Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công trình thủy lời các tỉnh trung du miền núi phía bắc phục vụ đa mục tiêu

152 716 4
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công trình thủy lời các tỉnh trung du miền núi phía bắc phục vụ đa mục tiêu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Õ ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CÁC TỈNH TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC PHỤC VỤ ĐA MỤC TIÊU Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Bùi Hiếu 8657 Hà Nội, 10 – 2010 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Õ ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CÁC TỈNH TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC PHỤC VỤ ĐA MỤC TIÊU Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Bùi Hiếu Hà Nội, 10 – 2010 1 BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÁC TỈNH TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC PHỤC VỤ ĐA MỤC TIÊU Chương 1 TỔNG QUÁT 1.1. Tính cấp thiết, mục tiêu, ý nghĩa và nội dung của đề tài. 1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài Tại nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm trước đây các công trình thủy lợi (CTTL) được xây dựng chủ yếu phục vụ tưới, tiêu cho các loại cây trồng. Tuy nhiên trong thực tế quản lý khai thác, ngoài cấp thoát nước cho cây trồng, trước yêu cầu tự nhiên, cấp bách của đời sống và phát triển kinh tế xã hội, các hệ thống thủy lợi còn kết hợp cấp, thoát nước cho các ngành kinh tế - xã hội khác. Nhưng hiệu quả còn kém so với yêu cầu, với tiềm năng sẵn có của các CTTL. Các tỉnh vùng Trung du, miền núi phía Bắc (TDMNPB) có vị trí rất quan trọng về an ninh biên giới lãnh thổ, có tiềm năng rất to lớn để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, tiêu thụ hàng hóa qua các cửa khẩu và du lịch sang nước bạn. Do vậy sự phát tri ển kinh tế, xã hội vùng này có tầm quan trọng đặc biệt. Do gặp nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội và kinh tế nên các công trình thuỷ lợi (hầu hết là loại nhỏ và vừa) tại vùng TDMNPB đã phát huy hiệu quả rất kém, chỉ đạt 60 – 70% năng lực thiết kế phục vụ tưới, tiêu, còn hiệu quả kết hợp phục vụ đa mục tiêu cho các ngành khác cũng càng yếu và thi ếu. Do đó biện pháp nâng cao hiệu quả tổng hợp của các công trình thuỷ lợi (CTTL), luôn là vấn đề quan trọng và cấp bách. Để có cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tổng hợp phục vụ đa mục tiêu của các CTTL, cần thiết có sự nghiên cứu, khảo sát đánh giá toàn diện, đầy đủ, định tính, định lượng về tác dụng, hiệu quả, và phương thức các công trình thuỷ lợi phục vụ tổng hợp đa mục tiêu cho phát triển kinh tế – xã hội, tìm ra nguyên nhân của các tồn tại, thiếu sót rồi đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục - phát triển làm cơ sở khoa học - thực tiễn vững chắc cho quy hoạch, xây dựng và quản lý các công trình thuỷ lợi đạt hiệu quả cao, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, vùng trên quan đ iểm sử dụng tổng hợp, bền vững tài nguyên nước. Mặt khác giúp nâng cao nhận thức về hiệu quả các CTTL. Kết quả nghiên cứu của Đề tài làm cho mọi người, mọi ngành thấy được rõ hơn, đầy đủ hơn về hiệu quả to lớn của các CTTL không chỉ tưới, tiêu nước cho cây trồng mà còn phục vụ đa mục tiêu cho phát triển các ngành kinh tế, xã hội khác, phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường, từ đó xã hội sẽ quan tâm hơn đến công tác thủy lợi. Do việc đánh giá chính xác được hiệu quả tổng hợp đa mục tiêu của CTTL là khó khăn, phức tạp vì phụ thuộc nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, nên cho đến nay chưa có được phương pháp đánh giá hoàn chỉnh, chưa thiết lập được các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá xác thực và cho phù hợp điều kiện Việt Nam, do vậy cầ n thiết phải nghiên xây dựng được phương pháp luận, cơ sở khoa học đánh giá hiệu quả CTTL phục