuy nhiên lại chưa được tận dụng hết Do đó hoạtđộng xuất khẩu sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở vật chất, kĩ thuật,làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, góp phần vào công cuộc côngnghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Bên cạnh đó, xuất khẩu cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, học hỏi

và nhập khẩu công nghệ mới từ nước ngoài: Nhờ vào sự toàn cầu hoá, các dòng vốn haycông nghệ đều được trao đổi dễ dàng hơn giữa các quốc gia Hoạt động xuất khẩu khoahọc công nghệ mới sẽ mang về một nguồn thu lớn cho các nước làm ra và cũng giúp chocác nước nhập khẩu đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của nước mình và học hỏi các kinhnghiệm của nước đi trước Với điều kiện nền công nghệ của nước ta vẫn còn lạc hậu,chưa theo kịp các nước tiên tiến, việc nhập khẩu máy móc, công nghệ mới từ nước ngoài

sẽ giúp rút ngắn được thời gian và tiết kiệm được chi phí đầu tư nghiên cứu

Trang 15

1.2.2.3 Về mặt đối ngoại:

Hoạt động xuất khẩu góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa VN và các nước Xuấtkhẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường sự hợptác đầu tư của các nước nâng cao vai trò vị thế của nước ta trên trường quốc tế Các quan

hệ kinh tế đối ngoại này sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của mỗi quốcgia, hoạt động xuất khẩu của mỗi quốc gia ngày càng phát triển thì mối quan hệ kinh tếđối ngoại của quốc gia đó với các nước khác ngày càng được cải thiện

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam

1.2.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô

1.2.3.1.1 Thị trường

Thị trường sản phẩm gỗ thế giới là một thị trường đầy tiềm năng phát triển.Sản phẩm gỗngày càng đa dạng và nhu cầu thì ngày một lớn Chính vì vậy, việc cạnh tranh ngày càngtrở nên gay gắt, chỉ có những doanh nghiệp nào đủ mạnh mới có thể tồn tại được Cácthị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ chính là thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản đây là nhữngthị trường lớn của Việt Nam Hơn nữa, nằm trong khu vực sôi động của thị trường gỗ,đây là những thị trường không phải khó tính, mức bảo hộ thấp, điều này sẽ tạo điều kiệncho Việt Nam tiếp cận thị trường và tăng cường buôn bán các mặt hàng gỗ (kể cả sảnphẩm gỗ và gỗ nguyên liệu) với các thị trường khác

1.2.3.1.2 Nguồn nguyên liệu

Việt Nam có tài nguyên rừng phong phú với các chủng loại và chất lượng gỗ cao Tuynhiên những năm gần đây, ngành hàng này phát triển quá “nóng” khiến tài nguyên rừngnhanh chóng suy giảm Do đó nguồn nguyên liệu cho các sản phẩm xuất khẩu gỗ phảichuyển sang gỗ rừng trồng và nguyên liệu gỗ nhập khẩu chủ yếu từ Indonesia vàMalaysia

Trang 16

1.2.3.1.3 Cơ sở hạ tầng

Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng…là một số yếu tố đắc lựctrong việc tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnhtranh xuất khẩu của các mặt hàng Mà những yếu tố này lại thuộc thẩm quyền quản lítrực tiếp của nhà nước, do đó các doanh nghiệp còn bị động rất nhiều

1.2.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

1.2.3.2.1 Nhân tố pháp luật

Bao gồm hệ thống các luật tác động đến hoạt động xuất khẩu Mỗi quốc gia có hệ thốngchính trị khác nhau vì thế có những qui định khác nhau về các hoạt động xuất khẩu.Hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:

 Các quy định về thuế, giá cả, chủng loại, khối lượng hàng hóa nhập khẩu

phúc lợi Ngành thu hút đội ngũ lao động khá lớn, bao gồm nhiều đối tượng

Trang 17

khác nhau Vì vậy đòi hỏi chính sách tiền lương cũng đa dạng, tùy theo từng đốitượng tham gia vào từng công đoạn của sản xuất.

