1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng, áp dụng cho công trình lotte center

93 88 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • LỜI CẢM ƠN

    • Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng, áp dụng cho công trình Lotte Center” đã được tác giả hoàn thành đúng thời hạn quy định và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trong đề cương được phê duyệt

    • Trong quá trình thực hiện, nhờ sự giúp đỡ tận tình của các Giáo sư, Tiến sĩ Trường Đại Học Thuỷ Lợi, các Công ty tư vấn và đồng nghiệp, tác giả đã hoàn thành luận văn này.

    • Tác giả chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Quang Cường, Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội, các thầy cô trong khoa Công trìn

    • Tuy đã có những cố gắng song do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế, luận văn này không thể tránh khỏi những tồn tại, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp và trao đổi chân thành của các thầy cô giáo, các anh chị em và bạn bè đồng nghi

    • Xin chân thành cảm ơn!

    • Hà Nội, ngày tháng năm 2014.

    • HỌC VIÊN

    • Nguyễn Văn Hồng

    • LỜI CAM ĐOAN

    • Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng, áp dụng cho công trình Lotte Center”.

    • Tôi xin cam đoan đề tài luận văn của tôi hoàn toàn do tôi làm, những kết quả nghiên cứu tính toán trung thực. Trong quá trình làm luận văn tôi có tham khảo các tài liệu liên quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và tính cấp thiết của đề tài. Tôi không sao

    • Hà Nội, ngày tháng năm 2014

    • Học viên

    • Nguyễn Văn Hồng

  •  Có thiết bị (bộ phận) bảo hộ dùng để neo đai an toàn?

  •  Lưới an toàn có được bố trí ở khoảng trống giữa hệ dàn giáo và công trình, khi khoảng trống này lớn hơn 30cm?

    • Hình 3.3. Các công nhân trên công trường lotte phải thắt dây an toàn trước khi vào công trường

    • Hình 3.4. Các hành lang và lối đi trên công trường lotte

  •  Chiều cao lan can có lớn hơn 0,9~1,15m?

  •  Có biển báo hố đào để hở không?

  •  Có thanh chắn chân lắp đặt quanh hố đào để hở

  •  Chiều cao lan can lớn hơn 1m? Có thanh giằng phụ giữa tay vịn của lan can và mặt đất?

  • MỞ ĐẦU

    • 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

      • An toàn xây dựng là một trong những công việc bắt buộc trong quá trình thi công xây dựng công trình xây dựng. Nó không chỉ mang ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, pháp lý mà còn mang ý nghĩa về mặt khoa học và có tính quần chúng. Về mặt chính trị, công

      • Nhìn nhận được tầm quan trọng của công tác an toàn xây dựng, mà đặc biệt là công tác quản lý an toàn xây dựng, Đảng và Nhà nước đã sớm xây dựng bộ luật lao động năm 1995 và các nghị định liên quan, theo sơ đồ sau:

      • Công tác an toàn xây dựng cũng được các đơn vị quản lý, nhà thầu xây dựng và các đơn vị liên quan chú trọng. Tuy nhiên, nhìn chung công tác quản lý an toàn xây dựng trên nhiều công trường còn chưa mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả không cao, có khi còn gây

      • Công trình Lotte Center là một công trình lớn, nguồn vốn do tập đoàn Lotte – Hàn Quốc đầu tư xây dựng, tòa nhà có qui mô với tổng vốn 400 triệu đô la, diện tích đất 14.094m2, diện tích sàn 247.075 m2, 5 tầng hầm, 65 tầng bên trên, cao 267m. Từ tầng 1 đế

      • Trên cơ sở hệ thống pháp luật về quản lý an toàn xây dựng tại Việt Nam đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá hiệu quả một số các mô hình quản lý an toàn xây dựng đã có, từ đó đề xuất mô hình quản lý an toàn xây dựng hợp lý cho công trình Lotte Center.

    • 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

      •  Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của một số mô hình quản lý an toàn xây dựng đã có;

      •  Đề xuất mô hình quản lý an toàn xây dựng cho công trình Lotte Center

    • 3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      • a. Cách tiếp cận

      •  Tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết (tiếp cận hệ thống): tiếp cận các kết quả đã nghiên cứu về công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng trong nước cũng như ngoài nước, cập nhật các văn bản pháp luật hiện hành.

      •  Tiếp cận toàn diện, đa ngành đa lĩnh vực: xem xét đầy đủ các yếu tố phát triển khi nghiên cứu đề tài bao gồm các lĩnh vực kinh tế xã hội, con người …;

        • b. Phương pháp nghiên cứu

      •  Thu thập, phân tích các tài liệu liên quan: các tài liệu về công tác quản lý an toàn lao động của ít nhất 3 công trường xây dựng hiện nay;

      •  Phương pháp chuyên gia: trao đổi với thầy hướng dẫn và các chuyên gia có kinh nghiệm nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

    • 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

      •  Thực trạng công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng tại Việt Nam

      •  Các giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng

      •  Mô hình quản lý an toàn quản lý an toàn lao động trong công trình Lotte Center

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG

    • 1.1. Tổng quan về Quản lý dự án xây dựng công trình

      • 1.1.1. Khái niệm về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

        • Đầu tư xây dựng là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển xã hội. Trong tiến trình đổi mới, phát triển kinh tế xã hội ở Việt nam, nhu cầu về đầu tư và xây dựng là rất lớn. Với vị trí và tầm quan trọng của lĩnh vực đầu tư xây dựng đ

        • Theo Luật xây dựng Việt Nam ngày 26-11-2001: “Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công

        • = Kế hoạch + Tiền+ Thời gian + đất

        • Công trình xây dựng là sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng, được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặ

        • Quản lý dự án là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch đối với các giai đoạn của chu kỳ dự án trong khi thực hiện dự án. Việc quản lý tốt các giai đoạn của dự án có ý nghĩa rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng của sản phẩm xâ

      • 1.1.2. Các giai đoạn của dự án và các hình thức quản lý dự án

        • Dự án đầu tư xây dựng và quá trình đầu tư xây dựng của bất kỳ dự án nào cũng bao gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư; Thực hiện đầu tư; Kết thúc xây dựng và đưa công trình vào khai thác sử dụng. Quá trình thực hiện dự án đầu tư có thể mô tả bằng sơ đồ sau:

        • Trước đây, tuỳ theo quy mô và tính chất của dự án, năng lực của CĐT mà dự án sẽ được người quyết định đầu tư quyết định được thực hiện theo một trong số các hình thức sau: CĐT trực tiếp quản lý thực hiện dự án; Chủ nhiệm điều hành dự án; Hình thức chìa k

        • Hiện nay, trong Nghị định số 12/NĐ-CP và quy định chỉ có hai hình thức quản lý dự án đó là: CĐT trực tiếp quản lý dự án và CĐT thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án:

        • (1) CĐT trực tiếp quản lý thực hiện dự án.

          • Trong trường hợp này CĐT thành lập BQLDA để giúp CĐT làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của CĐT. Ban quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà B

          • Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng thì CĐT có thể không lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự á

        • (2) CĐT thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án:

          • Trong trường hợp này, tổ chức tư vấn phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Tư vấn quản lý dự án được th

    • 1.2. Tổng quan về an toàn lao động trong xây dựng

      • 1.2.1. Khái niệm Quản lý lao động

        • Quản lý lao động là hoạt động quản lý lao động con người trong một tổ chức nhất định trong đó chủ thể quản trị tác động lên khách thể bị quản trị nhằm mục đích tạo ra lợi ích chung của tổ chức. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp được đặt trong

        • Trong đó các công việc phải quan tâm hàng đầu là quản trị lao động. Những việc làm khác sẽ trở nên vô nghĩa nếu công tác quản lý lao động không được chú ý đúng mức không được thường xuyên củng cố. Thậm chí không có hiệu quả, không thể thực hiện bất kỳ ch

        • Một doanh nghiệp dù có điều kiện thuận lợi trong kinh doanh, có đầy đủ điều kiện vật chất kĩ thuật để kinh doanh có lãi, một đội ngũ công nhân viên đủ mạnh nhưng khoa học quản lý không được áp dụng một cách có hiệu quả thì doanh nghiệp đó cũng không tồn

        • Ngược lại một doanh nghiệp đang có nguy cơ sa sút, yếu kém để khôi phục hoạt động của nó, cán bộ lãnh đạo phải sắp xếp, bố trí lại đội ngũ lao động của doanh nghiệp, sa thải những nhân viên yếu kém, thay đổi chỗ và tuyển nhân viên mới nhằm đáp ứng tình h

        • Khi quản lý lao động cần phải đảo bảo an toàn cho họ khi làm việc và công tác trong nhà máy, xưởng sản xuất hoặc công trình xây dựng. Vậy quản lý lao động bao gồm cả quản lý an toàn lao động trong xây dựng.

        • Tại hội thảo Tăng cường khung pháp lý an toàn, vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao do Cục An toàn lao động, Ban quản lý dự án RAS 12/50M/JPN (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) tổ chức tại TP.HCM ngày 29-11/2013, các diễn giả cho biết, xây dự

          • Hình 1.1. Tai nạn lao động trong xây dựng xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh

        • Nguyên nhân được lý giải là do 80% công nhân trong ngành xây dựng là lao động thời vụ, môi trường làm việc của công nhân xây dựng thường không ổn định, có tâm lý ngại tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) lại không chịu sức ép thực hiện A

        • Vậy an toàn lao động là các biện pháp, công tác bảo vệ nhằm tránh xảy ra tai nạn tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động xảy ra trong quá trình lao động tại công trường.

      • 1.2.2. Quản lý an toàn lao động trong xây dựng

        • Quản lý an toàn lao động nhằm mục tiêu phòng ngừa tai nạn là chính. An toàn lao động hiểu theo nghĩa rộng là an toàn không chỉ cho mọi người lao động .trên công trình, mà còn phải an toàn cho công trình, công trường sản xuất.

        • Theo luật xây dựng 2004 thì trong quá trình thi công xây dựng công trình nhà thầu thi công có trách nhiệm:

        • + Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, máy móc, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề, đối với những máy móc thiết bị phục vụ thi công phải được kiểm định an toàn tr

        • + Thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với từng hạng mục công trình hoặc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.

        • + Thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra mất an toàn trong thi công xây dựng.

        • Vậy quản lý an toàn lao động trong xây dựng là các hoạt động quản lý lao động trong công trường nhằm đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình.

        • = +

    • 1.3. Tình hình Quản lý an toàn lao động trong xây dựng trên thế giới và Việt Nam

      • Theo thống kê của Bộ Lao động và Hội đồng An toàn Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy mặc dù công nhân xây dựng chỉ sử dụng khoảng 6% sức lực cho công việc, nhưng họ phải chịu đến 12% chấn thương hoặc bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp (có đến khoảng 250000 cho đến

      • Các chi phí liên quan đến ngành công nghiệp này ước tính khoảng từ 5 tỉ đến 10 tỉ một năm. Tại Việt Nam có hàng trăm vụ tai nạn lớn nhỏ trong ngành xây dựng, gây chết và bị thương nhiều người cũng như những thiệt hại vật chất đáng kể.

      • Trong năm 2007, tình hình tai nạn lao động trong ngành xây dựng, đặc biệt là tai nạn lao động nghiêm trọng và tai nạn lao động chết người không giảm. Nguyên nhân là do các đơn vị chưa thực hiện đầy đủ pháp luật về bảo hộ lao động cũng như các văn bản chỉ

      • Trước tình hình đó, Bộ xây dựng ra công văn số 02/2008/CT-BXD “Về việc chấn chỉnh và tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các đơn vị thuộc ngành Xây dựng”:

      • Tuy nhiên tình hình tai nạn lao động năm 2013 có xu hướng gia tăng và thiệt hại nghiêm trọng về người và của tiêu biểu là một số vụ như:

      • Sập mái bê tông tại công trình xây dựng nhà thờ Ngọc Lâm (xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) ngày 17/01/2013, sập 600m2 sàn bê tông tầng 3 công trình xây dựng siêu thị của Lotte Mart (phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) ngày 04

        • Hình 1.2. Diện tích lớn sàn bê tông bị sập tại Lotte Mart

      • Tại hội thảo Tăng cường an toàn vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao tại Việt Nam” do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức tại Hà Nội vừa qua thì lĩnh vực xảy ra nhiều tai nạn lao động nhiều n

      • Tình hình trên cho thấy tình hình quản lý an toàn lao đông trong xây dựng vẫn chưa được quan tâm chú trọng, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu mới có thể giảm thiểu tình trạng tai nạn trên.

        • Bảng 1.1. So sánh tình hình TNLĐ năm 2010, 2011 và 2012

        • Bảng 1.2. Bảng thống kế số vụ và nạn nhân TNLĐ năm 2010, 2011 và 2012

        • Bảng 1.3. Bảng thống kê số vụ tai nạn và thiệt hai các năm 2010, 2011 và 2012

    • 1.4. Tổng quan về các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng ở Việt Nam.

      • 1.4.1. Các văn bản về an toàn lao động tại Việt Nam

        • Việt Nam là nước có công tác quản lý an toàn lao động chặt chẽ, với 01 bộ luật lao động; 09 nghị định của chính phủ; 20 thông tư hướng dẫn; 04 quyết định do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành; 01 chỉ thị của Thủ tướng chính phủ:

        • 01 bộ luật: Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ( đã được sửa đổi bổ sung năm 2002); 09 nghị định bao gồm:

        • 1- Nghị định số 06/CP ngày 20 /01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Bộ luật Lao động về An toàn Lao động, Vệ sinh Lao động (đã sửa đổi, bổ sung năm 2002).

        • 2- Nghị định số 110/2002/NĐ - CP ngày 27/12 /2002 của Chính phủ Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

        • 3- Nghị định số 195/CP ngày 31-12-1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (Đã sửa đổi, bổ sung năm 2002)

        • 4- Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm v

        • 5- Nghị định số 38/CP ngày 25-6-1996 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.

        • 6- Nghị định số 46/CP ngày 6 - 8 - 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Y tế.

        • 7- Nghị định số 12/CP ngày 26- 01- 1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội (Đã sửa đổi, bổ sung năm 2003).

        • 8- Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09 - 01 – 2003 của Chính phủ Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ.

        • 9- Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16 - 4 - 2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật Lao động.

        • - 20 thông tư hướng dẫn:

        • 1- Thông tư liên bộ số 03/TT-LB ngày 28- 01-1994 của Liên bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Y tế Quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc không được sử dụng lao động nữ.

        • 2- Thông tư số 07/LĐTBXH-TT ngày 11- 4-1995 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện một số Điều của Bộ luật Lao động ngày 23/06/1994 và Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ về Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

        • 3- Thông tư số 08/LĐTBXH-TT ngày 11- 4-1995 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Hướng dẫn công tác huấn luyện về an toàn lao động,vệ sinh lao động.

        • 4- Thông tư số 09/TT-LB ngày 13- 4 -1995 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Y tế Quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên.