vụ đa mục tiêu cho phát triển kinh tế, xã hội, trên cơ sở đó cần xây dựng các hệ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đa mục tiêu của CTTL, để rồi đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tổng hợp của các CTTL phục vụ đa mục tiêu. 1.1.2. Mục tiêu nghiên cứ u (đã được quy định tại bản Tổng đề cương NCKH) 9 Đánh giá được thực trạng các công trình thủy lợi vùng Trung du, miền núi phía Bắc đáp ứng nhiệm vụ thiết kế và phục vụ đa mục tiêu so với yêu cầu mới. 2 9 Xây dựng phương pháp luận và cơ sở khoa học đánh giá hiệu quả tổng hợp CTTL phục vụ đa mục tiêu cho phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. 9 Xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và phần mềm tính toán hiệu quả tổng hợp phục vụ đa mục tiêu của các công trình thủy lợi. 9 Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả công trình thủ y lợi phục vụ đa mục tiêu cho phát triển kinh tế - xã hội và môi trường tại các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc. 9 Dựa trên các nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp, đa mục tiêu của CTTL đã được thiết lập và tiến hành thử nghiệm áp dụng tại một số hệ thống thủy lợi đại diện để kiến nghị bổ xung vào tài liệu 14 TCN 112-2006 hướng dẫn tính toán đánh giá hiệu quả kinh tế dự án thuỷ lợi tưới, tiêu. 1.1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đây là vấn đề mới, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc đánh giá hiệu quả, nâng cao hiệu quả phục vụ của các CTTL. 1. Mặc sẽ là một thử thách lớn để phát triển, tìm ra một phương pháp đánh giá phù hợp với các thể loại, quy mô CTTL khác nhau với đối tượ ng sử dụng nước đa dạng, ở các miền vùng khác nhau và giải quyết mâu thuẫn giữa các hộ dùng nước với nhau.Tuy nhiên tập thể Đề tài đã nghiên cứu đề xuất được. Phương pháp tiếp cận đánh giá hiệu quả phục vụ đa mục tiêu của các CTTL tại Việt Nam và sơ đồ khối Bộ khung tổng thể các bước đánh giá hiệu quả HTTL có giá trị tham khảo áp d ụng tốt. 2. Đề tài đã đề xuất xây dựng được chín nhóm chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá hiệu quả CTTLphục vụ đa mục tiêu đã thể hiện được đầy đủ các mặt hiệu quả của CTTL như: hiệu quả phân phới sử dụng nước, hiệu quả phục vụ các ngành, hiệu quả kinh tế tổng hợp, hiệu quả môi trường, hiệu qu ả xã hội, đã tiếp cận được với trình độ KHCN tiên tiến trên thế giới. 3. Đề tài đã đề xuất, kiến nghị bổ xung nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả HTTL vào 14 TCN 112 - 2006, tuy nhiên là bước đầu cần phải được tiếp tục thử nghiệm trong điều kiện thực tế để hoàn chỉnh thêm. 4. Đã xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệ u và tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các CTTL đã được thiết lập và thử nghiệm. Qua thử nghiệm áp dụng tại một số HTTL đại diện thấy được phần mềm này có các ưu điểm, có tính khả thi rõ rệt. 5. Đề tài đã nêu được khá đầy đủ các nguyên nhân làm giảm hiệu qu ả phục vụ của các công trình thuỷ lợi, gồm: Nguyên nhân về đặc điểm điều kiện, kinh tế, xã hội, về quy hoạch, thiết kế, nguyên nhân và bất cập trong qủan lý khai thác CTTL, trong đó nổi lên các nguyên nhân đặc thù cho vùng đồi núi, trung du phía Bắc. 6. Đề tài đã xuất khá toàn diện các giải pháp quy hoạch, thiết kế nâng cao hiệu quả phục vụ đa mục tiêu của các công trình thuỷ lợi, trong đó nhấn mạnh các v ấn đề: a) Cần nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh các chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế cho quy hoạch, thiết kế xây dựng công trình thuỷ lợi phục vụ đa mục tiêu trong điều kiện đa dạng hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. b) Chỉ dẫn cách tính toán cân bằng nước và xác định các quy mô, kích thước cơ bản của công trình đầu mối ở hồ chứa, đập dâng đã và sẽ xây dựng thực hiện nhiệm vụ tưới theo thiết kế cũ, thực hiên nhiệm vụ phục vụ đa mục tiêu. và giải pháp sử lý tình huống do