tiện vận tải sử dụng trong giao dịch xuất khẩu Thông thường Việt Nam hayxuất theo giá FOB, và nhập theo giá CIF (mặc dù 2 điều kiện thanh toán nàykhông có lợi nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam)

thuếquan

1.2.3.2.2 Yếu tố văn hóa

Văn hóa khác nhau cũng quy định việc xuất nhập hàng hóa khác nhau Nền văn hóa củamột quốc gia được hình thành từ lâu và trở thành thói quen của người dân nước người

đó Việc xuất khẩu vào nước bạn sẽ giúp chúng ta giới thiệu nền văn hóa của mình.Chính vì vậy mặt hàng của ta có phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng nước đó haykhông đòi hỏi ta phải biết dung hoà giữa nền văn hóa Việt Nam với văn hóa quốc gianhập khẩu Yếu tố văn hóa còn chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán của từng nước.Như vậy buộc ta phải tìm hiểu để có chính sách xuất khẩu phù hợp

1.2.3.2.3 Yếu tố kinh tế

Yếu tố này bao gồm các chính sách kinh tế, các hiệp định ngoại giao, tỷ giá hối đoái Các công cụ chính sách kinh tế của nước nhập khẩu và Việt Nam sẽ giúp cho các quốcgia có được một môi trường kinh doanh phù hợp nhất Việt nam với chính sách là pháttriển nền kinh tế thị trường hướng mạnh vào xuất khẩu

Nhân tố thu nhập, mức sống người dân: Mức sống người dân cao khi đó quyết định muahàng hóa không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi về giá cả theo xu hướng giảm Thu nhậpthấp thì ngược lại Thu nhập có ổn định thì nhu cầu tiêu dùng mới thường xuyên khi đómới tạo điều kiện cho sản xuất phát triển được

Nhân tố nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên: nhân tố này ảnh hưởng đến doanh nghiệpkinh doanh xuất khẩu Nguồn lực có đủ lớn thì mới có khả năng thực hiện được hoạt

Trang 18

động xuất khẩu do hoạt động xuất khẩu chứa nhiểu rủi ro Mỗi quốc gia có lợi thế riêngtrong từng mặt hàng của mình, vì thế cơ cấu sản xuất của các quốc gia cũng khác nhau.

có điểu kiện hội nhập tốt hơn Nhưng nếu như không biết áp dụng nó thì sẽ là một cảntrở lớn vì khi đó ta sẽ bị tụt hậu xa hơn với các nước về kỹ thuật, như thế sẽ không đủkhả năng để nâng cao khả năng cạnh tranh cho Việt Nam

1.2.3.2.5 Nhân tố chính trị

Nhân tố chính trị ổn định là cơ hội để mở rộng phạm vi thị trường cũng như dung lượngcủa thị trường cà phê Song nó cũng có rào cản lớn hạn chế khả năng xuất khẩu nếu nhưtình hình chính trị không ổn định Việt Nam ta có điểu kiện chính trị tương đối ổn định,

do vậy không chỉ là điều kiện tốt để yên tâm sản xuất mà còn hấp dẫn các nhà đầu tưkinh doanh

1.2.3.2.6 Yếu tố cạnh tranh quốc tế

Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường quốc tế rất mạnh mẽ và quyết liệt Hoạtđộng xuất khẩu của nước ta muốn tồn tại và phát triển được thì vấn đề đặc biệt quantrọng đó là phải giành thắng lợi đối với đối thủ cạnh tranh vể mặt giá cả, chất lượng uytín Đây là một thách thức và là một rào cản lớn đối với Việt Nam Các đối thủ cạnhtranh với Việt Nam không chỉ có sức mạnh về kinh tế chính trị, khoa học công nghệ màngày nay sự liên doanh liên kết thành các tập đoàn lớn, tạo nên thế mạnh về độc quyền

Trang 19

trên thị trường Các tập đoàn kinh tế này có thế mạnh rất lớn và quyết định thị trường do

