Phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng dệt may của việt nam sang hoa kỳ trong giai đoạn 2001 – 2014 Phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng dệt may của việt nam sang hoa kỳ trong giai đoạn 2001 – 2014 Phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng dệt may của việt nam sang hoa kỳ trong giai đoạn 2001 – 2014 Phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng dệt may của việt nam sang hoa kỳ trong giai đoạn 2001 – 2014 Phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng dệt may của việt nam sang hoa kỳ trong giai đoạn 2001 – 2014 Phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng dệt may của việt nam sang hoa kỳ trong giai đoạn 2001 – 2014 Phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng dệt may của việt nam sang hoa kỳ trong giai đoạn 2001 – 2014 Phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng dệt may của việt nam sang hoa kỳ trong giai đoạn 2001 – 2014
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP HỒ CHÍ MINH
-*** -Bộ môn
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Đề tài PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT
HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2001-2014
Nhóm sinh viên thực hiện: nhóm 3 – Mã lớp: 153
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2015
Trang 2MỤC LỤC
Danh mục bảng, biểu, hình vẽ
Trang 3Danh mục từ viết tắt
VITAS Hiệp hội Dệt may Việt Nam
OTEXA Văn phòng dệt may Mỹ
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
TPP Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình DươngFTA Hiệp định thương mại tự do
NICs Nước công nghiệp mới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
CMT Cut – Make –Trim
OEM/FOB Original Equipment Manufacturing
ODM Original Design Manufacturing
OBM Original Brand Manufacturing
Trang 4Với mục đích tìm hiểu các vấn đề liên quan đến ngành trong hoạt động xuấtkhẩu sang Hoa Kỳ hiện nay và thử tìm một số giải pháp để khắc phục những vấn đề
đó, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Phân tích thực trạng xuất khẩu mặthàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong giai đoạn 2001 – 2014”
Nội dung bài viết được chia làm ba chương:
− Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VÀ TÌNH HÌNH XUẤTKHẨU CHUNG CỦA VIỆT NAM
− Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY CỦAVIỆT NAM SANG HOA KỲ
− Chương 3: ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG LĨNHVỰC XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA KỲ
Trong quá trình tìm hiểu và hoàn thành đề tài nhóm em không thể tránh khỏinhững thiếu sót, nhóm em mong nhận được sự góp ý của cô để giúp chúng em hoànthiện kiến thức của mình
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
CHUNG CỦA VIỆT NAM
1.1 Vài nét về ngành dệt may Việt Nam
Cùng với điện thoại và linh kiện, dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của ViệtNam trong những năm qua Năm 2013, sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu đếnhơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,9 tỷ USD; chiếm13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam và 10,5% GDP cả nước Tốc độ tăngtrưởng dệt may trong giai đoạn 2008-2013 đạt 14,5%/năm đưa Việt Nam trở thànhmột trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt maynhanh nhất thế giới
Kể từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam vẫntiếp tục có những bước đi mạnh mẽ theo hướng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tếkhu vực và thế giới Với việc Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết và thực thi cáchiệp định đối tác kinh tế, các hiệp định thương mại tự do (FTA) ở cấp song phương
và đa phương, các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp dệt maynói riêng sẽ có nhiều cơ hội từ việc phát triển thương mại theo cách ít bị bảo hộnhất Tuy nhiên, những cơ hội ấy chỉ tận dụng được hiệu quả nếu doanh nghiệp xử
lý hiệu quả các thách thức từ quá trình hội nhập
Bảng 1 - Tổng quan ngành dệt may Việt Nam
Số lượng công ty Công ty 6.000
Quy mô doanh nghiệp Người SME 200-500+ chiếm tỉ trọng lớn
Cơ cấu công ty theo hình
Vùng phân bố công ty Miền Bắc (30%), miền Trung và cao
nguyên (8%), miền Nam (62%)
Số lượng lao động Người 2,5 triệu
Thu nhập bình quân công
Trang 6Số ngày làm việc/tuần Ngày 6
Số giờ làm việc/tuần Giờ 48
Giá trị xuất khẩu dệt may
2013 (không tính xơ sợi)
Giá trị nhập khẩu dệt may
2013
Thị trường xuất khẩu
Thin tường nhập khẩu
Thời gian thực hiện đơn
hàng (lead time) Ngày 90 – 100
Nguồn: VITAS
Hiện cả nước có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may; thu hút hơn 2,5 triệu laođộng; chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam.Theo số liệu của VITAS, mỗi 1 tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may có thể tạo ra việclàm cho 150 - 200 nghìn lao động, trong đó có 100 nghìn lao động trong doanhnghiệp dệt may và 50 - 100 nghìn lao động tại các doanh nghiệp hỗ trợ khác Phầnlớn các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân (84%); tập trung ở Đông Nam
Bộ (60%) và đồng bằng sông Hồng Các doanh nghiệp may chiếm khoảng 70%tổng số doanh nghiệp trong ngành với hình thức xuất khẩu chủ yếu là CMT (85%).Ngành dệt may với những đòi hỏi : vốn đầu tư không quá lớn, công nghệ khôngquá phức tạp, phù hợp với tổ chức sản xuất quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam Hơnnữa do tính đặc thù sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm trong thời gian ngắn nên
có thời hạn thu hồi vốn ngắn hơn nhiều so với một số ngành khác Thông thườngthời gian thu hồi vốn đối với ngành dệt là 10-12 năm, ngành may là 5-7 năm so vớikhoảng trên 15 năm của các ngành công nghiệp khác (ví dụ như ngành công nghiệpthép)
Trang 7Biểu đồ 1 - Chỉ số năng suất lao động khu vực sản xuất
Nguồn: UNIDO China statistical yearbook
So với các quốc gia khác, năng suất lao động khu vực sản xuất của Việt Nam rấtthấp Chỉ số năng suất lao động khu vực sản xuất của Việt Nam chỉ đạt 2,4; trongkhi các quốc gia sản xuất dệt may lớn khác như Trung Quốc, Indonesia là 6,9 và5,2 Đây là một trong những điểm yếu lớn nhất của dệt may nói riêng và các ngànhcông ngành sản xuất thâm dụng lao động nói chung của Việt Nam
1.2 Tình hình xuất khẩu chung của Việt Nam
Trang 8tỷ USD, trong đó hàng dệt may vào khoảng 21 tỷ USD, chiếm khoảng 14% tổngkim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
1.2.2 Giai đoạn 2011 – 2014
Hàng dệt may của Việt Nam trong những năm gần đây không những tăng vềmặt sản lượng mà chất lượng, mẫu mã cũng ngày càng được cải tiến và hoàn thiện,đáo ứng nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng, do đó hàng dệt may Việt Nam ngày càng mởrộng thị trường xuất khẩu của mình và có mặt ở ngày càng nhiều quốc gia Hiện tạisản phẩm của ngành đã có mặt tại trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ ở hầu hết cácchâu lục, đặc biệt là các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Biểu đồ 3 - Thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đến tháng 10 năm 2014
Nguồn: VITAS
Trong 10 tháng đầu năm 2014, hàng dệt may là mặt hàng chủ lực của ViệtNam xuất khẩu sang hầu hết các thị trường trên thế giới Đặc biệt, nhiều thị trườngxuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD như:Hoa Kỳ đạt 8,16 tỷ USD; Nhật Bản đạt 2,16 tỷ USD; Hàn Quốc đạt 1,86 tỷ USD
Theo sau đó là các thị trường khác như: Đức 628 triệu USD; Tây Ban Nha
584 triệu USD; Anh 478 triệu USD; Canada 404 triệu USD; Trung Quốc 388 triệuUSD
Có thể thấy, Hoa Kỳ là một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng đối với hàngdệt may Việt Nam khi gần 50% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Namđược xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
Chỉ tính riêng mặt hàng này đã chiếm khoảng 28,4% tổng kim ngạch hànghóa từ Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ và chiếm gần 46,82% kim ngạch xuấtkhẩu hàng dệt may của cả nước tính đến tháng 10 năm 2014
1.2.3.
Trang 91.2.4 Hình thức xuất khẩu chủ yếu
Phần nhiều các sản phẩm may mặc của Việt Nam xuất khẩu sang các nướcthuộc EU, Hoa Kỳ được tiến hành qua một trung gian thứ ba, chủ yếu là qua cácnước NICs có nền công nghiệp dệt may phát triển - với vị trí là nhà đặt hàng nhưHồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… Các nhà nhập khẩu đóng vai trò
là chủ hàng nước ngoài và là nguồn cung ứng chính về nguyên phụ liệu Với vai trò
là những nhà thầu phụ, các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc của Việt Nam cungcấp hàng hóa theo các hợp đồng ký kết với những đối tác này và giao thẳng cho cácnhà bán lẻ của Hoa Kỳ hay EU Vì vậy, hình thức xuất khẩu này làm cho việc xuấtkhẩu hàng dệt may của doanh nghiệp Việt Nam trở nên thụ động, phụ thuộc vàonước thứ ba dẫn đến giá trị xuất khẩu bị hạn chế
1.3 Định hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam
Theo quyết định 36/2008/QĐ-TTg, mục tiêu tổng quát định hướng phát triểnngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũinhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiềuviệc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khuvực và thế giới
Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đếnnăm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau:
Bảng 2 - Mục tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
hiện 2006
Mục tiêu toàn ngành đến
3 Sử dụng lao động nghìn người 2.150 2.500 2.750 3.000