các nhu cầu dùng nước ngày càng gia tăng trong khi nguồn nước đến có chiều hướng giảm đi. 3 c) Để nâng cao hiệu quả phục vụ của CTTL ,Đề tài đề xuất cần sớm xây dựng chiến lược quy hoạch thủy lợi phục vụ đa mục tiêucác quy mô khác nhau, vùng khác nhau, và thể loại công trình khác nhau 7. Các giải pháp quản lý khai thác đã được Đề tài đã đề xuất khá đầy đủ, gồm: Gải pháp quản lý nước, giải pháp quản lý công trình, giải pháp quản lý kinh tế, tài chính, giải pháp về t ổ chức quản lý công trình thủy lợi, giải pháp về chính sách quản lý công trình thủy lợi. Trong đó nhấn mạnh một số giải pháp đặc trưng. 8. Các kết quả nghiên cứu cử Đề tài có thể tham khảo áp dụng vào thực tiễn cho các thể loại CTTL khác, ở các miền, vùng khác . 1.1.4. Nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu. 1. Khảo sát, đánh giá được thực trạng các công trình thủy lợi vùng Trung du, miền núi phía Bắc đáp ứ ng nhiệm vụ thiết kế và phục vụ đa mục tiêu so với yêu cầu. 2. Xây dựng phương pháp luận và cơ sở khoa học đánh giá hiệu quả tổng hợp CTTL phục vụ đa mục tiêu cho phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. 3. Xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và phần mềm tính toán hiệu quả tổng hợp phục vụ đa mục tiêu của các công trình th ủy lợi. 4. Dựa trên các nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp, đa mục tiêu của CTTL đã được thiết lập và tiến hành thử nghiệm áp dụng tại một số hệ thống thủy lợi đại diện để kiến nghị bổ xung vào tài liệu 14 TCN 112-2006 hướng dẫn tính toán đánh giá hiệu quả kinh tế dự án thuỷ lợi tưới, tiêu. 5. Xây dựng phần mề m cơ sở dữ liệu và tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các HTTL đã được thiết lập và thử nghiệm. 6. Khảo sát, phân tích đánh giá các nguyên nhân làm giảm hiệu quả phục vụ của các công trình thuỷ lợi, gồm: Nguyên nhân về đặc điểm điều kiện, kinh tế, xã hội ,về quy hoạch, thiết kế, nguyên nhân và bất cập trong qủan lý khai thác CTTL , trong đó nổi lên các nguyên nhân đặc thù. 7. Áp dụng tính toán kiểm tra cân bằng nước và xác định các chỉ tiêu cơ bản về quy mô, kích thước công trình đầu mối ở hồ chứa Xạ Hương và Ngòi Là, đập dâng 19 tháng 5 đã xây dựng, đang được khai thác trong trường hợp thực hiện nhiệm vụ thiết kế cũ, thực hiên nhiệm vụ phục vụ đ a mục tiêugiải pháp sử lý tình huống. 8. Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu cho phát triển kinh tế - xã hội và môi trường tại các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc. (giải pháp quy hoạch, thiết kế và quản lý khai thác, các giải pháp công trình và phi công trình). 1.2. Phương pháp khảo sát, nghiên cứu. 1.2.1. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu − Tiếp cận các tài liệu, kinh nghiệm thể giới, chủ yếu c ủa các nước châu Á, Đông Nam Á, các tổ chức quốc tế như FAO, ICID, IWMI và tài liệu trong nước. − Tiếp cận và thực hiện phương pháp kế thừa, tận dụng, sử lý các kết quả nghiên cứu đã có tham khảo được… − Tiếp cận một cách hệ thống: Bản thân hệ thống thủy lợi là một thể thống nhất. − Tiếp cận sự tham gia của cộng đồng của những người, đơn vị hưởng lợi từ CTTL, xem xét đánh giá dưới nhiều quan điểm, góc độ và mức độ khác nhau. − Tiếp cận và thực hiện phương pháp chuyên gia thông qua các hội thảo 4 chuyên đề tại Hà Nội và một số tỉnh TDMNPB, xin các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn ở địa phương. − Tiếp cận nghiên cứu các sử dụng các Phần mềm máy tính đánh giá hiệu quả CYYL như: Phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Appraisal Process - RAP), Đánh giá tiêu chuẩn hoạt động của hệ thống (Benchmarking process) các tổ chức IPTRID, ICID, FAO phối hợp với IWMI và phần mềm IMSOP của Australia. − Tiếp cận, khảo sát các hệ thống công trình thủy lợi đã và đang hoạt động tại các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. − Tiếp cận nghiên cứu, khảo sát chi tiết tại một số CTTL đại diện