1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của yếu tố động cơ đến hành vi mua iphone 5s của người tiêu dùng việt nam

50 4,5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Ví dụ: mọi người đều cần tới điện thoại để liên lạc với người thân là nhu cầu sơ cấp nhưng một người tìm mua điện thoại đẹp, tính năng độc đáo thì đó là nhu cầuthứ cấp Nhu cầu có những đ

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

- -BÀI TẬP NHÓM MÔN HÀNH VI KHÁCH HÀNG

Nhóm: 8

Trang 2

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014

Trang 3

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

- -BÀI TẬP NHÓM MÔN HÀNH VI KHÁCH HÀNG

Nhóm: 8

Trang 4

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1.1 Khái niệm chung về nhu cầu và động cơ: 3

1.1.1 Nhu cầu: 3

1.1.2 Động cơ: 4

1.2 Bản chất của động cơ: 4

1.3 Vai trò của động cơ: 6

1.4 Các lý thuyết về động cơ: 6

1.4.1 Lý thuyết động cơ của Freud 7

1.4.2 Lý thuyết động cơ của Maslow 7

1.5 Phân loại động cơ tiêu dùng: 9

1.6 Các chiến lược marketing thích ứng thúc đẩy người tiêu dùng có động cơ và thực hiện động cơ: 11

1.7 Ảnh hưởng của động cơ tới hành vi tiêu dùng: 11

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SẢN PHẨM 13

2.1 Tổng quan về tập đoàn APPLE: 13

2.1.1 Sơ lược về tập đoàn APPLE: 13

2.1.2 Ý nghĩa logo và slogan: 14

2.1.2.1 Ý nghĩa logo 14

2.1.2.2 Ý nghĩa slogan: 15

2.1.3 Thành tựu: 16

Trang 6

2.1.4 Giới thiệu dòng điện thoại iPhone: 18

2.2 Giới thiệu iPhone 5S: 20

2.2.1 Thiết kế và tính năng: 20

2.2.2 Hệ điều hành iOS 7: 23

2.2.3 So sánh với đối thủ cạnh tranh: 29

CHƯƠNG 3: Ý TƯỞNG HOẠT ĐỘNG MARKETING 32

3.1 Chiến lược giá: 32

3.2 Chiến lược phân phối: 33

3.3 Chiến lược chiêu thị: 36

KẾT LUẬN 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Sơ đồ 1.1: Mô hình "Quá trình động cơ" 5

Sơ đồ 1.2: Thang bậc nhu cầu của Maslow 9

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Hoạt động kinh doanh muốn hiệu quả thì nhà kinh doanh cần biết rõ tâm lý

của khách hàng và nhà cung ứng với một triết lý “Biết người biết ta trăm trận

trăm thắng” Vì vậy việc tìm hiểu rỏ về động cơ tiêu dùng của khách hàng là một

yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh hiện nay Để tìm hiểu về vấn đề

này, nhóm chúng tôi xin đơn cử tập đoàn Apple cụ thể chiến lược marketing cho sản phẩm iPhone 5S.

2 Mục đích nghiên cứu:

 Phân tích yếu tố động cơ ảnh hưởng như thế nào đến hành vi mua của ngườitiêu dùng

 Ứng dụng những phân tích yếu tố động cơ vào hoạt động Marketing

 Học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm thông qua phân tích chiến lược

marketing của Apple.

 Tạo cơ hội trau dồi kĩ năng thuyết trình, làm việc nhóm, chia sẻ kiến thứccho các bạn trong lớp và nâng cao khả năng phản biện trước đám đông

3 Phương pháp nghiên cứu

 Sử dụng thông tin thứ cấp thông qua việc đọc sách báo, các tài liệu có liênquan, các trang web cộng đồng và doanh nghiệp

 Nghiên cứu vấn đề bằng phương pháp tổng hợp và chọn lọc thông tin, sau đó

sẽ thảo luận nhóm, phân tích và triển khai nội dung

4 Nội dung nghiên cứu:

 Lý thuyết về động cơ và các vấn đề có liên quan đến động cơ

 Vận dụng yếu tố động cơ trong hoạt động Marketing

Trang 1

Trang 9

Giới thiệu về sản phẩm iPhone 5S, tập đoàn Apple cũng như chiến lược

Marketing của họ

 Đưa ra các đề xuất mới để phát triển hoạt động kinh doanh và mở rộng phạm

vi khách hàng

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm chung về nhu cầu và động cơ:

1.1.1 Nhu cầu:

Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý, là những điều mà con người đòi hỏi để tồntại và phát triển Mọi cá nhân đều có những nhu cầu, một số nhu cầu là bẩm sinh,một số là thu nạp

Nhu cầu của con người có thể chia làm hai loại sau:

 Nhu cầu sơ cấp là những nhu cầu vật chất có tính sinh học như nhu cầu về

ăn, uống, thở, mặc, ở và sinh dục Chúng được đòi hỏi để duy trì cuộc sống sinhhọc của con người

 Nhu cầu thứ cấp là những nhu cầu được con người thu nạp trong quá trìnhhọc hỏi từ văn hóa và môi trường xunh quanh, chẳng hạn nhu cầu học tập, nhu cầutình cảm, nhu cầu được kính trọng, lòng tự trọng, danh dự, quyền lực, địa vị Đây là những nhu cầu có tính chất tâm lý phát sinh từ những trạng thái tâm lý chủquan của những cá nhân và từ các mối quan hệ với những người khác

Ví dụ: mọi người đều cần tới điện thoại để liên lạc với người thân là nhu cầu sơ

cấp nhưng một người tìm mua điện thoại đẹp, tính năng độc đáo thì đó là nhu cầuthứ cấp

Nhu cầu có những đặc tính sau:

 Nhu cầu được phát triển từ nhu cầu sơ cấp đến nhu cầu thứ cấp

 Nhu cầu thay đổi thường xuyên lúc thì nhu cầu này lúc thi nhu cầu khác

 Nhu cấu không ngừng nghỉ vì không bao giờ được thỏa mãn hoàn toàn,khi nhu cầu cũ được thỏa mãn thì nhu cầu mới nổi lên

Căn cứ vào đặc tính của nhu cầu con người nhà tiếp thị:

 Không ngừng đổi mới sản phẩm về hình thức

 Tìm và đưa ra những gợi ý về nhu cầu của người tiêu dùng

Trang 3

Trang 11

1.1.2 Động cơ:

Tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào con người cũng có nhiều nhu cầu.Một số nhu cầu nguồn gốc sinh học Chúng nảy sinh từ những trạng thái căngthẳng về sinh lý như đói, khát, khó chịu Một số nhu cầu khác có nguồn gốc tâm

lý Chúng nảy sinh từ những trạng thái căng thẳng về tâm lý, như nhu cầu đượcthừa nhận, được kính trọng hay được gần gũi về tinh thần Hầu hết những nhu cầu

có nguồn gốc tâm lý đều không đủ mạnh để thúc đẩy con người hành động theochúng ngay lập tức

Một nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi nó tăng lên đến một mức độ đủ mạnh

Một động cơ (hay một sự thôi thúc) là một nhu cầu đã có đủ sức mạnh để thôi thúc

người ta hành động

Việc thỏa mãn nhu cầu sẽ làm giảm bớt cảm giác căng thẳng Trong tâm lýhọc khi nghiên cứu về động cơ thì có nhiều trường phái bàn về động cơ khácnhau, sau đây là khái niệm chung nhất, thống nhất được nhiều ý kiến:

Động cơ là trạng thái (được/bị) kích hoạt trong nội tại một cá nhân dẫn đến

hành vi trực tiếp định hướng vào mục tiêu Trong hoạt động kinh doanh thì bao gồm: Sự định hướng, sức ép, sự lôi cuốn, ham muốn thôi thúc, khát khao….làm nảy sinh hệ quả tất yếu phải dẫn đến một hành vi nào đó Động cơ tiêu dùng là toàn bộ các động lực thúc đẩy, định hướng hành vi tiêu dùng của cá nhân và các nhóm xã hội.

Trang 12

Nhu cầu mong muốn

chưa được thỏa mãn

Căng

Kiến thức

Nhu cầu được thỏa mãn

Quá trình nhận thức

Giảm căng thẳng

làm điều gì đó Khi các động cơ thúc đẩy trở nên mạnh mẽ, chúng vẫn phụ thuộcvào hoàn cảnh

Ví dụ: Khi khách hàng mua kem chống nắng hiệu Sunplay tại một cửa hiệu ở

Vũng Tàu thì lý do chính có thể đó là vì họ muốn bảo vệ làn da trong khi vui chơi

và tắm trên bãi biển dưới ánh nắng Như vậy, động cơ thúc đẩy hành vi mua hàngtrong trường hợp này đó là lo lắng và bảo vệ cho làn da, việc họ chọn nhãn hiệuSunplay là do các bạn của họ đều đã sử dụng và khuyên họ mua

