1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ

132 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 3,6 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước – Trường Đại học Thủy Lợi Tên tác giả: Phạm Thị Nhung Học viên cao học: CH17Q Người hướng dẫn: PGS. TS. Phạm Việt Hòa Tên đề tài Luận văn: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh Thái Bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ”. Tác giả xin cam đoan: Đề tài luận văn được làm dựa trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp tài liệu, hệ thống các kết quả từ thực tế trong nước để đưa ra một số đề xuất về giải pháp, tác giả không sao chép bất kỳ một luận văn thạc sỹ nào trước đó. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Phạm Thị Nhung LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sỹ kỹ thuật “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh Thái Bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ” đã được hoàn thành tại khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước trường Đại học Thủy lợi tháng 09 năm 2012. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình. Trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo PGS.TS. Phạm Việt Hòa là người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tác giả cũng chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ về mặt chuyên môn cũng như trong việc thu thập tài liệu liên quan để Luận văn được hoàn thành. Xin gửi lời cảm ơn đến phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học, khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước trường Đại học Thủy lợi và toàn thể các thầy cô đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian học tập cũng như thực hiện Luận văn. Trong khuôn khổ một luận văn, do thời gian và điều kiện hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 9 năm 2012 Học viên Phạm Thị Nhung MỤC LỤC 27TPHẦN MỞ ĐẦU27T 1 27TCHƯƠNG 127T 6 27TTỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ ĐÊ ĐIỀU TỈNH THÁI BÌNH. 27T 6 27T1.1. Đặc điểm hệ thống đê điều và điều kiện dân sinh kinh tế tỉnh Thái Bình27T 6 27T1.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Bình27T 6 27T1.1.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn.27T 8 27T1.1.3. Điều kiện dân sinh kinh tế27T 12 27T1.2. Công tác quản lý, bảo vệ đê điều ở nước ta27T 16 27T1.2.1. Tổng quan về hệ thống đê điều.27T 16 27T1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển về tổ chức Quản lý bảo vệ đê điều ở nước ta 27T 18 27T1.2.3. Công tác quản lý, bảo vệ đê điều.27T 20 27T1.3. Thực trạng đê điều và công tác quản lý, bảo vệ đê điều tỉnh Thái Bình27T 22 27T1.3.1. Thực trạng đê điều tỉnh Thái Bình27T 22 27T1.3.2. Công tác quản lý, bảo vệ đê điều tỉnh Thái Bình27T 39 27T1.4. Các dạng sự cố đê điều đã xảy ra của tỉnh Thái Bình27T 45 27T1.4.1. Các sự cố đê điều thường gặp ở tỉnh Thái Bình27T 47 27T1.4.2. Nhận xét chung về tình hình đê điều tỉnh Thái Bình27T 51 27T1.4.3. Nguyên nhân của các sự cố27T 52 27TCHƯƠNG 227T 54 27TPHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH SỰ CỐ ĐÊ ĐIỀU TRONG LŨ VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT XỬ LÝ 27T 54 27T2.1. Phân tích, đánh giá nguyên nhân phát sinh các sự cố đê điều trong lũ27T 54 27T2.1.1. Hiện tượng thẩm lậu, mạch đùn, mạch sủi.27T 55 27T2.1.2. Nước lũ tràn qua mặt đê.27T 63 27T2.1.3. Sự cố sạt lở bờ27T 64 27T2.1.4. Sạt trượt và xói lở mái đê27T 66 27T2.1.5. Tổ mối trong thân đê27T 67 27T2.2. Tác hại của các sự cố đê điều trong lũ27T 68 27T2.2.1.Tác hại của sự đùn, sủi; thẩm lậu27T 68 27T2.2.2. Tác hại nước sông tràn mặt đê27T 71 27T2.2.3. Tác hại của sạt lở bờ27T 73 27T2.2.4. Tác hại của tổ mối trong thân đê27T 73 27T2.3. Biện pháp kỹ thuật xủa lý các sự cố đê điều trong mùa lũ27T 74 27T2.3.1. 