Đánh giá hiệu quả quản lý an toàn xây dựng ở một số công trình cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng, áp dụng cho công trình lotte center (Trang 31)

4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

2.2.Đánh giá hiệu quả quản lý an toàn xây dựng ở một số công trình cụ thể

Đánh giá chung

2.2.1.

Theo thống kê khảo sát về an toàn lao động tại các doanh nghiệp xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh thì hầu hết các đơn vị tham gia khảo sát (40/41 đơn vị) đều bố trí cán bộ làm công tác ATVSLĐ. Tuy nhiên, công tác ATVSLĐ tại các công trường xây dựng: còn nhiều sai sót, hầu hết vẫn mang tính chất chiếu lệ, đối phó. Các công trường đều có một số vấn đề về ATVSLĐ, như trong tổ chức mặt bằng công trường; huấn luyện, trang bị phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân; quản lý sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn...

Về tổ chức mặt bằng công trường xây dựng, hầu hết công trình có thiết kế tổng mặt bằng công trường xây dựng nhưng không niêm yết tại cổng chính của công trường theo quy định, cá biệt có một số công trường không xuất trình được bản vẽ thiết kế tổng mặt bằng công trường xây dựng (04/13 công trình).

An toàn sử dụng điện và chống ngã cao vẫn là các vấn đề thường trực ở các công trường xây dựng khi 04/13 công trình đã kiểm tra có vi phạm như không nối đất vỏ các tủ điện, dây dẫn điện không treo mà rải dưới đất (kể cả trên mặt sàn đọng nước), không sử dụng ổ cắm chuyên dụng hoặc sử dụng thiết bị điện cầm tay nhưng không thực hiện đo cách điện trước khi đưa vào sử dụng; 04/13 công trình không lắp đặt đủ bộ phận ngăn ngã cao tại các mép sàn, hố thang máy, lỗ thông tầng, nhiều vị trí chỉ giăng dây cáp hoặc dây nhựa, thiếu bảng cảnh báo khu vực nguy hiểm.

Về phòng chống cháy nổ, hầu hết các công trình đã kiểm tra đều không có hoặc có nhưng không đầy đủ phương án PCCC, cứu nạn cho công trường. Việc bố trí thiết bị chữa cháy cục bộ tại các khu vực đang thực hiện những công việc dễ xảy ra cháy (thi công hàn, cắt; lắp đặt các hệ thống lạnh...) vẫn chưa đầy đủ, nhiều công trình bố trí thiếu số lượng bình chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy tại những vị trí này.

Các công trường không trang bị đủ BHLĐ cho công nhân, phổ biến là thiếu quần, giầy BHLĐ (thường chỉ trang bị áo và nón). Một vài công trình có

26

trình trạng cấp phát đồ BHLĐ cho các đội trưởng, không cấp trực tiếp cho người lao động (02/13 công trường).

Việc sử dụng phương tiện BHLĐ của công nhân cũng còn nhiều vấn đề, thường là công nhân không sử dụng đủ trang bị BHLĐ được cấp, nhiều trường hợp không mang giày bảo hộ, không đội nón bảo hộ, không đeo dây đai an toàn khi làm việc trên cao.

Quản lý sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn: chấp hành tốt về điều kiện sử dụng nhưng quản lý sử dụng thực tế có vấn đề

Về thủ tục, điều kiện sử dụng, tất cả công trường có sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đều tuân thủ quy định về kiểm định an toàn thiết bị, có hồ sơ kiểm định và dán tem kiểm định phù hợp.

Tuy nhiên, việc bố trí sử dụng thực tế thiết bị còn nhiều vấn đề, như sử dụng vận thăng lồng nhưng cửa ra vào vận thăng tại một số tầng công trình lắp đặt không đúng quy định (không kín, có thể mở từ phía trong công trình); hoặc có vận thăng không có bảo hiểm thiết bị, trong lồng không dán bản chỉ dẫn vận hành; hoặc có trường hợp không có quyết định phân công nhân viên vận hành.