đó là một lực cản lớn với doanh nghiệp nước ta Nếu không tổ chức hợp lí hoạt độngxuất khẩu, các doanh nghiệp sẽ bị bóp nghẹt bởi các tập đoàn này Chính vì vậy cácdoanh nghiêp Việt Nam phải luôn biết xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh, ngoài

ra hợp lí về giá cả, tăng chất lượng mặt hàng Đó là thành công lớn cho cạnh tranh

2 Chương 2: Thực tiễn tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm

gỗ của Việt Nam giai đoạn 2001-2012

2.1 Tổng quan về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong giai đoạn

Trang 20

Ngành chế biến gỗ ở nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thành ngành côngnghiệp mũi nhọn Trong những năm qua, ngành này đã có những bước phát triển vượtbậc, gỗ và sản phẩm gỗ chế biến đang trở thành mặt hàng chủ lực của Việt Nam

Năng lực chế biến của toàn bộ doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay khoảng 15 triệu m3 gỗtròn mỗi năm Các sản phẩm chế biến ngày càng đa dạng về chủng loại, phong phú vềkích thước, màu sắc như: đồ gỗ nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ, sản phẩm bàn ghế ngoài trời,ván sàn…

Mặc dù dây chuyền công nghệ thiết bị chế biến gỗ chưa đạt được trình độ tiên tiến thếgiới nhưng cũng đạt trình độ cơ giới hóa, tự động hóa cao, đủ đáp ứng việc sản xuất cácsản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ luôn tăng trưởng cao Trong 7 tháng đầu năm

2012, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng lâm sản chính (đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ)

là 2,7 tỉ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm ngoái Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu

gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 3,955 tỉ USD, tăng hơn 15% so với năm 2010, trong đó hầuhết các thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ đều tăng trưởng mạnh như thị trường Mỹtăng 31,2%, Trung Quốc tăng 24%, Nhật Bản tăng 21%

Mặc dù, ngành gỗ chế biến có mức trưởng cao nhưng chất lượng tăng trưởng thấp vàkhông bền vững Tăng trưởng của ngành chế biến gỗ trong giai đoạn vừa qua chủ yếudựa vào xuất khẩu, đa số là gia công, phụ thuộc vào sự đặt hàng và thiết kế mẫu mã từnước ngoài, hiệu quả sản xuất còn thấp, sức cạnh tranh yếu Hiện chỉ có một số ít doanhnghiệp có thể đầu tư công nghệ, thiết bị và có khả năng tự sản xuất theo thiết kế riêng,tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng

Đến nay cả nước có trên 3.900 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài chiếm 16% Tuy chỉ chiếm 16% nhưng các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chiếm đến 50% Có 26 quốc gia

và vùng lãnh thổ trên thế giới có các cá nhân và tổ chức đầu tư vào ngành chế biến gỗ ởnước ta, trong đó Đài Loan chiếm 43,5% số doanh nghiệp, tiếp đến là Hàn Quốc, Anh,Nhật Bản…

Trang 21

Hiện có hơn 50% số cơ sở chế biến gỗ là đơn vị có trang thiết bị đơn giản, phục vụ choviệc sơ chế và sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh có chất lượng thấp, phục vụ tiêu thụ nội địahoặc gia công nguyên liệu phục vụ cho các doanh nghiệp có quy mô lớn.

Sự phân bố của các doanh nghiệp chế biến gỗ không đồng đều trên cả nước, những địaphương có nhiều rừng như: Tây Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên lại có rất ít doanhnghiệp chế biến gỗ và quy mô doanh nghiệp rất nhỏ Trong khi đó, 60% doanh nghiệp

và cơ sở chế biến gỗ tập trung ở các tỉnh Đông Nam bộ, với những doanh nghiệp có quy

mô lớn

Bảng 1 Số lượng và phân bố của các doanh nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam giai đoạn 2000-2007