27T 27TXử lý tình huống27T 74 27T2.3.2. Xử lý lâu dài27T 82 27TCHƯƠNG 327T 92 27TGIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ ĐÊ ĐIỀU TỈNH THÁI BÌNH 27T 92 27T3.1. Những khó khăn, thuận lợi trong công tác quản lý và bảo vệ đê điều27T 92 27T3.1.1. Những thuận lợi trong công tác quản lý và bảo vệ đê điều ở Thái Bình27T 92 27T3.1.2. Những khó khăn, thách thức trong công tác quản lý và bảo vệ đê điều ở Thái Bình 27T 97 27T3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh Thái Bình 27T 103 27T3.2.1. Giải pháp công trình27T 103 27T3.2.2. Giải pháp phi công trình27T 108 27T3.3. Ứng dụng công nghệ cao trong công tác quản lý và bảo vệ đê điều27T 112 27T3.3.1. Ứng dụng công nghệ cao trong công tác khảo sát, phát hiện tổ mối và các ẩn họa trong thân đê. 27T 112 27T3.3.2. Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ mới tại tỉnh Thái Bình27T 115 27T3.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh Thái Bình 27T 117 27TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ27T 122 27T1. Kết luận27T 122 27T2. Kiến nghị27T 125 27TTÀI LIỆU THAM KHẢO27T 127 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Cùng với sự biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu thì những rủi ro thiên tai như bão lũ, hạn hán cũng đã và đang diễn ra theo chiều hướng ngày càng bất lợi và ảnh hưởng khắc nghiệt hơn đến Việt Nam. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động của con người, sự bùng nổ dân số, đô thị hóa, đã làm suy thái tài nguyên môi trường và đã làm gia tăng mức độ, hậu quả do thiên tai gây ra, rủi ro thiên tai do bão đã và đang gia tăng do các tác động của biến đổi khí hậu. Theo dự báo của các chuyên gia, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam vào năm 2010 sẽ tăng 0,5- 0,7% so với năm 1990, mực nước biển tăng từ 10-15%. Số lượng bão hằng năm tăng từ một đến hai trận và cường độ bão sẽ lớn dần từ Bắc vào Nam. Trung bình mỗi năm Việt Nam phải hứng chịu 6-7 trận bão gây thiệt hại nghiêm trọng, hủy hoại cơ sở hạ tầng, kinh tế, giao thống vận tải, đê điều với quy mô rất lớn, đặc biệt là khu vực đồng bằng ven biển. Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, trung tâm vùng Đông Nam Á, tựa lưng vào lục địa châu Á rộng lớn, tiếp giáp với Thái Bình Dương, bởi hàng năm có tới hàng trăm cơn mưa, bão xảy ra gây ra lũ lớn, cũng là nơi mà nhiều dòng sông đổ ra biển cả. Thực tế nước ta có trên 3.700km biên giới đất liền và khoảng 3200km bờ biển, nhiều đảo và quần đảo. Riêng phần lục địa mang tính chất bán đảo rõ rệt, một bán đảo đối mặt thường xuyên với bão tố Thái Bình Dương. Vì vậy lượng mưa trung bình năm biến đổi theo vùng từ 1500mm đến 2000mm, cũng có nơi trên 3000mm như vùng Trung Trung Bộ. Theo diện tích thì lãnh thổ nước ta hứng trọn 600 tỷ m P 3 P nước mưa hàng năm, chưa kể hàng trăm tỷ mét khối từ ngoài lãnh thổ do hai con sông lớn Mê Kông và Hồng Hà đưa vào. Để góp phần chống lại sự đe dọa và ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, từ ngàn năm nay dân tộc ta với biện pháp cơ sở nhất nhưng cũng có giá trị khoa học lâu dài nhất là đắp đê ngăn lũ. Cho đến nay dân tộc Việt Nam đã xây dựng, bồi đắp và tôn tạo nên một hệ thống đê vững chắc qua nhiều thời đại, góp phần bảo vệ sự an toàn 2 cho nhân dân, giảm thiểu thiệt hại của nền kinh tế. Công trình đê đã trở thành một hệ thống công trình liên hoàn vĩ đại gồm 7.700km đê trong dó 5.700km là đê sông và 2.000km là đê biển. Ngày nay hệ thống đê điều được coi là một phần hạ tầng cơ sở, bởi nó đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn lũ và bảo vệ sự an toàn cho tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước. Đê điều thể hiện sự đóng góp công sức, tiền của và sự cố gắng của toàn dân trong suốt nhiều thế kỷ qua. Nhà nước ta ngoài việc tôn cao và củng cố hệ thống đê đến mức tối đa kết hợp với các biện pháp thoát lũ, phân lũ, chậm lũ…đã trồng rừng và xây dựng nhiều hồ điều tiết ở thượng nguồn sông, để cắt được lũ đúng lúc, làm giảm thấp mực nước trên các triền sông hạ du, hỗ trợ cho hệ thống đê có thể làm việc tốt. Tuy nhiên công trình đê điều được tu bổ tôn tạo qua nhiều thời kỳ nên trong nó còn có những ẩn họa có thể xảy ra sự cố khôn lường trong mùa lũ, ảnh hưởng của lũ lụt hàng năm và hoạt động của con người cùng với sự quản lý, bảo vệ đê điều chưa tốt …đã tác động tiêu cực đến khả năng chống lũ của đê điều. Hệ thống các văn bản quy phạm Pháp luật đã được ban hành, đã và đang đi vào thực tiễn cuộc sống. Luật đê điều số 79/2006/QH11 của Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006; Nghị định Số: 113/2007/NĐ-CP, ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều; có nhiều thay đổi so với trước đây; về cách tiếp cận và phạm vi điều chỉnh, quy định về quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý, bảo vệ đê, hộ đê và sử dụng đê điều. Đẩy mạnh việc thực thi Pháp luật khi nhà nước đã tạo điều kiện về quyền cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động về đê điều, các hoạt động có liên quan đến đê điều thì phải đảm bảo về nghĩa vụ trách nhiệm cho quyền của mình trong lĩnh vực này. Ngày 02/08/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 129/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về đê điều. 3 Thái Bình là tỉnh ven biển, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Phía Bắc giáp với tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng; phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Nam Định và Hà Nam; phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ. Diện tích tự nhiên 153.390 ha, với số dân năm 2010 là trên 1.8 triệu người, được bao bọc bởi hệ thống đê sông, đê biển khép kín với tổng chiều dài 584,6km đê, trong đó có 362,8km từ cấp III trở lên, còn lại 221,8km đê bối, đê bao, đê vùng; địa hình bị chia cắt làm hai bởi sông Trà Lý. Các tuyến đê trong tỉnh có 101 kè hộ bờ với trên 100km kè lát mái và 60 kè mỏ, dưới đê có 219 cống lớn nhỏ làm nhiệm vụ tưới tiêu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thái Bình có bờ biển dài 52 km, có 4 con sông khá lớn chảy qua: phía bắc và đông bắc có 27Tsông Hóa27T dài 35 km, phía Bắc và Tây Bắc có 27Tsông Luộc27T (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía Tây và Nam là đoạn hạ lưu của 27Tsông Hồng27T dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km. Các sông này tạo ra 4 cửa sông lớn: Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân. Cao trình mặt đất tự nhiên của Thái Bình rất thấp, về mùa lũ mực nước sông thường cao hơn mặt đất tự nhiên từ 3-5m. Nếu vỡ đê bất cữ chỗ nào thì một nửa tỉnh Thái Bình bị ngập sâu từ 2-4m nước trở lên, hoặc vỡ đê biển bất cứ chỗ nào thì hàng ngàn ha đất canh tác bị nhiễm mặn phải cải tạo, thau rửa nhiều năm mới hồi phục được. Với các đặc điểm ấy mà vấn đề an toàn các công trình đê điều phòng chống lụt bão có một vai trò quan trọng đối với tỉnh Thái Bình. Hệ thống đê điều của tỉnh Thái Bình được coi là một phần cơ sở hạ tầng bởi nó đóng vai trò quan trọng sống còn trong việc ngăn lũ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, cho phép các ngành kinh tế hoạt động mà không bị đe dọa thường xuyên của lũ lụt, bảo vệ sản xuất, tính mạng và tài sản của nhân dân Thái Bình nói riêng và tài sản của nhà nước nói chung. Việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả quản lý và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ đê điều chống lũ là một nội dung quan trọng, cấp thiết cần được xem xét và giải quyết như một nhiệm vụ tiên quyết, quan trọng hàng đầu. 4 Trên đây là lý do chính và là sự cần thiết nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh Thái Bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh Thái Bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ. III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu chính của luận văn là: 1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế và xã hội khu vực tỉnh Thái Bình (bao gồm điều kiện địa hình, đất đai, khí tượng, thủy văn và dân sinh, kinh tế….). 