Xuất giải pháp quản lý an toàn xây dựng cho công trình Lotte Center

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng, áp dụng cho công trình lotte center (Trang 53)

4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

3.2.xuất giải pháp quản lý an toàn xây dựng cho công trình Lotte Center

Center

Trong chương 2 đã chỉ ra những vấn đề còn hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý an toàn lao động trên các công trường xây dựng ở Việt Nam, từ đó đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý an toàn lao động. Tuy nhiên, với công trình Lotte Center là một công trình có quy mô lớn, lại nằm trong khu đô thị, chủ đầu tư là người nước ngoài nên vấn đề về công tác quản lý an toàn được đặt lên hàng đầu và cần có những đặc điểm khác biệt so với các công trình khác.

Ngoài ra, qua việc phân tích các nguyên nhân làm cho công tác quản lý an toàn lao động trên công trường công trình Lotte Center còn nhiều bất cập, hạn chế, yếu kém. Tác giả kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trên công trường công trình Lotte Center như sau:

Giải pháp về cơ chế chính sách

3.2.1.

Căn cứ vào các vấn đề về mặt văn bản pháp lý về quản lý an toàn lao động và các nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn trong công tác quản lý an toàn lao động của công trình Lotte Center đã phân tích ở trên. Rất cần thiết phải có giải pháp: Hoàn thiện văn bản pháp lý và khắc phục những tồn tại về mặt văn bản pháp lý về quản lý an toàn của Dự án (ví dụ các khác biệt về Chủ đầu tư nước ngoài, về nguồn vốn, về các tiêu chuẩn áp dụng);

(1)Khắc phục sự khó khăn do chủ đầu tư là người nước ngoài

Để khắc phục những khó khăn do chủ đầu tư là người nước ngoài: bất đồng ngôn ngữ, khó khăn trong việc tiếp cận các văn bản pháp lý của Việt Nam. Thì phương án tốt nhất là chủ đầu tư thuê một đơn vị tư vấn quản lý dự án của Việt Nam để có thể tư vấn giúp cho chủ đầu tư các vấn đề liên quan về pháp luật. Đặc biệt đơn vị tư vấn quản lý dự án sẽ là cầu nối giúp chủ đầu tư quản lý các vấn đề về an toàn lao động trên công trường đồng thời khắc phục được vấn đề về bất đồng ngôn ngữ đối với các nhà thầu và công nhân tham gia thi công trên công trường.

48

Nhằm nâng cao ý thức của công nhân trong quá trình thi công, đơn vị tư vấn quản lý dự án giúp chủ đầu tư thành lập ban quản lý an toàn lao động trên công trường. Ban quản lý an toàn lao động có chức năng tổ chức quản lý các thành viên tham gia với nhiều phạm vi và vị trí quản lý khác nhau.

(2)Khắc phục sự chồng chéo giữa các văn bản pháp lý

Để khắc phục sự chồng chéo trong các văn bản pháp lý, Ban quản lý an toàn lao động giúp chủ đầu tư tập hợp các văn bản pháp luật liên quan sau đó tiến hành soạn thảo, biên tập lại thành một văn bản pháp lý riêng cho công trình về công tác an toàn lao động.

Văn bản “Quy định về an toàn lao động cho công trình Lotte Center” phải đáp ứng được các yêu cầu:

− Cập nhật được các văn bản mới nhất;

− Lược bỏ được các vấn đề chồng chéo trong pháp lý, những vấn đề đã đề cập đến văn bản này thì không nhắc lại trong văn bản khác nữa;

− Bổ sung thêm các vấn đề đặc thù của công trình như thi công theo biện pháp mini top-down thì phải lưu ý đến các yêu cầu an toàn khi thi công dưới hầm; ngoài ra có thể trao đổi tham khảo thêm chủ đầu tư là người nước ngoài về vấn đề quản lý an toàn lao động trên công trường nước ngoài để bổ sung một cách hợp lý, chặt chẽ, ví dụ như có biện pháp nâng cao kỹ năng và phản xạ cho công nhân khi gặp tai nạn lao động (đây là một điểm yếu của công nhân Việt Nam so với công nhân nước ngoài);

− Bổ sung thêm vấn đề về tư vấn kiểm định máy móc, thiết bị thi công mà văn bản pháp luật hiện nay chưa có. Đặc biệt phải đưa ra được quy trình kiểm tra định kỳ đối với từng loại máy móc trên công trường. Ví dụ như 3 tháng/lần đối với các cẩu tháp, máy đào, thiết bị an toàn điện hoặc 6 tháng/lần đối với máy đào, máy hàn, máy cắt...

