VẬN DỤNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀO PHÂN TÍCH NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và ngày càng hội nhập cùng kinh tế thế giới, chính vì vậy mà nền sản xuất trong nước cũng ngày càng được quan tâm và chú trọng theo hướng tăng giá trị XK và giảm dần NK Trong đó có sự đóng góp rất nhiều của các ngành sản xuất truyền thống và không thể không kể đến ngành công nghiệp Da giày- một ngành sản xuất có lịch sử phát triển lâu đời, đã cùng trải qua nhiều bước thăng trầm với nền kinh tế Việt Nam
Nhờ lợi thế nguồn nhân công dồi dào, giá thành rẻ, nhu cầu thị trường trong nước
và thế giới ngày càng gia tăng đã tạo ra những thuận lợi to lớn cho sản xuất hướng ra XK của Ngành công nghiệp Da giày Tuy vậy, trong quá trình tiến hành các hoạt động thương mại, chúng ta vẫn đang gặp phải nhiều thách thức, đó là sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu lớn, trình độ công nghệ còn ở mức trung bình, lại khá lệ thuộc vào nước ngoài, khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ thấp… Điều này làm hạn chế năng suất lao động trong nước và còn dẫn đến nguy cơ mất khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế Do đó, việc nghiên cứu, đưa ra những phân tích, đánh giá cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của Da giày Việt Nam là một yêu cầu mang tính thời
sự Chính vì vậy, chúng em đã quyết định chọn Ngành Da giày-một ngành công nghiệp chủ lực trong cơ cấu kinh tế nước ta làm đối tượng nghiên cứu để phân tích mối quan hệ giữa Ngoại thương và Sản xuất
Với nội dung môn học Chính sách thương mại quốc tế, đặc biệt là cơ sở lý thuyết Mối quan hệ giữa Ngoại thương và Sản xuất, chúng em rất mong muốn có thể đưa ra một cách nhìn rõ ràng hơn về hai nhân tố quan trọng đã góp phần đưa công nghiệp Da giày Việt Nam đạt được những bước phát triển ngày càng vững mạnh hơn, đem lại nguồn lực
to lớn cho toàn bộ nền kinh tế Tuy nhiên, trong quá trình thu thập số liệu, nghiên cứu và phân tích đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy, nhóm thuyết trình rất
Trang 2mong nhận được sự đóng góp và nhận xét từ phía các bạn và đặc biệt là cô giáo giảng dạy
bộ môn
Chúng em hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp những tư liệu, thông tin tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên đang học Bộ môn Chính sách thương mại quốc tế, giúp cho bài học trở nên thú vị, sống động và sát với thực tiễn hơn
Trang 3I. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM :
Ngành công nghiệp da giày Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển
Trước khi mở cửa nền kinh tế vào những năm 1990, ngành da giày Việt Nam chủ yếu may mũi giày để xuất sang Liên bang Xô Viết nhưng chất lượng không cao và chủng loại ít Khi đó ngành da giày Việt Nam phải đối mặt với cuộc khủng hoảng gay gắt do không có nhà nhập khẩu Nhờ chính sách cải cách của chính phủ Việt Nam, nhiều liên doanh với các đối tác nước ngoài được thành lập và ngành da giày bắt đầu tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế
Tính đến tháng 7 năm 2008, giày da Việt Nam đứng thứ tư trong số 8 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia Chỉ tính riêng ở thị trường EU, xuất khẩu da Việt Nam xếp thứ hai sau Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình hàng năm 16%, đạt mức 3,96
tỉ USD năm 2007, đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu khí, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu Dự báo đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ngành da giày Việt Nam sẽ đạt 6,2 tỉ USD