trong vùng tại các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Hoàn Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc… − Tiếp cận nguyên tắc sử dụng tổng hợp nguồn nước theo Bốn nguyên tắc Dublin. − Tiếp cận mục tiêu và chiến lược phát triển thủy lợi giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. − Tiếp cận đáp ứng các nhu cầu, tiếp cận định mức sử dụng nước hiệu quả cho các ngành. − Kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm trên thế giới và trong nước về hiệu quả và đánh giá hiệu qu ả các CTTL. 1.2.2. Điều tra, khảo sát, đánh giá tài liệu. 1. Thu thập, điều tra các tài liệu, phân tích đánh giá và tổng hợp tài liệu về phương pháp, kết quả đánh giá hiệu quả tổng hợp các CTTL hiện tại đã phục vụ đa mục tiêu (cấp thoát nước nông nghiệp, cấp thoát nước công nghiệp, cấp thoát nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, phục vụ du lịch, giao thông; phòng chống và giảm nh ẹ thiên tai, bảo vệ môi trường ) chủ yếu tại các nước châu Á, Đông Nam Á do có các điều kiện gần gũi với Việt Nam, các tổ chức quốc tế như FAO, ICID, IWMI. 2. Đoàn cán bộ thực hiện đề tài đi học tập, khảo sát tại Viện Quản lý nước Quốc tế IWMI và Trung tâm Quản lý tưới Quốc tế IIMI tại nước Srilanca và các công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu t ại Srilanka. 3. Khảo sát, điều tra và thu thập, nghiên cứu các tài liệu của Việt Nam về phương pháp, kết quả đánh giá hiệu quả tổng hợp các CTTL phục vụ đa mục tiêu tại Việt Nam, chủ yếu tại các tỉnh vùng Trung du, miền núi phía Bắc. 4. Nơi thu thập tài liệu: Tổng cục Thủy lợi, các chi cục Thủy lợi tỉnh, các Công ty, Xí nghiệp Khai thác CTTL, các đối tượng - hộ sử d ụng nước, các Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng kinh tế ở các địa phương, các hệ thống thuỷ lợi thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Yên Bái, Phú Thọ 5. Điều tra, khảo sát chi tiết thực tế về hiệu quả, đánh giá hiệu quả HTTL hồ chứa Xạ Hương, Vĩnh Phúc, hồ Ngòi Là, Tuyên Quang, đập dâng 19 thang 5 Nghĩa lộ, Yên Bái. Các công trình được lựa chọn đảm bảo tính đại diện về vùng địa lý, loạ i công trình, cấp công trình và quy mô đầu tư, chủ đầu tư. 6. Thực hiện điều tra, khảo sát theo các phiếu điều tra CTTL phục vụ đa mục tiêu: 16 bộ phiếu cho 8 nhóm chỉ tiêu (bao gồm CTTL phục vụ tưới tiêu nước cho cây trồng, cấp nước cho chăn nuôi, cấp thoát nước công nghiệp, cấp thoát nước sinh hoạt, cho nuôi trồng thủy sản, cho phát triển xã hội, phát triển du lịch và dịch vụ, bảo vệ môi trường, ) với CTTL đầu mối là hồ chứa, đập dâng tại 5 tỉnh đại diện: Vĩnh Phúc, Yên Bái, Tuyên Quang, Quảng Ninh và Hoà Bình. với các bảng liệt kê chỉ dẫn điều tra tài liệu rồi phân tích, đánh giá và lựa chọn tài liệu sử dụng. 5 Hình 1.1 Ban chủ nhiệm đề tài học tập, khảo sát tại Viện Quản lý nước quốc tế IWMI và Trung tâm Quản lý tưới Quốc tế IIMI tại Srilanca 1.2.3. Xử lý, phân tích, tổng hợp tài liệu cho nội dung nghiên cứu. 1. Phân tích đánh giá vai trò, hiệu quả đạt được của công trình thuỷ lợi phục vụ tưới, tiêu nước nông nghiệp so nhiệm vụ thiết kế ban đầu. a. Phân tích, đánh giá về hiệu quả tổng hợp các hệ thống thuỷ lợi phục vụ đa mục tiêu cho phát triển kinh tế - xã hội và môi trường nông thôn: thuỷ sản, công nghiệp, phát triển du lịch và dịch vụ, cấp nước sinh hoạt, phòng chống thiên tại vệ môi trường. 2. Phân tích những tồn tại, khó khăn, nêu rõ những nguyên nhân làm cho CTTL chưa phát huy được hiệu quả phục vụ đa mục tiêu. 3. Nghiên cứu đề xuất Ph ương pháp đánh giá hiệu quả công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu cho điều kiện Việt Nam. 4. Xây dựng hệ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp, đa mục tiêu của công trình thủy lợi và thử nghiệm áp dụng tại vùng Trung du, miền núi phía Bắc và áp dụng thử nghiệm. 