        • 5- Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 19-9-1995 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Hướng dẫn bổ sung Thông tư số 08/LĐTBXH-TT ngày 11/4/1995 về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

        • 6- Thông tư số 13/BYT-TT ngày 24-10-1996 của Bộ Y tế Hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp.

        • 7- Thông tư số 22/TT-LĐTBXH ngày 08-11-1996 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Hướng dẫn việc khai báo, đăng ký và xin cấp giấy phép sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

        • 8- Thông tư số 16/LĐTBXH-TT ngày 23- 4 -1997 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Hướng dẫn về thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

        • 9- Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18 - 4 -2003 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

        • 10- Thông tư số 20/1997/TT -BLĐTBXH ngày 17-12-1997 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Hướng dẫn việc khen thưởng hàng năm về công tác Bảo hộ lao động .

        • 11- Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 20-4-1998 của Liên tịch Bộ Y tế- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp .

        • 12- Thông tư số 10/1998/TT-BLĐTBXH ngày 28-5-1998 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân .

        • 13- Thông tư Liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31-10-1998 của Liên tịch Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội- Bộ Y tế- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản

        • 14- Thông tư Liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17/3/1999 của Liên tịch Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Bộ Y tế Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại .

        • 15- Thông tư Số 16/2003/TT-BLĐTBXH ngày 3/ 6/ 2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ và gia công hàng xuất kh

        • 16- Thông tư số 21/1999/TT - BLĐTBXH ngày 11/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Quy định danh mục nghề, công việc và các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc

        • 17- Thông tư số 23/1999/TT-BLĐTBXH ngày 4/10/1999 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ đối với các doanh nghiệp nhà nước

        • 18- Thông tư liên tịch số 29/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 28-12-2000 của Liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế Qui định danh mục nghề, công việc người bị nhiễm HIV/AIDS không được làm .

        • 19- Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 3/6/2003 của Bộ LĐTBXH Hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo qui định của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP, ngày 27/12/2002 của Chính phủ .

        • 20- Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động .

        • - 04 quyết định do Bộ lao động Thương binh và Xã hội:

        • 1- Quyết định số 955/1998/QĐ-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 1998 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội về việc ban hành danh mục tiêu chuẩn Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Phụ lục kèm theo Quyết định: Danh mục Trang bị Phương tiện Bảo vệ cá nhân cho người

        • 2- Quyết định số 722/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc bổ sung, sửa đổi danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại .

        • 3- Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm .

        • 4- Quyết định số 2013/2005/QĐ-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2005 Ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động .

        • - 01 Chỉ thị của Chính phủ

        • 1- Chỉ thị số 20/2004/CT-TTg, ngày 08 - 6 - 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp .

      • 1.4.2. Các văn bản về quản lý an toàn lao động trong xây dựng tại Việt Nam

        • An toàn lao động trong xây dựng là một phạm trù nhỏ trong an toàn lau động vì vậy các văn bản pháp lý để quản lý thường do bộ xây dựng ban hành và quản lý. Đa số các văn bản chỉ hướng dẫn và quy định chứ chưa đề cập tới công tác quản lý nên số vụ tai nạn

        • Các thông tư mới nhất của bộ xây dựng bao gồm:

        • Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định về nhiệm vụ của đơn vị thi công cần thực hiện để đảm bảo an toàn lao động: quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng đơn vị tham gia vào dự á

        • Thông tư số 22/2010/TT-BXD về Quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm 4 chương và 13 điều. Tiếp theo đó năm 2011 Bộ xây dựng ra chỉ thị 02 /CT-BXD Về việc tăng cường thực hiện các quy định đảm bảo An toàn - Vệ sinh lao động và

        • Do công trình xây dựng có những đặc tính khác nhau nên việc quản lý công tác an toàn cũng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm và phân loại công trình. Đây cũng là điểm hạn chế trong việc quản lý an toàn lao động tại các công trường xây dựng, cần phả

    • Kết luận chương 1

      • Quản lý an toàn lao động trong xây dựng là các hoạt động quản lý lao động trong công trường xây dựng nhằm đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình. Tuy nhiên việc quản lý an toàn lao động tại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, tình hình số vụ lao

      • Về an toàn lao động tại Việt Nam có 01 bộ luật lao động; 09 nghị định của chính phủ; 20 thông tư hướng dẫn; 04 quyết định do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành; 01 chỉ thị của Thủ tướng chính phủ. Tuy nhiên về quản lý an toàn lao động trong xây d

      • Do công trình xây dựng có những đặc tính khác nhau nên việc quản lý công tác an toàn cũng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm và phân loại công trình. Đây cũng là điểm hạn chế trong việc quản lý an toàn lao động tại các công trường xây dựng.

  • CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM

    • 2.1. Đánh giá hiệu quả quản lý về mặt pháp chế đối với công tác an toàn xây dựng ở Việt Nam

      • 2.1.1. Quy trình quản lý an toàn lao động xây dựng ở Việt Nam

        • Hiện nay, các công trường xây dựng tại Việt Nam quản lý an toàn lao động dựa trên TCVN 5308:1991 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

          • Hình 2.1. Mối quan hệ giữa các đơn vị

        • Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn dự án đầu tư xây dựng.

        • Ban Quản lý dự án: Ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư ủy quyền. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được ủy quyền.

        • Tư vấn: là tổ chức hoặc cá nhân hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn xây dựng hoặc là các chuyên gia tư vấn có kiến thức rộng trong lĩnh vực xây dựng.

        • Nhà thầu (Bao gồm cả thầu chính và thầu phụ): là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện công tác xây dựng. Những tổ chức, cá nhân này có đủ năng lực và chuyên nghiệp trong hoạt động xây dựng.

        • Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động: là bộ phận tham mưu, giúp việc cho người sử dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các hoạt động an toàn, vệ sinh lao động.

      • 2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực an toàn lao động trong xây dựng

        • (1) Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:

        •  Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động;

        •  Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của Nhà nước;

        •  Cử người giám sát việc thực hiện các quy định nội dung, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn và vệ sinh viên;

        •  Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước;

        •  Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động;

        •  Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn, chế độ quy định;

        •  Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh 

          • (2) Người sử dụng lao động có quyền:

        •  Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động;

        •  Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động;

        •  Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định của ''Thanh tra viên lao động nhưng vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đó.

          • (3) Quyền và nghĩa vụ của người lao động:

        • a. Người lao động có nghĩa vụ:

          •  Chấp hành những quy định, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có lien quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;

          •  Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường;

          •  Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.

        • b. Người lao động có quyền:

          •  Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện lao động an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động;

          •  Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chư

          •  Khiếu nại hoặc tố cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động.

            • (4) Trách nhiệm của chủ đầu tư:

          •  Thành lập bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng trên công trường.

          •  Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định của pháp luật về xây dựng.

          •  Tạm dừng thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn lao động của nhà thầu. Nếu nhà thầu không khắc phục thì chủ đầu tư phải đình chỉ thi công hoặc chấm dứt hợp đồng.

          •  Phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động, đồng thời báo cáo với các cơ quan chức năng về tình hình an toàn lao động của dự án, công trình theo quy định của pháp luật về lao động.

            • (5) Trách nhiệm của Ban quản lý dư án và tư vấn:

          •  Giám sát việc thực hiện của nhà thầu tuân thủ các biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn đã được phê duyệt; tuân thủ các quy phạm kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng.

          •  Thông báo cho chủ đầu tư những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến an toàn trong quá trình thi công để có các giải pháp xử lý và điều chỉnh biện pháp thi công cho phù hợp.

          •  Kiểm tra, báo cáo chủ đầu tư xử lý vi phạm, dừng thi công và yêu cầu khắc phục khi nhà thầu thi công vi phạm các quy định về an toàn trên công trường.

      • 2.1.3. Đánh giá hiệu quả quản lý về mặt pháp chế đối với công tác an toàn xây dựng ở Việt Nam

        • (1) Hệ thống luật không đồng bộ, chống chéo, chưa bám sát, thực thi chưa nghiêm

          • Hiện nay công tác quản lý nhà nước về an toàn lao động trong xây dựng mới chỉ dưới hình thức khởi tố các doanh nghiệp không có các biện pháp bảo hộ để gây ra các tình trạng mất an toàn ảnh hưởng tới tính mạng của người lao động. Cơ quan quản lý còn chưa

          • Việc quản lý an toàn lao động trong các danh nghiệp còn lỏng lẻo, Nguyên nhân là do hệ thống luật không đồng bộ, luật lao động và luật an toàn lao động còn nhiều bất cập và hạn chế.

          • Theo thống kê khảo sát về an toàn lao động tại các doanh nghiệp xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh thì hầu hết các đơn vị tham gia khảo sát (40/41 đơn vị) đều bố trí cán bộ làm công tác ATVSLĐ, trong đó có 25/41 đơn vị sử dụng cán bộ chuyên trách, với đ

          • Đối với việc tổ chức mạng lưới an toàn – vệ sinh viên tại nơi lao động, là một yêu cầu bắt buộc theo quy định, trong các đơn vị có chức năng thi công, chỉ có 4/25 đơn vị thành lập mạng lưới an toàn – vệ sinh viên, cá biệt có một số đơn vị sử dụng trên 1.

          • Mặc dù quy định yêu cầu các đơn vị sử dụng trên 1.000 lao động phải thành lập Hội đồng bảo hộ lao động, nhưng vẫn có 02/8 đơn vị thuộc loại này không thành lập. Tuy nhiên, có một số đơn vị sử dụng ít lao động hơn lại thành lập hội đồng bảo hộ lao động (6

          • Một quy định bắt buộc khác là lập kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động hằng năm thì các đơn vị thực hiện rất hạn chế, chỉ có 5/41 được khảo sát có làm.

          • Đối với việc tự kiểm tra về an toàn – vệ sinh lao động, đa số đơn vị có tiến hành tự kiểm tra toàn diện (32/41 đơn vị), nhưng tần suất kiểm tra chênh lệch nhau khá nhiều, có đơn vị kiểm tra 12 lần/năm (04 đơn vị) ; nhưng cũng có trường hợp chỉ kiểm tra 1

          • Phần lớn các đơn vị có ban hành nội quy, quy chế (28/41 đơn vị) để điều hành công tác ATVSLĐ, nhưng việc quản lý cụ thể thường xuyên thông qua các văn bản điều hành, chỉ đạo còn hạn chế, chỉ có 04/41 đơn vị kê khai có ban hành những văn bản dạng này.

        • (2) Sự sai lệch về thông tin

          • Kết quả kiểm tra thực tế cũng cho thấy có sự khác biệt với thông tin kê khai về trình độ chuyên môn của cán bộ phụ trách ATVSLĐ tại các đơn vị. Theo kết quả điều tra thì hầu hết cán bộ chuyên trách tại các đơn vị có chuyên môn về ATVSLĐ, nhưng trên nhiề

          • Ngoài ra, sự kiểm tra, giám sát thực hiện công tác ATVSLĐ tại cơ sở (tại doanh nghiệp và công trường xây dựng) của các cơ quan quản lý nhà nước về ATVSLĐ còn rất hạn chế. Công tác kiểm tra cũng chỉ được thực hiện bởi các đơn vị cấp thành phố, còn cấp quậ

        • (3) Chưa có quy định đầy đủ và rõ ràng về các hoạt động cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực kiểm định, tư vấn, huấn luyện về ATVSLĐ

          • Bộ luật Lao động chưa quy định đầy đủ và rõ ràng về các hoạt động cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực kiểm định, tư vấn, huấn luyện về ATVSLĐ... Những bất cập trên kéo theo hàng loạt hệ quả gây bức xúc cho NLĐ, tổ chức công đoàn (CĐ).

          • Cụ thể là, hoạt động kiểm định, kiểm tra an toàn các loại máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ chưa được quản lý chặt chẽ, dẫn đến việc kiểm tra chiếu lệ. Những lỗ hổng về pháp luật đã "tiếp tay" cho vi phạm khi không ít doanh nghiệp mua kế

          • Ngoài ra, việc chưa có bộ tiêu chí chuẩn xác về điều kiện hoạt động kiểm định, mô hình đào tạo kiểm định viên, dẫn đến kết quả kiểm định không phản ánh đúng thực chất. Trong khi đó, CĐ - tổ chức đại diện duy nhất bảo vệ quyền lợi cho NLĐ tỏ ra bất lực tr

          • Hiện chưa có quy định nào ghi nhận cán bộ công đoàn là thành viên chính thức của đoàn điều tra tai nạn lao động. Khi tai nạn lao động xảy ra, cán bộ CĐ đến ghi nhận, bảo vệ doanh nghiệp đóng cửa không cho vào thì đành chịu hoặc khi công an đến hiện trườn

          • Nhiều nội dung quan trọng về ATVSLĐ chưa được quy định trong Bộ luật Lao động hiện hành, vì vậy cần có một luật riêng về lĩnh vực này. Trong đó, luật cần quy định rõ việc tổ chức quản lý công tác ATVSLĐ; quản lý các cơ sở, cá nhân sản xuất, chế tạo các l

        • (4) Chưa có cách tính chi phí cụ thể cho công tác quản lý an toàn lao động

          • Bên cạnh đó, việc tính toán chi phí cho an toàn lao động còn chưa rõ ràng, chi phí an toàn lao động nằm trong 2% chi phí trực tiếp khác gồm chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp thi công xây dựng công trình như chi phí di chuyển lực lượn

          • Vậy chi phí an toàn lao động không có một giá trị cụ thể nào để tính toán nên nhà thầu thi công thường bỏ quan phần chi phí này khiến cho công tác an toàn lao động tại công trường thực tế còn nhiều bất cập và khó khăn.

    • 2.2. Đánh giá hiệu quả quản lý an toàn xây dựng ở một số công trình cụ thể

      • 2.2.1. Đánh giá chung

        • Theo thống kê khảo sát về an toàn lao động tại các doanh nghiệp xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh thì hầu hết các đơn vị tham gia khảo sát (40/41 đơn vị) đều bố trí cán bộ làm công tác ATVSLĐ. Tuy nhiên, công tác ATVSLĐ tại các công trường xây dựng: cò

        • Về tổ chức mặt bằng công trường xây dựng, hầu hết công trình có thiết kế tổng mặt bằng công trường xây dựng nhưng không niêm yết tại cổng chính của công trường theo quy định, cá biệt có một số công trường không xuất trình được bản vẽ thiết kế tổng mặt bằ

        • An toàn sử dụng điện và chống ngã cao vẫn là các vấn đề thường trực ở các công trường xây dựng khi 04/13 công trình đã kiểm tra có vi phạm như không nối đất vỏ các tủ điện, dây dẫn điện không treo mà rải dưới đất (kể cả trên mặt sàn đọng nước), không sử

        • Về phòng chống cháy nổ, hầu hết các công trình đã kiểm tra đều không có hoặc có nhưng không đầy đủ phương án PCCC, cứu nạn cho công trường. Việc bố trí thiết bị chữa cháy cục bộ tại các khu vực đang thực hiện những công việc dễ xảy ra cháy (thi công hàn,

        • Các công trường không trang bị đủ BHLĐ cho công nhân, phổ biến là thiếu quần, giầy BHLĐ (thường chỉ trang bị áo và nón). Một vài công trình có trình trạng cấp phát đồ BHLĐ cho các đội trưởng, không cấp trực tiếp cho người lao động (02/13 công trường).

