1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng, áp dụng cho công trình lotte center

93 2,2K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 2,15 MB

Nội dung

Tại hội thảo Tăng cường khung pháp lý an toàn, vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao do Cục An toàn lao động, Ban quản lý dự án RAS 12/50M/JPN Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Trang 1

tác giả hoàn thành đúng thời hạn quy định và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trong

đề cương được phê duyệt

Trong quá trình thực hiện, nhờ sự giúp đỡ tận tình của các Giáo sư, Tiến sĩ Trường Đại Học Thuỷ Lợi, các Công ty tư vấn và đồng nghiệp, tác giả đã hoàn thành luận văn này

Tác giả chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Quang Cường, Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội, các thầy cô trong khoa Công trình và khoa Kinh tế đã tận tụy giảng dạy tác giả trong suốt quá trình học đại học và cao học tại trường

Tuy đã có những cố gắng song do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế, luận văn này không thể tránh khỏi những tồn tại, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp và trao đổi chân thành của các thầy cô giáo, các anh chị

em và bạn bè đồng nghiệp Tác giả rất mong muốn những vấn đề còn tồn tại sẽ được tác giả phát triển ở mức độ nghiên cứu sâu hơn góp phần ứng dụng những kiến thức khoa học vào phục vụ đời sống sản xuất

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng

Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý

an toàn lao động trong xây dựng, áp dụng cho công trình Lotte Center”

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn của tôi hoàn toàn do tôi làm, những kết quả nghiên cứu tính toán trung thực Trong quá trình làm luận văn tôi có tham khảo các tài liệu liên quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và tính cấp thiết của đề tài Tôi không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác, nếu vi phạm tôi xin chịu trách nhiệm trước Khoa và Nhà trường

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Học viên

Nguyễn Văn Hồng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN 1

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 2

3 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 4

1.1 Tổng quan về Quản lý dự án xây dựng công trình 4

Khái niệm về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 4

1.1.1 Các giai đoạn của dự án và các hình thức quản lý dự án 5

1.1.2 1.2 Tổng quan về an toàn lao động trong xây dựng 6

Khái niệm Quản lý lao động 6

1.2.1 Quản lý an toàn lao động trong xây dựng 8

1.2.2 1.3 Tình hình Quản lý an toàn lao động trong xây dựng trên thế giới và Việt Nam 8

1.4 Tổng quan về các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng ở Việt Nam 11

Các văn bản về an toàn lao động tại Việt Nam 11

1.4.1 Các văn bản về quản lý an toàn lao động trong xây dựng tại Việt Nam 15

1.4.2 Kết luận chương 1 16

CHƯƠNG 2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 18

2.1 Đánh giá hiệu quả quản lý về mặt pháp chế đối với công tác an toàn xây dựng ở Việt Nam 18

Quy trình quản lý an toàn lao động xây dựng ở Việt Nam 18

2.1.1 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực an toàn lao động trong xây 2.1.2 dựng 19

Đánh giá hiệu quả quản lý về mặt pháp chế đối với công tác an toàn xây 2.1.3 dựng ở Việt Nam 22

Trang 4

Công tác quản lý an toàn lao động trên công trường Keang Nam 31

2.2.4 2.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác an toàn lao động trong xây dựng 32

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý 32

2.3.1 Giải pháp để tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý an toàn 33

2.3.2 Kết luận chương 2 42

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ AN TOÀN XÂY DỰNG CHO CÔNG TRÌNH LOTTE CENTER 43

3.1 Giới thiệu về dự án Lotte Center 43

Thông tin chung 43

3.1.1 Giải pháp Kiến trúc cho công trình 44

3.1.2 Giải pháp mặt bằng 44

3.1.3 Giải pháp mặt đứng 44

3.1.4 Công tác quản lý an toàn lao động trên công trường của công trình Lotte 3.1.5 Center 45

3.2 Đề xuất giải pháp quản lý an toàn xây dựng cho công trình Lotte Center 47

Giải pháp về cơ chế chính sách 47

3.2.1 Yêu cầu chung về kỹ thuật an toàn trong thi công 51

3.2.2 Xây dựng chi tiết các biện pháp kỹ thuật an toàn cho công trình Lotte Center53 3.2.3 3.3 Tính toán chi phí cho công tác quản lý an toàn xây dựng của công trình Lotte Center 68

Căn cứ để lập chi phí an toàn lao động 69

3.3.1 Chi phí công tác an toàn lao động tạm tính 69

3.3.2 Kết luận chương 70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 75

Trang 5

Bảng 1.3 Bảng thống kê số vụ tai nạn và thiệt hai các năm 2010, 2011 và 2012 11

Trang 6

Hình 2.1 Mối quan hệ giữa các đơn vị 18

Hình 2.2 An toàn lao động trên công trường 28

Hình 2.3 Một buổi học ATLĐ trên công trường Nhà máy Xi măng Dầu khí 29

Hình 2.4 Trong quá trình thi công các hạng mục công trình công nhân của các đơn vị luôn được trang bị bảo hộ lao động 30

Hình 3.1 Hệ khung đỡ đi kèm với ván khuôn leo tại công trình Lotte Center 53

Hình 3.2 Các lan can, hàng rào được lắp đặt ở miệng hố đào 55

Hình 3.3 Các công nhân trên công trường lotte phải thắt dây an toàn trước khi vào công trường 56

Hình 3.4 Các hành lang và lối đi trên công trường lotte 57

Hình 3.5 Vị trí lắp dựng và tháo dỡ hệ khung đỡ 58

Hình 3.6 Gia cố tường vây đảm bảo an toàn 59

Hình 3.7 An toàn khi thi công đào đất 61

Hình 3.8 An toàn khi thi công cọc khoan nhồi 62

Hình 3.9 An toàn công tác nâng hạ 63

Hình 3.10 Chỉ dẫn an toàn trạm biến áp 64

Hình 3.11 Bố trí an toàn cháy nổ 68

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

An toàn xây dựng là một trong những công việc bắt buộc trong quá trình thi công xây dựng công trình xây dựng Nó không chỉ mang ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, pháp lý mà còn mang ý nghĩa về mặt khoa học và có tính quần chúng Về mặt chính trị, công tác an toàn xây dựng được quản lý tốt sẽ là điều kiện quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và phát triển quan hệ sản xuất Chính vì vậy mà đã được Đảng và Nhà nước ta đưa vào các luật định nhằm tăng cường quản lý bằng các thể chế xã hội Ngoài ra, để thực hiện tốt các giải pháp an toàn không chỉ đơn giản là đưa ra các luật định và nêu cao khẩu hiệu, mà việc quan trọng hơn hết là phải được phân tích, tính toán trên

cơ sở khoa học nhằm đề xuất các biện pháp an toàn một cách hợp lý, chính xác Nhìn nhận được tầm quan trọng của công tác an toàn xây dựng, mà đặc biệt là công tác quản lý an toàn xây dựng, Đảng và Nhà nước đã sớm xây dựng bộ luật lao động năm 1995 và các nghị định liên quan, theo sơ đồ sau:

Trang 8

Công tác an toàn xây dựng cũng được các đơn vị quản lý, nhà thầu xây dựng

và các đơn vị liên quan chú trọng Tuy nhiên, nhìn chung công tác quản lý an toàn xây dựng trên nhiều công trường còn chưa mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả không cao, có khi còn gây tốn kém, lãng phí Theo thống kê 6 tháng đầu năm

2013 có 1358 vụ tai nạn lao động làm chết 212 người và bị thương hơn 300 người Điều này cho thấy rằng công tác quản lý an toàn xây dựng còn nhiều lỏng lẻo, chưa thực sự hiệu quả

Công trình Lotte Center là một công trình lớn, nguồn vốn do tập đoàn Lotte – Hàn Quốc đầu tư xây dựng, tòa nhà có qui mô với tổng vốn 400 triệu đô la, diện tích đất 14.094m2, diện tích sàn 247.075 m2, 5 tầng hầm, 65 tầng bên trên, cao 267m Từ tầng 1 đến tầng 7 là siêu thị, tầng 8 đến tầng 31 là văn phòng cho thuê,

từ tầng 33 đến 64 sẽ là 233 phòng ở cho thuê và khách sạn 300 phòng, thi công theo công nghệ top-down Việc quản lý an toàn xây dựng là rất quan trọng và chiếm một chi phí lớn Vì vậy, rất cần một giải pháp hiệu quả nhằm quản lý công tác an toàn xây dựng cho công trình

Trên cơ sở hệ thống pháp luật về quản lý an toàn xây dựng tại Việt Nam đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá hiệu quả một số các mô hình quản lý an toàn xây dựng đã có, từ đó đề xuất mô hình quản lý an toàn xây dựng hợp lý cho công trình Lotte Center

2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

− Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của một số mô hình quản lý an toàn xây dựng

đã có;

− Đề xuất mô hình quản lý an toàn xây dựng cho công trình Lotte Center

3 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

a Cách tiếp cận

− Tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết (tiếp cận hệ thống): tiếp cận các kết quả đã nghiên cứu về công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng trong nước cũng như ngoài nước, cập nhật các văn bản pháp luật hiện hành

Trang 9

− Tiếp cận toàn diện, đa ngành đa lĩnh vực: xem xét đầy đủ các yếu tố phát triển khi nghiên cứu đề tài bao gồm các lĩnh vực kinh tế xã hội, con người

…;

b Phương pháp nghiên cứu

− Thu thập, phân tích các tài liệu liên quan: các tài liệu về công tác quản lý an toàn lao động của ít nhất 3 công trường xây dựng hiện nay;

− Phương pháp chuyên gia: trao đổi với thầy hướng dẫn và các chuyên gia có kinh nghiệm nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp phù hợp nhất

4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

− Thực trạng công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng tại Việt Nam

− Các giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng

− Mô hình quản lý an toàn quản lý an toàn lao động trong công trình Lotte Center

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG

TRONG XÂY DỰNG

1.1 Tổng quan về Quản lý dự án xây dựng công trình

Khái niệm về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

1.1.1

Đầu tư xây dựng là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển xã hội Trong tiến trình đổi mới, phát triển kinh tế xã hội ở Việt nam, nhu cầu về đầu tư và xây dựng là rất lớn Với vị trí và tầm quan trọng của lĩnh vực đầu tư xây dựng đối với nền kinh tế quốc dân thì vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này là hết sức to lớn Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi và đang trong quá trình thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề này càng mang tính cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết

Theo Luật xây dựng Việt Nam ngày 26-11-2001: “Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới,

mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phầm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và thiết

sự phong phú đa dạng trong quá trình tổ chức quản lý; tuy nhiên quá trình quản

Dự án

Xây dựng

Công trình xây dựng

Trang 11

lý chỉ tập trung vào một số nội dung chính như sau: Quản lý phạm vi dự án, thời gian dự án, quản lý chi phí dự án, quản lý giá, chỉ số giá, chất lượng xây dựng, nguồn nhân lực, an toàn lao động và vệ sinh môi trường

Các giai đoạn của dự án và các hình thức quản lý dự án

1.1.2

Dự án đầu tư xây dựng và quá trình đầu tư xây dựng của bất kỳ dự án nào cũng bao gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư; Thực hiện đầu tư; Kết thúc xây dựng

và đưa công trình vào khai thác sử dụng Quá trình thực hiện dự án đầu tư có thể

mô tả bằng sơ đồ sau:

Lập Báo cáo

đầu tư Lập Dự án đầu tư

Thiết kế Đấu thầu Thi công Nghiệm thu

Đối với DA quan trọng quốc gia

Lập báo cáo Thiết kế kỹ thuật

dự án đầu tư Trước đây, tuỳ theo quy mô và tính chất của dự án, năng lực của CĐT mà dự

án sẽ được người quyết định đầu tư quyết định được thực hiện theo một trong số các hình thức sau: CĐT trực tiếp quản lý thực hiện dự án; Chủ nhiệm điều hành

dự án; Hình thức chìa khoá trao tay và hình thức tự thực hiện dự án

Hiện nay, trong Nghị định số 12/NĐ-CP và quy định chỉ có hai hình thức quản

lý dự án đó là: CĐT trực tiếp quản lý dự án và CĐT thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án:

(1) CĐT trực tiếp quản lý thực hiện dự án

Trong trường hợp này CĐT thành lập BQLDA để giúp CĐT làm đầu mối quản lý dự án Ban quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của CĐT Ban quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản

lý, giám sát một số phần việc mà Ban quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của CĐT

Trang 12

Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng thì CĐT có thể không lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm

để giúp quản lý thực hiện dự án

Trong trường hợp này, tổ chức tư vấn phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên Tư vấn quản lý dự án được thuê là tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được CĐT chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với CĐT Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, CĐT vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án "

1.2 Tổng quan về an toàn lao động trong xây dựng

Khái niệm Quản lý lao động

1.2.1

Quản lý lao động là hoạt động quản lý lao động con người trong một tổ chức nhất định trong đó chủ thể quản trị tác động lên khách thể bị quản trị nhằm mục đích tạo ra lợi ích chung của tổ chức Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp được đặt trong sự cạnh tranh quyết liệt Vì vậy để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải thường xuyên tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trong đó các công việc phải quan tâm hàng đầu là quản trị lao động Những việc làm khác sẽ trở nên vô nghĩa nếu công tác quản lý lao động không được chú

ý đúng mức không được thường xuyên củng cố Thậm chí không có hiệu quả, không thể thực hiện bất kỳ chiến lược nào nếu từng hoạt động không đi đôi với việc hoàn thiện và cải tiến công tác quản lý lao động

Một doanh nghiệp dù có điều kiện thuận lợi trong kinh doanh, có đầy đủ điều kiện vật chất kĩ thuật để kinh doanh có lãi, một đội ngũ công nhân viên đủ mạnh

Trang 13

nhưng khoa học quản lý không được áp dụng một cách có hiệu quả thì doanh nghiệp đó cũng không tồn tại và phát triển được