2. Đánh giá thực trạng hệ thống đê điều và công tác quản lý bảo vệ đê điều tỉnh Thái Bình 3. Phân tích, đánh giá nguyên nhân các sự cố đê điều xảy ra trong lũ và các biện pháp kỹ thuật xử lý. 4. Nghiên cứu, tính toán và đề xuất các giải pháp quản lý để nâng cao khả năng chống lũ cho hệ thống đê điều tỉnh Thái Bình. IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Từ các tài liệu thu thập được và công tác khảo sát thực địa, nghiên cứu đánh giá sơ bộ hiện trạng công trình từ đó đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp. Trong luận văn này sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và thu thập tài liệu nhằm nghiên cứu, đánh giá thực trạng công trình và thực trạng công tác quản lý, bảo vệ đê điều. 2. Phương pháp phân tích hệ thống nhằm phân tích, đánh giá nguyên nhân các sự cố đê điều xảy ra trong lũ và biện pháp kỹ thuật xử lý. 3. Phương pháp phân tích thống kê nhằm nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khả năng chống lũ cho đê điều. 5 4. Phương pháp chuyên gia (tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong việc phân tích tính toán lựa chọn phương án kết cấu bảo vệ). V. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn được bố cục với 3 phần chính như sau: - Phần I: Mở đầu. - Phần II: Nội dung gồm 3 chương : + Chương 1: Tổng quan về hệ thống đê điều và công tác quản lý, bảo vệ đê điều tỉnh Thái Bình. + Chương 2: Phân tích, đánh giá nguyên nhân phát sinh sự cố đê điều trong lũ và biện pháp kỹ thuật xử lý. + Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh Thái Bình. - Phần III: Kết luận và kiến nghị. Các tài liệu tham khảo đã sử dụng của luận văn. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ ĐÊ ĐIỀU TỈNH THÁI BÌNH. 1.1. Đặc điểm hệ thống đê điều và điều kiện dân sinh kinh tế tỉnh Thái Bình 1.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Bình 1.1.1.1. Vị trí địa lý Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình Tỉnh Thái Bình nằm ở hạ du châu thổ sông Hồng, phía bắc giáp Thành phố Hải Phòng, phía Nam giáp tỉnh Nam Định, phía tây giáp tỉnh Hải Dương và phía Đông giáp biển. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 1.546,54 km2; dân số khoảng 1.827.000 người; mật độ dân số 1.183 người /km2; giới hạn xung quanh tỉnh là sông và biển, địa hình bị chia cắt làm hai bởi sông trà Lý. [...]... lý, bảo vệ đê điều gồm: Cấp Quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Các Bộ và cơ quan ngang bộ Bộ Nông nghiệp và PTNT UBND tỉnh Cục Quản lý đê điều và PCLB Các sở, ngành Sở Nông nghiệp và PTNT UBND huyện Chi cục Quản lý đê điều và PCLB UBND xã Hạt Quản lý đê (chuyên trách) Đôị Quản lý đê nhân dân Hình 1.2: Tổ chức thể chế quản lý đê điều ở nước ta 20 - Cấp Quốc gia: Bộ Nông nghiệp và. .. hiện quản lý nhà nước về đê điều, Bộ chủ trì mọi hoạt động về đê điều- đây là tổ chức liên ngành xử lý các hoạt động quản lý đê điều Trong Bộ Nông nghiệp & PTNT có Cục Quản lý đê điều và PCLB chịu trách nhiệm về quản lý và hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động đê điều - Cấp tỉnh: Về quản lý đê điều cơ cấu thể chế được lặp lại thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT Sở Nông nghiệp &PTNT mỗi tỉnh đều có Chi cục Quản. .. hiện nhiệm vụ quản lý đê điều ở địa phương mình 1.2.3 Công tác quản lý, bảo vệ đê điều - Đối với thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đê điều Nhìn lại gần 7 năm triển khai thực hiện Pháp lệnh đê điều năm 2000 đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong việc quản lý, xây dựng, tu bổ, bảo vệ đê điều Tuy nhiên Pháp lệnh đê điều đã bộc lộ... quản lý bảo vệ đê