        • Việc sử dụng phương tiện BHLĐ của công nhân cũng còn nhiều vấn đề, thường là công nhân không sử dụng đủ trang bị BHLĐ được cấp, nhiều trường hợp không mang giày bảo hộ, không đội nón bảo hộ, không đeo dây đai an toàn khi làm việc trên cao.

        • Quản lý sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn: chấp hành tốt về điều kiện sử dụng nhưng quản lý sử dụng thực tế có vấn đề

        • Về thủ tục, điều kiện sử dụng, tất cả công trường có sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đều tuân thủ quy định về kiểm định an toàn thiết bị, có hồ sơ kiểm định và dán tem kiểm định phù hợp.

        • Tuy nhiên, việc bố trí sử dụng thực tế thiết bị còn nhiều vấn đề, như sử dụng vận thăng lồng nhưng cửa ra vào vận thăng tại một số tầng công trình lắp đặt không đúng quy định (không kín, có thể mở từ phía trong công trình); hoặc có vận thăng không có bảo

        • 09/13 công trình đã kiểm tra đang sử dụng cần trục tháp, các trường hợp còn lại lắp đặt chưa xong hoặc đã tháo dỡ. Trong những trường hợp đã kiểm tra, chỉ có 01 công trường lập phương án vận hành an toàn theo quy định của UBND Thành phố, các công trường

        • Thực tế cho thấy, tình hình doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) khá phổ biến. Theo thống kê, chỉ 37% doanh nghiệp thực hiện các chỉ tiêu cơ bản về quy định bảo đảm ATVSLĐ. Tại hội thảo góp ý dự thảo Luật ATVSLĐ do Tổng Liên đoàn lao

        • Các lỗi vi phạm chủ yếu về làm thêm giờ quá quy định; không huấn luyện ATVSLĐ; không kiểm tra, tu sửa máy móc định kỳ; không kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trước khi đưa vào sử dụng... Bên cạnh đó còn do nhận thức về ATVSLĐ

      • 2.2.2. Công tác quản lý an toàn lao động trên công trường Xi măng Dầu khí 12/9

        • (1) Về việc áp dụng các văn bản pháp lý liên quan

          • Công trình Xi măng Dầu khí 12/9 do Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An (PVNC) làm Tổng thầu, Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An làm chủ đầu tư. Ngay sau khi công trình được khởi công, chủ đầu tư đã ra thông báo khởi công và gặp gỡ làm việc với các

        • (2) Về cơ cấu tổ chức và quản lý an toàn lao động trên công trường

          • Chủ đầu tư trực tiếp thành lập ban kỹ thuật an toàn và chỉ đạo trực tiếp Ban Kỹ thuật an toàn quan tâm đến các nội dung về ATLĐ. Thực hiện quy chế về quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường (ATVSLĐ-PCCN

          • Công tác chỉ đạo, hướng dẫn chung luôn được Tổng công ty thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của Tổng công ty PVC. Qua đó để CBCNV lao động nhận thức rõ vai trò của việc đảm bảo ATLĐ trên công trường như phải đảm bảo các phương tiện bảo hộ lao động cá nhâ

            • Hình 2.2. An toàn lao động trên công trường

          • Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp ATLĐ, Tổng công ty còn quan tâm đến sự phối hợp giữa Chủ đầu tư - Tư vấn giám sát - Nhà thầu và nhà thầu phụ trên từng công trường, đảm bảo sự thống nhất cao về quan điểm công tác ATLĐ; Xây dựng quy trình an toàn cho

            • Hình 2.3. Một buổi học ATLĐ trên công trường Nhà máy Xi măng Dầu khí

        • (3) Nhận xét

          • Do nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý an toàn lao động trên công trường nên chủ đầu tư đã sát sao chỉ đạo ngay từ khi dự án được thi công. Đồng thời, ngoài việc áp dụng tốt các quy trình về kỹ thuật an toàn, chủ đầu tư còn trực tiếp thành

      • 2.2.3. An toàn lao động trên công trường Thủy điện Lai Châu

        • (1) Việc áp dụng các kỹ thuật thi công an toàn

          • Tuy cường độ lao động cao, các đơn vị thi công luôn phải huy động tối đa nhân, vật lực và làm việc 3 ca liên tục. Song không vì thế mà công tác đảm bảo vệ sinh ATLĐ&PCCN bị coi nhẹ còn được quan tâm đặc biệt bởi đó không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ mà có t

            • Hình 2.4. Trong quá trình thi công các hạng mục công trình công nhân của các đơn vị luôn được trang bị bảo hộ lao động.

          • Để đảm bảo công tác vệ sinh ATLĐ&PCCN, Ban điều hành tổng thầu công trình Thủy điện Lai Châu luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, yêu cầu các đơn vị thi công, các nhà thầu trang bị kiến thức kỹ năng cũng như vật dụng bảo hộ đảm bảo an toàn cho cán bộ, công nh

          • Hiện nay, tại công trình Thủy điện Lai Châu có 12 đơn vị tham gia thi công với khoảng 1.500 công nhân đang làm việc liên tục. Tất cả cán bộ, công nhân của các đơn vị trước khi tuyển dụng vào làm việc tại công trường đều được tham gia các lớp tập huấn về

          • Tại công trường Thủy điện Lai Châu, đa phần tại các hạng mục đều có cán bộ an toàn của các đơn vị thi công thường trực giám sát. Ngoài những vật dụng bảo hộ thân thể thường thấy, tại những nơi làm việc nguy hiểm các công nhân đều được trang bị thêm dây b

        • (2) Nhận xét đánh giá

          • Cơ bản việc thực hiện công tác vệ sinh ATLĐ&PCCN trên công trường Thủy điện Lai Châu đều tốt.

      • 2.2.4. Công tác quản lý an toàn lao động trên công trường Keang Nam

        • Hàng loạt vụ tai nạn lao động chết người xảy ra tại công trình tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark (Từ Liêm, Hà Nội) đã cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động tại công trình bị xem nhẹ.

        • Dù chủ đầu tư của công trình tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark - Cty TNHH một thành viên Keangnam Vina - luôn yêu cầu các nhà thầu phụ phải quan tâm đặc biệt tới vấn đề an toàn lao động (ATLĐ), trang bị thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân, thành

        • Nguyên nhân là do các công nhân của Việt Nam không có ý thức tự bảo vệ mình. Khi thi công trên cao phải đeo dây bảo hiểm, nhưng nhiều người thấy vướng víu lại bỏ ra. Đội giám sát của chủ đầu tư chỉ có 7 người, nên không thể nào bao quát hết cả công trườn

        • Nhiều nhà thầu không cấp đủ các trang thiết bị bảo hộ ATLĐ cho công nhân. Việc huấn luyện kiến thức về ATLĐ cho lao động đôi khi chỉ làm theo hình thức. Đặc biệt, nhiều công ty khoán trắng cho lao động, thiếu sự kiểm tra. Vấn đề kiểm tra sức khỏe của cô

    • 2.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác an toàn lao động trong xây dựng

      • 2.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý

        • Sau gần hai mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động và an toàn lao động đã có những tiến bộ quan trọng. Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được đổi mới

        • Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật về lao động và an toàn lao động nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn th

        • Nguyên nhân của những yếu kém nêu trên là do chưa hoạch định được một chương trình xây dựng pháp luật toàn diện, tổng thể, có tầm nhìn chiến lược; việc đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ pháp luật và công tác nghiên cứu lý luận về pháp luật chưa theo kịp

        • Để khắc phục tình trạng trên, đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thì nhà nước phải ban hành Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó có luật lao động và quản lý an toàn lao động.

        • (1) Mục tiêu

          • Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch.

        • (2) Nội dung

          • Căn cứ vào các hạn chế đã phân tích ở trên, cần phải thực hiện các nội dung sau

        •  Bãi bỏ các chỉ thị, thông tư, nghị định quá dườm dà;

        •  Soạn thảo và triển khai luật an toàn lao động, dưới luật là các nghị định và thông tư hướng dẫn rõ ràng, không chồng chéo, đã có bên luật an toàn lao động thì không nhắc đến trong luật xây dựng nữa;

        •  Soạn thảo và ban hành các tiêu chuẩn về kỹ thuật thi công một cách ngắn gọn, vắn tắt, dễ hiểu, dễ sử dụng;

        •  Bổ sung vào luật quản lý an toàn lao động nội dung về việc kiểm định, tư vấn, huấn luyện về an toàn lao động;

        •  Ban hành cách tính toán chi phí cho công tác an toàn lao động một cách rõ ràng (định mức, dự toán...)

      • 2.3.2. Giải pháp để tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý an toàn

        • (1) Nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và công việc của các bên và phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan

          • Công tác ATVSLĐ trong xây dựng cần chủ động, tăng cường về mọi mặt. Mặc dù những quy định về thực hiện công tác ATVSLĐ tại cơ sở lao động cũng như tại công trường xây dựng đã được ban hành (Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT của liên Bộ Lao đ

          • Tại các doanh nghiệp, công tác ATVSLĐ chủ yếu được thực hiện thông qua việc tổ chức bộ phận (phòng, ban, thành lập hội đồng bảo hộ lao động...), bố trí cán bộ phụ trách, ban hành các văn bản quy định chung như nội quy an toàn lao động, đây là những biện

        • a. Đối với Chủ đầu tư

          • Giám đốc ban BQLDA - chủ đầu tư: Phê duyệt bản kế hoạch quản lý an toàn và người quản lý an toàn, kiểm tra an toàn hàng tuần.

          • Trưởng ban tư vấn quản lý dự án xây dựng: Kiểm tra kế hoạch quản lý an toàn theo yêu cầu của chủ đầu tư và báo cáo lên chủ đầu tư, kiểm tra an toàn hàng tuần cùng với chủ đầu tư.

        • b. Đối với tư vấn giám sát

          • Trưởng ban tư vấn giám sát: Nắm bắt tổng quát vấn đề về quản lý an toàn và thu thập phươn án giải quyết, kiểm tra kế hoạch quản lý an toàn và xin chủ đầu tư phê duyệt người quản lý an toàn bên thi công. Kiểm tra an toàn hàng tuần cùng với chủ đầu tư.

          • Trưởng nhóm giám sát an toàn: Kiểm tra tình hình quản lý an toàn hiện trường, kiểm tra kế hoạch quản lý an toàn, kiểm tra năng lực của người quản lý an toàn

          • Nội dung cơ bản cần thực hiện: Bên giám sát kiểm tra xem kế hoạch quản lý an toàn mà bên thi công đề xuất có phù hợp với chủng loại, đặc trưng của công trình và thực tế tại hiện trường hay không.

          • Bên giám sát phân tích, đánh giá xem kế hoạch quản lý an toàn có được tổng hợp dựa theo quy trình quản lý an toàn của công trình, bản chi tiết kỹ thuật, hợp đồng của công trình hay không.

          • Định kỳ hoặc khi Bên giám sát yêu cầu, bên thi công phải nộp toàn bộ tài liệu mà thông qua đó có thể nắm bắt được tình hình quản lý an toàn theo hợp đồng hoặc các bản quy trình.

        • c. Đối với nhà thầu thi công

          •  KẾ HOẠCH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

            • Nhà thầu chuẩn bị và trình bản Kế hoạch đảm bảo an toàn lên Tư vấn không muộn hơn 28 ngày kể từ ngày có lệnh khởi công, gồm các điểm sau:

            • Sơ đồ tổ chức nhân viên quản lý chất lượng, bao gồm cả Cán bộ phụ trách an toàn của Nhà thầu, người chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn trên cả công trường; trách nhiệm của mỗi nhân viên và những công việc đảm bảo an toàn được chia nhỏ để có thể quản lý h

            • Đề xuất quá trình trao đổi, thông tin giữa nhân viên xây dựng và Cán bộ phụ trách an toàn của Nhà thầu, bao gồm đề xuất giao tiếp bằng các phương tiện truyền thông. Cụ thể, phải thành lập hệ thống thông tin và báo cáo thường xuyên.

            • Giám đốc của Nhà thầu phải ký cam kết rằng Nhà thầu sẽ đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động với ưu tiên hàng đầu trong mọi công việc, và tuân thủ những cam kết trong hợp đồng; Tần suất, phạm vi và mục đích các cuộc họp về an toàn tại công trường phải phù

            • Tần suất, phạm vi và mục đích các báo cáo thường xuyên về an toàn công trường. Phương án tạo nên ý thức về an toàn và sức khỏe lao động trên công trường cho mọi cá nhân liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình thi công. Phương án này bao gồm các đ

            • Tần suất, phạm vi và việc áp dụng các khóa huấn luyện phải thỏa mãn yêu cầu để mọi công nhân phải tham dự ngay trong tuần đầu tiên làm việc trên công trường, và tham gia huấn luyện lại trong khoảng thời gian không quá 6 tháng.

            • Các thiết bị an toàn, dụng cụ cứu hộ, quần áo bảo hộ theo yêu cầu công việc, bao gồm số lượng, xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng, điều kiện bảo quản, số lượng trung bình công nhân viên trực tiếp hay gián tiếp được Nhà thầu thuê, số lượng thiết bị hỏng hóc h

            • Phương pháp kiểm định, thí nghiệm và sửa chữa các thiết bị bảo vệ, dàn giáo, sàn công tác, kích nâng, thang và thiết bị đi lại, nâng hạ, chiếu sáng, và bảo vệ, tiêu chuẩn thay thế các thiết bị này. Hoạt động và thiết bị của trạm xá.

            • Quy trình cứu hộ và tình huống khẩn cấp, các thiết bị có liên quan

            • Bảo vệ cho những cá nhân có thẩm quyền và không có thẩm quyền đến công trường. Phương pháp giám sát, điều chỉnh, kiểm tra hệ thống an toàn bởi Cán bộ phụ trách an toàn để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc và mục đích của hệ thống an toàn trong mọi công tác

            • Tài liệu an toàn được chuẩn bị và bảo quản bởi cán bộ và nhân viên an toàn, quy trình thông tin được Cán bộ phụ trách an toàn thông qua, để Tư vấn và những người có liên quan trên công trường có thể nắm được các vấn đề liên quan đến các quy định về an to

            • Đề xuất phương pháp thống kê và điều chỉnh chất lượng an toàn và sức khỏe lao động của Nhà thầu và thầu phụ, phương pháp ấy phản ánh trách nhiệm thế nào trong hoạt động xây dựng. Phương pháp so sánh chất lượng an toàn và sức khỏe lao động của Nhà thầu và

            • Đánh giá những tác động nguy hiểm đến sức khỏe có thể xảy ra, đề xuất để giảm thiểu ảnh hưởng bởi những tác động đó. Phương pháp giảm thiểu ảnh hưởng của các tác nhân khí hậu (nhiệt độ, gió, độ ẩm) và các dung dịch độc hại.