09/13 công trình đã kiểm tra đang sử dụng cần trục tháp, các trường hợp còn lại lắp đặt chưa xong hoặc đã tháo dỡ. Trong những trường hợp đã kiểm tra, chỉ có 01 công trường lập phương án vận hành an toàn theo quy định của UBND Thành phố, các công trường khác mặc dù sử dụng cần trục tháp tay cần ngang có phạm vi hoạt động vượt ra khỏi mặt bằng công trường nhưng không có phương án vận hành, biện pháp bảo đảm an toàn bắt buộc. Đối với việc vận hành, vi phạm phổ biến tại các công trình là không bố trí phụ cẩu hoặc phụ cẩu phải làm kiêm nhiệm nhiều việc, không sử dụng còi báo khi cẩu hàng, vật tư; không niêm yết sơ đồ giới hạn tải trọng – tầm với của cần trục.

Thực tế cho thấy, tình hình doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) khá phổ biến. Theo thống kê, chỉ 37% doanh nghiệp thực hiện các chỉ tiêu cơ bản về quy định bảo đảm ATVSLĐ. Tại hội thảo góp ý dự thảo Luật ATVSLĐ do Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức gần đây, các

27

chuyên gia nhận định, nguyên nhân gây tai nạn lao động chủ yếu do sự chủ quan, thờ ơ của chủ doanh nghiệp.

Các lỗi vi phạm chủ yếu về làm thêm giờ quá quy định; không huấn luyện ATVSLĐ; không kiểm tra, tu sửa máy móc định kỳ; không kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trước khi đưa vào sử dụng... Bên cạnh đó còn do nhận thức về ATVSLĐ của người lao động (NLĐ) hạn chế, ý thức tuân thủ các quy định lao động chưa cao. Nạn nhân chủ yếu là lao động phổ thông ký hợp đồng làm việc thời vụ (chiếm 40% tổng số vụ TAI NạN LAO ĐộNG). Số này hầu hết ở các vùng quê lên thành phố kiếm sống, làm việc theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức và ý thức về ATVSLĐ.

Công tác quản lý an toàn lao động trên công trường Xi măng Dầu khí

2.2.2.

12/9

(1) Về việc áp dụng các văn bản pháp lý liên quan

Công trình Xi măng Dầu khí 12/9 do Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An (PVNC) làm Tổng thầu, Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An làm chủ đầu tư. Ngay sau khi công trình được khởi công, chủ đầu tư đã ra thông báo khởi công và gặp gỡ làm việc với các ban ngành địa phương sở tại nhằm phối hợp cùng các bên liên quan bám sát trong việc quản lý an toàn lao động trên công trường. Theo quyết định của chủ đầu tư, công trường áp dụng toàn bộ các văn bản pháp lý liên quan đến an toàn lao động xây dựng do nhà nước ban hành.

(2) Về cơ cấu tổ chức và quản lý an toàn lao động trên công trường

Chủ đầu tư trực tiếp thành lập ban kỹ thuật an toàn và chỉ đạo trực tiếp Ban Kỹ thuật an toàn quan tâm đến các nội dung về ATLĐ. Thực hiện quy chế về quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường (ATVSLĐ-PCCN-BVMT) do Tổng công ty ban hành. Với phương châm “ Đảm bảo an toàn mới yên tâm sản xuất”, ban lãnh đạo Tổng công ty đã luôn duy trì tốt các hoạt động an toàn lao động như: tổ chức lớp học cho CBCNV trên công trường, hướng dẫn phương tiện bảo hộ lao động....Ban chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp được thành lập; Lực lượng ứng cứu khẩn cấp được hình thành

28

trên công trường. Mạng lưới an toàn viên của Tổng công ty được hoạt động như một chỉnh thể thống nhất và được duy trì rộng khắp trên mỗi công trường, các tổ, đội sản xuất. Toàn bộ lực lượng luôn duy trì công tác kiểm tra, giám sát mọi quy trình sản xuất và được phân công nhiệm vụ cụ thể, thực hiện chức trách theo quy chế hoạt động của Tổng công ty ban hành.