Ngược lại một doanh nghiệp đang có nguy cơ sa sút, yếu kém để khôi phục hoạt động của nó, cán bộ lãnh đạo phải sắp xếp, bố trí lại đội ngũ lao động của doanh nghiệp, sa thải những nhân viên yếu kém, thay đổi chỗ và tuyển nhân viên mới nhằm đáp ứng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với khả năng làm việc của từng người

Khi quản lý lao động cần phải đảo bảo an toàn cho họ khi làm việc và công tác trong nhà máy, xưởng sản xuất hoặc công trình xây dựng Vậy quản lý lao động bao gồm cả quản lý an toàn lao động trong xây dựng

Tại hội thảo Tăng cường khung pháp lý an toàn, vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao do Cục An toàn lao động, Ban quản lý dự án RAS 12/50M/JPN (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) tổ chức tại TP.HCM ngày 29-11/2013, các diễn giả cho biết, xây dựng là một trong những ngành nghề có nguy cơ tai nạn, rủi ro cao, trong đó tai nạn lao động (TNLĐ) trong lĩnh vực xây dựng thường chiếm khoảng 30% trong tổng số các vụ chết người

Nguyên nhân được lý giải là do 80% công nhân trong ngành xây dựng là lao động thời vụ, môi trường làm việc của công nhân xây dựng thường không ổn

Trang 14

định, có tâm lý ngại tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) lại không chịu sức ép thực hiện ATVSLĐ

Vậy an toàn lao động là các biện pháp, công tác bảo vệ nhằm tránh xảy ra tai nạn tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động xảy

ra trong quá trình lao động tại công trường

Quản lý an toàn lao động trong xây dựng

1.2.2

Quản lý an toàn lao động nhằm mục tiêu phòng ngừa tai nạn là chính An toàn lao động hiểu theo nghĩa rộng là an toàn không chỉ cho mọi người lao động trên công trình, mà còn phải an toàn cho công trình, công trường sản xuất

Theo luật xây dựng 2004 thì trong quá trình thi công xây dựng công trình nhà thầu thi công có trách nhiệm:

+ Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, máy móc, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề, đối với những máy móc thiết bị phục vụ thi công phải được kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng

+ Thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với từng hạng mục công trình hoặc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn

+ Thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra mất an toàn trong thi công xây dựng

Vậy quản lý an toàn lao động trong xây dựng là các hoạt động quản lý lao động trong công trường nhằm đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình

xây dựng Quản lý lao động

An toàn trong thi công xây dựng công trình

Trang 15

nhưng họ phải chịu đến 12% chấn thương hoặc bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp (có đến khoảng 250000 cho đến 300000 ca chấn thương trong xây dựng)

và 19% phải chịu những rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng do công việc (khoảng

3000 ca trong năm- theo số liệu ước tính từ Hội đồng An toàn Quốc gia Mỹ và khoảng 1000 ca theo số liệu của Hội đồng An toàn và Sức khỏe)

Các chi phí liên quan đến ngành công nghiệp này ước tính khoảng từ 5 tỉ đến

10 tỉ một năm Tại Việt Nam có hàng trăm vụ tai nạn lớn nhỏ trong ngành xây dựng, gây chết và bị thương nhiều người cũng như những thiệt hại vật chất đáng

kể

Trong năm 2007, tình hình tai nạn lao động trong ngành xây dựng, đặc biệt là tai nạn lao động nghiêm trọng và tai nạn lao động chết người không giảm Nguyên nhân là do các đơn vị chưa thực hiện đầy đủ pháp luật về bảo hộ lao động cũng như các văn bản chỉ đạo của Bộ; thiếu sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra sát sao về an toàn-vệ sinh lao động-phòng chống cháy nổ; công tác huấn luyện, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, hướng dẫn về pháp luật bảo hộ lao động và những biện pháp cụ thể cho người lao động chưa được tiến hành thường xuyên;

bộ máy làm công tác bảo hộ lao động chưa được coi trọng; chế độ thống kê báo cáo chưa nghiêm túc; sử dụng lao động thời vụ không ký hợp đồng lao động, không qua đào tạo vẫn còn khá phổ biến

Trước tình hình đó, Bộ xây dựng ra công văn số 02/2008/CT-BXD “Về việc chấn chỉnh và tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các đơn vị thuộc ngành Xây dựng”:

Tuy nhiên tình hình tai nạn lao động năm 2013 có xu hướng gia tăng và thiệt hại nghiêm trọng về người và của tiêu biểu là một số vụ như:

Sập mái bê tông tại công trình xây dựng nhà thờ Ngọc Lâm (xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) ngày 17/01/2013, sập 600m2 sàn bê tông tầng 3 công trình xây dựng siêu thị của Lotte Mart (phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) ngày 04/08/2013, sập đổ mái bê tông tum cầu thang tầng 5 công trình trụ sở Chi cục Thuế huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) ngày

Trang 16

30/08/2013, sập giàn giáo tại công trình nhà ở tư nhân ở xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang vào sáng 04/10/2013 làm một số người chết và bị thương

Tại hội thảo Tăng cường an toàn vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao tại Việt Nam” do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức tại Hà Nội vừa qua thì lĩnh vực xảy ra nhiều tai nạn lao động nhiều nhất là xây dựng (công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông) chiếm 51,11% tổng số vụ tai nạn chết người; khai khoáng 12,7%; SX vật liệu xây dựng 8,3% và cơ khí chế tạo 8% Nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do

vi phạm quy trình, không có biện pháp an toàn vệ sinh lao động

Tình hình trên cho thấy tình hình quản lý an toàn lao đông trong xây dựng vẫn chưa được quan tâm chú trọng, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu mới có thể giảm thiểu tình trạng tai nạn trên

Trang 17

TT Chỉ tiêu thống kê Năm 2010 Năm 2011 Tăng/giảm

Thiệt hại về tài sản

Số người bị nạn

Trang 18

do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành; 01 chỉ thị của Thủ tướng chính phủ:

01 bộ luật: Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ( đã được sửa đổi bổ sung năm 2002); 09 nghị định bao gồm:

1- Nghị định số 06/CP ngày 20 /01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một

số Điều của Bộ luật Lao động về An toàn Lao động, Vệ sinh Lao động (đã sửa đổi, bổ sung năm 2002)

2- Nghị định số 110/2002/NĐ - CP ngày 27/12 /2002 của Chính phủ Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm

1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động

3- Nghị định số 195/CP ngày 31-12-1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (Đã sửa đổi, bổ sung năm 2002)

4- Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm

1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

5- Nghị định số 38/CP ngày 25-6-1996 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động

6- Nghị định số 46/CP ngày 6 - 8 - 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Y tế

7- Nghị định số 12/CP ngày 26- 01- 1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội (Đã sửa đổi, bổ sung năm 2003)

8- Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09 - 01 – 2003 của Chính phủ Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ

9- Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16 - 4 - 2004 của Chính phủ quy định

xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật Lao động

- 20 thông tư hướng dẫn:

Trang 19

1- Thông tư liên bộ số 03/TT-LB ngày 28- 01-1994 của Liên bộ Lao Thương binh và Xã hội - Y tế Quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc không được sử dụng lao động nữ