            • Đề xuất đảm bảo phương pháp thi công, không thỏa hiệp với cam kết của Nhà thầu trong kế hoạch an toàn hoặc sự tuân thủ các quy tắc, luật định.

            • Trang thiết bị đối phó với các rủi ro khi làm việc ở, cạnh và trên nước thủy triều, bao gồm thuyền cứu hộ, lưới bảo vệ, biển báo nguy hiểm, đèn báo hiệu, công cụ tìm kiếm, thiết bị cứu hộ, thiết bị quan sát người làm việc dưới nước, và các thiết bị hay q

          •  CÁN BỘ AN TOÀN

            • Nhà thầu bổ nhiệm Cán bộ phụ trách an toàn trong suốt thời gian hợp đồng hoàn toàn gắn liền với các công tác đảm bảo an toàn trên công trường. Cán bộ phụ trách an toàn phải có phẩm chất phù hợp, có kinh nghiệm để có thể giám sát, điều chỉnh sự tuân thủ k

            • Cán bộ phụ trách an toàn phải là người được Tư vấn chấp thuận. Nhà thầu không tiến hành bất cứ công việc nào trên công trường đến khi Cán bộ phụ trách an toàn bắt đầu công tác tại công trường, nếu không phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Tư vấn.

            • Nhà thầu không được rút Cán bộ phụ trách an toàn khỏi công trường nếu không được Tư vấn chấp thuận bằng văn bản. Trong vòng 14 ngày kể từ khi rút Cán bộ phụ trách an toàn, hoặc từ khi có thông báo, Nhà thầu phải cử Cán bộ phụ trách an toàn khác thay thế,

            • Nhà thầu cung cấp Cán bộ phụ trách an toàn với các nhân viên hỗ trợ theo sơ đồ tổ chức nhân viên trong kế hoạch an toàn. Nhân viên hỗ trợ phải bao gồm một Cán bộ phó phụ trách an toàn được Tư vấn chấp thuận. Cán bộ phó phụ trách an toàn phải có khả năng

            • Nhà thầu phải tạo giao quyền để Cán bộ phụ trách an toàn và các nhân viên an toàn có thể ra lệnh cho công nhân viên của Nhà thầu hoặc thầu phụ ngừng thi công, và tiến hành các hoạt động khẩn cấp và phù hợp để đảm bảo an toàn cho công trường, ngăn các hoạ

            • Nhà thầu phải đảm bảo Cán bộ phụ trách an toàn ghi nhật ký an toàn hàng ngày, trong đó tóm lược mọi vấn đề liên quan đến an toàn tại công trường, công tác kiểm tra, kiểm định an toàn, các sự cố xảy ra hay các vấn đề tương tự. Nhật ký an toàn phải luôn sẵ

          •  KÊNH THÔNG TIN GIỮA CÁC CÁN BỘ AN TOÀN

            • Sơ đồ tổ chức nhân viên của Nhà thầu thể hiện kênh thông tin và báo cáo trực tiếp giữa Cán bộ phụ trách an toàn với Giám đốc dự án của Nhà thầu, giữa Cán bộ phụ trách an toàn với Giám đốc phụ trách hợp đồng của Nhà thầu. Nhà thầu hướng dẫn và yêu cầu Giá

          •  BÁO CÁO AN TOÀN

            • Nhà thầu trình báo cáo an toàn thường xuyên lên cho Tư vấn, theo yêu cầu của kế hoạch an toàn. Một bản báo cáo tóm tắt sẽ được trình như một phần của Báo cáo quá trình hàng tháng. Trước khi trình báo cáo cho Tư vấn, Giám đốc dự án của Nhà thầu phải duyệt

          •  PHẠM KẾ HOẠCH AN TOÀN

            • Mọi cá nhân vi phạm Kế hoạch an toàn hay quy tắc, luật định về an toàn sẽ được Tư vấn hoặc Chủ đầu tư yêu cầu Nhà thầu, thầu phụ, hoặc Giám đốc dự án của Nhà thầu rút ra khỏi công trường.

          •  KẾ HOẠCH AN TOÀN CỦA NHÀ THẦU PHỤ

            • Nhà thầu cung cấp cho thầu phụ bản sao kế hoạch an toàn và kèm theo toàn bộ các tài liệu hợp đồng phụ để đảm bảo tuân thủ kế hoạch an toàn.

            • Nhà thầu phải yêu cầu thầu phụ bổ nhiệm đại diện an toàn có mặt tại công trường trong suốt quá trình hoạt động của thầu phụ, nếu không thì phải được Tư vấn chấp thuận bằng văn bản. Nếu được Tư vấn chấp thuận, Cán bộ phụ trách an toàn hoặc nhân viên an t

          •  HỌP VỀ AN TOÀN

            • Nhà thầu triệu tập các cuộc họp thường xuyên về vấn đề thực hiện Kế hoạch an toàn và yêu cầu Cán bộ phụ trách an toàn và đại diện về an toàn của thầu phụ tham gia, nếu vắng mặt phải được Tư vấn chấp thuận. Tư vấn có thể tham gia trực tiếp hoặc thông qua

          •  THIẾT BỊ VÀ QUẦN ÁO BẢO HỘ

            • Nhà thầu đảm bảo các thiết bị và quần áo bảo hộ mô tả trong kế hoạch an toàn phải luôn sẵn có trên công trường, thường xuyên bắt buộc sử dụng, cũng như phải có thiết bị cũng như quần áo bảo hộ thay thế khi không phù hợp với kế hoạch an toàn.

            • Nhà thầu cung cấp công nhân viên làm việc tại công trường với đầy đủ quần áo bảo hộ, ít nhất như sau: Mũ bảo hộ (mũ cứng hoặc tương tự), Áo jacket phản quang, Ủng bảo hộ (với mũ thép bảo vệ ngón chân và đế thép), Các thiết bị khác như kính bảo hộ, găng t

          •  KIỂM ĐỊNH AN TOÀN

            • Nhà thầu thường xuyên kiểm định, thí nghiệm và sửa chữa các thiết bị bảo vệ, dàn giáo, sàn công tác, kích nâng, thang và thiết bị đi lại, nâng hạ, chiếu sáng, và bảo vệ.Đèn và biển báo phải sạch sẽ, quan sát được. Các thiết bị hỏng, bẩn, đặt không đúng c

          •  TRẠM XÁ

            • Nhà thầu phải trang bị ít nhất một trạm xá với trang thiết bị đầy đủ

            • Trạm xá phải đặt tại khu vực thi công chính của Nhà thầu, phải có phòng sơ cứu, với bồn rửa tay, hai giường, thiết bị khử trùng, tủ có khóa chứa đủ thuốc cho toàn bộ công nhân viên, kỹ sư giám sát và khách đến công trường. Ngoài ra, phải có 6 băng ca dự

            • Y tá chính và y tá sơ cứu phải có mặt thường xuyên tại trạm xá, khi công trường đang thi công, kể cả công việc thi công của thầu phụ, hoặc khi cần tiến hành các công tác khẩn cấp.

          •  THÔNG TIN VỀ AN TOÀN, HUẤN LUYỆN AN TOÀN

            • Nhà thầu đảm bảo các vấn đề an toàn, cứu hộ, sức khỏe lao động phải được thông tin đầy đủ cho những cá nhân công tác tại công trường. Các tấm poster bằng tiếng Anh và tiếng Việt, trên đó có những hình ảnh cảnh báo, quy tắc an toàn, cứu hộ và sức khỏe lao

            • Nhà thầu thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện với số lượng, phạm vi và cách áp dụng phù hợp với kế hoạch an toàn. Nhà thầu yêu cầu tất cả công nhân viên của thầu phụ phải tham gia các khóa học phù hợp.

          •  NHÀ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ

            • Mọi nhà xưởng và thiết bị sử dụng trong phạm vi công trường phải phù hợp với các thiết bị bảo hộ, bao gồm: Chốt an toàn cho móc cần trục và các thiết bị nâng hạ khác.

            • Thiết bị cảnh báo tự động, tại những nơi áp dụng được, tân tiến nhất, dùng cho cần trục và kích nâng

          •  CHẤT LƯỢNG NHÂN VIÊN

            • Những nhân viên đủ năng lực điều hành nhà xưởng và các thiết bị sử dụng trong và quanh công trường.

          •  THÔNG BÁO TAI NẠN

            • Nhà thầu báo cho Tư vấn biết ngay khi tai nạn gây chấn thương xảy ra trong hay ngoài công trường liên quan đến công nhân viên của Nhà thầu hay thầu phụ. Thông báo băng văn bản và sau đó là một bản tường trình tóm lược sau 24 giờ kể từ khi tai nạn xảy ra.

            • Quy trình thực hiện

            • + Kiểm tra và phê duyệt bản kế hoạch quản lý an toàn

            • + Bên giám sát (CSC) nhận đề xuất từ bên thi công bản kế hoạch quản lý an toàn đã bao gồm những nội dung sau trong thời gian 15 ngày trước khi khởi công công trình, tiến hành kiểm tra

            • 1) Khái quát công trình

            • 2) Tổ chức quản lý an toàn của công trình xây dựng

            • 3) Kế hoạch kiểm tra an toàn của từng hạng mục công trình

            • 4) Kế hoạch quản lý an toàn xung quanh và bên trong công trình

            • 5) Kế hoạch lắp đặt thiết bị an toàn lưu thông và kế hoạch sử dụng giao thông

            • 6) Kế hoạch huấn luyện về an toàn

            • + Bên thi công phải thành lập và điều hành tổ chức an toàn, chịu toàn bộ trách nhiệm về quản lý an toàn và Bên giám sát (CSC ) yêu cầu phải xác nhận, quản lý thường xuyên về thực tế điều hành tổ chức đó .

            • + Trường hợp có lý do thay đổi vì bên giao thầu thay đổi phương châm hoặc do sự sửa đổi của hợp đồng trong quá trình thực hiện công trình, Bên giám sát (CSC) yêu cầu phải đề xuất bản kế hoạch quản lý an toàn đã được sửa đổi bởi bên thi công trong vòng 30

            • Kiểm tra đối với cán bộ quản lý an toàn: Nhân viên giám sát nhận lý lịch về những cán bộ quản lý an toàn được ghi trong bản quy định từ bên thi công rồi tiến hành kiểm tra, xác nhận những nội dung dưới đây:

            • 1) Tính phù hợp theo đúng quy định

            • 2) Có đáp ứng đủ điều kiện năng lực theo yêu cầu của bên giao thầu không?

            • Nhân viên giám sát kiểm tra xem cán bộ quản lý an toàn có đủ năng lực hay không trong vòng 7 ngày kể từ ngày tiếp nhận rồi đề xuất lên bên giao thầu. Kiểm tra về tính an toàn tại hiện trường

            • Bên thi công thực hiện việc tự kiểm tra mỗi ngày và cán bộ giám sát xác nhận việc này: Cán bộ giám sát thực hiện việc kiểm tra hiện trường hàng ngày với sự phối hợp của bên thi công, bên giám sát

            • Cán bộ giám sát thực hiện việc kiểm tra hiện trường hàng tuần với sự phối hợp của bên giao thầu và bên tư vấn quản lý dự án xây dựng. Cán bộ giám sát kiểm tra xem có thực hiện hoạt động quản lý an toàn hàng tháng hay không, kiểm tra kết quả huấn luyện về

            • Báo cáo nội dung thực hiện hàng tháng và báo cáo theo từng quý, cán bộ giám sát nhận nội dung thực hiện hàng tháng từ bên thi công, tiến hành kiểm tra rồi báo cáo lên bên giao thầu cho tới ngày 5 hàng tháng

            • Cán bộ giám sát phải bảo quản bản ghi ý kiến kiểm tra của bản báo cáo kết quả quản lý an toàn từng quý từ bên giám sát sau khi đã tiến hành kiểm tra.

            • (2) Hệ thống hóa các quy định, tiêu chuẩn để dễ dàng thực hiện các kỹ thuật an toàn xây dựng

              • Các tiêu chuẩn, kỹ thuật về an toàn xây dựng phải được hệ thống hóa để dễ dàng thực hiện trên công trường xây dựng. Đặc biệt khuyến cáo nên biên soạn dưỡi dạng sổ tay và giảng dạy cho công nhân trên công trường. (xem phụ lục)

    • Kết luận chương 2

      • Hiện nay công tác an toàn lao động tại nước ta vẫn còn khá nhiều bất cập, hệ thống pháp luật còn chưa đồng bộ, chặt chẽ khiến cho tình trạng mất an toàn lao động vẫn còn khá phổ biến.

      • Công tác quản lý nhà nước còn lỏng lẻo, khi có tai nạn mới nhảy vào cuộc thiếu những hành động mang tính răn đe, làm cho các doanh nghiệp còn coi nhẹ công tác an toàn lao động tại công trường.

      • Việc tính toán chi phí cho an toàn lao động còn gặp nhiều khó khăn do chi phí dành cho mục này nằm trong 2% chi phí trực tiếp khác, cần có những văn bản pháp lý và chế tài phù hợp để tính toán chính xác phần chi phí này cho nhà thầu.

      • Các giải pháp nhằm nâng cao an toàn lao động trong xây dựng gồm các giải pháp về quản lý nhà nước nhằm hoàn thiện các bộ luật, các giải pháp về hệ thống quản lý, các yêu cầu đối với chủ đầu tư, nhà thầu xây lắp và đơn vị tư vấn giám sát.

  • CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ AN TOÀN XÂY DỰNG CHO CÔNG TRÌNH LOTTE CENTER

    • 1.

    • 3.1. Giới thiệu về dự án Lotte Center

      • 3.1.1. Thông tin chung

        • Tên công trình: Tòa nhà Lotte Center Hà Nội .

        • Chủ đầu tư: tập đoàn Lotte – Hàn Quốc.

        • Toạ độ: 21 1'55"N 105 48'45"E

        • Chức năng công trình : Toàn nhà phức hợp Lette Center HaNoi sẽ bao gồm trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, căn hộ và đài quan sát góp phần nâng cao phong cách sống Việt Nam.

      • 3.1.2. Giải pháp Kiến trúc cho công trình

      • 3.1.3. Giải pháp mặt bằng

        • Công trình được xây dựng trên khu đất có S=14094m2, hệ số sử dụng đất 1319.72%, mặt công trình 62.60%, về mặt kiến trúc đã đưa ra giải pháp :

        • Công trình xây dựng khu tầng hầm (2 tầng ) với diện tích sàn Ssh=61,077m2

        • Phần nổi công trình: gồm 65 tầng: 1-7 là khối đế, 8-65 là khối lõi thân với S=189,495m2

      • 3.1.4. Giải pháp mặt đứng

        • Về giải phải pháp mặt đứng công trình được cơ bản chia làm 3 phần : Phần ngầm ngầm (2 tầng), phần đế (7 tầng :1-7), phần tháp (59 tầng : từ tầng 8-65)

        • Để tăng tính ổn định cho kết cấu công trình, cũng như có diện tích để sử dụng cho bãi để xe, bê cung cấp nước, hệ thống quản lý điện cung cấp cho tòa nhà, công trình có xây dưng 2 tầng hầm.