Công tác chỉ đạo, hướng dẫn chung luôn được Tổng công ty thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của Tổng công ty PVC. Qua đó để CBCNV lao động nhận thức rõ vai trò của việc đảm bảo ATLĐ trên công trường như phải đảm bảo các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân, nắm vững các kỹ thuật, quy trình công nghệ của tất cả các loại máy móc thiết bị trước khi đưa vào sử dụng trong thi công xây lắp. Quá trình thi công thực hiện biện pháp ATLĐ chưa đạt yêu cầu thì chưa cho phép thi công, thậm chí có lúc tạm đình chỉ thi công, khắc phục cho đến khi đảm bảo thực sự mới thi công tiếp. Nhìn chung, mọi diễn biến về ATLĐ hàng ngày đều được phản ảnh đầy đủ qua các biên bản hiện trường, qua các hình ảnh được chụp tại chỗ, tạo nên tính xác thực hiệu quả của công tác kiểm tra giám sát trên công trường nhà máy Xi Măng.

Hình 2.2. An toàn lao động trên công trường

Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp ATLĐ, Tổng công ty còn quan tâm đến sự phối hợp giữa Chủ đầu tư - Tư vấn giám sát - Nhà thầu và nhà thầu phụ trên từng công trường, đảm bảo sự thống nhất cao về quan điểm công tác ATLĐ; Xây

29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dựng quy trình an toàn cho các loại thiết bị; Quản lý, theo dõi việc kiểm định, đăng ký sử dụng các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. Tạo niềm tin cho CBCNV trên công trường an tâm lao động sản xuất, đảm bảo tiến độ chất lượng công trình, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành và bàn giao Nhà máy Xi măng Dầu khí Nghệ An theo tiến độ đã đề ra.

Hình 2.3. Một buổi học ATLĐ trên công trường Nhà máy Xi măng Dầu khí

(3) Nhận xét

Do nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý an toàn lao động trên công trường nên chủ đầu tư đã sát sao chỉ đạo ngay từ khi dự án được thi công. Đồng thời, ngoài việc áp dụng tốt các quy trình về kỹ thuật an toàn, chủ đầu tư còn trực tiếp thành lập hệ thống quản lý an toàn lao động trên công trường, phối hợp tốt giữa các bên liên quan và có những biện pháp cương quyết, cứng rắn trong xử phạt vi phạm. Những giải pháp thiết thực đó đã giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trên công trường Nhà máy Xi măng Dầu khí 12/9.

An toàn lao động trên công trường Thủy điện Lai Châu

2.2.3.

(1)Việc áp dụng các kỹ thuật thi công an toàn

Tuy cường độ lao động cao, các đơn vị thi công luôn phải huy động tối đa nhân, vật lực và làm việc 3 ca liên tục. Song không vì thế mà công tác đảm bảo vệ sinh ATLĐ&PCCN bị coi nhẹ còn được quan tâm đặc biệt bởi đó không chỉ

30

đơn thuần là nhiệm vụ mà có thể còn là xương máu, tính mạng của biết bao con người đang ngày đêm dồn sức cho công.

Hình 2.4. Trong quá trình thi công các hạng mục công trình công nhân của

các đơn vị luôn được trang bị bảo hộ lao động.

Để đảm bảo công tác vệ sinh ATLĐ&PCCN, Ban điều hành tổng thầu công trình Thủy điện Lai Châu luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, yêu cầu các đơn vị thi công, các nhà thầu trang bị kiến thức kỹ năng cũng như vật dụng bảo hộ đảm bảo an toàn cho cán bộ, công nhân của đơn vị. Bên cạnh đó, Ban thi công an toàn công trường cũng thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo vệ sinh ATLĐ&PCCN của các đơn vị ngay tại công trường”.

Hiện nay, tại công trình Thủy điện Lai Châu có 12 đơn vị tham gia thi công với khoảng 1.500 công nhân đang làm việc liên tục. Tất cả cán bộ, công nhân của các đơn vị trước khi tuyển dụng vào làm việc tại công trường đều được tham gia các lớp tập huấn về ATLĐ. Đồng thời, các đơn vị thi công cũng thường xuyên tập huấn thường niên về ATLĐ&PCCN 6 tháng/lần cho cán bộ, công nhân viên. Chính nhờ vậy, đến nay cơ bản trên công trường Thủy điện Lai Châu chưa có đơn vị nào để xảy ra thiệt hại hay bị ảnh hưởng lớn trong việc đảm bảo ATLĐ&PCCN.