điều Được Nhà nước quy định rõ trong Luật đê điều về chức năng; nhiệm vụ; quyền hạn; trách nhiệm và biên chế cho lực lượng quản lý đê chuyên trách và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, để giúp cấp chính quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đê điều 22 1.3 Thực trạng đê điều và công tác quản lý, bảo vệ đê điều tỉnh Thái Bình 1.3.1 Thực trạng đê điều tỉnh Thái Bình Theo... Chi cục Quản lý đê điều và PCLB với các chức năng nhiệm vụ tương tự như Cục Quản lý đê điều và PCLB ở Trung ương - Cấp huyện: Mỗi huyện có đê đều có lực lượng Quản lý đê chuyên trách (hạt Quản lý đê) Riêng lực lượng này về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Quốc hội quy định (thông qua Luật đê điều) để trực tiếp thực hiện quản lý đê điều - Cấp xã: Mỗi xã có đê đều có lực lượng Quản lý đê nhân dân để... quản lý bảo vệ đê; phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lýnhà nước, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động liên quan đến đê điều, giải quyết những tồn tại bất cập của Pháp lệnh đê điều năm 2000 đã tính tới đặc thù của đê điều ở cá vùng miền khác nhau Ba là: Hệ thống hóa các quy định dưới luật để ban hành và thực hiện có hiệu quả để bảo đảm hiệu lực pháp lý cao hơn - Đối với tổ chức bộ máy quản lý. .. trong công tác quản lý bảo vệ đê điều chưa được trú trọng đúng mức Mặc dù công tác quản lý, bảo vệ đê điều cũng đã được củng cố và tăng cường, nhất là việc kiểm tra , thanh tra chấp hành Pháp luật và xử lý vi phạm về đê 21 điều Song hiện tượng vi phạm pháp lệnh đê điều, như: Xây dựng nhà kiên cố, nhà tạm trong hành lang bảo vệ đê; chứa chất vật tư, chất thải trên đê; đào xẻ đê không đúng quy định;... là: Nâng cao hiệu lực pháp lý để điều chỉnh các vấn đề có liên quan phù hợp với tính chất quan trọng của hệ thống đê điều trong việc phòng chống lụt, bão, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ dân sinh, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh, quốc phòng Hai là: Mở rộng phạm vi điều chỉnh; cụ thể hóa các quy định đối với các hoat động liên quan đến đê điều như tổ chức lực lượng trực tiếp quản. .. tác Thuỷ nông và thể lệ bảo vệ các công trình Thuỷ nông” ( có nội dung thể lệ bảo vệ đê điều) - Ngày 23 tháng 12 năm 1963 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh điều lệ bảo vệ đê điều gồm 4 chương, 16 điềù; - Ngày 8 tháng 5 năm 1971 Hội đồng chính phủ ra quyết định số 90-CP về việc tổ chức đội quản lý đê ( thành lập đội quản lý đê chuyên trách để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đê điều) ; 19 - Ngày... dịch vụ tăng bình quân trên 11%/năm Cùng với đà phát triển về kinh tế chung toàn tỉnh trong những năm gần đây thì an ninh xã hội cũng ngày càng được ổn định 1.2 Công tác quản lý, bảo vệ đê điều ở nước ta 1.2.1 Tổng quan về hệ thống đê điều Đê điều là công trình quan trọng, được xây dựng, tu bổ và bảo vệ qua nhiều thế hệ nhằm ngăn nước lũ, nước biển, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và của nhân . và là sự cần thiết nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh Thái Bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ . II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu. văn: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh Thái Bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ . Tác giả xin cam đoan: Đề tài luận văn được làm dựa trên cơ sở nghiên cứu, . cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh Thái Bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ. III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu chính của luận văn là: 1. Đánh giá điều

Ngày đăng: 03/10/2014, 11:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Qu ốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10, số 79/2006/QH11 (2006): Lu ật đê điều 2. Tổng cục Thủy lợi - Cục đê điều và phòng, chống lụt bão (2010): Tài liệuphục vụ Hội nghị - Tổng kết 3 năm thực hiện luật đê điều Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đê điều"2. Tổng cục Thủy lợi - Cục đê điều và phòng, chống lụt bão (2010): "Tài liệu