Sơ đồ 1.1: Mô hình "Quá trình động cơ"

Mô hình quá trình động cơ cho thấy một nhu cầu trở thành động cơ khi nhu

cầu đó gây sức ép mạnh mẽ thúc đẩy con người tìm kiếm để thỏa mãn nhu cầu đó.Động cơ thúc đẩy con người hành động, nhưng hành động của con người lại phụthuộc vào nhận thức của họ vào hiện thực xung quanh Những hành động mà họvửa định làm để thỏa mãn nhu cầu được lựa chọn dựa trên cơ sở của quá trìnhnhận thức và những kiến thức có được từ trước

Trang 5

Trang 13

1.3 Vai trò của động cơ:

Trong quá trình nghiên cứu các nhà tâm lý học quản trị kinh doanh đã nhấnmạnh động cơ có các vai trò như sau:

Vai trò khởi phát - thúc đẩy động cơ thôi thúc người tiêu dùng có hành vi

mua sản phẩm theo các mục tiêu đã đề ra Nếu không có động cơ tiêu dùng thìkhông thể có hành vi của người tiêu dùng

Vai trò dẫn dắt động cơ không chỉ có vai trò khởi phát hành vi mà còn dẫn

dắt hành vi của khách hành theo hướng nhất định

Vai trò duy trì việc thực hiện hành động thường trải qua nhiều giai đoạn,

trong một thời gian nhất định, trong thời gian ấy động cơ xuyên suất luôn luônthúc đẩy, duy trì hành vi cho tới khi hành vi được thực hiện

Vai trò gia tăng hiệu ứng kết quả của hành vi có tác dụng gia tăng hoặc

giảm thiểu sự lặp lại hành vi ấy Sự thỏa mãn nhu cầu, động cơ có tác dụng duy trì

và cũng cố hành vi còn nếu không thì ngược lại

Vai trò chấm dưt hành vi khi động cơ đã thúc đẩy hành vi đạt được kết quả

mong muốn, nhu cầu được thỏa mãn thì hành vi do động cơ ấy kết thúc, lúc nàyđộng cơ thực hiện vai trò chấm dứt hành vi

1.4 Các lý thuyết về động cơ:

Các nhà tâm lý học đã phát triển những lý thuyết về động cơ của con người

Trong số những lý thuyết nổi tiếng nhất có ba lý thuyết là lý thuyết của Sigmund

Freud, của Abraham Maslow và của Frederick Herzberg Những lý thuyết này

chứa đựng những hàm ý hoàn toàn khác nhau đối với việc phân tích người tiêudùng và chiến lược Marketing

Trang 14

1.4.1 Lý thuyết động cơ của Freud

Học thuyết này cho rằng con người luôn bị thôi thúc bởi những mong muốn,những nhu cầu, nhưng phần đông không có ý thức đầy đủ về những động cơ đang

tạo hình cho những hành vi của mình Freud cho rằng nhân cách con người gồm 3

hệ thống tương tác:

Thứ nhất vô thức là 1 kho chứa những mong muốn có tính chất nguyên thủy

và thôi thúc như ăn uống, và tình dục những nhu cầu này thôi thúc cá nhân tìmkiếm sự thỏa mãn nhất thời mà không quan tâm đên ý nghĩa cụ thể của sự thỏamãn

Thứ hai siêu thức là biểu lộ bên trong của cá nhân về những biểu hiện của

lương tâm phẩm giá Vai trò của siêu thức là cá nhân thỏa mãn những nhu cầu theo

1 cách được xã hội chấp nhận siêu thức giống như 1 cái “phanh” ngăn cản vàkiềm hãm những ý thức thúc đẩy của vô thức

Thứ ba ý thức là sự kiểm soát có suy nghĩ của cá nhân hoạt động như 1 bộ

máy điều khiển bên trong để tạo sự cân bằng trạng thái giữa những nhu cầu thôithúc và những ràng buộc xã hội của siêu thức

Ba hệ thống này giúp con người có sự thôi thức các nhu cầu nhưng cũng tìmkiếm sự thỏa mãn trong chừng mực có sự ràng buộc của xã hội và suy nghĩ củabản thân

1.4.2 Lý thuyết động cơ của Maslow

Abraham Maslow đã tìm cách giải thích tại sao những thời điểm khác nhau,

người ta lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau Tại sao có người đã dành ranhiều thời gian và sức lực để đảm bảo an toàn cá nhân và có người lại cố gắnggiành được sự kính trọng của người xung quanh? Ông cho rằng nhu cầu của conngười được sắp xếp trật tự theo thứ bậc, từ cấp thiết nhất đến ít cấp thiết nhất