2- Thông tư số 07/LĐTBXH-TT ngày 11- 4-1995 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện một số Điều của Bộ luật Lao động ngày 23/06/1994 và Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ về Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

3- Thông tư số 08/LĐTBXH-TT ngày 11- 4-1995 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Hướng dẫn công tác huấn luyện về an toàn lao động,vệ sinh lao động

4- Thông tư số 09/TT-LB ngày 13- 4 -1995 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Y tế Quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên

5- Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 19-9-1995 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Hướng dẫn bổ sung Thông tư số 08/LĐTBXH-TT ngày 11/4/1995 về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động

6- Thông tư số 13/BYT-TT ngày 24-10-1996 của Bộ Y tế Hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp

7- Thông tư số 22/TT-LĐTBXH ngày 08-11-1996 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Hướng dẫn việc khai báo, đăng ký và xin cấp giấy phép sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

8- Thông tư số 16/LĐTBXH-TT ngày 23- 4 -1997 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Hướng dẫn về thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

9- Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18 - 4 -2003 của Bộ Lao Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trang 20

10- Thông tư số 20/1997/TT -BLĐTBXH ngày 17-12-1997 của Bộ Lao Thương binh và Xã hội Hướng dẫn việc khen thưởng hàng năm về công tác Bảo

động-hộ lao động

11- Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 20-4-1998 của Liên tịch Bộ Y tế- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp

12- Thông tư số 10/1998/TT-BLĐTBXH ngày 28-5-1998 của Bộ Lao Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ

động-cá nhân

31-10-1998 của Liên tịch Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội- Bộ Y tế- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

14- Thông tư Liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17/3/1999 của Liên tịch Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Bộ Y tế Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện

có yếu tố nguy hiểm, độc hại

15- Thông tư Số 16/2003/TT-BLĐTBXH ngày 3/ 6/ 2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời

vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng

16- Thông tư số 21/1999/TT - BLĐTBXH ngày 11/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Quy định danh mục nghề, công việc và các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc

hướng dẫn thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ đối với các doanh nghiệp nhà nước

18- Thông tư liên tịch số 29/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 28-12-2000 của Liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế Qui định danh mục nghề, công việc người bị nhiễm HIV/AIDS không được làm

Trang 21

19- Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 3/6/2003 của Bộ LĐTBXH Hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo qui định của Nghị định số 109/2002/NĐ-

CP, ngày 27/12/2002 của Chính phủ

20- Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động

- 04 quyết định do Bộ lao động Thương binh và Xã hội:

1- Quyết định số 955/1998/QĐ-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 1998 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội về việc ban hành danh mục tiêu chuẩn Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân Phụ lục kèm theo Quyết định: Danh mục Trang bị Phương tiện Bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, có hại

2- Quyết định số 722/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc bổ sung, sửa đổi danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại

3- Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/12/2000 của Bộ trưởng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 4- Quyết định số 2013/2005/QĐ-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2005 Ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất

có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

- 01 Chỉ thị của Chính phủ

1- Chỉ thị số 20/2004/CT-TTg, ngày 08 - 6 - 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp

Các văn bản về quản lý an toàn lao động trong xây dựng tại Việt Nam

1.4.2

An toàn lao động trong xây dựng là một phạm trù nhỏ trong an toàn lau động

vì vậy các văn bản pháp lý để quản lý thường do bộ xây dựng ban hành và quản

Trang 22

lý Đa số các văn bản chỉ hướng dẫn và quy định chứ chưa đề cập tới công tác quản lý nên số vụ tai nạn lao động mấy năm gần đây tăng nhanh

Các thông tư mới nhất của bộ xây dựng bao gồm:

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự

án đầu tư xây dựng công trình quy định về nhiệm vụ của đơn vị thi công cần thực hiện để đảm bảo an toàn lao động: quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng đơn vị tham gia vào dự án đầu tư xây dựng công trình (nhà thầu, chủ đầu tư, tư vấn giám sát )

Thông tư số 22/2010/TT-BXD về Quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm 4 chương và 13 điều Tiếp theo đó năm 2011 Bộ xây dựng ra chỉ thị 02 /CT-BXD Về việc tăng cường thực hiện các quy định đảm bảo

An toàn - Vệ sinh lao động và Phòng chống cháy nổ trong ngành Xây dựng

Do công trình xây dựng có những đặc tính khác nhau nên việc quản lý công tác an toàn cũng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm và phân loại công trình Đây cũng là điểm hạn chế trong việc quản lý an toàn lao động tại các công trường xây dựng, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu hơn để có thể áp dụng rộng rãi

Kết luận chương 1

Quản lý an toàn lao động trong xây dựng là các hoạt động quản lý lao động trong công trường xây dựng nhằm đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình Tuy nhiên việc quản lý an toàn lao động tại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, tình hình số vụ lao động trong mấy năm gần đây tăng nhanh gây ra các thiệt hại về người và của

Về an toàn lao động tại Việt Nam có 01 bộ luật lao động; 09 nghị định của chính phủ; 20 thông tư hướng dẫn; 04 quyết định do Bộ Lao động Thương binh

và Xã hội ban hành; 01 chỉ thị của Thủ tướng chính phủ Tuy nhiên về quản lý an toàn lao động trong xây dựng do Bộ xây dựng quy định mới có nghị định 12/2009/NĐ-CP và Thông tư số 22/2010/TT-BXD

Trang 23

Do công trình xây dựng có những đặc tính khác nhau nên việc quản lý công tác an toàn cũng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm và phân loại công trình Đây cũng là điểm hạn chế trong việc quản lý an toàn lao động tại các công trường xây dựng

Trang 24

CHƯƠNG 2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM

2.1 Đánh giá hiệu quả quản lý về mặt pháp chế đối với công tác an toàn xây dựng ở Việt Nam

Quy trình quản lý an toàn lao động xây dựng ở Việt Nam

2.1.1

Hiện nay, các công trường xây dựng tại Việt Nam quản lý an toàn lao động dựa trên TCVN 5308:1991 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn dự án đầu tư xây dựng

Ban Quản lý dự án: Ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao

và quyền hạn do chủ đầu tư ủy quyền Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được ủy quyền

Tư vấn: là tổ chức hoặc cá nhân hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn xây dựng hoặc là các chuyên gia tư vấn có kiến thức rộng trong lĩnh vực xây dựng

Nhà thầu (Bao gồm cả thầu chính và thầu phụ): là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện công tác xây dựng Những tổ chức, cá nhân này có đủ năng lực và chuyên nghiệp trong hoạt động xây dựng

Trang 25

Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động: là bộ phận tham mưu, giúp việc cho người

sử dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các hoạt động an toàn, vệ sinh lao động

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực an toàn lao động trong xây

2.1.2

dựng

(1) Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:

− Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động;

− Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về

an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của Nhà nước;

− Cử người giám sát việc thực hiện các quy định nội dung, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ

sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn và vệ sinh viên;

− Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật

tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước;

− Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn,

vệ sinh lao động đối với người lao động;

− Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn, chế độ quy định;

− Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động

Trang 26

(2) Người sử dụng lao động có quyền:

− Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động;

− Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động;

− Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định của ''Thanh tra viên lao động nhưng vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đó