Tác giả: Qu ốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10, số 79/2006/QH11 (2006): Lu ật đê điều 2. Tổng cục Thủy lợi - Cục đê điều và phòng, chống lụt bão
Năm: 2010
4. Cục Quản lý đê điều và PCLB (2011): Tài liệu hướng dẫn xử lý giờ đầu, những sự cố đê điều trong mùa lũ. NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn xử lý giờ đầu, những sự cố đê điều trong mùa lũ
Tác giả: Cục Quản lý đê điều và PCLB
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2011
7. Trường Đại học Thủy Lợi (2005): Giáo trình Thủy Công. NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thủy Công
Tác giả: Trường Đại học Thủy Lợi
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2005
8. Phạm Ngọc Hải và nnk (2006): Giáo trình Quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi. NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi
Tác giả: Phạm Ngọc Hải và nnk
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2006
9. Phạm Việt Hòa và nnk (2007): Giáo trình Quản lý hệ thống thủy lợi. NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý hệ thống thủy lợi
Tác giả: Phạm Việt Hòa và nnk
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2007
10. Hoàng Tư An (2005): Giáo trình Thủy lực công trình (dành cho cao học) . NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thủy lực công trình (dành cho cao học)
Tác giả: Hoàng Tư An
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2005
3. Tổng cục Thủy lợi – Cục đê điều và phòng, chống lụt bão (2010): Tài liệu phục vụ Hội nghị triển khai thực hiện một số công việc liên quan đến công tác quản lý về đê điều Khác
5. Cục Quản lý đê điều và PCLB (2002): Hướng dẫn thiết kế đê biển14TCN 130-2002 Khác
6. Thủ tướng chính phủ (2011): Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển Khác
11. Nguyễn Phú Nhuận (2002-2003): Tiếp thu giải pháp khoa học công nghệ mới để thăm dò, xử lý ẩn họa hệ thống đê điều tỉnh Thái Bình Khác
12. UBND tỉnh Thái Bình – Sở NN&PTNT: Báo cáo đánh giá hiện trạng đê điều trước mùa lũ năm 2010 tỉnh Thái Bình Khác
13. UBND tỉnh Thái Bình – Ban chỉ huy PCLB tỉnh: Báo cáo phân loại trọng điểm xung yếu đê, kè, cống năm 2011 tỉnh Thái Bình Khác
14. UBND tỉnh Thái Bình – Ban chỉ huy PCLB tỉnh: Báo cáo tình hình mưa lũ, bão tỉnh Thái Bình từ năm 2000 đến năm 2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình  Tỉnh Thái Bình nằm ở hạ du châu thổ sông Hồng, phía bắc giáp Thành phố  Hải Phòng, phía Nam giáp tỉnh Nam Định, phía tây giáp tỉnh Hải Dương và phía  Đông giáp biển - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình Tỉnh Thái Bình nằm ở hạ du châu thổ sông Hồng, phía bắc giáp Thành phố Hải Phòng, phía Nam giáp tỉnh Nam Định, phía tây giáp tỉnh Hải Dương và phía Đông giáp biển (Trang 10)
Bảng 1.1: Mực nước trung bình các tháng mùa kiệt - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Bảng 1.1 Mực nước trung bình các tháng mùa kiệt (Trang 14)
Bảng 1.2 : Mực nước lũ cao nhất và bão Thái Bình từ năm 1980-2010 - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Bảng 1.2 Mực nước lũ cao nhất và bão Thái Bình từ năm 1980-2010 (Trang 15)
Hình  1.2: Tổ chức thể chế quản lý đê điều ở nước ta. - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
nh 1.2: Tổ chức thể chế quản lý đê điều ở nước ta (Trang 23)
Bảng 1.3: Tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra từ năm 1980 đến năm 2010 - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Bảng 1.3 Tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra từ năm 1980 đến năm 2010 (Trang 50)
Bảng 2.1: Một số đặc điểm khác biệt giữa đê và đập - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Bảng 2.1 Một số đặc điểm khác biệt giữa đê và đập (Trang 59)