        • Ngoài ra để tăng hệ số sử dụng đất tòa nhà được xây dựng có chiều cao 267.05m với 65 tầng. Trong đó từ tầng 1-7 làm siêu thị. Tầng 8-33 làm văn phòng cho thuê, từ phong 33-64 gồm 233 phòng cho thuê và 300 phòng làm khách sạn.

        • Tại vị trí san thượng tầng 7 được xây dựng khuôn viên, cây cảnh, bể bơi phục vụ cho các hoạt động vui chơi và thư giãn, làm tăng hiệu quả sử dụng diện tích.

      • 3.1.5. Công tác quản lý an toàn lao động trên công trường của công trình Lotte Center

        • (1) Hiện trạng công tác quản lý an toàn trên công trường Lotte Center

          • Để đảm bảo công tác vệ sinh ATLĐ&PCCN, Ban điều hành công trình đã chỉ đạo sát sao, yêu cầu các đơn vị thi công, các nhà thầu trang bị kiến thức kỹ năng cũng như vật dụng bảo hộ đảm bảo an toàn cho cán bộ, công nhân của đơn vị. Bên cạnh đó, Ban thi công

          • Tại công trình có 6 đơn vị tham gia thi công với khoảng 400 công nhân đang làm việc liên tục. Tất cả cán bộ, công nhân của các đơn vị trước khi tuyển dụng vào làm việc tại công trường đều được tham gia các lớp tập huấn về ATLĐ. Đồng thời, các đơn vị thi

          • Công nhân, nhân viên vào trong phạm vi công trường đều phải có thẻ cho phép vào công trường mới được vào.

          • Các nhân viên tham gia thực hiện các công việc trên công trường, trước khi vào công trường phải có đầy đủ đồ dùng bảo hộ lao động.

          • Tất các các vị trí cần thiết đều có biển báo theo quy định, các công tác thi công trên cao đều được chú trọng công tác an toàn lao động.

        • (2) Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý an toàn lao động trên công trường Lotte Center

          • Về cơ bản công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường đã được chủ đầu tư thực hiện, chú trọng ngay từ khi khởi công xây dựng công trình. Mặc dù đã có những cố gắng và nổ lực nhất định trong công tác quản lý an toàn và vệ sinh lao động nhưng trên công

          • Nguyên nhân chính của có thể nhận thấy dễ dàng là:

        •  Chủ đầu tư là đơn vị nước ngoài, nên sự tiếp thu về hệ thống pháp luật của Việt Nam còn nhiều hạn chế;

        •  Chủ đầu tư là đơn vị nước ngoài trong khi đó các đơn vị tham gia thi công trên công trường và công nhân trên công trường chủ yếu là người Việt Nam nên có sự bất đồng về ngôn ngữ và khó khăn cho công tác quản lý an toàn lao động cũng như các công tác khác3

        •  Các công nhân trên công trường đều là người Việt Nam, có ý thức chấp hành kỷ luật an toàn lao động chưa cao. Nhiều trường hợp cho thấy, các công nhân sau khi qua cửa kiểm tra vào công trường làm việc là lại tháo bỏ các dụng cụ bảo hộ lao động. Khi bị bắt3

        •  Có nhiều đơn vị cùng tham gia thi công nhiều hạng mục khác nhau, mặt bằng công trường, chiều cao và chiều sâu công trình đều lớn nên khó khăn cho việc kiểm tra, kiểm soát

        •  Ban quản lý an toàn lao động có ít nhân lực nên khó khăn trong công tác triển khai (hiện tại trên công trường chỉ có 3 người trong ban quản lý an toàn lao động);

        •  Nhiều công nhân làm việc trên công trường dưới hình thức khoán trắng, không được học về an toàn lao động, không hiểu về luật lao động;

        •  Các máy mọc ít được kiểm tra định kỳ;

        •  Công nhân lái máy nhiều khi không chú trọng đến khả năng làm việc của máy (vụ việc sập cẩu trục tháp là 1 ví dụ).

    • 3.2. Đề xuất giải pháp quản lý an toàn xây dựng cho công trình Lotte Center

      • Trong chương 2 đã chỉ ra những vấn đề còn hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý an toàn lao động trên các công trường xây dựng ở Việt Nam, từ đó đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý an toàn lao động. Tuy nhiên, với côn

      • Ngoài ra, qua việc phân tích các nguyên nhân làm cho công tác quản lý an toàn lao động trên công trường công trình Lotte Center còn nhiều bất cập, hạn chế, yếu kém. Tác giả kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động

      • 3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách

        • Căn cứ vào các vấn đề về mặt văn bản pháp lý về quản lý an toàn lao động và các nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn trong công tác quản lý an toàn lao động của công trình Lotte Center đã phân tích ở trên. Rất cần thiết phải có giải pháp: Hoàn thiện văn bản p

        • (1) Khắc phục sự khó khăn do chủ đầu tư là người nước ngoài

          • Để khắc phục những khó khăn do chủ đầu tư là người nước ngoài: bất đồng ngôn ngữ, khó khăn trong việc tiếp cận các văn bản pháp lý của Việt Nam. Thì phương án tốt nhất là chủ đầu tư thuê một đơn vị tư vấn quản lý dự án của Việt Nam để có thể tư vấn giúp

          • Nhằm nâng cao ý thức của công nhân trong quá trình thi công, đơn vị tư vấn quản lý dự án giúp chủ đầu tư thành lập ban quản lý an toàn lao động trên công trường. Ban quản lý an toàn lao động có chức năng tổ chức quản lý các thành viên tham gia với nhiều

        • (2) Khắc phục sự chồng chéo giữa các văn bản pháp lý

          • Để khắc phục sự chồng chéo trong các văn bản pháp lý, Ban quản lý an toàn lao động giúp chủ đầu tư tập hợp các văn bản pháp luật liên quan sau đó tiến hành soạn thảo, biên tập lại thành một văn bản pháp lý riêng cho công trình về công tác an toàn lao độn

          • Văn bản “Quy định về an toàn lao động cho công trình Lotte Center” phải đáp ứng được các yêu cầu:

        •  Cập nhật được các văn bản mới nhất;

        •  Lược bỏ được các vấn đề chồng chéo trong pháp lý, những vấn đề đã đề cập đến văn bản này thì không nhắc lại trong văn bản khác nữa;

        •  Bổ sung thêm các vấn đề đặc thù của công trình như thi công theo biện pháp mini top-down thì phải lưu ý đến các yêu cầu an toàn khi thi công dưới hầm; ngoài ra có thể trao đổi tham khảo thêm chủ đầu tư là người nước ngoài về vấn đề quản lý an toàn lao độ5

        •  Bổ sung thêm vấn đề về tư vấn kiểm định máy móc, thiết bị thi công mà văn bản pháp luật hiện nay chưa có. Đặc biệt phải đưa ra được quy trình kiểm tra định kỳ đối với từng loại máy móc trên công trường. Ví dụ như 3 tháng/lần đối với các cẩu tháp, máy đào5

        •  Đưa ra tiêu chuẩn quy định về tiêu chuẩn của các công nhân tham gia thi công trên công trường như: đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật thi công, có chứng chỉ đã tham gia lớp học về công tác an toàn lao động;

        •  Trong văn bản này cũng phải đưa ra được sơ đồ tổ chức và quy trình kiểm tra, chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị tham gia thi công trên công trường;

        •  Xây dựng được các quy trình quản lý an toàn và kỹ thuật an toàn chi tiết (biên soạn dưới dạng sổ tay dễ hiểu, dễ sử dụng và yêu cầu phải được tuân thủ)

        •  Xây dựng được quy định nhằm nâng cao ý thức của người lao động là người Việt Nam:

          • + Tổ chức các lớp học và kiểm tra định kỳ về kỹ năng an toàn lao động;

          • + Kiểm tra hàng ngày công tác an toàn lao động trên công trường (không đủ bảo hộ thì không được vào công trường, vi phạm điều khoản về kỹ thuật thi công an toàn thì đuổi việc, xa thải ngay);

          • + Mỗi buổi sáng hàng ngày tổ chức tập thể dục cho công nhân để nâng cao tinh thấn, sảng khoái và tỉnh táo trước khi vào công trường

          • + Tổ chức tập huấn các tình huống xử lý, cứu hộ khi có tai nạn lao động xảy ra trên công trường để nâng cao kỹ năng, phản xạ của công nhân.

          • (3) Khắc phục sự khó khăn trong tổ chức quản lý công tác an toàn trên công trường

            • Sự khó khăn trong công tác tổ chức quản lý an toàn trên công trường hiện nay là do:

        •  Chưa có sơ đồ quản lý rõ ràng;

        •  Ban quản lý an toàn lao động có ít thành viên, năng lực về quản lý còn hạn chế;

        •  Nhiều khi trong quá trình xử lý vi phạm còn nề hà, nể nang nên chưa nghiêm, dẫn đến sự thờ ơ trong công nhân.

          • Vì vậy, cần thiết phải đưa ra được sơ đồ quản lý hợp lý và căn cứ trên văn bản quy định về an toàn lao động do ban quản lý an toàn đã biên soạn để thực thi nghiêm túc. Tập huấn và quy định rõ ràng về nhiệm vụ, trách nhiệm của các đơn vị, các ban quản lý

          • Quy định rõ trách nhiệm của từng thành viên trong ban quản lý an toàn:

      • 3.2.2. Yêu cầu chung về kỹ thuật an toàn trong thi công

        • - An toàn lao động là vấn đề rất quan trọng trong thi công. Nếu để mất an toàn sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng về con người, tài sản, làm mất uy tín của công ty, cũng như làm chậm tiến độ sản xuất.

        • - Từ đặc điểm công trình:

        • + Có thời gian thi công lâu dài

        • + Khối lượng thi công lớn,

        • + Thi công trên cao, dưới sâu

        • + Chủ đầu tư người nước ngoài

        • + Công nhân tham gia thi công đều là người Việt Nam

        • + Có nhiều đơn vị và nhiều công nhân cùng tham gia thi công

        • + Nhiều công tác thi công phức tạp

        • Cần phải đưa các vấn đề về kỹ thuật an toàn lao động thành nội quy để phổ biến cho cán bộ, công nhân trên công trường. Đề cập đến vấn đề an toàn cần lưu ý đến các vấn đề sau:

        • (1) An toàn khi thi công cọc

          • - Khi thi công cọc khoan nhồi cần phải huấn luyện nhân công, trang bị bảo hộ kiểm tra an toàn các thiết bị phục vụ.

          • - Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định an toàn lao động vận hành máy móc trang thiết bị.

          • - Các khối đối trọng cần được xếp theo nguyên tắc tạo thành khối ổn định. Không được để khối đối trọng nghiêng, rơi, đổ trong quá trình thi công.

        • (2) An toàn trong thi công đào đất

          • - Trong thời gian máy hoạt động, cấm mọi người đi lại trên mái dốc tự nhiên, cũng như phạm vi hoạt động của máy. Khu vực này cần có biển báo.

          • - Không được thay đổi độ nghiêng của máy khi gầu xúc đang màn tai hay quay gần. Cấm hãm phanh đột ngột.

          • - Thường xuyên kiểm tra tình trạng của dây cáp, không dùng dây cáp đã nối.

          • - Khu vực đào đất cần được để biển bảo và che chắn bằng hàng rào tạm để tránh trường hợp rơi ngã khi trời tối.

          • - Công nhân thực hiện thi công đào đất cần được trang bị bảo hộ đầy đủ để đảm bảo an toàn khi thi công.

        • (3) An toàn khi thi công phần ngầm

          • - Do đặc điểm phần ngầm thi công bên dưới mặt đất tự nhiên nên phần quan trọng nhấn là phòng tránh rơi ngã từ trên xuống. Cần có biện pháp chăng dây an toàn đặt biển báo nguy hiểm tại các vị trí nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn.

          • - Khi thi công thép cần có biện pháp bịt các đầu thép chờ sắc nhọn có thể gây nguy hiểm cho người thi công.

        • (4) An toàn khi thi công phần thân

          • - Khi thi công phần thân do ở trên cao nên cần chú ý an toàn do rơi ngã và vật rơi từ trên cao xuống.

          • - Yêu cầu có lưới để bảo vệ toàn bộ công trình để tránh vật và nguwoif rơi từ trên cao xuống. Khi thi công ở các tầng cao cần có hành lang xung quanh để dảm bảo an toàn.

          • - Tại các lỗ thang máy và lỗ kỹ thuật cứ khoảng 3 tầng cần có lưới sắt để ngăn chặn vật rơi và người roi xuống.

        • (5) An toàn khi thi công hoàn thiện

          • - Do đặc điểm thi công hoàn thiện là thi công trên giàn giáo nên yêu cầu an toàn rất cao. Tránh trường hợp giàn giáo chống đỡ mất ổn định gây nguy hiểm cho người thi công.

          • - Khi thi công ngoài trời cần đảm bảo an toàn dây treo buộc và an toàn trên cao.

          • - Khi xây tương không đứng đi lại ở bở tường đang xây.

          • - Tuyệt đối không vứt các vật nựng từ trên cao xuống dưới

      • 3.2.3. Xây dựng chi tiết các biện pháp kỹ thuật an toàn cho công trình Lotte Center

        • Đề xuất, xây dựng các biện pháp an toàn chi tiết cho công trình và được biên soạn dưới dạng sổ tay cho các cán bộ thực hiện công tác an toàn trên công trường sử dụng thuận lợi trong việc thực hiện và giám sát công tác an toàn lao động như sau:

        • (1) Hệ khung đỡ

        • a. Các vị trí được sử dụng trong công trình

          • Công trình Lotte Center được xây dựng bằng hệ ván khuôn leo nhập khẩu từ Hàn Quốc, do đó, hệ khung đỡ được lắp đặt đi kèm hệ thống ván khuôn leo. Các hệ thống khung đỡ được luân chuyển phù hợp với biện pháp thi công lên tầng của từng vị trí.

            • Hình 3.1. Hệ khung đỡ đi kèm với ván khuôn leo tại công trình Lotte Center

        • b. Các yêu cầu lắp dựng

          • Hệ khung đỡ là hệ bao gồm các ống thẳng đứng, ống nằm ngang, ván, cột chống, khớp nối và đế đỡ bằng kim loại, v.v... được liên kết với nhau. Khi lắp đặt phải chú ý các yêu cầu sau đây:

          •  Bảng ghi chú khả năng chịu tải của hệ khung đỡ được đặt ở nơi dễ thấy?

          •  Các neo kim loại có được liên kết vào tường?

          •  Có lắp đặt các chân đế kim loại để đỡ hệ khung?

          •  Có các ống giằng ngang đặt gần sát hệ chân đế ?

          •  Các chân đế kim loại được đặt đúng vị trí?

          •  Chiều cao của bước khung đầu tiên có nhỏ hơn 2m?

          •  Tổng chiều rộng của ván dùng làm sàn công tác có lớn hơn 30cm? Khe hở giữa các tấm ván này có nhỏ hơn 1cm?

          •  Có sử dụng các thanh giằng chéo để tăng cường độ ổn định cho hệ khung?

          •  Có lắp đặt lan can cao từ 0,9m~1,15m?

            • (2) Hố đào để hở

        • c. Vị trí được sử dụng

          • Công trình được thi công theo phương pháp mini topdown, do đó tại vị trí hố đào ban đầu cần phải có biện pháp an toàn: rào chắn, lan can, biển báo...

            • Hình 3.2. Các lan can, hàng rào được lắp đặt ở miệng hố đào

        • d. Các yêu cầu lắp dựng

          • Hàng rào, lan can và vật che phủ phải được bố trí tại khu vực người lao động có khả năng rơi xuống.

          • Khi thi công cần lưu ý các vấn đề sau:

          • (3) Đai an toàn

            • Công nhân phải sử dụng đai an toàn hoặc đai an toàn toàn thân khi họ làm việc ở vị trí cao, khó lắp đặt tay vịn.

          •  Dây bảo hộ để neo hoặc móc các đai an toàn được buộc chặt?

          •  Vị trí móc cao hơn thắt lưng?

          •  Khoảng cách giữa các thanh chống đứng để neo dây bảo hộ có phù hợp?

            • (4) Lối đi an toàn

              • Lối đi an toàn phải được bố trí trên công trường để ngăn ngừa công nhân bị ngã và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị khi cần đi lại.

          •  Chiều cao của tay vịn 0,9~1,15m? Có các thanh chắn phụ phía dứơi tay vịn?

          •  Có lắp đặt gờ chống trượt?

          •  Có các thanh cố định để tăng độ ổn định?

          •  Chiều rộng lối đi phù hợp với mục đích sử dụng?

          •  Biển báo lối đi được đặt đúng vị trí?

          •  Chiều rộng lối đi được dùng cho các mục đích xác định?

          •  Không được để vật tư trên lối đi.

          •  Lối đi có đèn chiếu sáng?

            • (5) Lắp dựng/Tháo dỡ kết cấu hỗ trợ

        • e. Các vị trí sử dụng trên công trường

          • Các kết cấu hỗ trợ được sử dụng khá nhiều trên công trường Lotte Center. Các kết cấu này sẽ được tập kết vào một khu bãi rộng để tiện cho công tác lắp dựng, với một số kết cấu khác thì được lắp dựng và tháo lắp tại đúng vị trí cần xây dựng.

            • Hình 3.5. Vị trí lắp dựng và tháo dỡ hệ khung đỡ

        • f. Các vấn đề cần lưu ý

          • Các vấn đề sau đây phải được kiểm tra trước khi lắp dựng/tháo dỡ các kết cấu phụ trợ.

          •  Chuẩn bị bản vẽ trước khi bắt đầu thi công lắp đặt các kết cấu phụ trợ.

          •  Bổ nhiệm một người giám sát trưởng cho các công trình phụ trợ.

          •  Ngăn cấm những người không có phận sự đi vào khu vực làm việc.

          •  Thi công lắp đặt phải dừng lại khi thời tiết xấu.

          •  Sử dụng chốt hãm để điều chỉnh chiều cao của các thanh chống.

          •  Lắp đặt các thanh giằng ngang cho hệ chân đế của các thanh chống để chống trượt.

          •  Thanh giằng ngang phải được lắp bổ sung cho mỗi khoảng cao 2m khi chiều cao của hệ thanh chống cao hơn 3,5 m.

          •  Sàn công tác phải được đặt ở phía trên dàn giáo.

          •  Phải lắp đặt thanh giằng chéo.

          •  Cầu thang phải được lắp đặt ở vị trí có chiều cao hơn 1,5m.

          •  Các thanh giằng phải được lắp đặt đúng chỗ.

            • (6) Lắp đặt tường vây

              • Trong công trình Lotte tường vây là để chống giữ đất, phòng ngừa sự biến dạng của hố đào, sụp đổ mặt hố đào và giữ ổn định diện tích hố đào, do đó cần chú ý:

          •  Các bản vẽ có được chuẩn bị trước khi tiến hành công việc lắp đặt tường vây?

          •  Bổ nhiệm một người giám sát trưởng cho các công trình phụ trợ.

          •  Ngăn cấm những người không được phép xâm nhập vào khu vực làm việc .

          •  Kiểm tra vật liệu có bị hư hỏng, biến dạng trước khi sử dụng không?

          •  Có bố trí cầu thang?

          •  Khuôn viên hố đào có tay vịn bao quanh?

          •  Theo dõi biến dạng .

          •  Không để vật nặng lên thanh chống .

          •  Các loại khớp nối của thanh chống được khớp chặt.

          •  Thanh chống và tường được cố định để khép kín và đảm bảo chặt.

            • Hình 3.6. Gia cố tường vây đảm bảo an toàn

            • (7) Máy san lấp, vận chuyển, bốc dỡ tải

              • Các loại phương tiện tự hành như xe ủi đất, máy san, máy xúc, máy xúc bánh lốp, máy đào gầu ngược và các phương tiện nạo vét là đối tượng của mục này. Đặc biệt do công trình thi công theo công nghệ mini topdown nên mặt bằng thi công của máy đào và máy bố

          •  Công nhân không được điều khiển phương tiện khi đứng ngoài bảng điều khiển.

          •  Các phương tiện phải được trang bị đèn ở phía đầu xe.

          •  Khi người điều khiển rời khỏi phương tiện, phải hạ gầu xuống, cài phanh và rút chìa khóa.

          •  Kiểm tra hư hỏng của khung và mái bao che trước khi bắt đầu hoạt động.

          •  Người quan sát phải được bố trí nơi không có nguy cơ lăn, rơi.

          •  Khu vực làm việc phải được đánh dấu rõ ràng để tránh những người không phận sự đi vào.

            • (8) Máy đào đất

              • Các loại máy như máy xúc, máy đào gầu ngược, xe cẩu dây, máy đào gầu ngoạm, máy xúc có gầu và máy đào hào là các đối tượng của hạng mục này.

          •  Công nhân không được điều khiển phương tiện khi đứng ngoài vị trí điều khiển.

          •  Khi người điều khiển rời khỏi phương tiện, phải hạ gầu xuống,cài phanh và rút chìa khóa.

          •  Công nhân không được đứng trong bán kính quay của phương tiện khi phương tiện đang hoạt động.

          •  Người quan sát phải được bố trí đúng vị trí. Đặt biển “Cấm vào” ở nơi cần thiết.

          •  Phương tiện phải được sử dụng đúng mục đích (Đôi khi máy xúc có móc được dùng để nâng).

          •  Nền đất phải được kiểm tra trước khi đào.

            • Hình 3.7. An toàn khi thi công đào đất

            • (9) Thiết bị thi công nền móng

              • Chẳng hạn như máy đóng cọc, máy nhổ cọc, máy khoan tuần hoàn ngược, máy khoan kiểu xoắn, cọc đúc tại chỗ và tất cả các loại máy đóng ép.

          •  Công nhân không được điều khiển phương tiện khi đứng ngoài bảng điều khiển.

          •  Khi leo lên và leo xuống, phải đeo đai an toàn và đai an toàn phải được nối với dây an toàn chính (dây bảo hộ).

          •  Đặt biển “CẤM VÀO” đúng vị trí.

          •  Kiểm tra các biến dạng, độ mòn của dây cáp.

          •  Bánh răng tời phải để ở tình trạng không tải khi người điều khiển rời khỏi phương tiện.

          •  Máy phải đặt đúng cao độ trên nền đất ổn định.

          •  Người báo hiệu phải ra hiệu trước cho người điều khiển phương tiện.

            • Hình 3.8. An toàn khi thi công cọc khoan nhồi

            • (10) Công tác móc buộc tải

              • Các biện pháp phòng ngừa nguy hiểm do các công tác móc và buộc tải có thể gây ra được nhấn mạnh trong mục này. Hầu hết các dụng cụ móc và buộc tải thích hợp phải được lựa chọn dựa trên giá trị tải trọng và hình dáng của vật thể được nâng,hạ.

          •  Kiểm tra các hư hỏng của dây treo và buộc tải như hình dạng bất thường và hiện tượng có vết cắt.

          •  Khuyến cáo không dùng dây đơn để treo và buộc tải. Nên dùng cáp (tổ hợp các dây đơn) để treo và buộc tải.

          •  Khi nâng vật thể lên khỏi mặt đất, phải tạm dừng nâng để kiểm tra và ổn định của vật thể. Không được vừa nâng vừa di chuyển ngang.

          •  Phải có các miếng đệm bảo vệ dây cáp treo tại các vị trí tiếp xúc với góc và cạnh sắc của vật nâng.

          •  Các thanh tà vẹt phải được đặt bên dưới các vật thể nâng.

          •  Người không được đứng bên dưới vật thể nâng.

          •  Dây định hướng một đầu của vật nâng phải được sử dụng khi nâng các vật có chiều dài lớn.

          •  Phải có người ra tín hiệu điều khiển khi thực hiện công tác nâng hạ.

          •  Góc giữa hai dây treo phải lớn hơn 60 .

          •  Kiểm tra các hư hỏng của móc treo, đai và các bộ phận kim loại đi kèm.

            • Hình 3.9. An toàn công tác nâng hạ

            • (11) Trạm biến áp

              • Trạm biến áp phải có rào chắn, ngăn những người không có phận sự đi vào. Tên người phụ trách phải được ghi rõ trên bảng thông báo.

          •  Lắp đặt rào xung quanh để ngăn khả năng xâm phạm và gắn biển “KHÔNG PHẬN SỰ CẤM VÀO”.

          •  Các thiết bị của trạm biến áp phải được kiểm tra thường xuyên, ít nhất mỗi tháng một lần.

          •  Trạm biến áp ngoài trời phải là loại chống nước.

          •  Trang bị cường độ ánh sáng phù hợp cho việc vận hành và kiểm tra.

          •  Việc kiểm tra định kỳ theo quy định trong văn bản pháp quy (ví dụ hàng tuần và hàng năm) phải được thực hiện.

            • Hình 3.10. Chỉ dẫn an toàn trạm biến áp

            • (12) Tủ phân phối điện, bộ ngắt điện nối đất

          •  Tủ phân phối điện, bộ đóng ngắt điện và nối đất phải được quản lý bởi người phụ trách các công tác điện.

          •  Người phụ trách tủ điện phải được chỉ định.

          •  Treo biển “Đang sửa chửa” tại bảng điện và khóa lại trong khi đang sửa chữa các thiết bị.

          •  Không đặt các chướng ngại vật gần tủ phân phối điện.

          •  Các loại cáp điện được đi qua các lỗ bên dưới tủ phân phối điện. Bộ ngắt điện nối đất phải hoạt động tốt.

          •  Dây nối đất phải được kết nối đúng vị trí.

          •  Thiết bị ngắt mạch điện phải được đặt nơi dễ nhận biết.

          •  Cao độ lắp đặt tủ điện cách mặt đất là 1,5m tại công trường và 2,5m nếu ở đường công cộng.

          •  Công tác kiểm tra định kỳ được quy định trong luật (ví dụ: kiểm tra trước khi sử dụng, kiểm tra tường rào ít nhất một tháng một lần,...) phải được thực hiện.

            • (13) Cáp điện tạm thời

              • Các loại cáp điện không cố định trên đường/lối đi phải được bảo vệ tránh các tác động do phương tiện cơ giới và người qua đường có thể gây ra. Các loại cáp điện phải được bảo quản tốt, tránh bị hư hại.

          •  Cáp điện không được tiếp xúc với nhiệt độ cao.

          •  Cáp điện trên đường/lối đi phải được bảo vệ đúng cách.

          •  Vật liệu bao che cáp không bị hư hại.

          •  Cáp điện không cố định trên đường/lối đi phải là loại cáp “Cabtire”

          •  Không được đặt vật nặng đè lên dây cáp điện nằm trên sàn.

          •  Phải dùng loại cáp và các thiết bị đấu nối chống nước tại những nơi ẩm ướt.

          •  Không được để hở các đầu dây có điện, phải có lớp bảo vệ bọc ngoài.

          •  Cáp và dây điện phải được kiểm tra trước khi sử dụng.

            • (14) Hàn điên

              • Cần kiểm tra cáp hàn (ví dụ: có các rò rỉ, hư hại lớp cách điện, giật điện) trước khi sử dụng máy hàn.

          •  Thợ hàn phải đeo mặt nạ hàn, găng tay và khẩu trang.

          •  Kiểm tra tình trạng của thiết bị giảm điện áp trước khi sử dụng.

          •  Kết nối dây nối bảo vệ (nối đất hoặc nối “O”) của máy hàn với cực nối.

          •  Chỉ những người đã hoàn thành khóa học chuyên ngành/hàn điện cảm ứng và đã qua kiểm tra các kỹ năng thực tế mới được chỉ định thực hiện công tác hàn.

          •  Kiểm tra hư hại lớp cách điện của dây cáp hàn.

          •  Cấm thực hiện công tác hàn tại nơi ẩm ướt hoặc khi thợ hàn bị ướt.

          •  Kẹp giữ que hàn phải đảm bảo tuân theo các tiêu chuẩn quy định.

          •  Cần kiểm tra máy hàn định kỳ theo quy định.

            • (15) Phòng ngừa nguy hiểm cho cộng đồng

        • g. Biển “Cấm vào”

          • Biển “Cấm vào” cần được đặt tại mặt hàng rào để ngăn bên thứ ba đi vào trong công trường.

          •  Tiến hành công bố về công việc thi công nguy hiểm cho các cư dân lân cận.

          •  Lập hàng rào quanh công trường để bảo vệ khỏi các nguy cơ tai nạn cho bên thứ ba.

          •  Lối vào công trường phải được khóa cẩn thận.

          •  Kết cấu của lối vào và các thiết bị để ngăn chặn người đi vào công trường phải được kiểm tra xem có phù hợp hay không?

          •  Hàng rào phải đủ chắc chắn để không bị phá hoại do gió.

          •  Bảng “Cấm vào” phải được đặt nơi phù hợp.

        • h. Rung động và tiếng ồn

          • Cần có những biện pháp ứng phó phòng tránh ảnh hưởng của rung động và tiếng ồn đến sinh hoạt của cư dân xung quanh công trường.

          •  Tiếng ồn và rung động không được vượt quá mức tiêu chuẩn quy định về rung động và tiếng ồn trong văn bản quy phạm Việt Nam

          •  Thông báo về công việc thi công gây ra rung động và tiếng ồn lên các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

          •  Quy định về rung động/tiếng ồn của đô thị và khu dân cư có liên quan phải được kiểm tra trước khi khởi công.

            • (16) Thiết bị chữa cháy

              • Thiết bị chữa cháy phải được bố trí tại công trường theo quy mô công trình, nơi sử dụng và đối tượng cần chữa cháy.

          •  Bảng hiệu “Cấm lửa” phải được lắp đặt.

          •  Lắp đặt đầy đủ các thiết bị chữa cháy

          •  Thiết bị chữa cháy phải được bố trí tại công trường theo (Nghị định 35/2003/NĐ-CP, quy mô công trình, nơi sử dụng và đối tượng cần chữa cháy. Chương II Điều 9 Khoản g)

            • Hình 3.11. Bố trí an toàn cháy nổ

    • 3.3. Tính toán chi phí cho công tác quản lý an toàn xây dựng của công trình Lotte Center

      • Theo hướng dẫn của thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, thì chi phí cho công tác an toàn lao động được tính trong chi phí trực tiếp khác. Tuy nhiên, với những công trình có

      • Trên cơ sở biện pháp quản lý an toàn lao động đã đề xuất ở trên, tác giả tiến hành tính toán khối lượng theo thực tế và xác định đơn giá hiện trường để xây dựng chi phí cho công tác an toàn lao động trên công trường Lotte Center. Đây là cơ sở quan trọng

      • 3.3.1. Căn cứ để lập chi phí an toàn lao động

        •  Căn cứ vào nghị định số 12/2009/NĐ - CP ngày 12/02/2009 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

        •  Thông tư 04/2010/TT-BXD ra ngày 26 tháng 05 năm 2010 của Bộ Xây Dựng, về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

        •  Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH- BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong cơ sở lao động

        •  Thông tư 06/2010/TT-BXD, thông tư hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình, ra ngày 26 tháng 5 năm 2010.

        •  Định mức xây dựng 1776/ BXD-VP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây Dựng

        •  Định mức dự toán XDCT - phần Lắp đặt công bố kèm theo văn bản số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây Dựng

      • 3.3.2. Chi phí công tác an toàn lao động tạm tính

    • Kết luận chương

      • Trong chương này, tác giả đã xây dựng giải pháp tổng thể và giải pháp chi tiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý an toàn lao động cho công trình Lotte Center. Thông qua giải pháp tổng thể, tác giả đã chỉ ra được sơ đồ cần thực hiện và vai trò, nhiệm vụ của

  • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    • 1. Những nội dung đã đạt được

    • ( Về cơ sở khoa học:

    • Hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác quản lý lao động và công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng. Tổng hợp đánh giá các đặc điểm nổi bật của các văn bản pháp lý ở nước ta qua các thời kỳ, từ đó đánh giá những mặt đã đạt đ

    • Đề xuất, bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận về việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng như: hoàn thiện các văn bản pháp lý, phân giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng và các cơ qua

    • ( Về cơ sở thực tiễn:

    • Luận văn đã đánh giá được hiện trạng công tác quản lý an toàn lao động trên công trường Lotte center. Phân tích những mặt còn hạn chế, tồn tại, từ đó đánh giá được những nguyên nhân khách quan và chủ quan cần khắc phục.

    • Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất xây dựng, bổ sung một số nội dung vào hệ thống các văn bản pháp lý. Luận văn cũng đã xây dựng giải pháp tổng thể và giải pháp chi tiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý an toàn lao động cho công trình Lot

    • 2. Những mặt còn hạn chế, tồn tại

    • Mặc dù luận văn đã tiến hành nghiên cứu và có được cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn quan trọng, song luận văn vẫn chưa có những giải pháp cụ thể cho việc xác định chi phí cụ thể, chi tiết cho công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng: phương

    • 3. Giải pháp khắc phục và hướng nghiên cứu tiếp theo

    • Để thực sự nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng cần phải đặc biệt chú ý đến việc hoàn thiện các văn bản pháp lý, tránh tình trạng chồng chéo, không đồng bộ như hiện nay. Ngoài ra, cần có thời gian đi sâu ngh

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

    • 1. Bộ luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1995

    • 2. Bộ Xây Dựng, ngày 16/8/ 2007, Định mức xây dựng 1776/ BXD-VP

    • 3. Bộ Xây Dựng, ngày 16/08/2007 Định mức dự toán XDCT - phần Lắp đặt công bố kèm theo văn bản số 1777/BXD-VP.

    • 4. Bộ Xây Dựng,ra ngày 26/05/2010, Thông tư 04/2010/TT-BXD , về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

    • 5.

    • 6. Luật Xây dựng số 16/2003/ QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI.

    • 7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009

    • 8. Luật Đất đai năm 2003;

    • 9. Luật Bảo vệ môi trường.

    • 10. Nghị định số 12/2009/NĐ - CP ngày 12/02/2009; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

    • 11. Nghị định số 12/2009/NĐ - CP ngày 12/02/2009 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

    • 12. Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH- BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong cơ sở lao động

    • 13. Thông tư 06/2010/TT-BXD, thông tư hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình, ra ngày 26 tháng 5 năm 2010.

    • 14. Trường Đại học Thủy Lợi, Giáo trình và bài giảng các môn học ngành quản lý xây dựng

    • 15. Trường Đại học xây dựng, 2012, NXB Xây dựng, Giáo trình an toàn xây dựng

    • 16. TCVN 5308:1991 “Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng”

    • 17. HEERIM ARCHITECTS & PLANNERSCO.,Ltd, 2008, Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán Tòa nhà Lotte Center Hà Nội .

  • PHỤ LỤC

  • Hệ thống hóa các tài liệu về an toàn xây dựng cần tuân thủ

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu công tác quản lý an tồn lao động xây dựng, áp dụng cho cơng trình Lotte Center” tác giả hồn thành thời hạn quy định đảm bảo đầy đủ yêu cầu đề cương phê duyệt Trong trình thực hiện, nhờ giúp đỡ tận tình Giáo sư, Tiến sĩ Trường Đại Học Thuỷ Lợi, Công ty tư vấn đồng nghiệp, tác giả hoàn thành luận văn Tác giả chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Quang Cường, Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội tận tình hướng dẫn giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy cô trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội, thầy cô khoa Công trình khoa Kinh tế tận tụy giảng dạy tác giả suốt trình học đại học cao học trường Tuy có cố gắng song thời gian có hạn, trình độ thân cịn hạn chế, luận văn khơng thể tránh khỏi tồn tại, tác giả mong nhận ý kiến đóng góp trao đổi chân thành thầy cô giáo, anh chị em bạn bè đồng nghiệp Tác giả mong muốn vấn đề tồn tác giả phát triển mức độ nghiên cứu sâu góp phần ứng dụng kiến thức khoa học vào phục vụ đời sống sản xuất Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 HỌC VIÊN Nguyễn Văn Hồng LỜI CAM ĐOAN Họ tên học viên: NGUYỄN VĂN HỒNG Lớp cao học: 20QLXD21 Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu cơng tác quản lý an tồn lao động xây dựng, áp dụng cho cơng trình Lotte Center” Tôi xin cam đoan đề tài luận văn hồn tồn tơi làm, kết nghiên cứu tính tốn trung thực Trong q trình làm luận văn tơi có tham khảo tài liệu liên quan nhằm khẳng định thêm tin cậy tính cấp thiết đề tài Tôi không chép từ nguồn khác, vi phạm xin chịu trách nhiệm trước Khoa Nhà trường Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Học viên Nguyễn Văn Hồng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU .1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CHƯƠNG TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 1.1 Tổng quan Quản lý dự án xây dựng cơng trình 1.1.1 Khái niệm dự án quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 1.1.2 Các giai đoạn dự án hình thức quản lý dự án 1.2 Tổng quan an toàn lao động xây dựng 1.2.1 Khái niệm Quản lý lao động 1.2.2 Quản lý an toàn lao động xây dựng 1.3 Tình hình Quản lý an tồn lao động xây dựng giới Việt Nam 1.4 Tổng quan văn pháp luật liên quan đến cơng tác quản lý an tồn lao động xây dựng Việt Nam 11 1.4.1 Các văn an toàn lao động Việt Nam 11 1.4.2 Các văn quản lý an toàn lao động xây dựng Việt Nam 15 Kết luận chương 16 CHƯƠNG ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠNG TÁC QUẢN LÝ AN TỒN LAO ĐỘNG XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 18 2.1 Đánh giá hiệu quản lý mặt pháp chế cơng tác an tồn xây dựng Việt Nam 18 2.1.1 Quy trình quản lý an toàn lao động xây dựng Việt Nam 18 2.1.2 Quyền nghĩa vụ bên lĩnh vực an toàn lao động xây dựng 19 2.1.3 Đánh giá hiệu quản lý mặt pháp chế cơng tác an tồn xây dựng Việt Nam 22 2.2 Đánh giá hiệu quản lý an tồn xây dựng số cơng trình cụ thể 25 2.2.1 Đánh giá chung 25 2.2.2 Cơng tác quản lý an tồn lao động cơng trường Xi măng Dầu khí 12/9 27 2.2.3 An tồn lao động cơng trường Thủy điện Lai Châu 29 2.2.4 Công tác quản lý an tồn lao động cơng trường Keang Nam 31 2.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quản lý cơng tác an tồn lao động xây dựng 32 2.3.1 Hoàn thiện hệ thống văn pháp lý 32 2.3.2 Giải pháp để tổ chức thực tốt công tác quản lý an toàn 33 Kết luận chương 42 CHƯƠNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ AN TỒN XÂY DỰNG CHO CƠNG TRÌNH LOTTE CENTER 43 3.1 Giới thiệu dự án Lotte Center 43 3.1.1 Thông tin chung 43 3.1.2 Giải pháp Kiến trúc cho cơng trình 44 3.1.3 Giải pháp mặt 44 3.1.4 Giải pháp mặt đứng 44 3.1.5 Công tác quản lý an tồn lao động cơng trường cơng trình Lotte Center 45 3.2 Đề xuất giải pháp quản lý an tồn xây dựng cho cơng trình Lotte Center 47 3.2.1 Giải pháp chế sách 47 3.2.2 Yêu cầu chung kỹ thuật an tồn thi cơng 51 3.2.3 Xây dựng chi tiết biện pháp kỹ thuật an tồn cho cơng trình Lotte Center53 3.3 Tính tốn chi phí cho cơng tác quản lý an tồn xây dựng cơng trình Lotte Center 68 3.3.1 Căn để lập chi phí an toàn lao động 69 3.3.2 Chi phí cơng tác an tồn lao động tạm tính 69 Kết luận chương 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC 75 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 So sánh tình hình TNLĐ năm 2010, 2011 2012 10 Bảng 1.2 Bảng thống kế số vụ nạn nhân TNLĐ năm 2010, 2011 2012 11 Bảng 1.3 Bảng thống kê số vụ tai nạn thiệt hai năm 2010, 2011 2012 11 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Tai nạn lao động xây dựng xảy thành phố Hồ Chí Minh Hình 1.2 Diện tích lớn sàn bê tơng bị sập Lotte Mart 10 Hình 2.1 Mối quan hệ đơn vị 18 Hình 2.2 An tồn lao động công trường 28 Hình 2.3 Một buổi học ATLĐ cơng trường Nhà máy Xi măng Dầu khí 29 Hình 2.4 Trong q trình thi cơng hạng mục cơng trình cơng nhân đơn vị trang bị bảo hộ lao động 30 Hình 3.1 Hệ khung đỡ kèm với ván khn leo cơng trình Lotte Center 53 Hình 3.2 Các lan can, hàng rào lắp đặt miệng hố đào 55 Hình 3.3 Các công nhân công trường lotte phải thắt dây an tồn trước vào cơng trường .56 Hình 3.4 Các hành lang lối công trường lotte 57 Hình 3.5 Vị trí lắp dựng tháo dỡ hệ khung đỡ 58 Hình 3.6 Gia cố tường vây đảm bảo an tồn 59 Hình 3.7 An tồn thi cơng đào đất 61 Hình 3.8 An tồn thi cơng cọc khoan nhồi 62 Hình 3.9 An tồn công tác nâng hạ 63 Hình 3.10 Chỉ dẫn an tồn trạm biến áp 64 Hình 3.11 Bố trí an tồn cháy nổ 68 MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI An tồn xây dựng cơng việc bắt buộc q trình thi cơng xây dựng cơng trình xây dựng Nó khơng mang ý nghĩa quan trọng mặt trị, pháp lý mà cịn mang ý nghĩa mặt khoa học có tính quần chúng Về mặt trị, cơng tác an tồn xây dựng quản lý tốt điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất phát triển quan hệ sản xuất Chính mà Đảng Nhà nước ta đưa vào luật định nhằm tăng cường quản lý thể chế xã hội Ngoài ra, để thực tốt giải pháp an tồn khơng đơn giản đưa luật định nêu cao hiệu, mà việc quan trọng hết phải phân tích, tính tốn sở khoa học nhằm đề xuất biện pháp an toàn cách hợp lý, xác Nhìn nhận tầm quan trọng cơng tác an tồn xây dựng, mà đặc biệt cơng tác quản lý an tồn xây dựng, Đảng Nhà nước sớm xây dựng luật lao động năm 1995 nghị định liên quan, theo sơ đồ sau: Hiến pháp Các luật liên quan (Luật Bộ luật LĐ cơng đồn, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân…) NĐ 06/CP Chỉ thị Thông tư Các NĐ liên quan Hệ thống TC, Quy phạm (TCVN 5308:1991…) Cơng tác an tồn xây dựng đơn vị quản lý, nhà thầu xây dựng đơn vị liên quan trọng Tuy nhiên, nhìn chung cơng tác quản lý an tồn xây dựng nhiều cơng trường cịn chưa mang lại hiệu hiệu khơng cao, có cịn gây tốn kém, lãng phí Theo thống kê tháng đầu năm 2013 có 1358 vụ tai nạn lao động làm chết 212 người bị thương 300 người Điều cho thấy cơng tác quản lý an tồn xây dựng cịn nhiều lỏng lẻo, chưa thực hiệu Cơng trình Lotte Center cơng trình lớn, nguồn vốn tập đoàn Lotte – Hàn Quốc đầu tư xây dựng, tịa nhà có qui mơ với tổng vốn 400 triệu la, diện tích đất 14.094m2, diện tích sàn 247.075 m2, tầng hầm, 65 tầng bên trên, cao 267m Từ tầng đến tầng siêu thị, tầng đến tầng 31 văn phòng cho thuê, từ tầng 33 đến 64 233 phòng cho th khách sạn 300 phịng, thi cơng theo cơng nghệ top-down Việc quản lý an toàn xây dựng quan trọng chiếm chi phí lớn Vì vậy, cần giải pháp hiệu nhằm quản lý cơng tác an tồn xây dựng cho cơng trình Trên sở hệ thống pháp luật quản lý an toàn xây dựng Việt Nam đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá hiệu số mơ hình quản lý an tồn xây dựng có, từ đề xuất mơ hình quản lý an tồn xây dựng hợp lý cho cơng trình Lotte Center MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI − Nghiên cứu đánh giá hiệu số mơ hình quản lý an tồn xây dựng có; − Đề xuất mơ hình quản lý an tồn xây dựng cho cơng trình Lotte Center CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU a Cách tiếp cận − Tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết (tiếp cận hệ thống): tiếp cận kết nghiên cứu công tác quản lý an toàn lao động xây dựng nước nước, cập nhật văn pháp luật hành − Tiếp cận toàn diện, đa ngành đa lĩnh vực: xem xét đầy đủ yếu tố phát triển nghiên cứu đề tài bao gồm lĩnh vực kinh tế xã hội, người …; b Phương pháp nghiên cứu − Thu thập, phân tích tài liệu liên quan: tài liệu công tác quản lý an tồn lao động công trường xây dựng nay; − Phương pháp chuyên gia: trao đổi với thầy hướng dẫn chuyên gia có kinh nghiệm nhằm đánh giá đưa giải pháp phù hợp KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC − Thực trạng cơng tác quản lý an tồn lao động xây dựng Việt Nam − Các giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu công tác quản lý an toàn lao động xây dựng − Mơ hình quản lý an tồn quản lý an tồn lao động cơng trình Lotte Center CHƯƠNG TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 1.1 Tổng quan Quản lý dự án xây dựng cơng trình 1.1.1 Khái niệm dự án quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Đầu tư xây dựng nhân tố quan trọng trình phát triển xã hội Trong tiến trình đổi mới, phát triển kinh tế xã hội Việt nam, nhu cầu đầu tư xây dựng lớn Với vị trí tầm quan trọng lĩnh vực đầu tư xây dựng kinh tế quốc dân vai trị quản lý nhà nước lĩnh vực to lớn Trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi trình thực lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế vấn đề mang tính cấp bách cần thiết hết Theo Luật xây dựng Việt Nam ngày 26-11-2001: “Dự án đầu tư xây dựng cơng trình tập hợp đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng cải tạo cơng trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, trì, nâng cao chất lượng cơng trình sản phầm, dịch vụ thời hạn định Dự án đầu tư xây dựng cơng trình bao gồm phần thuyết minh thiết kế sở” Dự án Xây dựng = Kế hoạch + Tiền+ Thời gian + đất Cơng trình xây dựng Cơng trình xây dựng sản phẩm dự án đầu tư xây dựng, tạo thành sức lao động người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào cơng trình, liên kết định vị với đất, bao gồm phần mặt đất, phần mặt đất, phần mặt nước phần mặt nước, xây dựng theo thiết kế Quản lý dự án việc giám sát, đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch giai đoạn chu kỳ dự án thực dự án Việc quản lý tốt giai đoạn dự án có ý nghĩa quan trọng định đến chất lượng sản phẩm xây dựng Mỗi dự án xây dựng có đặc điểm riêng tạo nên phong phú đa dạng trình tổ chức quản lý; nhiên trình quản 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam Quốc hội thơng qua ngày 23/6/1994 có hiệu lực từ ngày 1/1/1995 Bộ Xây Dựng, ngày 16/8/ 2007, Định mức xây dựng 1776/ BXD-VP Bộ Xây Dựng, ngày 16/08/2007 Định mức dự toán XDCT - phần Lắp đặt công bố kèm theo văn số 1777/BXD-VP Bộ Xây Dựng,ra ngày 26/05/2010, Thông tư 04/2010/TT-BXD , việc hướng dẫn lập quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình Luật Xây dựng số 16/2003/ QH11 ngày 26/11/2003 Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XI Luật sửa đổi, bổ sung số điều luật liên quan đến đầu tư xây dựng số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 Luật Đất đai năm 2003; Luật Bảo vệ môi trường 10 Nghị định số 12/2009/NĐ - CP ngày 12/02/2009; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 Chính phủ sửa đổi, bổ sung số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 Chính phủ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; 11 Nghị định số 12/2009/NĐ - CP ngày 12/02/2009 phủ quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình 12 Thơng tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH- BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 Hướng dẫn tổ chức thực cơng tác an tồn - vệ sinh lao động sở lao động 13 Thông tư 06/2010/TT-BXD, thông tư hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy thiết bị thi cơng xây dựng cơng trình, ngày 26 tháng năm 2010 14 Trường Đại học Thủy Lợi, Giáo trình giảng mơn học ngành quản lý xây dựng 74 15 Trường Đại học xây dựng, 2012, NXB Xây dựng, Giáo trình an tồn xây dựng 16 TCVN 5308:1991 “Quy phạm kỹ thuật an toàn xây dựng” 17 HEERIM ARCHITECTS & PLANNERSCO.,Ltd, 2008, Hồ sơ thiết kế vẽ thi công dự tốn Tịa nhà Lotte Center Hà Nội PHỤ LỤC Hệ thống hóa tài liệu an tồn xây dựng cần tuân thủ Các quy định ATLĐ Các quy định ATLĐ Cấp Bộ Cấp Phủ NỘI DUNG Điều (Công tác quản lý, vệ sinh khoản lao động xây dựng) (Bộ luật lao Nghị định, Chỉ thị, Nghị Thông tư Tiêu chuần Quyết định Việt Nam Tiêu chuẩn (TCVN) động) I Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam (TCXDVN) Phòng chống ngã Hệ khung đỡ TCVN 4431-1987 TCXDVN 2962004 Giàn dáo TCVN 6002-1995 TCXDVN 2962004 Hố đào mở TCVN 5308-1991 Đai an toàn TCVN 5308-1991 TCVN 8206-2009 Các quy định ATLĐ Các quy định ATLĐ Cấp Bộ Cấp Phủ NỘI DUNG Điều (Cơng tác quản lý, vệ sinh khoản lao động xây dựng) (Bộ luật lao Nghị định, Chỉ thị, Nghị Thông tư Tiêu chuần Quyết định Việt Nam Tiêu chuẩn (TCVN) động) Trèo lên trèo xuống TCVN 5308-1991 Lối an toàn TCVN 4431-1987 Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam (TCXDVN) TCXDVN 2962004 II Phòng chống nguy ngã/rơi III Phương tiện TCVN 5308-1991 Đường máng dốc TCVN 5308-1991 Phòng chống nguy sập, lăn Lắp dựng/Tháo dỡ ván TCVN 5308-1991 khuôn TCVN 5178:2004 Các quy định ATLĐ Các quy định ATLĐ Cấp Bộ Cấp Phủ NỘI DUNG Điều (Cơng tác quản lý, vệ sinh khoản lao động xây dựng) (Bộ luật lao Nghị định, Chỉ thị, Nghị Thông tư Tiêu chuần Quyết định Việt Nam Tiêu chuẩn (TCVN) động) Công tác chống giữ TCVN 5308-1991 đất TCVN 5178:2004 Công tác đào 1338/2006/QĐ-BXD TCVN 5308-1991 TCVN 5178:2004 IV Phòng chống nguy phương tiện thi công Máy San lấp, Vận TCVN 5308-1991 chuyển, Chất tải Máy đào TCVN 5308-1991 Máy thi công TCVN 5308-1991 Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam (TCXDVN) Các quy định ATLĐ Các quy định ATLĐ Cấp Bộ Cấp Phủ NỘI DUNG Điều (Công tác quản lý, vệ sinh khoản lao động xây dựng) (Bộ luật lao Nghị định, Chỉ thị, Nghị Thông tư Tiêu chuần Quyết định Việt Nam Tiêu chuẩn (TCVN) động) Xe lu TCVN 5308-1991 Máy đổ bê tông TCVN 5308-1991 Máy làm đứt, gãy TCVN 5308-1991 Xe cần trục 66/2008/QĐ- TCVN 4244-1986 BLĐTBXH TCVN 7549-1:2005 04/2006/QĐBLĐTBXH Các thiết bị nâng hạ - TCVN 4244-2005 Các chi tiết kiểm tra TCVN5206-1990 TCVN5207-1990 TCVN5208-1990 Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam (TCXDVN) Các quy định ATLĐ Các quy định ATLĐ Cấp Bộ Cấp Phủ NỘI DUNG Điều (Công tác quản lý, vệ sinh khoản lao động xây dựng) (Bộ luật lao Nghị định, Chỉ thị, Nghị Thông tư Tiêu chuần Quyết định Việt Nam Tiêu chuẩn (TCVN) động) TCVN5209-1990 TCVN5863-1995 TCVN5864-1995 Cưa đĩa TCVN4725~4726:1989 TCVN 5308-1991 Máy mài TCVN 3152:1979 TCVN 4163-1985 Tời TCVN4114~4115:1985 TCVN 5180-1990 TCVN 3620:1992 Máy nén 67/2008/QĐ- TCVN 5181-1990 Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam (TCXDVN) Các quy định ATLĐ Các quy định ATLĐ Cấp Bộ Cấp Phủ NỘI DUNG Điều (Công tác quản lý, vệ sinh khoản lao động xây dựng) (Bộ luật lao Nghị định, Chỉ thị, Nghị Thông tư Tiêu chuần Quyết định Việt Nam Tiêu chuẩn (TCVN) động) Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam (TCXDVN) BLĐTBXH 64/2008/BLĐTBXH v Phòng chống nguy 12/2008/QĐ-BCT TCXDVN 394- điện QCVN 1:2008/BCT 2007 Trạm biến áp TCVN 2295:1978 TCVN 3145:1979 TCVN 3259-1992 Bảng phân phối điện, TCVN 3145-79 TCXDVN 314- ngắt rò điện TCVN 7447-2005 2004 Dây tạm thời TCVN 5308-1991 Chiếu sáng TCVN 5308-1991 Các quy định ATLĐ Các quy định ATLĐ Cấp Bộ Cấp Phủ NỘI DUNG Điều (Công tác quản lý, vệ sinh khoản lao động xây dựng) (Bộ luật lao Nghị định, Chỉ thị, Nghị Thông tư Tiêu chuần Quyết định Việt Nam Tiêu chuẩn (TCVN) động) Hàn 20/2011/TTBLĐTBXH TCVN 3146-1986 QCVN 3: TCVN 4741:1989 2011/BLĐTBXH TCVN 5331:1991 TCVN 4245:1996 Làm việc gần cáp điện QCVN 1:2008/BCT hoạt động VI Phòng tránh nguy vận chuyển bốc, dỡ Vận chuyển, bốc dỡ TCVN 5308-1991 TCVN 3147-1990 Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam (TCXDVN) Các quy định ATLĐ Các quy định ATLĐ Cấp Bộ Cấp Phủ NỘI DUNG Điều (Công tác quản lý, vệ sinh khoản lao động xây dựng) (Bộ luật lao Nghị định, Chỉ thị, Nghị Thông tư Tiêu chuần Quyết định Việt Nam Tiêu chuẩn (TCVN) động) VII Phòng tránh nguy hiẻm cho cộng đồng Báo hiệu tránh TCVN 5308-1991 Rung động, Tiếng ồn TCVN 5308-1991 Làm việc gần vật TCVN 5308-1991 chơn lấp VIII Phịng tránh nguy cháy nổ Thiết bị chữa cháy TCVN 5040-1990 TCVN5739~5740:1993 Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam (TCXDVN) Các quy định ATLĐ Các quy định ATLĐ Cấp Bộ Cấp Phủ NỘI DUNG Điều (Cơng tác quản lý, vệ sinh khoản lao động xây dựng) (Bộ luật lao Nghị định, Chỉ thị, Nghị Thông tư Tiêu chuần Quyết định Việt Nam Tiêu chuẩn (TCVN) động) TCVN 5760:1993 TCVN6100~6103:1996 Xử lý vật liệu độc hại 16/2007/QĐ-BKHCN TCVN 3890:1984 64/2008/QĐ- TCVN 4245-1986 BLĐTBXH TCVN 4245-1996 51/2008/QĐ-BCT QCVN 1:2007/BKHCNMT QCVN 1:2008/BLĐTBXH QCVN 2:2008/BCT Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam (TCXDVN) Các quy định ATLĐ Các quy định ATLĐ Cấp Bộ Cấp Phủ NỘI DUNG Điều (Cơng tác quản lý, vệ sinh khoản lao động xây dựng) (Bộ luật lao Nghị định, Chỉ thị, Nghị Thông tư Tiêu chuần Quyết định Việt Nam Tiêu chuẩn (TCVN) động) Hàn, cắt gas IX Phòng tránh nguy làm việc hầm, ngầm Đá rơi, sập đất Nổ, cháy TCVN 5308-1991 39/2009/NĐ-CP QCVN 06:2010/BXD TCVN 3890:1984 TCVN 3255:1986 TCVN 4878~4879:1989 TCVN 3254:1989 TCVN 5279:1990 Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam (TCXDVN) Các quy định ATLĐ Các quy định ATLĐ Cấp Bộ Cấp Phủ NỘI DUNG Điều (Công tác quản lý, vệ sinh khoản lao động xây dựng) (Bộ luật lao Nghị định, Chỉ thị, Nghị Thông tư Tiêu chuần Quyết định Việt Nam Tiêu chuẩn (TCVN) động) TCVN 5739~5740:1993 TCVN 5760:1993 TCVN 2622:1995 TCVN 6100~6103:1996 TCVN 6553-1~4:1999 Sơ tán TCVN 5308-1991 Kết cấu thép tăng TCVN 5308-1991 cường Cứu nguy TCVN 5308-1991 Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam (TCXDVN) Các quy định ATLĐ Các quy định ATLĐ Cấp Bộ Cấp Phủ NỘI DUNG Điều (Cơng tác quản lý, vệ sinh khoản lao động xây dựng) (Bộ luật lao Nghị định, Chỉ thị, Nghị Thông tư Tiêu chuần Quyết định Việt Nam Tiêu chuẩn (TCVN) động) X Môi trường làm việc 505/BYT-QĐ TCVN 6780-:2000 Khai thác đá 18/2008/CT-TTg TCVN 5178-1990 Phòng chống nguy hiểm làm việc mặt nước Bơm hút bùn XI Phòng chống rối loạn 505/QĐ-BYT sức khỏe 13/TT-BYT Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam (TCXDVN) Các quy định ATLĐ Các quy định ATLĐ Cấp Bộ Cấp Phủ NỘI DUNG Điều (Công tác quản lý, vệ sinh khoản lao động xây dựng) (Bộ luật lao Nghị định, Chỉ thị, Nghị Thông tư Tiêu chuần Quyết định Việt Nam Tiêu chuẩn (TCVN) động) Thiếu ôxy TCVN 3288:1979 Bụi TCVN 3288:1979 Rung động, tiếng ồn TCVN 7335:2004 Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam (TCXDVN) ... GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠNG TÁC QUẢN LÝ AN TỒN LAO ĐỘNG XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 2.1 Đánh giá hiệu quản lý mặt pháp chế cơng tác an tồn xây dựng Việt Nam 2.1.1 Quy trình quản lý an toàn lao động. .. dựng Vậy quản lý an tồn lao động xây dựng hoạt động quản lý lao động công trường nhằm đảm bảo an tồn thi cơng xây dựng cơng trình Quản lý an toàn lao động xây dựng = Quản lý lao động + An tồn thi... giá đưa giải pháp phù hợp KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC − Thực trạng công tác quản lý an toàn lao động xây dựng Việt Nam − Các giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu công tác quản lý an toàn lao động xây dựng

Ngày đăng: 19/12/2020, 23:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w