(3) Quyền và nghĩa vụ của người lao động:

Người lao động có nghĩa vụ:

− Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động

Người lao động có quyền:

b

− Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện lao động an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động;

− Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy

ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục;

− Khiếu nại hoặc tố cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng

Trang 27

các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động

(4) Trách nhiệm của chủ đầu tư:

− Thành lập bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng trên công trường

− Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định của pháp luật về xây dựng

− Tạm dừng thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn lao động của nhà thầu Nếu nhà thầu không khắc phục thì chủ đầu tư phải đình chỉ thi công hoặc chấm dứt hợp đồng

− Phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động, đồng thời báo cáo với các cơ quan chức năng về tình hình an toàn lao động của dự án, công trình theo quy định của pháp luật về lao động

(5) Trách nhiệm của Ban quản lý dư án và tư vấn:

− Giám sát việc thực hiện của nhà thầu tuân thủ các biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn đã được phê duyệt; tuân thủ các quy phạm kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng

− Thông báo cho chủ đầu tư những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến an toàn trong quá trình thi công để có các giải pháp xử lý và điều chỉnh biện pháp thi công cho phù hợp

− Kiểm tra, báo cáo chủ đầu tư xử lý vi phạm, dừng thi công và yêu cầu khắc phục khi nhà thầu thi công vi phạm các quy định về an toàn trên công trường

Trang 28

Đánh giá hiệu quả quản lý về mặt pháp chế đối với công tác an toàn xây

Cơ quan quản lý còn chưa bám sát, áp dụng luật còn chưa nghiêm

Việc quản lý an toàn lao động trong các danh nghiệp còn lỏng lẻo, Nguyên nhân là do hệ thống luật không đồng bộ, luật lao động và luật an toàn lao động còn nhiều bất cập và hạn chế

Theo thống kê khảo sát về an toàn lao động tại các doanh nghiệp xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh thì hầu hết các đơn vị tham gia khảo sát (40/41 đơn vị) đều bố trí cán bộ làm công tác ATVSLĐ, trong đó có 25/41 đơn vị sử dụng cán

bộ chuyên trách, với đa số có chuyên môn, nghiệp vụ về ATVSLĐ (30/41 đơn vị), trong đó hầu hết có trình độ cao đẳng, đại học

Đối với việc tổ chức mạng lưới an toàn – vệ sinh viên tại nơi lao động, là một yêu cầu bắt buộc theo quy định, trong các đơn vị có chức năng thi công, chỉ có 4/25 đơn vị thành lập mạng lưới an toàn – vệ sinh viên, cá biệt có một số đơn vị

sử dụng trên 1.000 lao động (5/25 đơn vị) vẫn không thành lập mạng lưới an toàn – vệ sinh viên

Mặc dù quy định yêu cầu các đơn vị sử dụng trên 1.000 lao động phải thành lập Hội đồng bảo hộ lao động, nhưng vẫn có 02/8 đơn vị thuộc loại này không thành lập Tuy nhiên, có một số đơn vị sử dụng ít lao động hơn lại thành lập hội đồng bảo hộ lao động (6 đơn vị)

Một quy định bắt buộc khác là lập kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động hằng năm thì các đơn vị thực hiện rất hạn chế, chỉ có 5/41 được khảo sát có làm

Đối với việc tự kiểm tra về an toàn – vệ sinh lao động, đa số đơn vị có tiến hành tự kiểm tra toàn diện (32/41 đơn vị), nhưng tần suất kiểm tra chênh lệch nhau khá nhiều, có đơn vị kiểm tra 12 lần/năm (04 đơn vị) ; nhưng cũng có

Trang 29

trường hợp chỉ kiểm tra 1 lần/năm (04 đơn vị), không đúng quy định yêu cầu tối thiểu phải tự kiểm tra toàn diện 6 tháng/lần

Phần lớn các đơn vị có ban hành nội quy, quy chế (28/41 đơn vị) để điều hành công tác ATVSLĐ, nhưng việc quản lý cụ thể thường xuyên thông qua các văn bản điều hành, chỉ đạo còn hạn chế, chỉ có 04/41 đơn vị kê khai có ban hành những văn bản dạng này

(2) Sự sai lệch về thông tin

Kết quả kiểm tra thực tế cũng cho thấy có sự khác biệt với thông tin kê khai về trình độ chuyên môn của cán bộ phụ trách ATVSLĐ tại các đơn vị Theo kết quả điều tra thì hầu hết cán bộ chuyên trách tại các đơn vị có chuyên môn về ATVSLĐ, nhưng trên nhiều công trường được kiểm tra, cán bộ phụ trách ATLĐ không được đào tạo chuyên môn về ATLĐ, không nắm vững những quy định cả về pháp luật lẫn nghiệp vụ về an toàn, sử dụng thiết bị (ví dụ những

vi phạm về sử dụng vận thăng, sử dụng điện trên công trường, chỉ khi đoàn kiểm tra phát hiện thì các cán bộ ATLĐ ở những công trường này mới biết những quy định liên quan) Nguyên nhân tình trạng này ngoài việc bố trí cán bộ không chính xác còn vì những cán bộ phụ trách ATVSLĐ cũng thiếu cập nhật quy định, kiến thức mới về ATVSLĐ trên công trường

Ngoài ra, sự kiểm tra, giám sát thực hiện công tác ATVSLĐ tại cơ sở (tại doanh nghiệp và công trường xây dựng) của các cơ quan quản lý nhà nước về ATVSLĐ còn rất hạn chế Công tác kiểm tra cũng chỉ được thực hiện bởi các đơn vị cấp thành phố, còn cấp quận, huyện không tham gia

(3) Chưa có quy định đầy đủ và rõ ràng về các hoạt động cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực kiểm định, tư vấn, huấn luyện về ATVSLĐ

Bộ luật Lao động chưa quy định đầy đủ và rõ ràng về các hoạt động cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực kiểm định, tư vấn, huấn luyện về ATVSLĐ Những bất cập trên kéo theo hàng loạt hệ quả gây bức xúc cho NLĐ, tổ chức công đoàn (CĐ)

Trang 30

Cụ thể là, hoạt động kiểm định, kiểm tra an toàn các loại máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ chưa được quản lý chặt chẽ, dẫn đến việc kiểm tra chiếu lệ Những lỗ hổng về pháp luật đã "tiếp tay" cho vi phạm khi không ít doanh nghiệp mua kết quả kiểm định từ những cơ quan chuyên môn… Ngoài ra, việc chưa có bộ tiêu chí chuẩn xác về điều kiện hoạt động kiểm định, mô hình đào tạo kiểm định viên, dẫn đến kết quả kiểm định không phản ánh đúng thực chất Trong khi đó, CĐ - tổ chức đại diện duy nhất bảo vệ quyền lợi cho NLĐ tỏ ra bất lực trước các vụ việc mất ATVSLĐ

Hiện chưa có quy định nào ghi nhận cán bộ công đoàn là thành viên chính thức của đoàn điều tra tai nạn lao động Khi tai nạn lao động xảy ra, cán bộ CĐ đến ghi nhận, bảo vệ doanh nghiệp đóng cửa không cho vào thì đành chịu hoặc khi công an đến hiện trường, thu giữ hết các tài liệu, chứng cứ về vụ việc, CĐ cũng chỉ biết chờ đợi

Nhiều nội dung quan trọng về ATVSLĐ chưa được quy định trong Bộ luật Lao động hiện hành, vì vậy cần có một luật riêng về lĩnh vực này Trong đó, luật cần quy định rõ việc tổ chức quản lý công tác ATVSLĐ; quản lý các cơ sở, cá nhân sản xuất, chế tạo các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; quỹ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động; văn hóa phòng ngừa…

Bên cạnh đó, việc tính toán chi phí cho an toàn lao động còn chưa rõ ràng, chi phí an toàn lao động nằm trong 2% chi phí trực tiếp khác gồm chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp thi công xây dựng công trình như chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên và không xác định được khối lượng từ thiết kế

Vậy chi phí an toàn lao động không có một giá trị cụ thể nào để tính toán nên nhà thầu thi công thường bỏ quan phần chi phí này khiến cho công tác an toàn lao động tại công trường thực tế còn nhiều bất cập và khó khăn

Trang 31

2.2 Đánh giá hiệu quả quản lý an toàn xây dựng ở một số công trình cụ thể

Đánh giá chung

2.2.1

Theo thống kê khảo sát về an toàn lao động tại các doanh nghiệp xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh thì hầu hết các đơn vị tham gia khảo sát (40/41 đơn vị) đều bố trí cán bộ làm công tác ATVSLĐ Tuy nhiên, công tác ATVSLĐ tại các công trường xây dựng: còn nhiều sai sót, hầu hết vẫn mang tính chất chiếu lệ, đối phó Các công trường đều có một số vấn đề về ATVSLĐ, như trong tổ chức mặt bằng công trường; huấn luyện, trang bị phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân; quản lý sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn

Về tổ chức mặt bằng công trường xây dựng, hầu hết công trình có thiết kế tổng mặt bằng công trường xây dựng nhưng không niêm yết tại cổng chính của công trường theo quy định, cá biệt có một số công trường không xuất trình được bản vẽ thiết kế tổng mặt bằng công trường xây dựng (04/13 công trình)

An toàn sử dụng điện và chống ngã cao vẫn là các vấn đề thường trực ở các công trường xây dựng khi 04/13 công trình đã kiểm tra có vi phạm như không nối đất vỏ các tủ điện, dây dẫn điện không treo mà rải dưới đất (kể cả trên mặt sàn đọng nước), không sử dụng ổ cắm chuyên dụng hoặc sử dụng thiết bị điện cầm tay nhưng không thực hiện đo cách điện trước khi đưa vào sử dụng; 04/13 công trình không lắp đặt đủ bộ phận ngăn ngã cao tại các mép sàn, hố thang máy,

lỗ thông tầng, nhiều vị trí chỉ giăng dây cáp hoặc dây nhựa, thiếu bảng cảnh báo khu vực nguy hiểm

Về phòng chống cháy nổ, hầu hết các công trình đã kiểm tra đều không có hoặc có nhưng không đầy đủ phương án PCCC, cứu nạn cho công trường Việc

bố trí thiết bị chữa cháy cục bộ tại các khu vực đang thực hiện những công việc

dễ xảy ra cháy (thi công hàn, cắt; lắp đặt các hệ thống lạnh ) vẫn chưa đầy đủ, nhiều công trình bố trí thiếu số lượng bình chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy tại những vị trí này

Các công trường không trang bị đủ BHLĐ cho công nhân, phổ biến là thiếu quần, giầy BHLĐ (thường chỉ trang bị áo và nón) Một vài công trình có

Trang 32

trình trạng cấp phát đồ BHLĐ cho các đội trưởng, không cấp trực tiếp cho người lao động (02/13 công trường)

Việc sử dụng phương tiện BHLĐ của công nhân cũng còn nhiều vấn đề, thường là công nhân không sử dụng đủ trang bị BHLĐ được cấp, nhiều trường hợp không mang giày bảo hộ, không đội nón bảo hộ, không đeo dây đai an toàn khi làm việc trên cao

Quản lý sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn: chấp hành tốt

về điều kiện sử dụng nhưng quản lý sử dụng thực tế có vấn đề

Về thủ tục, điều kiện sử dụng, tất cả công trường có sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đều tuân thủ quy định về kiểm định an toàn thiết

bị, có hồ sơ kiểm định và dán tem kiểm định phù hợp

Tuy nhiên, việc bố trí sử dụng thực tế thiết bị còn nhiều vấn đề, như sử dụng vận thăng lồng nhưng cửa ra vào vận thăng tại một số tầng công trình lắp đặt không đúng quy định (không kín, có thể mở từ phía trong công trình); hoặc có vận thăng không có bảo hiểm thiết bị, trong lồng không dán bản chỉ dẫn vận hành; hoặc có trường hợp không có quyết định phân công nhân viên vận hành 09/13 công trình đã kiểm tra đang sử dụng cần trục tháp, các trường hợp còn lại lắp đặt chưa xong hoặc đã tháo dỡ Trong những trường hợp đã kiểm tra, chỉ

có 01 công trường lập phương án vận hành an toàn theo quy định của UBND Thành phố, các công trường khác mặc dù sử dụng cần trục tháp tay cần ngang có phạm vi hoạt động vượt ra khỏi mặt bằng công trường nhưng không có phương

án vận hành, biện pháp bảo đảm an toàn bắt buộc Đối với việc vận hành, vi phạm phổ biến tại các công trình là không bố trí phụ cẩu hoặc phụ cẩu phải làm kiêm nhiệm nhiều việc, không sử dụng còi báo khi cẩu hàng, vật tư; không niêm yết sơ đồ giới hạn tải trọng – tầm với của cần trục

Thực tế cho thấy, tình hình doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) khá phổ biến Theo thống kê, chỉ 37% doanh nghiệp thực hiện các chỉ tiêu cơ bản về quy định bảo đảm ATVSLĐ Tại hội thảo góp ý dự thảo Luật ATVSLĐ do Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức gần đây, các

Trang 33

chuyên gia nhận định, nguyên nhân gây tai nạn lao động chủ yếu do sự chủ quan, thờ ơ của chủ doanh nghiệp

Các lỗi vi phạm chủ yếu về làm thêm giờ quá quy định; không huấn luyện ATVSLĐ; không kiểm tra, tu sửa máy móc định kỳ; không kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trước khi đưa vào sử dụng Bên cạnh

đó còn do nhận thức về ATVSLĐ của người lao động (NLĐ) hạn chế, ý thức tuân thủ các quy định lao động chưa cao Nạn nhân chủ yếu là lao động phổ thông ký hợp đồng làm việc thời vụ (chiếm 40% tổng số vụ TAI NạN LAO ĐộNG) Số này hầu hết ở các vùng quê lên thành phố kiếm sống, làm việc theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức và ý thức về ATVSLĐ