5. Xây dựng phần mềm máy tính cơ sở dữ liệu, chương trình tính toán các chỉ tiêu đ ánh giá hiệu quả tổng hợp, đa mục tiêu của công trình thủy lợi. 6. Đề xuất phương hướng, giải pháp về quy hoạch, thiết kế và quản lý khai thác để Nâng cao hiệu quả tổng hợp CTTL phục vụ đa mục tiêu trên vùng trung du, miền núi phía Bắc và áp dụng thử nghiệm tại các HTTL hồ chứa, đập dâng đại diện. 7. Tổ chức tập huấn, chuyển giao công nghệ cho một số công ty, xí nghi ệp khai thác CTTL trên vùng trung du, miền núi phía Bắc. 8. Báo cáo tổng hợp tổng kết các kết quả NCKH của đề tài. 6 Chương 2 KHẢO SÁT THỰC TIỄN CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI PHỤC VỤ ĐA MỤC TIÊU 2.1. Trên thế giới. Nghiên cứu nhận biết vai trò phục vụ đa mục tiêu của các hệ thống thủy lợi: Các kết quả nghiên cứu do Viện quản lý nước quốc tế IWMI thực hiện tại nước Srilanca và tài liệu quốc tế khác của Ủy ban tưới tiêu quốc gia Thái Lan, của Cục thủy nông Thái Lan của tổ chức Liên hợp quốc FAO của Mạng lưới châu Á về quản lý nước, Uỷ ban Tưới tiêu quốc tế ICID của Đại học HR Wallingford and DFID, Anh quốc, và các kết quả của các nhà nghiên cứu tại các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Philippin, Mexico, Nam Phi, Australia cho thấy rõ hiệu quả CTTL phục vụ đa mục tiêu. - Các hệ thống thuỷ lợi đã cung cấp nước và tiêu thoát nước cho nhiểu đối tượng khác bên cạnh việc nhiệm vụ chính là tưới, tiêu nước cho cây trồng. - Cụ thể vai trò phục vụ đa mục tiêu củ a các HTTL gồm các lĩnh vức sau: 1. Các hệ thống thuỷ lợi đã cung cấp nước tưới và tiêu thoát nước cho các cây trồng nông nghiệp là chủ yếu và cây trồng lâm nghiệp. Nhiều nước trên thế giới đã đảm bảo được An ninh lương thực (ANLT) quốc gia và góp phần đảm bảo ANLT thế giới là nhờ phát triển nền nông nghiệp có tưới với diện tích cây trồng được tưới, tiêu nước ngày càng tăng, nhất là tạ i các nước sản xuất lương thực, nông sản lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Thái Lan, Việt nam, Nhật Bản, Mexico, Brazinlia, Philipin, Indonesia…ở đó, đã từ lâu thuỷ lợi - tưới tiêu nước đã được coi là giải pháp hàng đầu trong phát triển nông nghiêp, có tác dụng quyết định đến tăng vụ, tăng năng xuất, sản lượng các cây trồng… 2. Hệ thống thủy lợi kết hợp cung cấp nước sinh ho ạt (Domestic water supply). - Phần lớn dân cư nông thôn sống gần cạnh các kênh mương dẫn nước của HTTL nên họ có điều kiện thuận lợi sử dụng nước miễn phí nguồn nước từ HTTL cho sinh hoạt gia đình, thông qua sử dụng trực tiếp nước chảy trên kênh mương, hoặc gián tiếp thông qua các giếng nước được nguồn cung cấp nước từ các kênh mương ngấm vào tầng đất chứa nước, nh ất là trong mùa khô hạn, đặc biệt các vùng khan hiếm nước. - Các hệ thống thủy lợi quy mô vừa và nhỏ thường cung cấp nước cho các nhu cầu sinh hoạt nông thôn, các hệ thống cở lớn và trung bình còn thêm cả cấp nước cho các khu đô thị, thị trấn, khu công nghiệp, thậm trí còn cấp nước cho các thành phố. Tại Trung Quốc, các hệ thống thủy lợi lớn đã cung cấp 26 tỷ m 3 nước/năm cho các nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp (chiếm tới 15% tổng các nhu cầu nước sinh hoạt, công nghiệp của Quốc gia này, cho hơn 200 triệu dân cư). - Dân cư nông thôn, chủ yếu là nông dân mà nhà cửa của họ phần lớn nằm gần cạnh các kênh mương dẫn nước của hệ thống thủy loi nên họ có điều kiện thuận lợi sử dụng nước từ kênh mương thủy lợ i để cho sinh hoạt gia đình, họ đã sử dụng trực tiếp nước chẩy trên kênh mương, hoạc sử dụng gián tiếp thông qua các giếng nước được nguồn nước cấp từ các kênh mương ngấm vào đất - tầng chứa nước, nhất là trong mùa khô. - HTTL Cung cấp nước cho các hộ nông dân đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa thuộc miền đồi núi, ở đó chưa có được hệ thống cấp nước sạ ch công nghiệp cho sinh hoạt thì các gia đình nông dân thường tận sử dụng nguồn nước từ các hệ thống thủy lợi (hồ chứa nước, nước trên kênh mương) để cho sinh hoạt gia đình (nấu ăn, giặt, tắm, vệ sinh, chăn nuôi, tưới vườn…). 