Tại công trường Thủy điện Lai Châu, đa phần tại các hạng mục đều có cán bộ an toàn của các đơn vị thi công thường trực giám sát. Ngoài những vật dụng bảo hộ thân thể thường thấy, tại những nơi làm việc nguy hiểm các công nhân đều

31

được trang bị thêm dây bảo hộ, lan can bảo hộ, mặt nạ hàn... Tại kho mìn việc trực gác, quản lý rất nghiêm ngặt. Các hệ thống chữa cháy như: bình bọt, hệ thống nước, cột chống sét… được trang bị đầy đủ, sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố xảy ra.

(2) Nhận xét đánh giá

Cơ bản việc thực hiện công tác vệ sinh ATLĐ&PCCN trên công trường Thủy điện Lai Châu đều tốt.

Công tác quản lý an toàn lao động trên công trường Keang Nam

2.2.4.

Hàng loạt vụ tai nạn lao động chết người xảy ra tại công trình tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark (Từ Liêm, Hà Nội) đã cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động tại công trình bị xem nhẹ.

Dù chủ đầu tư của công trình tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark - Cty TNHH một thành viên Keangnam Vina - luôn yêu cầu các nhà thầu phụ phải quan tâm đặc biệt tới vấn đề an toàn lao động (ATLĐ), trang bị thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân, thành lập một đội giám sát về ATLĐ để kiểm tra, giám sát trên toàn công trường, nhưng những TNLĐ vẫn cứ liên tiếp xảy ra.

Nguyên nhân là do các công nhân của Việt Nam không có ý thức tự bảo vệ mình. Khi thi công trên cao phải đeo dây bảo hiểm, nhưng nhiều người thấy vướng víu lại bỏ ra. Đội giám sát của chủ đầu tư chỉ có 7 người, nên không thể nào bao quát hết cả công trường. Bản thân các nhà thầu phụ - những người phải trực tiếp giám sát, tuyên truyền cho công nhân của mình thực hiện các biện pháp ATLĐ - cũng thờ ơ, bỏ qua chuyện này.

Nhiều nhà thầu không cấp đủ các trang thiết bị bảo hộ ATLĐ cho công nhân. Việc huấn luyện kiến thức về ATLĐ cho lao động đôi khi chỉ làm theo hình thức. Đặc biệt, nhiều công ty khoán trắng cho lao động, thiếu sự kiểm tra.

Vấn đề kiểm tra sức khỏe của công nhân, nhất là những người phải làm việc trên độ cao, cũng thường bị các nhà thầu bỏ qua hoặc có kiểm tra thì cũng làm sơ sài.

32

2.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác an toàn lao động trong xây dựng

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý

2.3.1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau gần hai mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động và an toàn lao động đã có những tiến bộ quan trọng. Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được đổi mới.

Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật về lao động và an toàn lao động nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện.

Nguyên nhân của những yếu kém nêu trên là do chưa hoạch định được một chương trình xây dựng pháp luật toàn diện, tổng thể, có tầm nhìn chiến lược; việc đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ pháp luật và công tác nghiên cứu lý luận về pháp luật chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn; việc tổ chức thi hành pháp luật còn thiếu chặt chẽ; ý thức pháp luật của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức và nhân dân còn nhiều hạn chế.

Để khắc phục tình trạng trên, đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thì nhà nước phải ban hành Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó có luật lao động và quản lý an toàn lao động.

(1)Mục tiêu

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch.

(2) Nội dung

Căn cứ vào các hạn chế đã phân tích ở trên, cần phải thực hiện các nội dung sau

33

− Soạn thảo và triển khai luật an toàn lao động, dưới luật là các nghị định và thông tư hướng dẫn rõ ràng, không chồng chéo, đã có bên luật an toàn lao động thì không nhắc đến trong luật xây dựng nữa;

− Soạn thảo và ban hành các tiêu chuẩn về kỹ thuật thi công một cách ngắn gọn, vắn tắt, dễ hiểu, dễ sử dụng;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng, áp dụng cho công trình lotte center (Trang 31)