Vùng

Trang 22

Mặc dù theo lý thuyết kinh tế và chính sách khuyến khích của Chính Phủ là xây dựngdoanh nghiệp chế biến gỗ gần vùng nguyên liệu nhưng trong thực tiễn các doanhnghiệp gỗ từ trước đến nay lại phân bố tập trung tại các thành phố lớn, vùng đông dâncư,gần vùng tiêu thụ và có cơ sở hạ tầng tốt Phát triển công nghiệp chế biến hướng vềxuất khẩu nên những năm gần đây rất nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đượcxây dựng trong các khu công nghiệp hoặc khu chế xuất, gần cảng biển tạo thuận tiệncho nhập khẩu gỗ nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm, như Khu công nghiệp Phú Tài ởBình Định, hay Khu công nghiệp Sóng Thần ở Bình Dương Đặc biệt các doanhnghiệp chế biến dăm gỗ xuất khẩu đều phân bố ở các tỉnh duyên hải có cảng biển nướcsâu và các doanh nghiệp có công suất lớn thường được đặt ở các cảng lớn cho tàu cótrọng tải trên 8000 tấn.

Trong hơn 10 năm qua, cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành côngnghiệp chế biến gỗ của Việt Nam thì trong thời gian qua nhu cầu và thực tế sử dụng gỗnguyên liệu cũng phát triển mạnh mẽ Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, sản lượng gỗ khai thác của Việt Nam dùng làm gỗ nguyên liệu năm 2001 là2.37 triệu m3, năm 2006 là 3.13 triệu m3 và năm 2011 là 4.69 triệu m3, tăng 197.9% sovới năm 2011 và 158.5% so với năm 2006 Các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng tựnhiên dù được thúc đẩy phát triển nhưng sản lượng khai thác gỗ tự nhiên hàng năm cũngchỉ đáp ứng được 10% nhu cầu gỗ nguyên liệu cho chế biến của ngành, 90% còn lại phảinhập khẩu từ nhiều quốc gia khác như Lào, Miama, Malaysia, Indonesia Mặt kháckhông phải sản lượng khai thác được bao nhiêu thì đều có thể dùng vào chế biến bấynhiêu, thực tế thì chỉ có khoảng 50% số gỗ khai thác được là đủ tiêu chuẩn cho côngnghiệp chế biến Vì thế mà vấn đề nâng cao chất lượng gỗ đầu vào cũng như giảm chiphí nhập khẩu gồ thô từ nước ngoài đang là mối quan tâm lớn lao của các doanh ngiệp

và Bộ ngành liên quan Trong khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có dự địnhphát triển ngành chế biến gỗ là một ngành mũi nhọn thì nhiều ý kiến doanh nghiệp chorằng, kế hoạch này khó thực hiện, bởi muốn trở thành ngành mũi nhọn điều quan trọngnhất là phải chủ động về nguyên liệu Tồn tại lớn nhất đối với ngành chế biến gỗ là

Trang 23

nguyên liệu của Việt Nam đang thiếu trầm trọng Hàng năm các doanh nghiệp Việt Namphải nhập khẩu trên 80% nguyên liệu gỗ, chiếm khoảng 60% giá thành sản phẩm Năm