Theo thứ tự tầm quan trọng các nhu cầu đó được sắp xếp như sau: Những nhu

cầu sinh lý (1), những nhu cầu an toàn (2), những nhu cầu xã hội (3), những

Trang 7

Trang 15

nhu cầu được tôn trọng (4) và những nhu cầu tự khẳng định mình (5) Con

người sẽ cố gắng thỏa mãn trước hết là những nhu cầu quan trọng nhất Khi người

ta đã thoả mãn được một nhu cầu quan trọng nào đó thì nó sẽ không còn là động

cơ hiện thời nữa, và người ta lại cố gắng thỏa mãn nhu cầu quan trọng tiếp theo

 Những ứng dụng của bậc thang nhu cầu Maslow:

 Mặc dù các nhà tâm lý học không đồng ý về việc phân chia cụ thể nhữngnhu cầu cá nhân, nhưng thang bậc nhu cầu của Maslow là 1 công cụ hữu ích đốivới các nhà tiếp thị trong việc hiểu biết những động cơ của người tiêu dùng Lýthuyết của Maslow có thể ứng dụng vào hoạt động marketing vì những hàng tiêudùng thường phục vụ để thỏa mãn mỗi nhu cầu thang bậc nhu cầu

Ví dụ: Một người mua thức ăn để thỏa mãn nhu cầu sinh học, mua bảo hiểm để

thỏa mãn nhu cầu an toàn, tham gia câu lạc bộ thể thao để thỏa mãn nhu cầu xãhội, mua xe đắt tiền để khẳng định mình, ghi danh những lớp học để biến nhữngtiềm năng thành hiện thực

 Thang nhu cầu được sử dụng để phân khúc thị trường

Ví dụ: Xe máy SH hướng vào thị trường người tiêu dùng cao cấp, quảng cáo của

sản phẩm này chú trọng đến cái tôi, nhấn mạnh tính đẳng cấp của người dùng

 Thang bậc nhu cầu cũng được sử dụng để định vị sản phẩm Dựa vào quanđiểm không có nhu cầu nào được thỏa mãn hoàn toàn, và cá nhân luôn bị thúc đẩy

từ nhu cầu này đến nhu cầu khác, nên các nhà tiếp thị sẽ gợi mở những nhu cầumới cho khách hàng

dụ : Một người đang sắp chết đói (nhu cầu 1) sẽ không quan tâm đến những gì

vừa mới xảy ra trong thế giới nghệ thuật (nhu cầu 5) hay những người chung quanh nhìn mình hay tôn trọng mình như thế nào (nhu cầu 4) Nhưng khi mỗi nhu

cầu được thỏa mãn, thì nhu cầu quan trọng nhất tiếp theo sẽ nổi lên hàng đầu

Trang 16

Lý thuyết của Maslow đã giúp người làm Marketing hiểu được các sản phẩm

khác nhau phù hợp như thế nào với các ý đồ, mục đích và đời sống của những

người tiêu dùng tiềm ẩn

Vậy lý thuyết của Maslow đã làm sáng tỏ được điều gì về mối quan tâm của

Lan đến chuyện mua một máy tính? Ta có thể đoán nhận được rằng Lan đã thỏa

mãn được những nhu cầu sinh lý, an toàn và xã hội Mối quan tâm của Lan đến

máy tính có thể bắt nguồn từ một nhu cầu mãnh liệt được mọi người xung quanh

kinh nể hơn hay từ một nhu cầu cao hơn là tự khẳng định mình

Sơ đồ 1.2: Thang bậc nhu cầu của Maslow

1.5 Phân loại động cơ tiêu dùng:

Động cơ tiêu dùng rất phong phú và đa dạng nhưng căn cứ vào tính chất

chúng ta có thể chia là 2 loại:

Động cơ tiêu dùng có tính chất sinh lý là động cơ nảy sinh từ nhu cầu có

tính chất bẩm sinh, sinh lý của người tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu: duy trì,

kéo dài, phát triển cuộc sống của họ, trong đời sống thường ngày loại động cơ này

Trang 17

thường giống nhau và có chung một điểm là: rõ nét, đơn giản trùng lặp dễ pháthiện.