Trang 104 Tỷ lệ nội địa hoá % 32 50 60 70
1.4.2 Những vấn đề nhà nhập khẩu Hoa Kỳ quan tâm
Về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm: được sản xuất tại quốc gia nào, có là thànhviên của WTO, hạn ngạch xuất khẩu dệt may được Hoa Kỳ cấp là bao nhiêu, cácchương trình ưu đãi thuế, vị thế quốc gia, mức độ tuân thủ các quy định hải quancủa Hoa Kỳ,
Về khả năng đáp ứng đơn hàng: do người dân Hoa Kỳ trọng chữ tín và thựcdụng, thời gian đối với họ là tài sản quý nên với những đơn hàng của họ đòi hỏi khảnăng giao hàng nhanh chóng, đúng hạn
1.4.3 Một số rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may
Trang 11Các quy định của Hoa Kỳ về hàng dệt may nhập khẩu là rất nghiêm ngặtnhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như bảo hộ nền sản xuất trongnước Các sản phẩm dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ phải tuân thủ theo luật về
an toàn sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ (thông qua ngày 14/8/2008, có hiệu lực từtháng 2/2009) Hơn nữa, Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC –Consume Product Safety Community) cũng sẽ tăng cường giám sát các quy định antoàn sản phẩm
Trang 12CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM
SANG HOA KỲ
2.1 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ
2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu
Biểu đồ 4- Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ từ năm 2000 đến 2014
Nguồn: VITAS
Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳchỉ là 50 triệu USD; năm 2001 tăng trưởng âm với kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 45triệu USD (do sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 ở Hoa Kỳ)
Biểu đồ 5 - Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng mặt hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ từ năm 2000 đến 2014
Nguồn: VITAS
Hiệp định thương mại song phương được thực hiện, năm 2002 kim ngạchxuát khẩu tăng vọt lên đến 951 triệu USD, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc củakim ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ với tốc độ tăng trưởnglên đến 2013,33% Trong các năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuấtkhẩu hàng dệt may sang thị trường này là tương đối cao nhưng biến động với biên
độ lớn, cao nhất là tăng trưởng 46,63% vào năm 2007, một năm sau khi Việt Namgia nhập WTO, và thấp nhất vào năm 2009, năm chứng kiến cơn bão suy thoái kinh
tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực giảm mạnh và kimngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ cũng bị ảnhhưởng, tuy nhiên chỉ ở mức -2.17% so với năm 2008
Trang 13Biểu đồ 6 - tốc độ tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ từ năm 2004 đến 2014
Nguồn: VITAS
Có thể thấy, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến xuất khẩu mặt hàng dệt may làkhông lớn, một phần là do dệt may thuộc nhóm các mặt hàng phục vụ tiêu dùngmang tính thiết yếu, đây là mặt hàng có cầu ít nhạy cảm đối với thu nhập người tiêudùng, do đó khi thu nhập người tiêu dùng thay đổi, lượng cầu về mặt hàng này thayđổi không đáng kể Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường nàyđạt 6118 triệu USD, tăng 22,5% so với năm 2009 Bước sang năm 2011, kim ngạchxuất khẩu 2 tháng đầu năm là 993,11 triệu USD, tăng 13,81% so với cùng kỳ năm
2010, tổng kết cả năm kim nghạch xuất khẩu dệt may năm 2011 là 6880 triệu USD,tốc độc tăng trưởng cùng kì năm 2010 là 12,5% Tổng cộng, kim ngạch XK ngànhdệt may năm 2011 đạt 15,6 tỷ USD, tăng 38% so với năm 2010 Đây là mức tăngtrưởng XK ngoạn mục mà ngành dệt may đạt được kể từ khi trở thành thành viêncủa Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Giai đoạn từ năm 2011 đến 2013 có thể nói là điểm sáng tăng trưởng , dùphải đối mặt với những tác động xấu từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trongcác năm từ 2011-2013, nhưng Việt Nam vẫn là một trong số ít nền kinh tế giữ mứctăng trưởng trên 5% mỗi năm Mức tăng trưởng trên có phần quan trọng từ nhữngthành tựu của hoạt động xuất khẩu Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu năm 2012 đều
có sự tăng trưởng rõ rệt so với năm 2011, và chiếm tỉ trọng lớn nhất vẫn là mặt hàngdệt may, xét trên thị trường xuất khẩu qua Hoa Kỳ
Dệt may vẫn là mặt hàng ổn định và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các mặthàng chủ yếu xuất khẩu qua Hoa Kỳ, năm 2012 đạt 7457 triệu USD so với năm
2011, chiếm tỉ trọng 37,9% đứng đầu trong các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳcùng năm, và năm 2013 tiếp tục tăng mạnh với 8612 triệu USD, tăng 15,5% , ngànhmay mặc đã tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong tốc độ tăng trưởng kinh tếcủa Việt Nam đến năm 2014 tiếp tục tăng với 9819 triệu USD và tốc độ tăng trưởng