Hình 2. 1.  Sơ đồ các dòng thấm ở thân và nền đê - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Hình 2. 1. Sơ đồ các dòng thấm ở thân và nền đê (Trang 60)
Bảng 2.2:Tốc độ dòng nước dưới đất bắt đầu gây ra xói ngầm  Kích thước hạt - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Bảng 2.2 Tốc độ dòng nước dưới đất bắt đầu gây ra xói ngầm Kích thước hạt (Trang 73)
Hình 2.3: Phân  bố ứng suất trong cát chảy - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Hình 2.3 Phân bố ứng suất trong cát chảy (Trang 74)
Hình 2.2:  Đồ thị đánh giá khả năng phát triển xói ngầm (V.X. Istomina) - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Hình 2.2 Đồ thị đánh giá khả năng phát triển xói ngầm (V.X. Istomina) (Trang 74)
Hình 2.5: Giếng lọc ngược xử lý mạch sủi dưới đầm, ao sâu - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Hình 2.5 Giếng lọc ngược xử lý mạch sủi dưới đầm, ao sâu (Trang 83)
Hình 2.6: Lọc ngược xử lý bãi sủi ở dưới ao - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Hình 2.6 Lọc ngược xử lý bãi sủi ở dưới ao (Trang 84)
Hình 2.7:  Bố trí hố khoan trên đê - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Hình 2.7 Bố trí hố khoan trên đê (Trang 88)
Hình 2.8 : Đào hố trên thân đê chuẩn bị khoan phụt vữa bê tông (Hữu Trà Lý) - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Hình 2.8 Đào hố trên thân đê chuẩn bị khoan phụt vữa bê tông (Hữu Trà Lý) (Trang 89)
Hình 2.9 : Dung dịch sét đã lấp đầy hố khoan - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Hình 2.9 Dung dịch sét đã lấp đầy hố khoan (Trang 89)
Hình 2.10 : Lát mái cấu kiện phía biển bảo vệ đê (đê biển 7 -  Thái Thụy) - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Hình 2.10 Lát mái cấu kiện phía biển bảo vệ đê (đê biển 7 - Thái Thụy) (Trang 93)
Hình 2.10 : Mặt cắt đê bị biến dạng do các phương tiện giao thông (Hữu Trà Lý) - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Hình 2.10 Mặt cắt đê bị biến dạng do các phương tiện giao thông (Hữu Trà Lý) (Trang 94)
Hình 2.12 : Mặt đê bê tông sau khi thi công, đủ bề rộng và cao trình thiết kế (Đê biển 7) - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Hình 2.12 Mặt đê bê tông sau khi thi công, đủ bề rộng và cao trình thiết kế (Đê biển 7) (Trang 95)
Hình 2.11 : Mặt đê đất – thời gian trước khi thi công (Đê biển 7) - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Hình 2.11 Mặt đê đất – thời gian trước khi thi công (Đê biển 7) (Trang 95)
Hình 3.1 : Thi công kè lát mái bảo vệ đê, kè biển - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Hình 3.1 Thi công kè lát mái bảo vệ đê, kè biển (Trang 110)
Hình 3.2 : Trồng rừng cây chắn sóng bảo vệ đê biển - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Hình 3.2 Trồng rừng cây chắn sóng bảo vệ đê biển (Trang 111)
Hình 3.3 : Giản đồ sóng rađa trên các đối tượng - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Hình 3.3 Giản đồ sóng rađa trên các đối tượng (Trang 118)
Hình 3.4: K hảo sát tổ mối bằng rađa đất trên đê Hữu Luộc - Hưng Hà - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Hình 3.4 K hảo sát tổ mối bằng rađa đất trên đê Hữu Luộc - Hưng Hà (Trang 119)
Hình 3.5 : Kết quả khảo sát tổ mối bằng rađa đất trên đê Hữu Luộc - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Hình 3.5 Kết quả khảo sát tổ mối bằng rađa đất trên đê Hữu Luộc (Trang 121)
Hình 3.6:  Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Hình 3.6 Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình (Trang 123)
Hình 3.7: Sơ đồ quản lý dữ liệu kiểu tập trung - nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều tỉnh thái bình nhằm đảm bảo an toàn chống lũ
Hình 3.7 Sơ đồ quản lý dữ liệu kiểu tập trung (Trang 124)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w