Động cơ tiêu dùng có tính chất tâm lý đây là loại động cơ nảy sinh từ nhu

cầu xã hội, tinh thần của người tiêu dùng Các động cơ này có sự khác nhau lớngiữa các cá nhân về phương thức thực hiện và mức độ thỏa mãn Đặc điểm củaloại động cơ này là sâu sắc, kín đáo đa dạng và luôn được đánh giá bởi các giá trị,chuẩn mực xã hội

Một số loại động cơ thường thấy ở người tiêu dùng:

Động cơ thực dụng: đây là động cơ lấy giá trị sử dụng thực tế của hàng hóa,

dịch vụ làm mục tiêu chủ yếu

Động cơ chạy theo cái mới: động cơ này lấy cái mới mẻ, độc đáo, thời

thượng của sản phẩm, dịch vụ làm mục đích chủ yếu

Động cơ chạy theo cái đẹp: động cơ này lấy giá trị thưởng thức, giá trị nghệ

thuật của sản phẩm làm mục đích chủ yếu Khi mua hàng khách hàng thường chú

ý đến giá trị nghệ thuật của sản phẩm

Động cơ mua hàng giá rẻ: động cơ này chú ý đến giá cả sản phẩm, người

tiêu dùng muốn chi trả ít mà có được nhiều lợi ích vật chất

Động cơ dự trữ: những người có động cơ này thường là những người cơ

hội, họ muốn có một số lượng lớn sản phẩm được cất giữ khi thị trường khan hiếmthì họ tung ra kiếm lời

Động cơ phô trương: những người có động cơ này thường phô trương địa

vị, khoe khoang sự giàu sang khi mua hàng họ thường chú ý đến ý nghĩa tượngtrưng, giá trị tinh thần

Động cơ thói quen: những người này thường mua sản phẩm để thỏa mãn thị

hiếu hoặc lối sống riêng của mình, mua hàng theo thói quen

Trang 18

Động cơ tình nghĩa: những người này thường mua sản phẩm hàng hóa có

tính chất tình huống, trong trường hợp này ấn tượng của người bán hàng có tínhquyết định…

1.6 Các chiến lược marketing thích ứng thúc đẩy người tiêu dùng có động cơ

và thực hiện động cơ:

 Cung ứng nhiều hơn các sản phẩm chế biến sẵn, tạo ra các kênh phân phối

như: cửa hàng thức ăn nhanh, các sản phẩm có thể bảo quản được lâu (trong môi

trường đông lạnh), dịch vụ bán hàng qua điện thoại, qua Internet

 Cung cấp nhiều hơn những tiện ích mang tính độc đáo hơn so với nhữngtiện ích thông thường

 Chi tiết hóa những thông tin mang tính định lượng, kỹ thuật thông qua việcmời những chuyên gia trực tiếp giải thích những thông số kỹ thuật, trực tiếp tư vấncho người tiêu dùng về những sản phẩm công nghệ cao, khó sử dụng

 Liên kết với những kênh phân phối đáng tin cậy như siêu thị, các thươnghiệu nổi tiếng trên thị trường

 Xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu

Những người làm Marketing phải cố gắng xây dựng hình ảnh nhãn hiệu

tương xứng với hình ảnh bản thân (hình ảnh cá nhân- bản ngã) của thị trường mục

tiêu

1.7 Ảnh hưởng của động cơ tới hành vi tiêu dùng:

Động cơ của một hành vi mua hàng bao gồm những lợi ích vật chất và tinhthần, một số được biểu lộ bên ngoài, một số tiềm ẩn bên trong

Trang 11

Trang 19

Điển hình như sản phẩm Macbook ngoài những đặc trưng và chức năng của

một máy tính, nó còn thể hiện sự thời trang, sành điệu, đẳng cấp của người sửdụng

Động cơ thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng đôi khi phụ thuộc vào cảm giác.Khi lựa chọn hàng hóa, người tiêu dùng ngoài chú trọng đến công dụng còn quantâm đến màu sắc, hình dáng trọng lượng bao bì…Những cảm giác này có thể làđộng cơ thúc đẩy hoặc ngăn cản người tiêu dùng mua hàng

 Cảm giác kích thích động cơ mua hàng: Lấy thời trang làm ví dụ, có nhiềuchị em phụ nữ rất nghiện fashion, shopping, sẵn sàng chi trả một số tiền lớn đểmua các sản phẩm mới ra để theo kịp xu hướng

 Cảm giác hạn chế động cơ mua hàng: Khi tình cờ thấy người khác mặc mộtchiếc váy rất đẹp, ngay lập tức bạn sẽ xuất hiện động cơ muốn mua chiếc váy đó.Nhưng khi mặc thử thì chiếc váy lại không hợp với vóc dáng bản thân nên đãquyết định không mua nữa Do đó, chính cảm giác mình mặc không đẹp đã hạnchế động cơ mua hàng