Công tác quản lý an toàn lao động trên công trường Xi măng Dầu khí

2.2.2

12/9

Công trình Xi măng Dầu khí 12/9 do Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An (PVNC) làm Tổng thầu, Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An làm chủ đầu

tư Ngay sau khi công trình được khởi công, chủ đầu tư đã ra thông báo khởi công và gặp gỡ làm việc với các ban ngành địa phương sở tại nhằm phối hợp cùng các bên liên quan bám sát trong việc quản lý an toàn lao động trên công trường Theo quyết định của chủ đầu tư, công trường áp dụng toàn bộ các văn bản pháp lý liên quan đến an toàn lao động xây dựng do nhà nước ban hành

(2) Về cơ cấu tổ chức và quản lý an toàn lao động trên công trường

Chủ đầu tư trực tiếp thành lập ban kỹ thuật an toàn và chỉ đạo trực tiếp Ban

Kỹ thuật an toàn quan tâm đến các nội dung về ATLĐ Thực hiện quy chế về quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo

vệ môi trường (ATVSLĐ-PCCN-BVMT) do Tổng công ty ban hành Với phương châm “ Đảm bảo an toàn mới yên tâm sản xuất”, ban lãnh đạo Tổng công

ty đã luôn duy trì tốt các hoạt động an toàn lao động như: tổ chức lớp học cho CBCNV trên công trường, hướng dẫn phương tiện bảo hộ lao động Ban chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp được thành lập; Lực lượng ứng cứu khẩn cấp được hình thành

Trang 34

trên công trường Mạng lưới an toàn viên của Tổng công ty được hoạt động như một chỉnh thể thống nhất và được duy trì rộng khắp trên mỗi công trường, các tổ, đội sản xuất Toàn bộ lực lượng luôn duy trì công tác kiểm tra, giám sát mọi quy trình sản xuất và được phân công nhiệm vụ cụ thể, thực hiện chức trách theo quy chế hoạt động của Tổng công ty ban hành

Công tác chỉ đạo, hướng dẫn chung luôn được Tổng công ty thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của Tổng công ty PVC Qua đó để CBCNV lao động nhận thức rõ vai trò của việc đảm bảo ATLĐ trên công trường như phải đảm bảo các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân, nắm vững các kỹ thuật, quy trình công nghệ của tất cả các loại máy móc thiết bị trước khi đưa vào sử dụng trong thi công xây lắp Quá trình thi công thực hiện biện pháp ATLĐ chưa đạt yêu cầu thì chưa cho phép thi công, thậm chí có lúc tạm đình chỉ thi công, khắc phục cho đến khi đảm bảo thực sự mới thi công tiếp Nhìn chung, mọi diễn biến về ATLĐ hàng ngày đều được phản ảnh đầy đủ qua các biên bản hiện trường, qua các hình ảnh được chụp tại chỗ, tạo nên tính xác thực hiệu quả của công tác kiểm tra giám sát trên công trường nhà máy Xi Măng

Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp ATLĐ, Tổng công ty còn quan tâm đến

sự phối hợp giữa Chủ đầu tư - Tư vấn giám sát - Nhà thầu và nhà thầu phụ trên từng công trường, đảm bảo sự thống nhất cao về quan điểm công tác ATLĐ; Xây

Trang 35

dựng quy trình an toàn cho các loại thiết bị; Quản lý, theo dõi việc kiểm định, đăng ký sử dụng các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ Tạo niềm tin cho CBCNV trên công trường an tâm lao động sản xuất, đảm bảo tiến độ chất lượng công trình, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành và bàn giao Nhà máy Xi măng Dầu khí Nghệ An theo tiến độ đã đề ra

(3) Nhận xét

Do nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý an toàn lao động trên công trường nên chủ đầu tư đã sát sao chỉ đạo ngay từ khi dự án được thi công Đồng thời, ngoài việc áp dụng tốt các quy trình về kỹ thuật an toàn, chủ đầu tư còn trực tiếp thành lập hệ thống quản lý an toàn lao động trên công trường, phối hợp tốt giữa các bên liên quan và có những biện pháp cương quyết, cứng rắn trong xử phạt vi phạm Những giải pháp thiết thực đó đã giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trên công trường Nhà máy Xi măng Dầu khí 12/9

An toàn lao động trên công trường Thủy điện Lai Châu

2.2.3

(1) Việc áp dụng các kỹ thuật thi công an toàn

Tuy cường độ lao động cao, các đơn vị thi công luôn phải huy động tối đa nhân, vật lực và làm việc 3 ca liên tục Song không vì thế mà công tác đảm bảo

vệ sinh ATLĐ&PCCN bị coi nhẹ còn được quan tâm đặc biệt bởi đó không chỉ

Trang 36

đơn thuần là nhiệm vụ mà có thể còn là xương máu, tính mạng của biết bao con người đang ngày đêm dồn sức cho công

các đơn vị luôn được trang bị bảo hộ lao động

Để đảm bảo công tác vệ sinh ATLĐ&PCCN, Ban điều hành tổng thầu công trình Thủy điện Lai Châu luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, yêu cầu các đơn vị thi công, các nhà thầu trang bị kiến thức kỹ năng cũng như vật dụng bảo hộ đảm bảo

an toàn cho cán bộ, công nhân của đơn vị Bên cạnh đó, Ban thi công an toàn công trường cũng thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo vệ sinh ATLĐ&PCCN của các đơn vị ngay tại công trường”

Hiện nay, tại công trình Thủy điện Lai Châu có 12 đơn vị tham gia thi công với khoảng 1.500 công nhân đang làm việc liên tục Tất cả cán bộ, công nhân của các đơn vị trước khi tuyển dụng vào làm việc tại công trường đều được tham gia các lớp tập huấn về ATLĐ Đồng thời, các đơn vị thi công cũng thường xuyên tập huấn thường niên về ATLĐ&PCCN 6 tháng/lần cho cán bộ, công nhân viên Chính nhờ vậy, đến nay cơ bản trên công trường Thủy điện Lai Châu chưa có đơn vị nào để xảy ra thiệt hại hay bị ảnh hưởng lớn trong việc đảm bảo ATLĐ&PCCN

Tại công trường Thủy điện Lai Châu, đa phần tại các hạng mục đều có cán bộ

an toàn của các đơn vị thi công thường trực giám sát Ngoài những vật dụng bảo

hộ thân thể thường thấy, tại những nơi làm việc nguy hiểm các công nhân đều

Trang 37

được trang bị thêm dây bảo hộ, lan can bảo hộ, mặt nạ hàn Tại kho mìn việc trực gác, quản lý rất nghiêm ngặt Các hệ thống chữa cháy như: bình bọt, hệ thống nước, cột chống sét… được trang bị đầy đủ, sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố xảy ra

Dù chủ đầu tư của công trình tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark - Cty TNHH một thành viên Keangnam Vina - luôn yêu cầu các nhà thầu phụ phải quan tâm đặc biệt tới vấn đề an toàn lao động (ATLĐ), trang bị thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân, thành lập một đội giám sát về ATLĐ để kiểm tra, giám sát trên toàn công trường, nhưng những TNLĐ vẫn cứ liên tiếp xảy ra Nguyên nhân là do các công nhân của Việt Nam không có ý thức tự bảo vệ mình Khi thi công trên cao phải đeo dây bảo hiểm, nhưng nhiều người thấy vướng víu lại bỏ ra Đội giám sát của chủ đầu tư chỉ có 7 người, nên không thể nào bao quát hết cả công trường Bản thân các nhà thầu phụ - những người phải trực tiếp giám sát, tuyên truyền cho công nhân của mình thực hiện các biện pháp ATLĐ - cũng thờ ơ, bỏ qua chuyện này