Tuy nhiên, sản phẩm của giày da Việt Nam hầu hết là hàng gia công, sử dụng 80
% nguyên liệu nhập khẩu, vì thế giá trị lợi nhuận đích thực mà ngành này mang lại không lớn Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng vấp phải sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ phía Trung Quốc, những sức ép về thuế và các rào cản ở các thị trường lớn như EU, Mỹ,…Đây thực sự là những khó khăn lớn của Ngành da giày Việt Nam, đặt ra yêu cầu bức thiết là phải có những giải pháp cụ thế để chủ động hơn trong sản xuất và định hình được vị trí của mình trên thị trường thế giới
Trang 4II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGOẠI
THƯƠNG VÀ SẢN XUẤT
Ngoại thương và Sản xuất là hai lĩnh vực có quan hệ rất mật thiết nhau với nhau trong nền kinh tế quốc dân Đây là một mối quan hệ biện chứng qua lại Sản xuất tác động đến Ngoại Thương, và Ngoại Thương, đến lượt nó, lại ảnh hưởng đến sản xuất của một quốc gia
II.1 Tác động của Sản xuất đến Ngoại thương:
Trước tiên, ta xem xét sự tác động của Sản xuất đến Ngoại thương Có thể thấy rằng Ngoại thương ra đời là kết quả của sản xuất phát triển Sản xuất là nguồn chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm trong nước (GDP), đây là nền tảng để thúc đầy hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa quốc gia này và quốc gia khác Cùng với sự phát triển của khoa học-kỹ thuật, công nghệ thông tin, sản xuất đã tạo
ra được một khối lượng hàng hóa khổng lồ, đem đến cho Nigoại thương những nguồn lực lớn hơn rất nhiều so với trước đây
Không dừng lại ở đó, hoạt động sản xuất còn giúp tìm ra mặt hàng mà mỗi quốc gia có thế mạnh, từ đó đưa ra một chiến lược xuất nhập khẩu hợp lý, tận dụng tối đa những nguồn lực trong nước, đưa nền kinh tế phát triển một cách bền vững
II.2 Tác động của Ngoại thương đến Sản xuất:
Với chức năng lưu thông hàng hoá giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới, nối kinh tế quốc gia với kinh tế thế giới, Ngoại thương có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân giúp phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và để phát huy lợi thế so sánh của đất nước, thực hiện sự phân công lao động quốc tế, hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực một cách có lợi
Trang 5Tác động của Ngoại thương đến Sản xuất được thể hiện một cách rất rõ ràng.
Trước tiên, có thể thấy rằng đẩy mạnh Ngoại thương làm thay đổi cơ cấu sản phẩm XH
giúp cho quá trình sản xuất tiếp theo của nền kinh tế, nhất là với những nước có nền kinh
tế kém phát triển nhờ có xuất nhập khẩu, bằng việc xuất đi những sản phẩm dưới dạng nguyên liệu, sản phẩm tiêu dùng công nghiệp nhẹ , nông nghiệp và nhập về chủ yếu máy móc, thiết bị và nguyên liệu cho sản xuất, cơ cấu sản phẩm xã hội đã thay đổi đáng kể
Thứ hai, hoạt động xuất nhập khẩu còn góp phần mở rộng thị trường đầu vào và đầu ra cho sản phẩm trong nước Nhờ có Ngoại thương, mà sản xuất có điều kiện tốt để
thu hút được nguồn vốn đầu tư, nguồn nguyên liệu cũng như tiếp thu những thành tựu về KHKT để phát triển, từ đó có điều kiện tốt để mở rộng thị trường không chỉ trong nước
mà còn ra cả nước ngoài
Thứ ba, thông qua các hoạt động Ngoại thương, các nguồn lực sản xuất trong nước được tận dụng một cách triệt để giúp sản xuất hiệu quả hơn , như lý thuyết của
Adam Smith đã nêu ngoại thương giúp các nước “thoát khỏi tình trạng các tiềm năng không được khai thác” Ở nước ta, sự phát triển của thương mại, đặc biệt thương mại quốc tế đã làm cho đất đai lao động được sử dụng triệt để hơn để sản xuất ra các sản phầm nhiệt đới như gạo, cao su, cà phê, chè, dầu dừa… để xuất khẩu
Thứ tư, Ngoại thương còn tạo điều kiện để gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh các ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan, tạo ra sự đồng đều trong cơ cấu kinh tế Ví
dụ, khi phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm sẽ tạo ra nhu cầu cho sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất thiết bị chế biến như công nghiệp giấy, chế biến bao bì…Ngoài ra, việc cung cấp cơ sở hạ tầng – đường bộ, đường sắt, cầu cảng, năng lượng, thông tin liên lạc – cho các ngành công nghiệp xuất khẩu có thể làm giảm chi phí và mở cơ hội để phát triển các ngành khác
Trang 6Thứ năm, Ngoại thương giúp nâng cao trình độ người lao động, cũng như năng lực quản lý ở các doanh nghiệp Nhà nước lẫn tư nhân Nhờ có Ngoại thương mà các
nước có thể tiến hành giúp đỡ nhau, cùng hợp tác những chương trình đào tạo nhằm nâng cao tay nghề của người lao động, khả năng sử dụng những máy móc hiện đại cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm về công tác quản lý
Thứ sáu, sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu tạo ra nguồn thu thuế cho Ngân sách Nhà nước, và phần thu nhập đó sẽ được Chính phủ sử dụng để phát triển các ngành sản xuất khác Như chúng ta đã biết, hiện nay thuế XNK cũng đóng góp một phần
đáng kể cho Ngân sách của nhà nước, thông qua đó Nhà nước có thể phân bổ nguồn thu này cho các hoạt động khác, qua đó đồng thời cũng có thể giúp tạo những điều kiện tốt như hạ tầng cơ sở phục vụ đắc lực cho hoạt động sản xuất của cả nền kinh tế
VIỆT NAM
III.1 Tác động của Ngành Da giày đến hoạt động Xuất nhập khẩu
III.1.1.Thời kỳ từ năm 1986-1991
Bắt đầu từ năm 1986, Nhà nước ta quyết định thực hiện đường lối đổi mới kinh tế
xã hội nhằm xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo Thời kỳ này, nền kinh tế nước ta vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kéo dài 10 năm (1975-1985) và cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, các ngành sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, chưa phát triển và hầu hết chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước Chính vì vậy mà ngoại thương nước ta thời kì này cũng chưa phát triển, hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu do một số đơn vị chuyên doanh ngoại thương của nhà nước thực hiện, các loại hình doanh nghiệp chưa được phép tham gia
Tỉ trọng xuất khẩu rất thấp, các mặt hàng xuất khẩu chưa phong phú và đa dạng
Và sản xuất da giày cũng không phải là một ngoại lệ trong xu hướng phát triển kinh tế
Trang 7nước ta thời kì này Khi đó ngành da giày Việt Nam phải đối mặt với cuộc khủng hoảng gay gắt do không có nhà nhập khẩu
Để từng bước giải quyết những khó khăn đó thì vào ngày 11/10/1986, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã quyết định thành lập Liên hiệp các
Xí nghiệp Da - Giầy Việt Nam ( tổ chức tiền thân của Tổng công ty Da - Giầy Việt Nam ngày nay) Liên hiệp các Xí nghiệp Da - Giầy Việt Nam được thành lập trên cơ sở tách các nhà máy thuộc da và các xí nghiệp sản xuất giầy từ Công ty Tạp phẩm thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, lúc đầu gồm chỉ gồm 6 thành viên quốc doanh trung ương, để thực hiện hợp đồng hợp tác sản xuất hàng công nghiệp nhẹ, trong đó có chương trình gia công mũi giầy giữa Việt Nam và Liên Xô cũ (Hiệp định 19-5)
Đến ngày 9/6/1990 Bộ công nghiệp đã thành lập Hiệp hội Da - Giầy VN với 52
DN hội viên trên cơ sở kiến nghị của các DN, nòng cốt là Liên hiệp các xí nghiệp Da -Giầy
3.1.2 Thời kì 1992-2000