2011, nhập 1,3 tỷ USD nguyên liệu chế biến gỗ, 7 tháng đầu năm 2012 nhập 700 triệuUSD Đặc biệt, do phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu để sản xuất những mặt hàng cógiá trị cao sẽ làm cho ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển thiếu bền vững, tínhcạnh tranh thấp trên thị trường Nước ta đang xuất khẩu nguyên liệu thô quá nhiều Hơnnữa, thiếu nguyên liệu gỗ một phần do chưa gắn kết chặt chẽ giữa các công ty lâmnghiệp với các doanh nghiệp chế biến gỗ Sự thiếu gắn kết này là một mặt khiến chohiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên rừng chưa cao, giá trị gia tăng của lâm sản chưađược như mong muốn Mặt khác làm hạn chế sự cạnh tranh công bằng giữa các cơ sởchế biến, kinh doanh gỗ Hướng công nghiệp chế biến gỗ là ngành mũi nhọn đã khẳngđịnh sự lớn mạnh của ngành này song nhiều vấn đề đặt ra khi chúng ta đưa ngành chếbiến gỗ trở thành ngành công nghệ mũi nhọn Để thực hiện được mục tiêu này, đòi hỏichúng ta phải phát triển đúng định hướng, có quy hoạch và chính sách cụ thể Cần cóhướng đi đúng tạo nguyên liệu (yếu tố hàng đầu), phấn đấu đến 2020 cung cấp 60%nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ, năm 2030 cung cấp được khoảng 75% nguyên liệu.Nhằm đạt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ đến năm 2020 đạt 7 tỷ USD như chiến lượcphát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã đề ra, các bộ ngành cho rằng,cần tập trung trồng rừng theo phương thức thâm canh để giảm 50% ván nhập khẩu vàonăm 2020 Thỏa thuận với các nước có nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào, cung cấp dài hạncho Việt Nam Cần có sự hỗ trợ từ doanh nghiệp và nhà nước để người trồng rừng cóđiều kiện phát triển kinh doanh gỗ lớn…

Trang 24

2.1.1.1.2.1 Thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất Việt Nam Năm 2008 kimngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 791.8 triệu USD chiếm28.3% tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước Trong nửa đầu năm 2012, thị trườngnày có mức khá tốt Theo Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ trong 6tháng qua đã đạt 822,894 triệu USD, tăng 31,38% so với 6 tháng đầu năm ngoái, vượt xanhững mong đợi của ta trong thời kỳ kinh tế hiện nay

2.1.1.1.2.2 Thị trường EU

Liên minh Châu Âu được coi là một trong những thị trường hấp dẫn của ngành sản xuất

đồ gỗ nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng EU thống nhất và rộng lớncho phép hàng háo tự do lưu thông giữa các nước Những năm gần đây EU là thị trườngtiêu thụ đồ gỗ nội thất lớn nhất của nước ta Tuy nhiên trong năm 2012 rơi tình trạngkhủng hoảng nợ công đã khiến cho việc xuất khẩu gỗ vào nhiều nước ở khu vực này bịsuy giảm Ở một số nước EU khác, tuy xuất khẩu gỗ vẫn tăng trưởng, nhưng mức mứctăng không nhiều Chẳng hạn, trong 6 tháng đầu 2012m, xuất khẩu đồ gỗ sang Anh(nước nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam ở EU) đạt 92,144 triệu USD, chỉ tăngtăng gần 7 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái Ở Pháp, chỉ tăng trên 9 triệu USD (đạt42,6 triệu USD) so với cùng kỳ năm ngoái …

309 triệu USD (tăng 51,5 triệu USD)

Trang 25

Các thị trường châu Á khác cũng đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng xuất khẩu gỗViệt Nam Năm ngoái, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để đứng vào hàng thứ 2 trongdanh sách những nước nhập khẩu gỗ lớn từ nước ta 6 tháng đầu 2012, kim ngạch xuấtkhẩu gỗ sang Trung Quốc vẫn gia tăng đáng kể khi đạt 356 triệu USD (số liệu của Tổngcục Hải quan), tăng hơn 66 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái Thị trường Hàn Quốccũng tăng trưởng khá khi đạt 115,717 triệu USD trong 6 tháng qua (tăng 32,7 triệu USD)

…Châu Á vẫn sẽ là điểm đến quan trọng của đồ gỗ Việt Nam trong thời gian tới NgoàiTrung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều thị trường châu Á khác cũng đang ngày càngquan tâm hơn tới đồ gỗ Việt Nam

2.1.1.2 Chất lượng, mẫu mã, giá cả

2.1.1.2.1 Chất lượng

Năng lực chế biến gỗ của Việt Nam tăng lên không chỉ về số lượng nhà máy, quy môsản xuất mà còn về đầu tư thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độquản lý, tay nghề của công nhân Đây là thời điểm mà công nghiệp gỗ Việt Nam bắt đầubứt phá, tạo ấn tượng mạnh mẽ với các nhà nhập khẩu nước ngoài