Hay phổ biến hiện nay là hình thức mua hàng online Bạn nhìn hình ảnh sảnphẩm trình bày trên website thì rất đẹp, và mong muốn sở hữu ngay món hàng đó.Nhưng khi tiếp xúc thực tế thì sản phẩm lại không được lung linh như trên hình,vậy nên cảm giác bản thân đã tác động mạnh đến động cơ mua hàng

 Vì vậy, các nhà sản xuất khi tung sản phẩm ra thị trường, ngoài nêu bậtcông dụng sản phẩm còn chú trọng đến yếu tố kích thích cảm giác người tiêudùng

Trang 20

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SẢN PHẨM

2.1 Tổng quan về tập đoàn APPLE:

2.1.1 Sơ lược về tập đoàn APPLE:

Apple Inc (NASDAQ: AAPL, LSE:

ACP) là tập đoàn công nghệ máy tính

của Mỹ có trụ sở chính đặt tại ở San Francisco,

tiểu bang California Apple được thành lập

ngày 1 tháng 4 năm 1976 dưới tên Apple

Computer, Inc., và đổi tên vào đầu năm 2007

Với lượng sản phẩm bán ra toàn cầu hàng năm

là 13,9 tỷ đô la Mỹ (2005), và có 14.800 nhân viên ở nhiều quốc gia, sản phẩm

là máy tính cá nhân, phần mềm, phần cứng, thiết bị nghe nhạc và nhiều thiết bị đaphương tiện khác Sản phẩm nổi tiếng nhất là Apple Macintosh, iPod nghe nhạc,chương trình nghe nhạc iTunes, đặc biệt là điện thoại iPhone và máy tínhbảng iPad Phạm vi bán hàng và dịch vụ chủ yếu là Mỹ, Canada, NhậtBản và Anh

 Nhà sáng lập : Steve Jobs, Steve Wozniak, Ronald Wayne

 Ban Lãnh Đạo : Steve Jobs, Tim Cook, Peter Oppenheimer

 Lĩnh vực hoạt động : Phần cứng, phần

mềm máy tính,thiết bị điện tử tiêu dùng

Trang 13

Trang 21

 Sản phẩm chủ chốt: Máy tính Mac (Pro, Mini,Air, Pro – Xsever ), iPhone(3, 3GS, 4, 4S, 5, 5S, 5C), iPod (Shuffle, Nano, Touch, Classic), Apple TV,Cinema Display,…

 Cùng với đó là các dịch vụ : Cửa hàng bán lẻ, trực tuyến, iTunes…

2.1.2 Ý nghĩa logo và slogan:

2.1.2.1 Ý nghĩa logo

Apple sở hữu một trong những logo nổi tiếng nhất

thế giới với hình ảnh quả táo cắn mất góc biểu tượng cho

ham muốn, hiểu biết, hy vọng và nổi loạn

Xung quanh ý nghĩa của biểu tượng này, nhiều

người đã đưa ra những nhận định khác nhau, từ rất đơn giản đến rất phức tạp, thậmchí là kì dị và hoang tưởng

Tuy nhiên, Rob Janoff, tác giả của logo này lại khẳng định rằng miếng cắn

trên logo - nét đặc trưng nhất của Quả táo chỉ đơn giản là một điểm nhấn về nhận

dạng Ông cho biết, logo Apple khi thu nhỏ lại hay nhìn từ đằng xa, sẽ trông giống

với trái cherry hơn là trái táo nếu như không có miếng cắn ở bên hông Miếng cắnnày cũng thể hiện sự chưa hoàn hảo và mong muốn đổi mới không ngừng để đạt

đến sự hoàn hảo của Apple.

Jean Louis Gassée, Giám đốc điều hành của Apple, từ năm 1981 - 1990 đã

nói rằng logo quả táo mất góc chính là một trong những bí mật lớn nhất của

Apple Đây là biểu tượng hoàn hảo cho lòng ham muốn và sự hiểu biết, với một

góc khuyết và được phủ đầy các dải màu cầu vồng, sắp xếp theo một trật tự ngẫunhiên