7 3. Nuôi trồng thuỷ sản và thủy cầm được CTTL cấp, thoát nước (Water suplly for Aquaculture). - Hầu hết mặt nước các hồ chứa thủy lợi đã được tận dụng kết hợp nuôi trồng thủy sản tại các nước trên thế giới, kênh mương của các HTTL còn là nguồn cung cấp nước cho nhiều ao, hồ nhỏ nuôi trồng thủy sản của dân cư, các kênh mương còn thực hiện chuyển dẫ n nước, hòa chộn nước mưa và nước ngọt cho nuôi trồng thủy sản nước mặn vùng ven biển. - Tại các nước trồng lúa khu vực Đông Nam Á, nhiều cánh đồng trồng lúa thấp trũng được tưới ngập, người ta đã tận dụng kết hợp nuôi trồng thủy sản cho lợi nhuận khá cao. hơn nữa còn diệt trừ được sâu bọ phá lúa nhờ cá, tôm ăn chúng, còn làm tăng lượng phân bón cho lúa nhờ cá, tôm thả i tiêu hóa ra. - Còn chăn thả vịt, ngan, ngỗng trên các cánh đồng lúa trũng, trên các ao được kênh mương thủy lợi cấp nước. Mô hình cơ cấu canh tác Lúa - Cá - Vịt, ngan ngỗng đã cho hiệu quả kinh tế trên cánh đồng lúa cao hơn 30-35% so với trồng thuần chỉ có lúa. 4. Hệ thống thủy lợi kết hợp cấp nước cho chăn nuôi (Integrated Irrigated Crop–Livestock Systems). - Tại các nước châu Á, vùng khô hạn và bán khô hạn chủ yếu tại các vùng phía Nam, Hệ thông hỗn hợp cây trồng - vậ t nuôi đã đóng vai trò quan trọng để tiết kiệm nước tưới, tăng hiệu quả sử dụng nước, tăng hiệu quả sản xuất chung do tận dụng các sản phẩm từ chăn nuôi (phân, nước thải…) phục vụ cây trồng, góp phần cải tạo đất. Nguồn phân thải ra từ chăn nuôi còn được sử dụng làm năng lượng đun nấu phục vụ ăn uố ng. - Hệ thống thủy nông còn là môi trường, là nguồn cung cấp nước và tiêu thoát nước cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy cầm, thông qua việc lấy nước trực tiếp từ các hồ chứa, dùng nước kênh mương, từ các giếng nước được kênh mương thủy lợi làm tăng mực nước ngầm. Hệ thống thủy lợi còn cấp nước tưới cho các đồng cỏ chăn nuôi, cho các cơ sở giết mổ gia súc, gia c ầm… - Tại vùng Bình cao nguyên Texas, nước Mỹ, các nhu cầu nước nông nghiệp đã khai thác tới 95% tổng lượng nước ngầm. Do vậy sự thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với sự gia tăng ngành chăn nuôi (bao gồm vật nuôi và các cây thức ăn chăn nuôi) đã làm giảm lượng nước cung cấp cho nông nghiệp tới 25 %,nhưng lại góp phần chống xói mòn đất, tăng độ phì nhiêu của đất, lại tăng hiệu qu ả kinh tế chung sản xuất. 5. Hệ thống thủy lợi kết hợp cung cấp nước cho công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn (Water suplly for Rural enterprises). - Nhiều vùng ở nông thôn chưa được xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, nên nguồn nước từ hệ thống kênh tưới đã cấp nước cho các hoạt động tiểu công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn như chế biến nông sản, sản xuất g ạch ngói và vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, các nhà hàng ăn uống,… 6. Hệ thống thủy lợi kết hợp cung cấp nước cho thủy điện và giao thông thủy (Hydropower generation and navigation). Những năm trước đây, một số hồ đấp thủy lợi và nhiều bậc nước trên kênh mương được tận dụng để phát triển thủy điện, nhưng giảm dần cùng với s ự phát triển của mạng lưới điện quốc gia (bao gồm nhiệt điện và các trạm thủy điện lớn). Về giao thông thủy trên các HTTL hiện nay cũng giảm dần do sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới giao thông đường bộ. Tuy nhiên tại nhiều vùng ở Campuchia, Philippin, Thái Lan, Malaysia và vùng đồng bằng sông Mê Kông của Việt Nam, các hệ thống kênh mương thủy lợi đã được tận dụng nhi ều cho giao thông đường thủy. 8 7. Hệ thống thủy lợi tác động tích cực đến môi trường và chu trình thủy văn (Ecosystem functions and Hydrological cycle) và cải thiện tiểu khí hậu (Climate adjustment). - Các hệ thống thủy lợi cấp, thoát nước có tác dụng phòng chống khô hạn,phòng chống úng ngập,lũ lụt .và cải tạo đất, chống xói mòn, lầy thụt, mặn hóa đất canh tác… Lượng nước gây úng ngập, lũ lụt đã được tiêu thoát bởi