Nhiều nhà thầu không cấp đủ các trang thiết bị bảo hộ ATLĐ cho công nhân Việc huấn luyện kiến thức về ATLĐ cho lao động đôi khi chỉ làm theo hình thức Đặc biệt, nhiều công ty khoán trắng cho lao động, thiếu sự kiểm tra

Vấn đề kiểm tra sức khỏe của công nhân, nhất là những người phải làm việc trên

độ cao, cũng thường bị các nhà thầu bỏ qua hoặc có kiểm tra thì cũng làm sơ sài

Trang 38

2.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác an toàn lao động trong xây dựng

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý

2.3.1

Sau gần hai mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động và an toàn lao động đã có những tiến bộ quan trọng Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được đổi mới

Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật về lao động và an toàn lao động nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện

Nguyên nhân của những yếu kém nêu trên là do chưa hoạch định được một chương trình xây dựng pháp luật toàn diện, tổng thể, có tầm nhìn chiến lược; việc đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ pháp luật và công tác nghiên cứu lý luận về pháp luật chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn; việc tổ chức thi hành pháp luật còn thiếu chặt chẽ; ý thức pháp luật của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức và nhân dân còn nhiều hạn chế

Để khắc phục tình trạng trên, đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thì nhà nước phải ban hành Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó có luật lao động và quản lý an toàn lao động

Trang 39

− Soạn thảo và triển khai luật an toàn lao động, dưới luật là các nghị định và thông tư hướng dẫn rõ ràng, không chồng chéo, đã có bên luật an toàn lao động thì không nhắc đến trong luật xây dựng nữa;

− Soạn thảo và ban hành các tiêu chuẩn về kỹ thuật thi công một cách ngắn gọn, vắn tắt, dễ hiểu, dễ sử dụng;

− Bổ sung vào luật quản lý an toàn lao động nội dung về việc kiểm định, tư vấn, huấn luyện về an toàn lao động;

− Ban hành cách tính toán chi phí cho công tác an toàn lao động một cách rõ ràng (định mức, dự toán )

Giải pháp để tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý an toàn

2.3.2

hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan

Công tác ATVSLĐ trong xây dựng cần chủ động, tăng cường về mọi mặt Mặc dù những quy định về thực hiện công tác ATVSLĐ tại cơ sở lao động cũng như tại công trường xây dựng đã được ban hành (Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT của liên Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội,

Bộ Y tế; Thông tư 22/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng, Quyết định số 73/2011/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh) với những yêu cầu cụ thể về tổ chức bộ máy, biện pháp thực hiện, nhưng chưa được các đơn

vị hoạt động xây dựng thực hiện triệt để

Tại các doanh nghiệp, công tác ATVSLĐ chủ yếu được thực hiện thông qua việc tổ chức bộ phận (phòng, ban, thành lập hội đồng bảo hộ lao động ), bố trí cán bộ phụ trách, ban hành các văn bản quy định chung như nội quy an toàn lao động, đây là những biện pháp mang tính chất “tĩnh” Muốn công tác ATVSLĐ thật sự hiệu quả, cần chủ động thực hiện các hoạt động triển khai thường xuyên, mang tính “động”

Trang 40

Đối với Chủ đầu tư

a

Giám đốc ban BQLDA - chủ đầu tư: Phê duyệt bản kế hoạch quản lý an toàn

và người quản lý an toàn, kiểm tra an toàn hàng tuần

Trưởng ban tư vấn quản lý dự án xây dựng: Kiểm tra kế hoạch quản lý an toàn theo yêu cầu của chủ đầu tư và báo cáo lên chủ đầu tư, kiểm tra an toàn hàng tuần cùng với chủ đầu tư

Đối với tư vấn giám sát

b

Trưởng ban tư vấn giám sát: Nắm bắt tổng quát vấn đề về quản lý an toàn và thu thập phươn án giải quyết, kiểm tra kế hoạch quản lý an toàn và xin chủ đầu tư phê duyệt người quản lý an toàn bên thi công Kiểm tra an toàn hàng tuần cùng với chủ đầu tư

Trưởng nhóm giám sát an toàn: Kiểm tra tình hình quản lý an toàn hiện trường, kiểm tra kế hoạch quản lý an toàn, kiểm tra năng lực của người quản lý

an toàn

Nội dung cơ bản cần thực hiện: Bên giám sát kiểm tra xem kế hoạch quản lý

an toàn mà bên thi công đề xuất có phù hợp với chủng loại, đặc trưng của công trình và thực tế tại hiện trường hay không

Bên giám sát phân tích, đánh giá xem kế hoạch quản lý an toàn có được tổng hợp dựa theo quy trình quản lý an toàn của công trình, bản chi tiết kỹ thuật, hợp đồng của công trình hay không

Định kỳ hoặc khi Bên giám sát yêu cầu, bên thi công phải nộp toàn bộ tài liệu

mà thông qua đó có thể nắm bắt được tình hình quản lý an toàn theo hợp đồng hoặc các bản quy trình

Đối với nhà thầu thi công

c

Nhà thầu chuẩn bị và trình bản Kế hoạch đảm bảo an toàn lên Tư vấn không muộn hơn 28 ngày kể từ ngày có lệnh khởi công, gồm các điểm sau:

Sơ đồ tổ chức nhân viên quản lý chất lượng, bao gồm cả Cán bộ phụ trách an toàn của Nhà thầu, người chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn trên cả công trường;

Ngày đăng: 13/03/2015, 13:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. TCVN 5308:1991 “Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng
1. Bộ luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1995 Khác
2. Bộ Xây Dựng, ngày 16/8/ 2007, Định mức xây dựng 1776/ BXD-VP Khác
3. Bộ Xây Dựng, ngày 16/08/2007 Định mức dự toán XDCT - phần Lắp đặt công bố kèm theo văn bản số 1777/BXD-VP Khác
4. Bộ Xây Dựng,ra ngày 26/05/2010, Thông tư 04/2010/TT-BXD , về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.5 Khác
6. Luật Xây dựng số 16/2003/ QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI Khác
7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 Khác
11. Nghị định số 12/2009/NĐ - CP ngày 12/02/2009 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Khác
12. Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH- BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 H ướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong cơ sở lao động Khác
13. Thông tư 06/2010/TT-BXD, thông tư hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình, ra ngày 26 tháng 5 năm 2010 Khác
14. Trường Đại học Thủy Lợi, Giáo trình và bài giảng các môn học ngành quản lý xây dựng Khác
15. Trường Đại học xây dựng, 2012, NXB Xây dựng, Giáo trình an toàn xây dựng Khác
17. HEERIM ARCHITECTS & PLANNERSCO.,Ltd, 2008, Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán Tòa nhà Lotte Center Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w