Trang 22

“Quả Táo” được ngưỡng mộ bởi sự đơn giản, cùng nhiều tầng nghĩa vây

quanh Các fan hâm mộ thậm chí còn dán logo Apple lên xe, hay xăm mình, một

sự yêu quý cuồng nhiệt mà chỉ rất ít thương hiệu mới có được

Hơn 36 năm trôi qua, “Quả Táo khuyết góc” vẫn y như thế, và có thể nhiều

năm sau nữa, sẽ vẫn chẳng có tác động to lớn nào làm ảnh hưởng đến hình ảnh

này Các phiên bản sau của Apple có màu sắc sáng hơn, hình dạng logo đối xứng

và hợp lý về mặt hình học hơn nhưng vẫn trung thành với mẫu sáng tạo ban đầu

2.1.2.2 Ý nghĩa slogan:

“THINK DIFFERENT” - “Hãy khác biệt”

Có thể quá thừa khi nói thêm về điều này nhưng đây là câu slo-gan nổi tiếngđậm chất Steve Jobs được ra đời để định hướng cho những gì đã từng là một hãngsản xuất máy vi tính nhỏ ở Cupertino, California, Mỹ Chính định hướng “hãynghĩ khác” đó đã ăn sâu vào tất cả mọi thứ thuộc về thương hiệu Apple ngày nay

Đã có nhiều tranh luận về tính đúng đắn trong ngữ pháp của slo-gan này nhưng chỉchút nghi ngờ khi tin rằng cụm từ này đã ăn sâu vào đầu của người dùng Apple vàcác khách hàng mới suốt từ khi Steve Jobs lần đầu giới thiệu nó tại Hội nghịSeybold diễn ra vào tháng 10/1997 tại San Francisco Cũng tại sự kiện đó, mộtchiến dịch truyền thông “Think Different” – Hãy nghĩ khác, đã mang đến chochúng ta những thứ “điên khùng” (The Crazy Ones) làm thay đổi hoàn toàn thếgiới công nghệ sau đó

Khẩu hiệu “Think different” có thể coi là slogan nổi nhất trong lịch sử thăngtrầm của Apple: Với Apple, người sử dụng có thể cảm nhận được sự khác biệt màcác sản phẩm của thương hiệu này đem lại Apple đã tự tìm cho mình một lối điriêng, khác biệt hoàn toàn so với các thương hiệu khác từ mẫu mã cho đến các ứngdụng, phần mềm cũng như các tính năng của sản phẩm, kích thích trí tò mò, sựham muốn khám phá của người sử dụng

Trang 15

Trang 23

Apple đã tập trung xây dựng một thương hiệu mạnh dựa trên cơ sở giá trịtinh thần tình cảm hơn là giá trị công năng, từ đó dần dần có chỗ đứng trong lòngkhách hàng, góp phần tạo nên thành công của thương hiệu này.

Iphone thu hút người dùng bởi những điểm mới độc đáo, đúng nhưslogan của thương hiệu Apple “THINK DIFFERENT” Chính sự khác biệt đã giúpchiếc iPhone đầu bảng cũng như dòng điện thoại iPhone được đón nhận rất nồngnhiệt, được tán dương và trở thành nhãn hiệu điện thoại đại diện cho sự đẳng cấp

và phong cách thời thượng trong nhiều năm qua

2.1.3 Thành tựu:

Trong suốt hơn 36 năm qua, Apple đã tăng trưởng với một tốc độ đáng kinh

ngạc, luôn nhận được sự chú ý cũng như ngưỡng mộ từ công chúng Lịch sử hình

thành và phát triển của Apple luôn gắn liền với những bước ngoặc mang tính đột

phá trong việc tạo ra các sản phẩm công nghệ điện tử thế hệ mới

Apple là công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới 2013 theo Tạp chí Fortune.

Giá trị thương hiệu của Apple cao gần gấp đôi so với các thương hiệu khác

trong xếp hạng của Forbes.

Apple mới đây đã cho đăng tải báo cáo kinh doanh của quý 4 thuộc năm tài

chính 2013 Theo đó hãng đạt được doanh thu 37,5 tỉ USD, tăng 4,1% so với cùng

kì năm ngoái và tăng 6% so với quý trước Con số này cũng đã vượt qua mức dự

đoán 34 - 37 tỉ USD do chính Apple đưa ra trước đây Được biết 60% trong tổng

doanh thu của công ty là từ thị trường quốc tế, tức bên ngoài nước Mỹ Về mặt lợinhuận, hãng thu được 7,5 tỉ USD, giảm 8,5% so với một năm trước và tăng 8,7%