là 14%
Trang 14Tuy giảm về tỉ trọng trong tổng Kim ngạch xuất khẩu cả nước , nhưng vớicác nhóm hàng xuất khẩu qua Hoa Kỳ thì mặt hàng may mặc vẫn đứng đầu về tỉtrọng Nhìn một cách tổng thể, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa
Kỳ trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng đáng kể và tương đối ổn định Sau khiHoa Kỳ dỡ bỏ hạn ngạch dệt may và nhất là khi chính thức trở thành thành viên củaWTO thì thị trường Hoa Kỳ đã mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu dệt may Việt Namnói riêng và cho hoàng hóa Việt Nam nói chung
2.1.2 Cơ cấu mặt hàng may mặc xuất sang Hoa Kỳ
Xét cơ cấu hàng dệt may nói chung, hàng dệt may bao gồm ba nhóm chínhlà: sợi, vải và hàng may mặc Đi cùng với sự thay đổi dần của máy móc, trang thiết
bị thì các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã dần được đa dạng hóa vềchủng loại
Trong khâu sản xuất sợi, tỷ trọng các mặt hàng Polyeste pha bông với nhiều
tỷ lệ khác nhau tăng nhanh Các loại sợi 100% polyeste cũng bắt đầu được sản xuất,các sản phẩm cotton/visco, cotton/acrylic đã bắt đầu được đưa ra thị trường
Trong khâu dệt vải, nhiều mặt hàng dệt thoi mới, chất lượng cao đã bắt đầuđược sản xuất: đối với mặt hàng 100% sợi bông, các mặt hàng sợi đơn chải kỹ chỉ
số cao phục vụ cho may xuất khẩu, mặt hàng sợi bông dày được tăng cường côngnghệ làm bóng, phòng co cơ học Đối với một số mặt hàng sợi pha, các mặt hàngkatê đơn màu sợi 76/76 đều thay sợi dọc 76/2, các loại vải dày như gabadin, kaki,simili tuy sản lượng chưa cao nhưng cũng bắt đầu được đưa vào sản xuất rộng rãi ởnhiều doanh nghiệp Đối với mặt hàng 100% sợi tổng hợp, nhờ được trang bị thêm
hệ thống xe săn sợi với độ săn cao, thiết bị comfit, thiết bị giảm trọng lượng đã tạo
ra nhiều mặt hàng tơ tằm nhân tạo, len nhân tạo Đối với mặt hàng dệt kim , chủ yếuvẫn là các mặt hàng thuộc nhóm giá thấp và trung bình, tỷ trọng các mặt hàng chấtlượng cao còn rất thấp
Về phía các mặt hàng may mặc cũng đã có sự thay đổi đáng kể Trước đây,ngành may mặc chỉ tập trung vào các mặt hàng dễ làm do công nghệ sản xuất cònlạc hậu Ngày nay, khi thị trường ngày càng được mở rộng và nhằm thực hiện được
Trang 15các nhu cầu đặt ra của thị trường nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt mayViệt Nam đã không ngừng mở rộng chủng loại mặt hàng may mặc xuất khẩu, sốlượng các mặt hàng cao cấp ngày càng tăng mạnh Từ chỗ chỉ may được quần áobảo hộ lao động, quần áo thường dùng ở nhà, đồng phục học sinh đến nay ngành
đã có những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của những nhà nhậpkhẩu khó tính
Bảng 3 - Trị giá xuất khẩu 2 nhóm hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ, giai đoạn 2010-2013
Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đa phần là hàng may mặc Tuy nhiên trong
số các mặt hàng may mặc xuất khẩu sang Hoa Kỳ lại có những mặt hàng chiếm tỉ lệchủ yếu về trị giá xuất khẩu và tăng trưởng đều qua các năm như áo dệt kim namchất liệu bông (338), áo dệt kim nữ chất liệu bông (339), quần dài và quần short nữchất liệu bông (347), áo sơ mi dệt kim của nữ chất liệu sợi nhân tạo (639), quần dài
và quần short nữ chất liệu nhân tạo (648).1
Một số mặt hàng có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây như: đồlót (352), váy dài (636), áo sơ mi dệt kim của nam (638), áo sơ mi dệt kim của nữ(639), áo sơ mi nữ không dệt kim (641).2
2.2 Kênh phân phối mặt hàng may mặc Việt Nam tại Hoa Kỳ
1 Xem Phụ lục 2
2 Xem Phụ lục 2
Trang 162.2.1 Các phương thức sản xuất xuất khẩu
Hình 1 - Các phương thức sản xuất xuất khẩu
Các doanh nghiệp dệt may gia công hàng xuất khẩu may mặc thường ápdụng 4 phương thức xuất khẩu chính là CMT, FOB, ODM và OBM
2.2.1.1 CMT (Cut – Make –Trim)
Đây là phương thức xuất khẩu đơn giản nhất của ngành dệt may và mang lạigiá trị gia tăng thấp nhất Khi hợp tác theo phương thức này, người mua cung cấpcho doanh nghiệp gia công toàn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm bao gồm nguyênliệu, vận chuyển, mẫu thiết kế và các yêu cầu cụ thể; các nhà sản xuất chỉ thực hiệnviệc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm Doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu theo CMTchỉ cần có khả năng sản xuất và hiểu biết cơ bản về thiết kế để thực hiện mẫu sảnphẩm
2.2.1.2 OEM/FOB (Original Equipment Manufacturing)
FOB là phương thức xuất khẩu ở bậc cao hơn so với CMT; đây là hình thứcsản xuất theo kiểu “mua nguyên liệu, bán thành phẩm” Theo phương thức FOB,các doanh nghiệp chủ động tham gia vào quá trình sản xuất, từ việc mua nguyên