Trình độ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã tiến bộ vượtbậc, đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu tương đối khắt khe về kiểu dáng, mẫu mã, nguồngốc gỗ không tác hại tới môi trường của thị trường Pháp Tại khu vực TPHCM và cáctỉnh lân cận, nơi quy tụ tới gần 50% doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cả nước và có kimngạch xuất khẩu gỗ chiếm 70% cả nước, trước đây các doanh nghiệp hay sơn đồ gỗ bằngtay nên chất lượng không đạt, dễ trầy xước thì nay, hầu hết các nhà máy chế biến gỗ ởBình Dương, TPHCM hay Đồng Nai đều đã đầu tư các dây chuyền phun sơn hiện đạicủa Đức, Italia theo đúng các tiêu chuẩn của Mỹ, EU

Song song với đầu tư máy móc, tăng năng lực sản xuất, các doanh nghiệp gỗ trong nướccòn đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm tinh xảo, có giá trị gia tăng cao như sản xuất

Trang 26

đồ gỗ trong nhà, các bộ sản phẩm nội thất phòng ngủ, phòng khách, đầu tư nhiều cho các

bộ phận thiết kế mẫu mã

Việc thuê chuyên gia nước ngoài làm việc trong các nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam đểđảm trách các khâu thiết kế, tiếp thị sản phẩm không còn là chuyện hiếm, thậm chí nhiềudoanh nghiệp còn mở cả văn phòng đại diện, công ty thương mại tại những thị trường đồ

gỗ lớn như Mỹ, EU (trong đó có Pháp) để đảm nhận khâu phân phối, chào hàng trựctiếp

Ngoài nhập khẩu gỗ nguyên liệu của nước ngoài, có doanh nghiệp đã tham gia đầu tưtrồng rừng quy mô lớn ở trong nước, đầu tư các nhà máy sản xuất gỗ nguyên liệu nhưván ép, gỗ MDF nhằm tiến tới chủ động nguồn nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu lâudài

Tuy nhiên cũng còn tồn tại một số hạn chế về mặt chất lượng đặc biệt là hàng gỗ mỹnghệ, khiến nước ta còn có kim ngạch khá khiêm tốn về mặt hàng này Đại bộ phận các

DN sản xuất gỗ, đặc biệt là hàng đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị lạc hậu, trong khi

đó, yêu cầu của thị trường ngày càng cao Các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ vẫn đangphụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu Mặc dù xuất khẩu các sản phẩm

gỗ của Việt Nam có thể mang về hơn 2 tỷ USD trong năm 2008, nhưng chi phí cho nhậpkhẩu gỗ đã chiếm trên 1/3 Hiện 80% nguyên liệu cho sản xuất, chế biến gỗ dựa vàonguồn nhập khẩu Thị trường cung ứng gỗ nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam vẫn làMalaysia, Lào, Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan, New Zealand Nhưng nguồn gỗ nhập khẩucũng đang gặp khó khăn khi các doanh nghiệp Việt Nam nhỏ bé, thiếu vốn, chỉ các công

ty lớn liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài, mới có đủ tiền lớn để mua gỗ Các nướcMalaysia, Indonesia cấm xuất khẩu gỗ tròn từ lâu, và mới đây đã tuyên bố cấm xuấtkhẩu gỗ xẻ; Lào cũng chỉ cho xuất khẩu một ít gỗ nguyên liệu

Những yêu cầu sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu phục vụ cho chế biến cũng đang đặt rakhông ít thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam bởi nhữngquy định và xu hướng tiêu dùng mới của các thị trường quốc tế Các nước nhập khẩu đòihỏi những sản phẩm gỗ sử dụng phải đến từ những nguồn hợp pháp