− Đưa ra tiêu chuẩn quy định về tiêu chuẩn của các công nhân tham gia thi công trên công trường như: đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật thi công, có chứng chỉ đã tham gia lớp học về công tác an toàn lao động;

49

− Trong văn bản này cũng phải đưa ra được sơ đồ tổ chức và quy trình kiểm tra, chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị tham gia thi công trên công trường; − Xây dựng được các quy trình quản lý an toàn và kỹ thuật an toàn chi tiết

(biên soạn dưới dạng sổ tay dễ hiểu, dễ sử dụng và yêu cầu phải được tuân thủ)

− Xây dựng được quy định nhằm nâng cao ý thức của người lao động là người Việt Nam:

+ Tổ chức các lớp học và kiểm tra định kỳ về kỹ năng an toàn lao động; + Kiểm tra hàng ngày công tác an toàn lao động trên công trường (không đủ bảo hộ thì không được vào công trường, vi phạm điều khoản về kỹ thuật thi công an toàn thì đuổi việc, xa thải ngay);

+ Mỗi buổi sáng hàng ngày tổ chức tập thể dục cho công nhân để nâng cao tinh thấn, sảng khoái và tỉnh táo trước khi vào công trường

+ Tổ chức tập huấn các tình huống xử lý, cứu hộ khi có tai nạn lao động xảy ra trên công trường để nâng cao kỹ năng, phản xạ của công nhân.

(3)Khắc phục sự khó khăn trong tổ chức quản lý công tác an toàn trên công

trường

Sự khó khăn trong công tác tổ chức quản lý an toàn trên công trường hiện nay là do:

− Chưa có sơ đồ quản lý rõ ràng;

− Ban quản lý an toàn lao động có ít thành viên, năng lực về quản lý còn hạn chế;

− Nhiều khi trong quá trình xử lý vi phạm còn nề hà, nể nang nên chưa nghiêm, dẫn đến sự thờ ơ trong công nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì vậy, cần thiết phải đưa ra được sơ đồ quản lý hợp lý và căn cứ trên văn bản quy định về an toàn lao động do ban quản lý an toàn đã biên soạn để thực thi nghiêm túc. Tập huấn và quy định rõ ràng về nhiệm vụ, trách nhiệm của các đơn vị, các ban quản lý an toàn của nhà thầu thi công và của tư vấn giám sát.

50

Quy định rõ trách nhiệm của từng thành viên trong ban quản lý an toàn:

TT Thành viên Chức vụ Nhiệm vụ, quyền hạn

1 Thành viên 1 Trưởng ban

Phụ trách tổng hợp, đưa ra định hướng và quy định cụ thể. Làm việc và xử lý trực tiếp các vấn đề liên quan đến các đơn vị: nhà thầu thi công, tư vấn giám sát, chủ đầu tư

2 Thành viên 2 Phó ban 1

Phụ trách chung quản lý về kỹ thuật an toàn trên công trường, báo cáo với trưởng ban và trực tiếp xử lý các vấn đề trong phạm vi phụ trách

3 Thành viên 3 Phó ban 2

Phụ trách chung quản lý về các văn bản pháp lý, báo cáo với trưởng ban và trực tiếp xử lý các vấn đề trong phạm vi phụ trách

4 Thành viên 4 UV Phụ trách tầng hầm 1 5 Thành viên 5 UV Phụ trách tầng hầm 2

6 Thành viên 6 UV Phụ trách tầng 1, mặt bằng chung 7 Thành viên 7 UV Phụ trách các tầng trên cao phía Bắc 8 Thành viên 8 UV Phụ trách các tầng trên cao phía Nam 9 Thành viên 9 UV Phụ trách các tầng trên cao phía Tây 10 Thành viên 10 UV Phụ trách các tầng trên cao phía Đông

51

Yêu cầu chung về kỹ thuật an toàn trong thi công

3.2.2.

- An toàn lao động là vấn đề rất quan trọng trong thi công. Nếu để mất an toàn sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng về con người, tài sản, làm mất uy tín của công ty, cũng như làm chậm tiến độ sản xuất.

- Từ đặc điểm công trình:

+ Có thời gian thi công lâu dài + Khối lượng thi công lớn, + Thi công trên cao, dưới sâu + Chủ đầu tư người nước ngoài

+ Công nhân tham gia thi công đều là người Việt Nam

+ Có nhiều đơn vị và nhiều công nhân cùng tham gia thi công + Nhiều công tác thi công phức tạp

Cần phải đưa các vấn đề về kỹ thuật an toàn lao động thành nội quy để phổ biến cho cán bộ, công nhân trên công trường. Đề cập đến vấn đề an toàn cần lưu ý đến các vấn đề sau:

(1) An toàn khi thi công cọc

- Khi thi công cọc khoan nhồi cần phải huấn luyện nhân công, trang bị bảo hộ kiểm tra an toàn các thiết bị phục vụ.

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định an toàn lao động vận hành máy móc trang thiết bị.

- Các khối đối trọng cần được xếp theo nguyên tắc tạo thành khối ổn định. Không được để khối đối trọng nghiêng, rơi, đổ trong quá trình thi công.

(2) An toàn trong thi công đào đất

- Trong thời gian máy hoạt động, cấm mọi người đi lại trên mái dốc tự nhiên, cũng như phạm vi hoạt động của máy. Khu vực này cần có biển báo.

- Không được thay đổi độ nghiêng của máy khi gầu xúc đang màn tai hay quay gần. Cấm hãm phanh đột ngột.

52

- Khu vực đào đất cần được để biển bảo và che chắn bằng hàng rào tạm để tránh trường hợp rơi ngã khi trời tối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công nhân thực hiện thi công đào đất cần được trang bị bảo hộ đầy đủ để đảm bảo an toàn khi thi công.

(3) An toàn khi thi công phần ngầm

- Do đặc điểm phần ngầm thi công bên dưới mặt đất tự nhiên nên phần quan trọng nhấn là phòng tránh rơi ngã từ trên xuống. Cần có biện pháp chăng dây an toàn đặt biển báo nguy hiểm tại các vị trí nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn.

- Khi thi công thép cần có biện pháp bịt các đầu thép chờ sắc nhọn có thể gây nguy hiểm cho người thi công.

(4) An toàn khi thi công phần thân

- Khi thi công phần thân do ở trên cao nên cần chú ý an toàn do rơi ngã và vật rơi từ trên cao xuống.

- Yêu cầu có lưới để bảo vệ toàn bộ công trình để tránh vật và nguwoif rơi từ trên cao xuống. Khi thi công ở các tầng cao cần có hành lang xung quanh để dảm bảo an toàn.

- Tại các lỗ thang máy và lỗ kỹ thuật cứ khoảng 3 tầng cần có lưới sắt để ngăn chặn vật rơi và người roi xuống.

(5) An toàn khi thi công hoàn thiện

- Do đặc điểm thi công hoàn thiện là thi công trên giàn giáo nên yêu cầu an toàn rất cao. Tránh trường hợp giàn giáo chống đỡ mất ổn định gây nguy hiểm cho người thi công.

- Khi thi công ngoài trời cần đảm bảo an toàn dây treo buộc và an toàn trên cao.

- Khi xây tương không đứng đi lại ở bở tường đang xây. - Tuyệt đối không vứt các vật nựng từ trên cao xuống dưới

53

Xây dựng chi tiết các biện pháp kỹ thuật an toàn cho công trình Lotte

3.2.3.

Center

Đề xuất, xây dựng các biện pháp an toàn chi tiết cho công trình và được biên soạn dưới dạng sổ tay cho các cán bộ thực hiện công tác an toàn trên công trường sử dụng thuận lợi trong việc thực hiện và giám sát công tác an toàn lao động như sau:

(1)Hệ khung đỡ

Các vị trí được sử dụng trong công trình

a.

Công trình Lotte Center được xây dựng bằng hệ ván khuôn leo nhập khẩu từ Hàn Quốc, do đó, hệ khung đỡ được lắp đặt đi kèm hệ thống ván khuôn leo. Các hệ thống khung đỡ được luân chuyển phù hợp với biện pháp thi công lên tầng của từng vị trí.

Hình 3.1. Hệ khung đỡ đi kèm với ván khuôn leo tại công trình Lotte Center

Các yêu cầu lắp dựng

b.

Hệ khung đỡ là hệ bao gồm các ống thẳng đứng, ống nằm ngang, ván, cột chống, khớp nối và đế đỡ bằng kim loại, v.v... được liên kết với nhau. Khi lắp đặt phải chú ý các yêu cầu sau đây:

54

− Các neo kim loại có được liên kết vào tường? − Có lắp đặt các chân đế kim loại để đỡ hệ khung? − Có các ống giằng ngang đặt gần sát hệ chân đế ? − Các chân đế kim loại được đặt đúng vị trí?

− Chiều cao của bước khung đầu tiên có nhỏ hơn 2m?

− Tổng chiều rộng của ván dùng làm sàn công tác có lớn hơn 30cm? Khe hở giữa các tấm ván này có nhỏ hơn 1cm?

− Có sử dụng các thanh giằng chéo để tăng cường độ ổn định cho hệ khung? − Có lắp đặt lan can cao từ 0,9m~1,15m? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(2)Hố đào để hở

Vị trí được sử dụng

c.

Công trình được thi công theo phương pháp mini topdown, do đó tại vị trí hố đào ban đầu cần phải có biện pháp an toàn: rào chắn, lan can, biển báo...

55

Hình 3.2. Các lan can, hàng rào được lắp đặt ở miệng hố đào

Các yêu cầu lắp dựng

d.

Hàng rào, lan can và vật che phủ phải được bố trí tại khu vực người lao động có khả năng rơi xuống.

Khi thi công cần lưu ý các vấn đề sau:

− 0BCó thiết bị (bộ phận) bảo hộ dùng để neo đai an toàn?

− 1BChiều cao lan can lớn hơn 1m? Có thanh giằng phụ giữa tay vịn của lan can và mặt đất?

− 2BCó thanh chắn chân lắp đặt quanh hố đào để hở

− 3BCó biển báo hố đào để hở không? − 4BChiều cao lan can có lớn hơn

0,9~1,15m?

− 5BLưới an toàn có được bố trí ở khoảng trống giữa hệ dàn giáo và công trình, khi khoảng trống này lớn hơn 30cm?

56

(3)Đai an toàn

Công nhân phải sử dụng đai an toàn hoặc đai an toàn toàn thân khi họ làm việc ở vị trí cao, khó lắp đặt tay vịn.

− Dây bảo hộ để neo hoặc móc các đai an toàn được buộc chặt? − Vị trí móc cao hơn thắt lưng?

− Khoảng cách giữa các thanh chống đứng để neo dây bảo hộ có phù hợp?

Hình 3.3. 6BCác công nhân trên

công trường lotte phải thắt dây an toàn trước khi vào công trường

(4)Lối đi an toàn

Lối đi an toàn phải được bố trí trên công trường để ngăn ngừa công nhân bị ngã và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị khi cần đi lại.

− Chiều cao của tay vịn 0,9~1,15m? Có các thanh chắn phụ phía dứơi tay vịn? − Có lắp đặt gờ chống trượt?

− Có các thanh cố định để tăng độ ổn định?

57

− Biển báo lối đi được đặt đúng vị trí?

− Chiều rộng lối đi được dùng cho các mục đích xác định? − Không được để vật tư trên lối đi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Lối đi có đèn chiếu sáng?

Hình 3.4. 7BCác hành lang và lối đi trên

công trường lotte

(5)Lắp dựng/Tháo dỡ kết cấu hỗ trợ

Các vị trí sử dụng trên công trường

e.

Các kết cấu hỗ trợ được sử dụng khá nhiều trên công trường Lotte Center. Các kết cấu này sẽ được tập kết vào một khu bãi rộng để tiện cho công tác lắp dựng, với một số kết cấu khác thì được lắp dựng và tháo lắp tại đúng vị trí cần xây dựng.

58

Hình 3.5. Vị trí lắp dựng và tháo dỡ hệ khung đỡ

Các vấn đề cần lưu ý

f.

Các vấn đề sau đây phải được kiểm tra trước khi lắp dựng/tháo dỡ các kết cấu phụ trợ.

− Chuẩn bị bản vẽ trước khi bắt đầu thi công lắp đặt các kết cấu phụ trợ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng, áp dụng cho công trình lotte center (Trang 53)