Trang 17liệu đến cho ra sản phẩm cuối cùng Khác với CMT, các nhà xuất khẩu theo FOB sẽchủ động mua nguyên liệu đầu vào cần thiết thay vì được cung cấp trực tiếp từ cácngười mua của họ Các hoạt động theo phương thức FOB thay đổi đáng kể dựa theocác hình thức quan hệ hợp đồng thực tế giữa nhà cung cấp với các khách mua nướcngoài và được chia thành 2 loại:
− FOB cấp I Các doanh nghiệp thực hiện theo phương thức này sẽ thu muanguyên liệu đầu vào từ một nhóm các nhà cung cấp do khách mua chỉ định.Phương thức xuất khẩu này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may phải chịu tráchnhiệm về tài chính để thu mua và vận chuyển nguyên liệu
− FOB cấp II Các doanh nghiệp thực hiện theo phương thức này sẽ nhận mẫuthiết kế sản phẩm từ các khách mua nước ngoài và chịu trách nhiệm tìmnguồn nguyên liệu, sản xuất và vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm tớicảng của khách mua Điểm cốt yếu là các doanh nghiệp phải tìm được cácnhà cung cấp nguyên liệu có khả năng cung cấp các nguyên liệu đặc biệt vàphải tin cậy về chất lượng, thời hạn giao hàng Rủi ro từ phương thức nàycao hơn nhưng giá trị gia tăng mang lại cho công ty sản xuất cũng cao hơntương ứng
2.2.1.3 ODM (Original Design Manufacturing)
Đây là phương thức sản xuất xuất khẩu bao gồm khâu thiết kế và cả quá trìnhsản xuất từ thu mua vải và nguyên phụ liệu, cắt, may, hoàn tất, đóng gói và vậnchuyển Khả năng thiết kế thể hiện trình độ cao hơn về tri thức của nhà cung cấp và
vì vậy sẽ mang lại giá trị gia tăng cao hơn rất nhiều cho sản phẩm Các doanhnghiệp ODM tạo ra những mẫu thiết kế, hoàn thiện sản phẩm và bán lại cho ngườimua, thường là chủ của các thương hiệu lớn trên thế giới
2.2.1.4 OBM (Original Brand Manufacturing)
Đây là phương thức sản xuất được cải tiến dựa trên hình thức OEM, song ởphương thức này các hãng sản xuất tự thiết kế và ký các hợp đồng cung cấp hànghóa trong và ngoài nước cho thương hiệu riêng của mình Các nhà sản xuất tại cácnền kinh tế đang phát triển tham gia vào phương thức OBM chủ yếu phân phối sảnphẩm tại thị trường nội địa và thị trường các quốc gia lân cận
Trang 182.2.2 Lý thuyết về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị dệt may toàn cầu
Theo tài liệu nghiên cứu về chuỗi giá trị của Kaplinsky (2000), chuỗi giá trịbao gồm các hoạt động cần thiết của một chu trình sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ
kể từ giai đoạn nghiên cứu sáng chế, qua các giai đoạn khác nhau của quá trình sảnxuất, phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng, cũng như xử lý rác thải sau khi sửdụng
Như vậy có thể hiểu về chuỗi giá trị là tập hợp các giá trị được tạo ra từ cácgiai đoạn của quá trình sản xuất một sản phẩm hay dịch vụ, từ khâu nghiên cứu pháttriển, thiết kế, cung cấp đầu vào, sản xuất, marketing và phân phối tới người tiêudùng cuối cùng Nếu một chuỗi giá trị của một sản phẩm hay dịch vụ diễn ra quanhiều nước trên phạm vi toàn cầu thì chuỗi giá trị đó được gọi là chuỗi giá trị toàncầu
Từ lý thuyết về chuỗi giá trị, Gereffi (2001) đã xây dựng lý thuyết về chuỗicung ứng, ông cho rằng có hai yếu tố liên quan đến việc tạo ra giá trị hay quyết địnhdạng chuỗi cung ứng của một ngành Thứ nhất là chuỗi cung ứng do phía cung tạo
ra Đây là những chuỗi hàng hóa mà trong đó tác nhân chính các nhà sản xuất lớn,thường là những nhà sản xuất xuyên quốc gia hợp nhất theo chiều dọc đóng vai tròtrung tâm trong việc phối hợp các mạng lưới sản xuất quốc tế Các ngành côngnghiệp thâm dụng vốn và công nghệ như sản xuất xe hơi, máy bay, điện tử là đặctrưng của chuỗi cung ứng do phía cung quyết định Thứ hai là chuỗi cung ứng dophía cầu hay người mua quyết định Đây là đặc trưng của những ngành công nghiệpsản xuất hàng tiêu dùng thâm dụng lao động như ngành may mặc, giày dép, và cáchàng thủ công khác Các nhà bán lẻ lớn, các nhà buôn và các nhà sản xuất cóthương hiệu là những tác nhân chính đóng vai trò cốt yếu trong việc hình thành cácmạng lưới sản xuất được phân cấp tại nhiều quốc gia xuất khẩu Đặc điểm chính củachuỗi giá trị do người mua quyết định là sự hợp nhất theo mạng lưới để thúc đẩy sựphát triển của các khu chế xuất và thực hiện thuê gia công toàn cầu của các nhà bánlẻ
Trang 19Ngành dệt may là một minh họa kinh điển của chuỗi giá trị do người muaquyết định, việc tạo ra sản phẩm cuối cùng phải qua nhiều công đoạn và hoạt độngsản xuất thường được tiến hành ở nhiều nước Trong đó các nhà sản xuất vớithương hiệu nổi tiếng, các nhà buôn, nhà bán lẻ lớn đóng vai trò then chốt trongviệc thiết lập mạng lưới sản xuất và định hình việc tiêu thụ hàng loạt thông qua cácthương hiệu mạnh và sự phụ thuộc của chúng vào những chiến lược thuê gia côngtoàn cầu nhằm thỏa mãn nhu cầu này (Gereffi, 1999).