các hệ th ống tiêu thoát nước có công trình đầu mối là các trạm bơm, cống tiêu nước… hơn nữa lượng nước gây úng ngập còn được chứa trữ tại các khu ruộng trũng trồng lúa có khả năng chịu ngập nước để rồi tiêu sau đó. Kết quả khảo sát cho thấy 20% lượng nước gây ngập úng ở vùng hạ lưu sông Mê Kông trong thời gian 1999 - 2000 đã được tạm thời giữ chứa tại các cánh đồng lúa trũng, để rồi được kênh mương thủy lợi tiêu thoát sau đó. - Nhiều hệ thống tưới nông nghiệp có vai trò tích cực đến chu trình thủy văn và hệ sinh thái như các tác dụng điều hòa dòng chảy, làm tăng mực nước ngầm, phòng chống khô hạn, chống úng ngập., - HTTL bổ sung nguồn nước ngầm (Groundwater recharge). Các hệ thống kênh mương tưới đã làm tăng mực nước ngầm do nước ngấm xuống từ lòng kênh mương, thêm nữa lượng nước ngấm xuống từ các cánh đồng trồng lúa nước cũng làm tăng mực nược ngầm của các giếng lân cận. Tại hệ thống tưới cho lúa Kumamoto của Nhật Bản, 85% nguồn nước nhập vào nước ngầm là do lượng nước ngấm xuống từ các cánh đồng lúa, tại các vùng đất cao nguyên ở Đài Loan 21 - 23% lượng nước ngấm xuống từ cánh đồng lúa đã nhậ p vào nguồn nước ngầm. - Cải thiện tiểu khí hậu (Climate adjustment). Sự bốc thoát hơi nước từ các cánh đồng lúa rộng lớn có tác dụng làm giảm nhiệt độ nóng bức trong mùa hè và làm tăng nhiệt độ, gây ấm áp vào mùa đông lạnh giá. Đặc biệt ở các vùng lân cận các hồ chứa thủy lợi có khí hậu luôn mát mẻ trong mùa hè và ấm áp trong mùa đông, chính vì vậy mà nhiều khu vực có hồ chứa và hồ chứa nước th ủy lợi được kết hợp xây dựng các khu du lịch. - Tác dụng làm sạch nước của các hệ thống thủy lợi (Water purification) Khối lượng nước trên các cánh đồng lúa có tác dụng làm tăng tính hấp phụ của đất đối với các kim loại nặng và làm tăng khả năng vận chuyển chất hữu cơ của nó, Các cánh đồng lúa như là các vùng đất ướt nhân tạo có tác dụng chuyển hóa các nguyên tố Nitogen và Photpho có lợi cho đất và cây trồ ng. Tỷ lệ khử Nitogen này là từ 0.02 đến 0.8 g/m2/d. Các lượng bùn cát lắng đọng trên kênh mương trong quá trình chuyển nước và bùn cát lắng đọng trên các cánh đồng lúa tưới ngập đã có tác dụng làm sạch nước (trong hơn) và còn cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây trồng phát triển, cải tạo đất thoái hóa. 8 - Bảo tồn đa dạng sinh học nhờ các HTTL (Conservation of Biodiversity) Các HTTL cấp, thoát nước và điều hoà dòng chẩy, cải tạo đất đã có tác dụng rõ rệ t để giữ gìn, phát triển các loại cây trồng, quần thể cây tự nhiên, các động vật, sinh vật trên khu vực để bảo tồn đa dạng sinh học. 9. Giá trị du lịch sinh thái và giải trí của các hệ thống thủy lợi. Nhiều hệ thống thủy lợi, nhất là các hồ chứa nước đã là nơi du lịch sinh thái, giải trí rất tốt do cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ, nguyên sơ, do khí hậu ôn hòa, do bản thân các công trình c ủa hồ chứa được thiết kế xây dựng đẹp. [...]... 2.3.3 Hiệu quả công trình thủy lợi các tỉnh vùng miền núi, Trung du phía Bắc Các công trình thuỷ lợi tại các tỉnh vùng miền núi, Trung du phía Bắc đã và đang thực hiện được nhiệm vụ chủ yếu là tưới, tiêu nước cho cây trồng, còn kết hợp phục vụ đa mục tiêu để cấp nước, thoát nước cho các ngành chăn nuôi, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch, lâm nghiệp và phát điện như: 1 Công trình. .. đồi núi phía Bắc Chương 3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI PHỤC VỤ ĐA MỤC TIÊU CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI Ý nghĩa: Phương pháp luận và phương pháp để xác định, tính toán hiệu quả phục vụ đa mục tiêu của các CTTL có tầm quan trọng đặc biệt để đánh giá đầy đủ được hiểu quả phục vụ đa mục tiêu, nhiều mặt của các CTTL, để có cơ sở khoa học cho các giải pháp nâng. .. các tỉnh nêu trên các kênh mương thủy lợi còn làm nhiệm vụ tiêu thoát nước cho các khu nuôi trồng thủy sản, hoặc dùng nước thải từ thủy sản, từ chăn nuôi để tiếp tục tưới ruộng 