Trang 24

Sự xuất hiện của iPhone 5S và 5C giúp Apple đẩy doanh số của iPhone lên

mức 33,8 triệu máy, cao kỉ lục so với các quý 4 trước đây, tăng mạnh 25,6% so

với năm ngoái và tăng 8% so với quý trước Giá bán trung bình của iPhone thì

không đổi so với năm ngoái, và giảm nhẹ từ mức $581 của quý 3 xuống thành

$577 trong quý 4 Mức giá trung bình này cũng là thấp nhất từ trước đến nay đối

với iPhone, cho thấy rằng Apple đang bán được nhiều điện thoại giá thấp hơn Tổng cộng Apple đã thu được 19,5 tỉ USD từ dòng smartphone của mình, tăng

17% so với năm trước

Apple cho biết thêm rằng hãng đã bán được 14,1 triệu chiếc iPad trong quý4/2013, tăng nhẹ chỉ 0,7% so với năm ngoái và giảm 3,4% so với quý 3 năm nay

do tâm lý chờ đợi iPad mới Giá bán trung bình của iPad hiện đang ở mức $439,tăng nhẹ so với mức thấp kỉ lục $436 của quý trước nhưng giảm so với năm ngoái

do sự xuất hiện của iPad mini iPad đang mang lại cho Apple 6,2 tỉ USD doanh

thu, giảm 13% so với cùng kì năm ngoái Theo thống kê trong năm 2013 vừa qua,

cứ mỗi một giây đồng hồ những người sử dụng iPhone, iPad trên thế giới lại tải về

800 ứng dụng và đem lại một khoản tiền trị giá 7.9 tỷ bảng Anh cho các nhà pháttriển phần mềm vì những nỗ lực của họ

Ông Eddy Cue - Phó giám đốc cấp cao Dịch vụ và Phần mềm Internet của

Apple tiết lộ; chỉ riêng tháng 12/2013 vừa qua, khách hàng đã chi ra số tiền 609

triệu bảng Anh để mua các phần mềm của Apple

Các máy tính Mac đã đem về cho Apple 5,62 tỉ USD doanh thu trong quý rồi

với doanh số vào khoảng 4,6 triệu chiếc, giảm 300.000 nghìn đơn vị so với mộtnăm trước Doanh số iPod cũng tiếp tục giảm Hồi năm ngoái hãng giao được 6,75

triệu USD và thu về 1 tỉ USD, còn trong năm nay thì Apple chỉ bán được có 3,5

triệu iPad với doanh thu 573 triệu USD, tức giảm 35% số máy bán ra và giảm 30%

về mặt doanh thu

Trong quý 1 của năm tài chính 2014 sắp tới, Apple dự đoán sẽ thu về doanh

thu trong khoảng 55 đến 58 tỉ USD nhờ sự xuất hiện của các máy Mac, iPad Air

Trang 17

Trang 25

và iPad mini màn hình retina cũng như nhu cầu cao đến từ mùa mua sắm cuốinăm.

Trong một sự kiện diễn ra song song với triển lãm điện tử tiêu dùng CES

2014, hãng công nghệ Apple đã công bố doanh số khủng lên đến 10 tỉ USD mà

người dùng đã chi ra để mua ứng dụng, nội dung, video và game trên Apple AppStore trong năm 2013 Trong số đó, chỉ riêng doanh số trong tháng 12 đã đạt mức

1 tỉ USD

Kể từ khi App Store ra mắt vào năm 2008, những khách hàng của Apple đã tải về hơn 60 tỷ lần từ kho ứng dụng Đại diện Apple cho biết thêm kho ứng dụng

cũng đã cũng cấp hơn 1 triệu sản phẩm ở 155 quốc gia khác nhau trên thế giới

2.1.4 Giới thiệu dòng điện thoại iPhone:

Nhắc đến iPhone, cho dù là những khách hàng yêu quý thương hiệu Apple,

những chuyên gia công nghệ hay những khách hàng thông thường nhất cũng phảidành cho chiếc smartphone này một sự kính trọng nhất định

Cho dù có yêu thích nó hay không, thì tất cả mọi người đều phải thừa nhận :

Sự ra đời của iphone không giống bất kì sự

ra đời của một sản phẩm công nghệ nào khác,

mà nó được xem như là tiếng chuông đầu tiênkhởi xướng cuộc cách mạng smartphone Sự

ra đời của iPhone cùng với sự khác biệt về kiểudáng và tính năng của nó đã tạo nên bước ngoặtcủa nền công nghiệp đi động và đưa Apple trở

thành một trong những tập đoàn công nghệhàng đầu thế giới Sau đây là một số cột mốc quan trọng:

Ngày đăng: 07/03/2015, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w