Theo kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Gereffi vàMemodovic (2003) có thể phân chia chuỗi giá trị dệt may làm năm phân khúc chínhtheo hình:
Trang 20Hình 2 - Mô hình chuỗi giá trị ngành dệt may
Nguồn: Gereffi và Memodovic, 2003
MẠNG LƯỚI NGUYÊN PHỤ LIỆU
MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT
MẠNG LƯỚI TIẾP THỊ
MẠNG LƯỚI XUẤT KHẨU NGUYÊN LIỆU
ĐẦU VÀO
Trang 21Ứng dụng lý thuyết đường cong nụ cười, các nhà nghiên cứu đã biểu diễnchuỗi giá trị dệt may thế giới hiện nay gồm 5 mắt xích chính:
Đồ thị 1 - Lý thuyết "Đường cong nụ cười"
Chuỗi giá trị dệt may chịu ảnh hưởng bởi người mua, việc tạo ra sản phẩmcuối cùng phải qua nhiều công đoạn và hoạt động sản xuất thường được tiến hành ởnhiều nước Trong đó, các nhà sản xuất với thương hiệu nổi tiếng, các nhà buôn,nhà bán lẻ lớn đóng vai trò then chốt trong việc thiết lập mạng lưới sản xuất và địnhhình việc tiêu thụ hàng loạt thông qua các thương hiệu mạnh và sự phụ thuộc vàonhững chiến lược thuê gia công toàn cầu nhằm thỏa mãn nhu cầu này Chuỗi giá trịdệt may toàn cầu được chia làm 5 công đoạn cơ bản:
1 Cung cấp sản phẩm thô, bao gồm bông tự nhiên, xơ,…;
2 Sản xuất các sản phẩm đầu vào; sản phẩm của công đoạn này là chỉ và sợi,vải do các công ty dệt, nhuộm đảm nhận;
3 Thiết kế mẫu sản phẩm; sản xuất thành phẩm do các công ty may đảm nhận;
4 Xuất khẩu do trung gian thương mại đảm nhận;
5 Marketing và phân phối
Mắt xích 1- Thiết kế: Đây là khâu có tỷ suất lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị
và rất thâm dụng tri thức Các nước đi trước trong ngành công nghiệp dệt may, saukhi đã dịch chuyển hoạt động sản xuất sang các nước đi sau thường chỉ tập trung
Trang 22vào khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới nhằm tạo ra những thương hiệu nổitiếng để đạt được tỷ suất lợi nhuận cao nhất Việc cạnh tranh thương hiệu đang rấtkhốc liệt trên thị trường dệt may thế giới, các thương hiệu cạnh tranh nhau bằng cácmẫu thiết kế đẹp, sáng tạo Yếu tố quan trọng để thâm nhập và “trụ” vững được ởmắt xích này đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các nhà thiết kế có khả năng nắmđược xu hướng, thị hiếu thời trang của người mua toàn cầu.