Bắt đầu từ năm 1992, xu hướng chuyển dịch sản xuất giầy dép đồ da từ các nước trong khu vực và Việt Nam để tranh thủ lợi thế giá nhân công rẻ và môi trường đầu tư thuận lợi đã xuất hiện Đến cuối năm 1992 ngành Da giày đã xuất khẩu được 5 triệu USD
và đã liên tục tăng trưởng với tốc độ cao từ năm 1993 đến hiện nay
Như vây, ngành da giày trong thời kì này tuy chưa thực sự có những chuyển biến
rõ rệt nhưng đã đã bắt đầu xác định được hướng đi cho mình, chủ động phát triển sản xuất theo hướng XK với mục tiêu trở thành một trong những ngành đem lại kim nghạch
XK lớn cho đất nước
Trang 8Ngành sản xuất da giày đã đạt được những bước phát triển đáng kể từ năm 2000 đến nay khi VN ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới
Nhiều công ty đã chủ động hình thành các bộ phận, các trung tâm mẫu mốt để có thể tự thiết kế các loại giầy dép và đang từng bước chuyển dần từ phương thức gia công sản xuất cho đối tác trung gian nước ngoài sang tự sản xuất và xuất khẩu trực tiếp
Như vậy, ngành sản xuất da giày đã và đang giúp cho các Doanh nghiệp có những định hướng và điều kiện để phát triển, từ đó hướng đến mở rộng thị trường ra bên ngoài, đem lại giá trị XK lớn đóng góp vào nền kinh tế quốc dân với sản phẩm ngày càng đa dạng và thị trường cũng ngày càng mở rộng
Năm 2002, đặc biệt lưu ý đến các vấn đề về công tác khoa học kỹ thuật, đào tạo, phát triển nguyên phụ liệu, khả năng tài chính, khả năng trực tiếp xâm nhập vào các thị trường tiềm năng, sự quyết tâm hướng tới chuyển mạnh từ gia công sang tự sản xuất.… Đồng thời, đề xuất các kiến nghị với Chính phủ có giải pháp hỗ trợ các DN trong ngành thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh, coi trọng và tạo điều kiện mở rộng cho các hoạt động của Hiệp hội
Năm 2003, thực hiện chương trình XTTM trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trong nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực Cùng với đó, Bộ CN đã tiến hành giải thể tổng công ty da giày do không còn khả năng để đảm nhận được vai trò tổng công ty, không đáp ứng được những tiêu chí tổng công ty do Chính phủ mới ban hành Biện pháp này cũng nhằm mục đích đẩy nhanh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp,thúc đẩy sản xuất phát triển hơn
Trang 9Và bảng số liệu dưới đây sẽ giúp hiểu rõ hơn được sự phát triển của ngành trong giai đoạn này:
Bảng 3: Sản lượng giày dép Việt Nam 2002-2005
Giày dép các loại: 1.000 đôi 360.000 416.644 430.000 598.000
chiếc
33.700 35.000 37.000 115.000
Nguồn: Hiệp hội Da Giày Việt Nam
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu của ngành Da giày giai đoạn 2000-2006
da giày (triệu USD)
Tốc độ tăng (%)
Nguồn: Niên giám Thống kê 2007, Tổng cục Thống kê xuất bản tháng 6/2007
Như vậy, trong 6 năm từ 2000-2006, Kim ngạch XK ngày càng tăng từ chỉ có 1,471 triệu USD năm 2000 đã lên đến 3,555 triệu USD vào năm 2006 Tốc độ tăng trưởng cũng liên
Trang 10Đến năm 2008, các số liệu thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại của tháng 3 đạt 316.991.670 USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm
2008 lên 1.025.973.860 USD, tăng 14,6% so với năm 2007 Nước có kim ngạch xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2008 cao nhất phải kể đến là: Mỹ: 227.546.401 USD, tiếp đến là Anh 130.303.938 USD, sau cùng là Đức: 93.869.925 USD, Bỉ: 77.302.925 USD
và các nước khác…(bảng 5 và 6)
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu Ngành Da giày tháng 3/2008 và 3 tháng đầu năm 2008
Tên nước
Kim ngạch xuất khẩu
tháng 3/2008 (USD)
Kim ngạch xuất khẩu
3 tháng đầu năm 2008 (USD)
Nguồn : Trang thông tin điện tử Trung tâm xúc tiến thương mại TP Hồ Chí Minh.
Bảng 6: Sản lượng, xuất nhập khẩu của ngành Da giày tháng 7 và 7 tháng đầu năm
2008
Trang 11Mặt hàng ĐVT
so với T7/2007 (%)
7 tháng đầu năm
2008 so với cùng kỳ năm 2007 (%)
Ước tính T7/2008
T1-7/2008
Sản lượng
Giày, dép, ủng
bằng da giả cho
người lớn
Triệu
Giày thể thao " 26,3 165,0 121,8 113,3
Xuất khẩu
Túi xách, ví, va
li, mũ, ô dù
Triệu
Nhập khẩu
Nguyên phụ
liệu dệt, may,
da
Triệu
Nguồn: Tổng cục Thống kê
III.2 Tác động của hoạt động Xuất nhập khẩu đến Ngành sản xuất da giày
Thực tế trong những năm qua đã cho thấy, hoạt động Xuất nhập khẩu đã đem lại những tác động to lớn cho Ngành sản xuất da giày
Trước hết, ta có thể thấy nhờ có ngoại thương mà ngành da giày trong nước đã được hỗ trợ rất nhiều như cung cấp vốn, nguyên nhiên liệu và công nghệ, hay chính là cung cấp đầu vào cho sản xuất Điều này được thấy rõ qua những số liệu về việc Việt Nam nhập khẩu da từ Mỹ Nếu như trong năm 2006, Việt Nam nhập khẩu da các loại đạt
Trang 12USD Cũng nhờ nhập khẩu nguyên liệu da từ Mỹ đã giúp giải quyết phần nào khó khăn trước mắt cho khâu nguyên vật liệu của ngành da giày Việt Nam khi mà nguồn nguyên liệu da trong nước còn kém chất lượng và chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế Như vậy là với việc thúc đẩy ngoại thương đã tạo sự mở rộng nguồn cung cấp đầu vào cho sản xuất da giày tại Việt Nam
Cùng với việc phải làm thế nào để trụ vững được trên thị trường da giày thế giới bấy lâu nay vẫn do Trung Quốc nắm quyền, và đạt được nhiều hợp đồng hấp dẫn xuất khẩu da giày, sản xuất trong nước cần phải tạo những bước đi mới Đó chính là sự nhập khẩu, cải tiến công nghệ, máy móc để việc sản xuất trở nên dễ dàng hơn, tăng năng suất
và cho ra đời những kiểu dáng giày tốt, bền hơn Chẳng hạn như Công ty giày Bita’s, một trong những đơn vị chuyên làm gia công nổi tiếng ở Tp Hồ Chí Minh đã mạnh dạn đầu
tư hơn 25 tỷ đồng để xây mới một khu sản xuất rộng hơn 25.000 ha với một dây chuyền sản xuất hiện đại nhập khẩu từ Ý và Đài Loan để thay thế cho dây chuyền sản xuất lạc hậu Thêm nữa là sự đầu tư vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài khi họ thấy ngành giày da đang có những sự tiến bộ trông thấy
Nhờ những bước phát triển ngay ở đầu vào đã tạo tiền đề tốt cho việc mở rộng thị trường đầu ra của sản phẩm Theo Hiệp hội Da giày VN (Lefaso), kim ngạch xuất khẩu
da giày sang thị trường Mỹ trong năm 2006 đã chiếm gần 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành Bên cạnh đó, chúng ta cũng đẩy mạnh xúc tiến thương mại với nhiều nước khác nữa như Trung Quốc, Nga, Braxin, AcheNgoại thươngian, Newzealand, Indonexia, và không thể không nhắc tới thị trường lớn EU Trong 6 tháng đầu năm
2008, EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu giày dép chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 55,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt 1,26 triệu USD, tăng 17,75% so với cùng kỳ năm 2007 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Anh đạt 281,38 triệu USD, tăng 10,6%; kim ngạch xuất khẩu sang Đức đạt 200,68 triệu USD, tăng 14,95% so với cùng kỳ năm 2007 Bên cạnh đó, một số thị trường khác cũng đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao như Hà Lan (tăng 37,22%); Tây Ban Nha (tăng 59,61%)…Đặc biệt, kim ngạch