Trang 27

2.1.1.2.2 Mẫu mã

Các DN gỗ vẫn đang rất lúng túng, khó khăn bởi phần lớn các sản phẩm đồ gỗ XK củaViệt Nam vẫn phụ thuộc vào thiết kế của khách hàng nước ngoài Ở thị trường nội địa,cần phải có những thiết kế riêng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước thìcác DN lúng túng rõ rệt trong việc xác định mẫu mã, chủng loại sản phẩm … cho phùhợp Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam thường được bán cho các nhà phân phối nước ngoàichứ không bán tới tận tay người tiêu dùng, do đó, các DN gỗ rất thiếu kỹ năng phânphối, bán hàng ở thị trường nội địa

Mẫu mã gần đây đã chuyển biến tích cực từ gỗ thô sang các mặt hàng dân dụng có kỹthuật, mỹ thuật cao hơn nhưng cũng chỉ ở cấp độ nhỏ lẻ của những doanh nghiệp có đủvốn để đổi mới thiết kế, tăng chất lượng cho sản phẩm mà thôi

Vài năm trở lại đây, xu thế dùng gỗ tự nhiên đã trở lại trong thói quen tiêu dùng củangười Việt, đồ gỗ của mình lại gây thất vọng mẫu mã đơn điệu, đường nét cẩu thả,…Hiện thế giới đang yêu cầu sản phẩm đồ gia dụng kích thước nhỏ nhưng chứa đựngnhiều tính năng khác nhau và yếu tố an toàn được đặt lên trên hết

2.1.1.2.3 Giá cả

Giá cả của đồ gỗ Việt Nam ở thị trường trong nước cũng như nước ngoài phần lớn là ởgiá bình dân Một phần là vì chất lượng của sản phẩm chưa cao, phần nữa là công nghệchế biến còn phụ thuộc nhiều vào sức lao động của con người nên chưa đạt tới trình độtinh xảo Ngoài ra còn có một nguyên nhân khá quan trọng nữa là vì nguồn lao động củalĩnh vực này dồi dào và rẻ nên giúp hạ giá thành bán ra

Giá cả đồ gỗ Việt Nam thấp có những cái tốt và xấu riêng Điểm tốt là khả năng cạnhtranh của sản phẩm nước ta trong các thị trường trung lưu khá tốt, sức tiêu thụ lớn Tuynhiên, chất lượng và mẫu mã không đạt nên đối với những khách hàng khó tính, yêu cầuchất lượng cao Việt Nam khó cạnh tranh với những sản phẩm cao cấp của các nước mớinổi như Indonesia, Đài Loan

Trang 28

Một trong những đối thủ cạnh tranh về giá thấp của nước ta là Trung Quốc Sản phẩmbình dân của quốc gia này đặc biệt rẻ, không những nước ta mà tất cả các nước xuấtkhẩu đồ gỗ khác không thể cạnh tranh lại nổi Vì thế mà, Việt Nam tiến lên sản phẩmchất lượng cao, giá cả cao thì lại chưa đủ trình độ công nghệ và vốn đầu tư để thực hiện,còn cứ ở mãi chỗ cạnh tranh ở sản phẩm bình dân thì lại phải cạnh tranh khốc liệt vớinhững nước như Việt Nam Đây thực sự là vấn đề lớn trong cạnh tranh giá cả của nước

ta ra thị trường quốc tế

2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam những năm

qua

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm TOP 10 mặthàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và là một trong những mặt hàng xuất khẩu

có kim ngạch trên 3 tỷ USD

Bảng 2 Tổng giá trị xuất khẩu 10 mặt hàng hàng đầu của Việt Nam năm 2012

Trang 29

Gỗ và sản phẩm gỗ Gạo

Cao su

Trong năm 2011 và năm 2012 sản phẩm gỗ đã đứng thứ 8 trong TOP 10 mặt hàng cókim ngạch xuất khẩu đứng đầu Sau nhiều năm phát triển, với những nỗ lực to lớn củatoàn ngành, ngành chế biến gỗ đã thực sự trở thành một trong những ngành xuất khẩumũi nhọn của nước ta và là một ngành đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân Với kimngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ không ngừng tăng lên qua các năm

Bảng 3 Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam giai đoạn 2001-2012

USD)

Tốc độ tăng trưởng (%)

Trang 30

là 94.0% , tăng gần gấp đôi so với kim ngạch xuất khẩu năm 2003, với trị giá là 1100triệu USD, tăng 540 triệu USD so với năm 2003 (560 triệu USD) Đó cũng là tiền đề cho

sự ra đời của Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg của thủ tướng Chính Phủ về một số giải phápphát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ

Năm 2005, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục bứt phá với kim ngạch đạt 1563 triệuUSD, tăng 42% so với năm 2004 và chính thức đứng vào TOP năm mặt hàng có kimngạch xuất khẩu cao nhất cả nước (sau dầu khí, giầy dép, dệt may và thuỷ sản) Với kimngạch xuất khẩu đạt 1900triệu USD vào năm 2006, tăng 23.5% so với năm 2005, xuấtkhẩu sản phẩm gỗ vẫn duy trì vững chắc vị trí TOP năm mặt hàng xuất khẩu lớn nhấtcủa Việt Nam

Trang 31

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 0

500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000

334 435 567

1100 1563 1930 2400

2767 2598 3445 3955 4666

Biểu đồ 2 Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam giai đoạn 2001-2012

Các năm 2004-2008, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ luôn duy trì tốc độ tăng trưởnghai con số với giá trị xuất khẩu cao Mức tăng bình quân của giai đoạn này là 40%/ năm– một mức tăng trưởng khá cao so với các mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam và,cao hơn mức trăng trưởng bình quân của giai đoạn 2001-2003 là 10%

Tuy nhiên, đối nghịch với sự kỳ vọng tăng trưởng mạnh hơn nữa của mặt hàng này, năm

2009 lại đánh dấu một sự sụt giảm trong kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ViệtNam Trong năm 2009 giá trị xuất khẩu đã giảm xuống còn 2598 triệu USD, giảm 169triệu USD so với năm 2008 tương ứng với 6.1% Nguyên nhân chính là do cuộc khủnghoảng kinh tế trong năm 2008 xuất phát tại Mỹ, một trong những thị trường xuất khẩu

gỗ lớn của Việt Nam Đồng thời cuộc khủng hoảng cũng ảnh hưởng đến giá cả của mặthàng này nên giá trị xuất khẩu cũng giảm theo

Trang 32

Năm 2010 đã cho thấy sự tăng trưởng trở lại của ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam dù vẫnđang trong cuộc khủng hoảng kinh tế khi kim ngạch xuất khẩu gỗ tăng lên đến 3445triệu USD, tăng 32.6% so với năm 2009 và gấp đôi tốc độ tăng trưởng trong năm 2008.

Sự tăng trưởng này tiếp tục được duy trì qua các năm 2011 và 2012 với tốc độ tăngtrưởng lần lượt là 14.8% và 18% Đến năm 2012 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm

gỗ của Việt Nam đạt 4666 triệu USD và đứng trong TOP 10 mặt hàng xuất khẩu hàngđầu Việt Nam

Giai đoạn 2009-2012 tuy có sự sụt giảm về giá trị xuất khẩu trong năm 2009 nhưng vẫnđạt được mức độ tăng trưởng bình quân là 14.8% Điều này cho thấy dù đang trong giaiđoạn khủng hoảng nhưng ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam vẫn không ngừng tăng trưởngduy trì vị trí là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam

2.2.2 Phân tích dựa vào cơ cấu mặt hàng

Có thể chia các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam thành 4 nhóm chính:

Nhóm 1: Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế vườn, ghế

băng, dù che nắng, ghế xích đu,…… làm hoàn toàn từ gỗ hoặc gỗ kết hợp với cácvật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa,…………

Nhóm 2: Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế, giường, tủ,

giá kê sách, đồ chơi, ván sàn,…… làm hoàn toàn từ gỗ hoặc gỗ kết hợp với các vậtliệu khác như da, vải,………

Nhóm 3: Nhóm đồ gỗ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế, tủ,

Ngày đăng: 15/03/2015, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w