Mắt xích 2 - Sản xuất nguyên phụ liệu: Đây là mắt xích quan trọng hỗ trợcho ngành may mặc phát triển và là khâu thâm dụng đất đai và vốn Đối với hàngmay mặc, giá trị của phần nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng lớn và quyết định đếnchất lượng sản phẩm Nguyên phụ liệu trong ngành dệt may thường chia thành haiphần: nguyên liệu chính và phụ liệu Nguyên liệu chính là thành phần chính tạo nênsản phẩm may mặc, chính là các loại vải Phụ liệu là các vật liệu đóng vai trò liênkết nguyên liệu, tạo thẩm mỹ cho một sản phẩm may mặc, gồm có hai loại phụ liệuchính là chỉ may và vật liệu dựng Vật liệu dựng là các vật liệu góp phần tạo dángcho sản phẩm may như: khóa kéo, cúc, dây thun,…
Mắt xích 3 – May: Đây là mắt xích thâm dụng lao động nhất nhưng lại có tỉsuất lợi nhuận thấp nhất chỉ chiếm khoảng 10-15% (Jocelyn Trần, 2011) May làkhâu mà các nước mới gia nhập ngành thường chọn để thâm nhập đầu tiên vì nókhông đòi hỏi đầu tư cao về công nghệ và rất thâm dụng lao động Những nướcđang tham gia ở khâu này thường thực hiện việc gia công lại cho các nước gia nhậptrước, đây chính là đặc điểm chung của khâu sản xuất trong ngành dệt may thế giới.Các quốc gia có ngành dệt may phát triển, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu từ lâuthường không còn thực hiện các công đoạn trong khâu này nữa mà hợp đồng giacông lại cho các quốc gia mới gia nhập ngành, có nguồn lao động giá rẻ và việc sảnxuất nguyên phụ liệu đầu vào chưa phát triển như Bangladesh, Pakistan và ViệtNam Đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động gia công, tỷ lệ giá trị thu vềtrong phân khúc may cũng sẽ khác nhau tùy theo phương thức xuất khẩu là CMT,FOB hay ODM
Mắt xích 4 - Mạng lưới xuất khẩu: Đây là khâu thâm dụng tri thức, gồm cáccông ty may mặc có thương hiệu, các văn phòng mua hàng, và các công ty thương
Trang 23mại của các nước Một trong những đặc trưng đáng lưu ý nhất của chuỗi dệt may dongười mua quyết định là sự tạo ra các nhà buôn với các nhãn hiệu nổi tiếng, nhưngkhông thực hiện bất cứ việc sản xuất nào3 Họ được mệnh danh là những “nhà sảnxuất không có nhà máy” do hoạt động sản xuất được gia công tại hải ngoại, điểnhình như các công ty Mast Industries, Nike và Reebok Các công ty này đóng vaitrò trung gian kết hợp chuỗi cung ứng giữa các nhà may mặc, các nhà thầu phụ vớicác nhà bán lẻ toàn cầu Trong chuỗi dệt may toàn cầu, chính các nhà buôn (trader),các nhà cung cấp là các trung gian đóng vai trò then chốt và nắm giữ phần lớn giátrị trong chuỗi mặc dù họ không hề sở hữu nhà máy sản xuất nào Hiện nay các nhàbuôn, người mua ở Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc đang nắm đa số các điểm nútcủa mạng lưới này, đây được xem là “ba ông lớn” 4trong chuỗi cung ứng hàng dệtmay thế giới.
Mắt xích 5 - Thương mại hóa: Mắt xích này bao gồm mạng lưới marketing
và phân phối sản phẩm, đây cũng là khâu thâm dụng tri thức Các nhà bán lẻ nổitiếng trên thế giới đang nắm giữ khâu này và thu được nguồn lợi nhuận khổng lồhàng năm “Tại thị trường châu Âu, các nhà phân phối thường chính là nhà thiết kế,
vì hơn ai hết, chính họ là người tường tận nhất nhu cầu và điều kiện để thoả mãn thịhiếu của khách hàng Các chuyên gia trong ngành dệt may ước tính, tới 70% lợinhuận (tính trên một sản phẩm may mặc từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của chuỗigiá trị) thuộc về các nhà phân phối lẻ này” Đây là mắt xích có suất sinh lợi caonhất, do các công ty lớn trên thế giới nắm giữ và họ thường tạo ra các rào cản gianhập ngành nên các quốc gia mới gia nhập chuỗi giá trị rất khó để xâm nhập đượckhâu này Các công ty trong khâu này không trực tiếp làm ra sản phẩm, chỉ thựchiện hoạt động phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng nhưng họ đóng vai tròquan trọng trong việc định hướng và tác động đến chuỗi dệt may thế giới vì họ nắm
rõ nhu cầu của những người tiêu dùng, cung cấp xu hướng thời trang cho các nhàthiết kế sản phẩm và nắm giữ hệ thống bán hàng, kênh phân phối trên toàn cầu
2.2.3 Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam
3 Xu hướng này bắt đầu từ những năm 1970
4 Gereffi, 1999, International trade and industrial upgrading in the apparel commodity chain, Journal of International Economics 48
Trang 24Để xác định rõ ngành dệt may Việt Nam đang ở vị trí nào trong chuỗi giá trịdệt may toàn cầu, cần tiền hành phân tích luồng di chuyển sản phẩm dệt may và đặcđiểm các người mua mà các doanh nghiệp Việt Nam đang giao dịch.
2.2.3.1 Nguồn cung cấp bông, xơ và sợi 5
Hiện cả nước có khoảng 10 nghìn hecta trồng bông với sản lượng hằng nămchỉ đáp ứng khoảng 2% nhu cầu sản xuất Nguyên nhân chính dẫn tới sự kém pháttriển của ngành bông, xơ ở Việt Nam là do nước ta không có lợi thế cạnh tranh tựnhiên và không chú trọng đầu tư trong việc trồng bông và sản xuất xơ Trồng bông
là ngành rất thâm dụng đất đai, việc trồng bông chịu tác động nhiều bởi thời tiết, khíhậu, dẫn tới diện tích trồng bông ở Việt Nam vẫn chưa cao và còn manh mún Bêncạnh đó, trình độ thâm canh của nông dân chưa tốt, không có hệ thống thủy lợi hỗtrợ, điều kiện trồng trọt chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, sản xuất thu hoạch bằngtay nên chất lượng bông của nước ta thấp dẫn tới giá bán không cạnh tranh so vớicác nước khác ở Bắc Mỹ và Châu Phi Năng suất bông bình quân của nước ta hiệnđạt khoảng 1,28 tấn/ha
Ngành sợi phát triển thuận lợi trong những năm qua xuất phát từ hai nguyênnhân chính Thứ nhất, ngành sợi đã phát huy được lợi thế cạnh tranh về chi phí đầuvào thấp so với các nước mà cụ thể là chi phí nhân công và tiền thuê đất Thứ hai là
do nhu cầu sợi của thị trường của thế giới tăng nhanh trong những năm gần đây.Tuy nhiên, đa số lượng sợi sản xuất trong nước được xuất khẩu trong khi các doanhnghiệp dệt trong nước lại nhập khẩu sợi từ nước ngoài do cung và cầu trong nướcchưa phù hợp với nhau về số lượng và chất lượng sợi
2.2.3.2 Hoạt động dệt, nhuộm và sản xuất nguyên phụ liệu
Vai trò của ngành dệt đối với ngành may nói riêng và tổng thể ngành dệtmay là rất lớn vì vải là yếu tố quan trọng quyết định đến chi phí và chất lượng cuốicùng của một sản phẩm may mặc Mặc dù có vai trò quan trọng trong việc cung cấpnguyên liệu tại chỗ cho ngành may nhưng trên thực tế, ngành dệt Việt Nam chưaphát triển như kỳ vọng
5 Thống kê của Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam
Trang 253 nguyên nhân chính dẫn đến sự yếu kém của ngành dệt trong chuỗi giá trị dệtmay Việt Nam là:
− Sự mâu thuẫn trong chính sách của nhà nước trong việc khuyến khích đầu tưvào ngành dệt nhuộm và chính sách hạn chế các ngành công nghiệp gây ônhiễm môi trường;
− Quy mô doanh nghiệp dệt nhỏ, thiếu nhân lực quản lý giỏi; công nghệ lạchậu;
− Thiếu vắng các cụm ngành công nghiệp dệt may để hỗ trợ phát triển
kê của VITAS, tỷ lệ xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức gia công CMT vẫnchiếm chủ yếu (khoảng 85%), xuất khẩu theo phương thức FOB chỉ khoảng 13% vàchỉ 2% xuất khẩu theo phương thức ODM Các doanh nghiệp Việt Nam xuất hàngtheo FOB cũng chỉ chủ yếu ở mức FOB I nên giá trị gia tăng của ngành còn thấp
Tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm may mặc theo phương thức FOB, ODM, OBMvẫn thấp do ngành dệt may của Việt Nam không chủ động được nguồn nguyên liệu,khả năng quản lý, huy động vốn nên vẫn chưa khai thác hết các lợi thế để thu lợinhuận tối đa ở khâu này Đặc biệt, ngành may mặc Việt Nam đang rất yếu ở mảngthiết kế sản phẩm vì thiếu các nhà thiết kế giỏi, khó tiếp cận và thiếu thông tin vềnhu cầu khách hàng, xa thị trường tiêu dùng cuối cùng
Nếu so sánh mắt xích sản xuất ngành dệt may Việt Nam so với thế giới, cóthể thấy trong khi mắt xích sản xuất của ngành dệt may Việt Nam đang ở mức maygia công là chủ yếu thì các nhà sản xuất trên thế giới đang cạnh tranh bằng cáchdịch chuyển lên phương thức sản xuất ODM hay OBM nhằm đáp ứng những thayđổi quan trọng trên thị trường
2.2.3.4 Mạng lưới xuất khẩu và tiếp thị
Trang 26Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện phụthuộc vào các nhà buôn nước ngoài Các nhà buôn đóng vai trò rất quan trọng làtrung gian trong chuỗi cung ứng hàng dệt may của Việt Nam ra thế giới Các nhàbuôn trong khu vực thường từ Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc Những doanhnghiệp bán lẻ, đa số thuộc thị trường EU, Nhật và Hoa Kỳ, sở hữu những thươnghiệu hàng đầu quốc tế, những siêu thị, cửa hàng bán sỉ và bán lẻ Các doanh nghiệpbán lẻ lớn tin cậy vào các nhà buôn để phát triển mạng lưới cung ứng của họ ở ViệtNam nhằm giảm chi phí giao dịch Các doanh nghiệp đầu tư may mặc nước ngoàithường liên hệ trực tiếp với các nhà buôn tại Hồng Kông, Đài Loan hay Hàn Quốc.
Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ) phụ thuộcrất lớn vào các nhà buôn nhỏ trong khu vực Nói cách khác, các doanh nghiệp dệtmay Việt Nam vẫn rất thiếu liên kết với những người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng
mà chỉ thực hiện các hợp đồng gia công lại cho các nhà sản xuất khu vực
Hoạt động marketing và phân phối đang là khâu yếu của ngành dệt may ViệtNam Điều này chủ yếu do chúng ta thực hiện các đơn hàng gia công ở mức CMT
và FOB cấp I nên Việt Nam ít có các sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình
để tiếp cận với các nhà bán lẻ trên toàn cầu
2.3.