4 Thuỷ lợi phục vụ công nghiệp các tỉnh Miền núi, Trung du phía Bắc Nền công nghiệp của các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc đang trong thời kỳ đầu phát triển do đó vai trò của công trình thuỷ lợi đến cấp, thoát nước cho công. .. phương pháp luận và phương pháp đánh giá hiệu quả tổng hợp CTTL phục vụ đa mục tiêu còn nhiều khiếm khuyết, chưa hoàn chỉnh, Chưa thấy rõ các kết quả nghiên cứu đánh giá định lượng hiệu quả CTTL cấp nước phục vụ đa mục tiêu cho phát triển từng ngành - hộ dùng nước riêng biệt (thủy sản, du lịch và dịch vụ, cấp nước sinh hoạt, thủy điện, công nghiệp ) 3.1.2 Nhận xét về đánh giá hiệu quả các hệ thống thủy. .. pháp nâng cao hiệu quả phục vụ của CTTL 3.1 Phương pháp luận và phương pháp đánh giá hiệu quả công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu Đánh giá hiệu quả là những hoạt động nhằm kiểm tra xem xét sau những giai đoạn nhất định đã đề ra của dự án, hoặc chu kì quản lý, hệ thống thủy lợi có đạt được 25 những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra hay không? Mức độ phù hợp của các mục tiêu đề ra? Từ đó có những biện pháp cải... một hệ thống các chỉ tiêu hợp lý để đánh giá hiệu quả tổng hợp phục vụ đa mục tiêu của HTTL, do còn ít được quan tâm, quan điểm lại khác nhau về các chỉ tiêu đánh giá, nên thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quảhiệu quả phục vụ đa mục tiêu của HTTL - Ngay đối với đánh giá hiệu quả tưới, tiêu nước cho cây trồng ở nước ta cũng chưa có phương pháp đánh giá một cách cụ thể,... vực Các hồ chứa đều có tác động tích cực cải tạo điệu kiện vi khí hậu của một vùng Làm tăng độ ẩm không khí, độ ẩm đất, tạo nên các thảm phủ thực vật chống xói mòn, rửa trôi đất đai Mùa hè không khí mát mẻ, dễ chịu có tiềm năng phát triển du lịch 2.3 Công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu tại miền núi, trung du phía Bắc 2.3.1 Khái quát đặc điểm về tự nhiên các tỉnh Miền núi phía Bắc Vùng Miền núi, Trung. .. nhiều hệ thống còn phục vụ đa mục tiêu cấp, thoát nước cho các nhu cầu khác như thủy sản, du lịch, cấp nước sinh hoạt, tiêu thoát nước cho khu dân cư, đô thị, hiệu quả về môi trường, hiệu quả xã hội chưa được tổng kết, đánh giá để thấy rõ, đầy đủ các hiệu quả đa mục tiêu của CTTL - Nhận thức, hiểu biết về hiệu quả tưới và phương pháp đánh giá hiệu quả CTTL phục vụ tổng hợp đa mục tiêu ở nước ta còn rất... các cống tiêu của công trình thuỷ lợi - Tại tỉnh Lào Cai các công trình thuỷ lợi chủ yếu tiêu nước mặt cho công nghiệp Lào Cai – Cam Đường, khu công nghiệp Nà Toỏng… 10 Công trình thuỷ lợi phục vụ phát triển lâm nghiệp Các công trình thuỷ lợi tại các tỉnh Miền núi, Trung du phía Bắc nêu trên còn cấp nước, giữ ẩm cho các vườn ươm cây, cho việc trồng rừng nhất là các hồ chứa ở trên vùng cao: dùng làm nước... triển 3.2 Kinh nghiệm thế giới và trong nước về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu 3.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công trình thủy lợi Dưới đây tổng hợp phân tích kết quả của một số công trình nghiên cứu điển hình như: a) Chương trình đánh giá nước thế giới (WWAP) b) Những chỉ tiêu thực hiện của hệ thống tưới và tiêu (Performance Indicators for Irrigation and . triển du lịch. 2.3. Công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu tại miền núi, trung du phía Bắc 2.3.1. Khái quát đặc điểm về tự nhiên các tỉnh Miền núi phía Bắc Vùng Miền núi, Trung du phía Bắc. NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÁC TỈNH TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC PHỤC VỤ ĐA MỤC TIÊU Chương 1 TỔNG QUÁT 1.1. Tính cấp thiết, mục tiêu, ý nghĩa và nội dung. 2.3.3. Hiệu quả công trình thủy lợi các tỉnh vùng miền núi, Trung du phía Bắc Các công trình thuỷ l ợi tại các tỉnh vùng miền núi, Trung du phía Bắc đã và đang thực hiện được nhiệm vụ chủ

Ngày đăng: 22/04/2014, 21:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan