1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lập kế hoạch marketing cho công ty blue sky

251 467 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 251
Dung lượng 5,37 MB

Nội dung

Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân ph

Trang 1

NHÓM 1 Trang 1

MỤC LỤC

I – PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO TƯƠNG LAI 3

1 PHÂN TÍCH PESTEL NGÀNH RỬA TAY 3

1.1 Chính trị 3

1.2 Kinh tế 4

1.3 Văn hóa, xã hội 7

1.4 Kỹ thuật- Công nghệ 9

1.5 Luật pháp 10

1.6 Môi trường- điều kiện tự nhiên 14

2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGÀNH HÓA MỸ PHẨM 21

2.1 Quy mô của ngành 21

2.2 Biến động cung cầu 23

2.3 Mức tiêu thụ ngành 26

2.4 Tình hình cạnh tranh trong ngành 26

2.5 Phân tích SWOT 36

2.6 Đo lường và dự báo 37

3 PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP 38

3.1 Tổng quan về công ty 38

3.2 Nguồn nhân lực 39

3.3 Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm 41

3.4 Năng lực cạnh tranh 47

3.5 Dự báo 50

II – PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MARKETING 50

1 THẨM TRA THỰC TRẠNG MARKETING 50

1.1 Tổ chức bộ phận Marketing 50

1.2 Tổng quan tình hình thị trường 60

Trang 2

NHÓM 1 Trang 2

1.3 Tình hình sản xuất – kinh doanh 67

Biểu đồ 1.10 Lợi tức đầu tư năm 2013 89

1.4 Tình hình cạnh tranh 89

1.5 Tình hình phân phối 130

2 PHÂN TÍCH CƠ HỘI MARKETING (HIỆN TẠI VÀ XU HƯỚNG) 135 1.1 Doanh nghiệp 135

1.2 Đối thủ cạnh tranh 135

1.3 Khách hàng 136

1.4 Kênh phân phối 136

1.5 Lợi thế cạnh tranh của DN 137

1.6 Đo lường và dự báo 140

III – MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING 141

1 PHÂN KHÚC, LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ 141 1.1 Phân khúc thị trường 141

1.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu 146

1.3 Định vị sản phẩm 151

2 MỤC TIÊU MARKETING TRONG VÒNG 1 NĂM 162

2.1 Sứ mệnh kinh doanh 162

2.2 Mục tiêu kinh doanh 162

2.3 Mục đích Marketing 162

2.4 Mục tiêu Marketing 163

3 CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC MARKETING 165

4 CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX 167

4.1 Dòng mỹ phẩm 167

4.2 Dòng sữa rửa tay 188

4.3 Dòng nước xả vải 196

4.4 Dòng gel rửa tay 208

Trang 3

NHÓM 1 Trang 3

IV – KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 220

1 NGÂN SÁCH MARKETING 220

1.1 Phương pháp xác định ngân sách Marketing 220

1.2 Chi phí marketing công ty 222

1.3 Chi phí Marketing tổng quát 223

1.4 Ngân sách dòng mỹ phẩm 224

2 DỰ KIẾN NGÂN SÁCH MARKETING 226

V – KIỂM SOÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ THỰC THI KẾ HOẠCH MARKETING 233

MỤC MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH 235

PHỤ LỤC 238

I – PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO TƯƠNG LAI

1 PHÂN TÍCH PESTEL NGÀNH RỬA TAY

1.1 Chính trị

Việt Nam đang xây dựng thể chế kinh tế thị trường, hàng năm đều có nhiệm vụ xây dựng các bộ luật mới, các pháp lệnh mới, chỉnh sửa đổi lại các văn bản pháp luật cũ Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, đảm bào nền kinh tế phát triển ổn định Các chính sách đó là: bảo hộ mậu dịch tự do, các chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp, trợ cấp cho người lao động Các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thương mại của công ty Blue Sky Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường tạo điều kiện cho công ty Blue Sky phát triển hệ thống bao phủ toàn quốc và mở rộng phân khúc ra thị trường quốc tế Tuy nhiên việc hội nhập kinh tế cũng dẫn đến sự cạnh tranh gay

Trang 4

NHÓM 1 Trang 4

gắt giữa các công ty trong nước và công ty nước ngoài, ảnh hưởng đến thị phần mà

các công ty nội nắm giữ

Blue Sky được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo

Luật Doanh nghiệp 2005

Các hoạt động của Công ty theo Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ công ty

Các chính sách của nhà nước về hàng hóa được mở rộng, doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các hoạt động thương mại của mình Các công ty được thành lập và hoạt động theo quy định về pháp luật về việc thuê mướn nhân viên, thuế, quảng cáo, nơi đặt nhà máy, bảo vệ môi trường,…

1.2 Kinh tế

GDP Việt Nam năm 2014

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu cải thiện trong 9 tháng đầu năm Sau khi tăng trưởng 5,09% và 5,42% trong

quý I và II, đến quý III này, GDP cả nước đã tăng 6,19% Theo bà Nguyễn Thị

Ngọc Vân, vụ trưởng Vụ Thống kê tổng hợp, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6

tháng đầu năm 2014 ước tăng 5,18% so với cùng kỳ năm 2013

Dự báo GDP trong những năm tới

Trong ấn phẩm “Dự báo triển vọng tại các thị trường tăng trưởng nhanh” quý

II-2014 do Ernst & Young (EY) công bố ngày 3-9, công ty hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế, giao dịch tài chính và tư vấn này đã giảm dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2015 từ 6,4% trong bản báo cáo hồi tháng 2, xuống còn 6,0% Tuy nhiên, EY lại kỳ vọng tăng trưởng của Việt Nam sẽ

Trang 5

khách hàng càng lớn thì doanh nghiệp càng sinh nhiều lợi nhuận

Thu nhập

Ông Glenn B.Maguire, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của ANZ cho rằng sự phát triển của tầng lớp trung lưu lớn ở VN sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế ổn định của VN Chuyên gia này đưa ra tính toán của ANZ, tiền lương trung bình ở VN đã vượt khỏi mốc 5USD/ngày vào năm 2010 Với tốc độ tăng trưởng của thu nhập bình quân hàng tháng vào khoảng 10%/năm, đi đôi với diễn biến thuận lợi về nhân khẩu học (1/3 dân số có độ tuổi dưới 20) trong những thập kỷ tới, sẽ ngày càng có nhiều người

VN bước chân vào lực lượng lao động, qua đó làm tăng tầng lớp tiêu dùng một cách

hữu cơ

Đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người tại VN sẽ tăng từ khoảng 1.200 USD/năm lên khoảng 3.000 USD/năm Điều này sẽ giúp cho VN chiếm một vị trí vững chắc trong tầng lớp tiêu dùng châu Á

Khi thu nhập của người dân tăng lên, tức nhu cầu của họ cũng cao hơn, công ty

sẽ sản xuất những sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của họ dù giá thành có cao nhưng

sản phẩm chất lượng thì họ vẫn sẽ bỏ tiền ra mua

Tỷ lệ lãi suất và lạm phát:

Theo Ngân hàng Nhà nước thông tin về tình hình hoạt động của các NHTM từ 11-15/8., lãi suất huy động VND tiếp tục ổn định Lãi suất cho vay bằng VND cho

Trang 6

NHÓM 1 Trang 6

doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức 7-8%/năm; các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức khoảng 9-10%/năm đối với ngắn hạn; 10,5-12%/năm đối với trung và dài hạn Trong hai năm 2002-2003, CPI tăng thấp nhưng từ năm 2004-2010, lạm phát cao trở lại, gần như lặp đi lặp lại, cứ 2 năm tăng cao mới có 1 năm tăng thấp Từ năm 2007 đến nay, lạm phát có chiều hướng mất ổn định hơn Chiều hướng biến động CPI như trên liên quan đến cung tiền và tín dụng trong giai đoạn này Lạm phát của Việt Nam dự báo sẽ ở mức trung bình 6,2% trong năm 2014, với sản lượng lương thực nhìn chung ổn định, chính sách kích cầu giảm bớt và đồng tiền Việt Nam giảm giá nhẹ Lạm phát của Việt Nam đã tuột khỏi mức cao 6,6% của năm ngoái, cùng với sự ổn định giá cả đã làm dịu bớt nỗi lo lắng về giảm lương Trong năm 2015, dự báo lạm phát sẽ ở mức 6,6% khi các hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục mạnh hơn

Tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đồng nội tệ giảm giá thì hàng hóa trong nước giảm giá theo Ở Việt Nam, chính sách tỷ giá hối đoái gắn rất chặt với chính sách tiền tệ, thậm chí gần như trở thành một bộ phận không thể tách rời của chính sách tiền tệ Vì có một số đặc trưng như tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam rất lớn (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2013 lên đến hơn 260 tỷ USD, tương đương 150% GDP), dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam rất nhiều kể cả dòng vốn đầu tư trực tiếp lẫn đầu tư gián tiếp, Việt Nam có tình trạng đô la hóa khá mạnh do Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới chấp nhận huy động bằng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác cũng như được phép cho vay bằng ngoại tệ

Năm 2012 và 2013, mặc dù CPI lần lượt tăng 6,81% và 6,04% so với cuối kỳ và tăng bình quân tới 9,21% và 6,6% song giá USD chỉ tăng tương ứng có 0,18% và 1,09% chứng tỏ tỷ giá hối đoái không chỉ ổn định trong chính sách và thể hiện ở tỷ

Trang 7

Sức mua hàng hóa tăng, tạo cơ hội cho công ty gia tăng sản xuất, nâng cao thị phần hoặc chiếm lĩnh thị trường, tăng lợi nhuận công ty Song, ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái làm giảm sức ép từ các công ty nước ngoài, tạo nhiều cơ hội để phát triển sản phẩm xuất khẩu trong tương lai

Vì nền kinh tế hiện nay mất ổn định, nên công ty cũng cần theo dõi sát sao và nắm vững vận động của thị trường để đề ra chiến lược cụ thể cho công ty mình

1.3 Văn hóa, xã hội

Dân số

Tháng 11-2013, dân số Việt Nam đã đạt ở con số 90 triệu người – đứng thứ 14

trên thế giới và đứng thứ 8 ở châu Á

Cùng với xu hướng giảm sinh và nâng cao tuổi thọ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15-64) tăng lên Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đến 01/01/2014 là 53,65 triệu người, tăng 864,3 nghìn người so với cùng thời điểm năm trước, trong

đó lao động nam chiếm 51,5%; lao động nữ chiếm 48,5% Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2013 là 52,40 triệu người, tăng 1,36% so với năm 2012 Điều đó cho thấy Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu “dân

số vàng” và đây thực sự là cơ hội để cải thiện sức khỏe, tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho y tế

Trang 8

NHÓM 1 Trang 8

Mặt khác, dân số dưới 15 tuổi giảm mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc giảm tỷ số giữa học sinh và giáo viên, qua đó nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho trẻ em, cải thiện chất lượng sức khỏe dân số tương lai Dân số tăng, đồng nghĩa với việc vấn đề y tế được chú trọng, đặc biệt là đối với trẻ em và trẻ vị thành niên, do đó đã tạo cơ hội cho các sản phẩm về chăm sóc sức khỏe cá nhân, gia đình phát triển, giúp công ty tăng them lợi nhuận cho các sản

phẩm về mảng này

Giáo dục

Theo báo cáo sơ bộ từ các địa phương, tại thời điểm đầu năm học 2013-2014, cả nước có 13867 trường mẫu giáo, tăng 319 trường so với năm học trước; 15372 trường tiểu học, tăng 11 trường; 10460 trường trung học cơ sở, tăng 170 trường và

2403 trường trung học phổ thông, tăng 42 trường Cũng trong năm học này, cả nước

có 3,6 triệu trẻ em đi học mẫu giáo, xấp xỉ số học sinh năm học trước; 14,9 triệu học sinh phổ thông, tăng 1%, bao gồm: 7,4 triệu học sinh tiểu học, tăng 2,7%; 5 triệu học sinh trung học cơ sở, tăng 2,7% và 2,5 triệu học sinh trung học phổ thông, giảm 6,5%

Việc các trường học xuất hiện ngày càng nhiều đồng nghĩa với việc học sinh sinh hoạt các hoạt động tập thể cũng nhiều hơn Do đó, trong một môi trường sinh hoạt tập thể như vậy, vấn đề vệ sinh cá nhân càng được chú trọng hơn bao giờ hết nhằm có thể giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của mỗi người, tránh khỏi sự lây nhiễm trong môi trường xung quanh Vì vậy, Blue Sky có thể nắm bắt những yếu tố này và phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân vì một mục đích giữ gìn vệ sinh chung tại các trường học

Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm

Trong ba tháng đầu năm, cả nước có 5,4 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết;

80 trường hợp mắc bệnh viêm não virút; 35 trường hợp mắc thương hàn; 6 trường hợp

Trang 9

Tình hình này đặt ra một cơ hội nhưng cũng là một thách thức lớn cho các sản phẩm vệ sinh cá nhân, và Blue Sky cũng không phải là ngoại lệ Qua đây, Blue Sky

có thể nắm bắt được tình hình và đưa ra những hoạt động tuyên truyền thích hợp về tác dụng cực kỳ quan trọng của việc rửa tay nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước khi ăn, nhằm hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm bệnh qua tiếp xúc và khả năng ngộ độc thực phẩm, từ đó cũng giảm thiểu số ca mắc các bệnh về da như tay-chân-miệng – loại bệnh nguy hiểm đã hình thành dịch bệnh trong năm 2014

1.4 Kỹ thuật- Công nghệ

Đây là yếu tố quan trọng của cạnh tranh, công nghệ mới sẽ tạo ra sản phẩm mới, năng suất, chất lượng tốt hơn Các sản phẩm rửa tay hiện nay được sản xuất, chế biến theo dây chuyền công nghệ hiện đại của nước ngoài, đa dạng về chủng loại, giá cả, mùi hương…Với công nghệ diệt khuẩn, khử mùi, tạo hương thơm và độ mềm mại cho da tay, các sản phẩm ngày càng được hoàn thiện và nâng cao chất

lượng hơn

Thông thường, nước rửa tay được làm từ hỗn hợp của muối natri có gốc là chuỗi acid béo dài Nước rửa tay gồm có hương liệu, màu và chất diệt khuẩn Theo sáng chế của Vlasblom Jack T., số US 5728662, gel rửa tay có thể thêm chất làm đặc polymeric để tăng độ đặc cho sản phẩm Chất làm đặc polymeric không hòa tan trong nước nhưng có khả năng phân tán trong nước; và phải được nhũ hóa trước hay

Trang 10

NHÓM 1 Trang 10

phân tán trước trong nước, sau đó mới cho vào hỗn hợp gel rửa tay Ngoài ra, còn

có công nghệ kết hợp giữa Nano Bạc Công Nghệ Cao có tính kháng khuẩn mạnh và ethanol, có tác dụng tiêu diệt 99,9% các loại vi khuẩn, virut, nấm trên tay trong thời

nhập Bên cạnh đó, việc tiếp cận và sử dụng các công cụ truyền thông mới nhưng

hiệu quả như online, tiếp thị truyền miệng (word-of-mouth) và những mạng xã hội (social networking)…giúp ích cho việc quảng bá những sản phẩm mới, những cải tiến và thay đổi mới của sản phẩm đến với khách hàng

Công ty có thể tận dụng được ưu thế về công nghệ hiện đại, được cung cấp dịch vụ trọn gói, năng suất lao động cao nên tiết giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành Bên cạnh đó còn giúp cải tiến mẫu mã, thiết kế, mùi hương đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau Hơn nữa, nhờ có các công nghệ truyền thông mới dễ dàng thu hút khách hàng qua hệ thống quảng cáo hỗ trợ việc ra quyết định nhanh chóng

Nạn hàng nhái, hàng giả giả mẫu mã, bao bì của Blue Sky làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như lợi nhuận của công ty trên thị trường Do chưa chủ động về nguồn nguyên liệu nên đòi hỏi công ty phải đầu tư về vốn, nhân lực cao Hơn nữa, hoạt động ra nước ngoài sản xuất hàng hóa rồi nhập về tiêu thụ trong nước gây khó khăn trong quá trình kiểm soát, quản lý các giấy tờ chứng nhận chất lượng sản phẩm cũng như khó xử lý triệt để khi phát hiện

1.5 Luật pháp

Nước rửa tay thuộc diện hóa mỹ phẩm nên khi nên căn cứ vào các quy định

sau:

Trang 11

NHÓM 1 Trang 11

Căn cứ khoản 1 Điều 35 Thông tư 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của

Bộ Y tế quy định về việc nhập khẩu mỹ phẩm như sau:

“Các sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành Khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế cấp số tiếp nhận.” Căn cứ vào Điều 3 và Điều 4 Thông tư trên quy định:

Điều 3 Quy định về việc công bố sản phẩm mỹ phẩm

1 Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường

2 Lệ phí công bố sản phẩm mỹ phẩm được thực hiện theo quy định hiện hành

3 Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường phải có chức năng kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam

4 Việc công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm (mục đích sử dụng của sản phẩm) phải đáp ứng hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm (Phụ lục số 03-MP)

Điều 4 Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm

Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm bao gồm các tài liệu sau:

Trang 12

3 Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất) Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Giấy uỷ quyền phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư này

4 Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu sau:

a) CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp

lệ, còn hạn Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp

b) CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”

Trang 13

NHÓM 1 Trang 13

Do đó, việc Công ty nhập khẩu mỹ phẩm phải tuân theo các quy định trên

và liên hệ với Cục Quản lý dược - Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tại nơi Công ty nhập khẩu để được hướng dẫn chi tiết

Mã HS:

- Căn cứ vào Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/04/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại áp dụng mức thuế suất đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

- Căn cứ vào Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa năm

2007 của Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới (HS 2007)

- Căn cứ vào Biểu thuế xuất nhập nhập khẩu ưu đãi 2014 ban hành theo Thông tư 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính có hiệu lực

mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó

- Hồ sơ thủ tục xuất nhập khẩu đề nghị Công ty tham khảo quy định tại Điều

11 và 12 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính (nếu làm thủ tục hải quan truyền thống) hoặc Điều 8 Thông tư 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài chính (nếu làm thủ tục hải quan điện tử theo Hệ thống VNACCS)

- Cẩn trọng, công bằng trong góp ý, xây dựng Dự thảo Luật TTTĐB sửa đổi phù hợp với thực tế của Việt Nam và theo thông lệ quốc tế để tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử với bất kỳ mặt hàng nào

Trang 14

NHÓM 1 Trang 14

trong cùng một sản phẩm, không làm ảnhhưởng đến các chính sách hiện hành và định hướng của chính phủ là một đòi hỏi tiên quyết mà Việt Nam đang theo đuổi trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay (Số 43– 05/03/2014 Thời báo Kinh Doanh)

Các rào cản thị trường và hạn chế thương mại bị loại bỏ dần, khả năng tiếp cận nguồn vốn và thị trường nước ngoài tốt hơn.Thị trường trong nước lớn, chi phí lao

động lớn và quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước mạnh mẽ Tiềm năng phát triển thị trường xuất khẩu ngày càng tăng cao Song, các chính sách pháp

luật của nhà nước không nhất quán, thay đổi liên tục, gây khó khăn cho các doanh

nghiệp trong quá trình triển khai chiến lược Sự xâm nhập ngày càng cao của các

doanh nghiệp nước ngoài, chiếm lĩnh những phân khúc thị trường tiềm năng tại Việt

Nam

1.6 Môi trường- điều kiện tự nhiên

Khí hậu đang biến đổi có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đời sống và sức khoẻ cộng đồng ở mọi quốc gia, đặc biệt là những người nghèo sinh sống ở những vùng dễ bị tác động của biến đổi khí hậu gây ra như các bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới, cụ thể ở Việt Nam Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, hay những tháng mưa gây ngập lụt, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đến sức khoẻ con người thông qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát

và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy, dịch

tả, tay chân miệng…

Việt Nam, một quốc gia đông dân với khí hậu nhiệt đới đang là điều kiện thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, vi rút các mầm bệnh phát triển nhưng nhận thức người dân đang dần được nâng cao với việc phòng chống dịch bệnh bằng cách rửa tay sạch và đúng cách với dung dịch rửa tay

Trang 15

NHÓM 1 Trang 15

Tuy nhiên, những hóa chất độc hại có trong sản phẩm cũng đe dọa nguồn nước

và hệ sinh thái mạnh mẽ Đặc biệt là tại những vùng dân cư sinh sống gần sông hồ, biển hay các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện ở gần nguồn nước ngọt Nhà nước đang khuyến khích và đẩy mạnh các chương trình tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường đối với các công ty trong ngành

Mức tiêu thụ sản phẩm là rất cao khi môi trường khi hậu đang ngày càng xấu đi, nhiều dịch bệnh bùng phát nhưng ý thức người dân đang dần được nâng cao với việc phòng chống dịch bệnh bằng cách rửa tay sạch và đúng cách với dung dịch rửa tay Thúc đẩy được việc đa dạng hóa sản phẩm và công dụng Bên cạnh đó, hóa chất

có trong các sản phẩm rửa tay thường độc hại và có mức độ ô nhiễm môi trường cao, nhiều sản phẩm gây tình trạng lãng phí nước khi sử dụng vì tạo quá nhiều bọt nên không được khuyến khích sử dụng Các công ty cần nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm mới thân thiện với môi trường hơn, như các loại gel rửa tay

MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH

Dòng sữa rửa tay

Bảng 1.1 Ma trận hình ảnh cạnh tranh dòng sữa rửa tay

Sao Nam ( Dr.clean)

Gió Mậu Dịch ( Green Cross)

Nuolive (Nuolive)

Phân loại

Điểm quan trọng

Phân loại

Điểm quan trọng

Phân loại

Điểm quan trọng

Phân loại

Điểm quan trọng

Trang 17

( Soft Silk ) (Trí Việt) ( Chicco) (Sokudo)

Phân loại

Điểm quan trọng

Phân loại

Điểm quan trọng

Phân loại

Điểm quan trọng

Phân loại

Điểm quan trọng

Trang 19

Phân loại

Điểm quan trọng

Phân loại

Điểm quan trọng

Phân loại

Điểm quan trọng

Phân loại

Điểm quan trọng

Trang 21

về giá

- Dòng sữa rửa tay của Blue Sky có năng lực cạnh tranh khá thấp so với đối thủ do sản phẩm chưa đa dạng và thương hiệu chưa được biết đến rộng rãi, chủ yếu sử dụng chiến lược đẩy

- Nhờ sự đa dạng trong sản phẩm và xây dựng uy tín nên mức độ cạnh tranh đối với các công ty mỹ phẩm trong nước tương đối cao

- Với những đối thủ là các công ty trong nước, Blue Sky có khả năng cạnh tranh khá cao Tuy nhiên, hầu hết với các công ty nước ngoài, các sản phẩm của Blue Sky gặp khó khăn về việc cạnh tranh trên thị trường do nguồn lực tài chính chưa đủ mạnh và thương hiệu chưa gây được tiếng vang và uy tín rộng rãi Một lý do nữa là tâm lý thích dùng hàng ngoại của người Việt Nam nên công ty cần nỗ lực hơn trong việc xây dựng thương hiệu

- Những yếu tố hiện tại mà Blue Sky đang gặp khó khăn chủ yếu là uy tín nhãn hiệu, hiệu quả IMC, và sức mạnh tài chính Đây là những yếu tố tác động đến Blue Sky đáng kể nhưng lại phản ứng khá thấp trong môi trường cạnh tranh ngành Vì vậy doanh nghiệp cần cải thiện chúng để tăng năng lực cạnh tranh trong ngành

2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGÀNH HÓA MỸ PHẨM

2.1 Quy mô của ngành

Theo Hội Hóa mỹ phẩm TP HCM, cả nước hiên có khoảng 430 doanh nghiệp và

cơ sở hoạt động trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm, tập trung nhiều nhất ở hai đô thị lớn

Trang 22

NHÓM 1 Trang 22

là Hà Nội và TP HCM, nhưng thị phần lại chủ yếu nằm trong tay một số hãng nước ngoài như LOreál, Shiseido, Clarins Hiện có khoảng 100 nhãn hiệu hóa mỹ phẩm tại VN, tuy nhiên 90% là nhập khẩu

Chiếm thị phần ngày càng lớn trong chi tiêu hàng ngày của người dân Tuy nhiên, sự có mặt của các loại hóa mỹ phẩm mang thương hiệu thuần Việt vẫn còn quá hạn hẹp Một thực trạng đáng chú ý, các mặt hàng của các doanh nghiệp trong nước hiện chỉ đáp ứng được phân khúc giá rẻ của một số ít người tiêu dùng Trong khi đó, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu chăm sóc bản thân của cả hai giới ngày càng gia tăng, thị trường mỹ phẩm VN đã trở thành

“miếng bánh” hấp dẫn cho các thương hiệu thế giới vào khai thác Giới trẻ ngày nay chỉ biết đến những thương hiệu như: Estée Lauder, L’Oréal, Clinique, Clarins, Maybelline, Oriflame, Missha, TheFaceshop Đó là chưa kể đến hàng loạt các thương hiệu nước ngoài đã có nhà máy sản xuất tại VN, với các sản phẩm đa dạng, đẹp mắt như Olay, Pon’d, Avon… Giám đốc một công ty mỹ phẩm tại TPHCM thừa nhận, sản phẩm của các DN mỹ phẩm trong nước không kém hàng ngoại về chất lượng, mẫu mã, nhưng điểm yếu không có sự đầu tư lớn, trong khi lĩnh vực này lại rất cần phải có kinh phí cải tiến sản phẩm, bao bì, nhất là kênh tiếp thị quảng cáo

để người tiêu dùng hiểu được sản phẩm, từ đó xây dựng hình ảnh thương hiệu để gầy dựng niềm tin cho người tiêu dùng

Bên cạnh đó, quy mô ngành sản phẩm rửa tay còn rất nhỏ bé, còn nhiều tiềm năng để phát triển Chi tiêu của người dân cho các sản phẩm này còn hạn chế, chủ yếu là sử dụng sản phẩm xà phòng bánh truyền thống Một số sản phẩm ở dạng: sữa rửa tay hay gel rửa tay với đa dạng các nhãn hiệu trong và ngoài nước vẫn chưa phổ biến người tiêu dùng Hơn nữa, thói quen rửa tay trong cộng đồng chưa cao, đặc biệt là tại các địa điểm như: bệnh viện, trường học, xí nghiệp, công ty,…

Theo điều tra của Bộ Y tế từ năm 2010, tỷ lệ rửa tay trong cộng đồng chỉ đạt 15% Hiện nay tăng lên 30% nhưng vẫn còn thấp so với thế giới Ở Việt Nam, hằng năm có rất nhiều ca nhập viện do mắc các bệnh như sởi, bệnh tay chân miệng, tiêu

Trang 23

10-NHÓM 1 Trang 23

chảy cấp, bệnh ngoài da,…đặc biệt là đối tượng trẻ em, một trong những nguyên nhân chính là do không vệ sinh tay chân sạch sẽ, không sử dụng các sản phẩm rửa tay diệt khuẩn

Do vậy, nhà nước đang tích cực khuyến khích người dân quan tâm đến sức khỏe bằng cách sử dụng các sản phẩm rửa tay hằng ngày để bảo vệ và phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn Các chiến dịch này được phối hợp với các công ty như: Unilever Việt Nam (Lifebouy) với “Dùng Lifebouy trong 5 thời điểm” tại các địa điểm trường tiểu học, hay chiến dịch phát động bởi Bộ y tế “Rửa tay với xà phòng để phòng, chống bệnh tay chân miệng - Hưởng ứng Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân” trên phạm vi toàn quốc…

2.2 Biến động cung cầu

2.2.1 Tổng nhu cầu thị trường

Theo các chuyên gia, Việt Nam là thị trường rất tiềm năng đối với ngành mỹ phẩm do người tiêu dùng chi tiền cho mỹ phẩm bình quân chỉ 4

USD/người/năm, quá ít so với Thái Lan là 20 USD/người

Kết quả nghiên cứu thị trường về tiêu dùng mỹ phẩm ở độ tuổi dưới 25 của một Cty nghiên cứu thị trường tại 30 trường phổ thông, cao đẳng, đại học và các trung tâm thương mại, siêu thị lớn tại TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ cho thấy: có 30% số học sinh ở độ tuổi 15 - 16 đã bắt đầu làm quen với một trong các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm cơ bản như: sữa rửa mặt, sữa tắm, nước dưỡng cân bằng độ ẩm, kem dưỡng chống mụn, son dưỡng môi… Tỷ

lệ này có chiều hướng tăng dần theo độ tuổi Đến khoảng 17- 19 tuổi, tỷ lệ có dùng mỹ phẩm là 70%, và trên 19 tuổi thì tỷ lệ này đã gần 90%; số lượng các loại sử dụng từ 3 món trở lên

Một số nhãn hiệu quen thuộc với nhóm khách hàng này có thể kể đến như: Essance, Clear+, Visions, LipIce, Tea Tree, Color Trend, Flavor Savers, Oriflame, Avon, Gohnsons … “Mỹ phẩm cho giới trẻ đang trở thành một mục

Trang 24

NHÓM 1 Trang 24

tiêu mới và được các Cty mỹ phẩm đầu tư nghiên cứu xu hướng tiêu dùng, sở thích, tâm lý chi tiêu, thói quen mua sắm… khá kỹ” - Chủ tịch HÐQT Cty cổ

phần Mỹ phẩm Sài Gòn Nguyễn Kim Thoa cho biết

Theo khảo sát nhanh của Motthegioi, hiện nay tại các siêu thị lớn nhỏ, các chợ và cửa hàng tạp hóa trong khu dân cư đều có rất nhiều nhãn hiệu xà bông, nước rửa tay được bày bán Nếu tính sơ sơ một hai thương hiệu đã “quen mắt quen tai” (quảng cáo nhiều, tài trợ nhiều trên báo chí, truyền hình-PV) thì cũng

có đến cả chục loại Và thường thì các nhãn hiệu này lọt vào “mắt xanh” các bậc

cha mẹ nếu ngay từ đầu, mục đích mua hàng là dùng “phòng bệnh cho cả nhà”

Theo khảo sát nhanh của Motthegioi, hiện nay tại các siêu thị lớn nhỏ, các chợ và cửa hàng tạp hóa trong khu dân cư đều có rất nhiều nhãn hiệu xà bông, nước rửa tay được bày bán Nếu tính sơ sơ một hai thương hiệu đã “quen mắt quen tai” (quảng cáo nhiều, tài trợ nhiều trên báo chí, truyền hình-PV) thì cũng

có đến cả chục loại Và thường thì các nhãn hiệu này lọt vào “mắt xanh” các bậc

cha mẹ nếu ngay từ đầu, mục đích mua hàng là dùng “phòng bệnh cho cả nhà”

Đặc biệt, vào những thời điểm báo chí đưa nhiều thông tin về dịch thì thấy phụ huynh đi mua xà bông và dung dịch sát khuẩn nhanh rất nhiều Khách của mặt hàng này thường là mấy người trẻ để dùng khi đi du lịch, dùng ở văn phòng

và để cho con cái mang đi học Người lớn tuổi trong gia đình có sức khỏe yếu

Nhu cầu của thị trường sản phẩm rửa tay khá đa dạng và rộng lớn, với nhiều mong muốn khác nhau từ khách hàng: phòng bệnh, diệt khuẩn, bảo vệ da, mang

lại sự tiện lợi, tự tin,…của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau

Có thể thấy tổng nhu cầu thị trường của ngành hàng sản phẩm rửa tay còn phát triển đa dạng hơn nữa, với những chính sách khuyến khích và tác động bởi nhà nước thì nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh tay chân, phòng tránh các bệnh lây nhiễm bởi vi khuẩn sẽ tăng cao Khi đó, nhu cầu thị trường sẽ tăng trưởng liên tục và tạo dấu hiệu tốt cho sự phát triển của ngành hàng này Đặc

Trang 25

NHÓM 1 Trang 25

biệt, vào những thời điểm báo chí đưa nhiều thông tin về dịch thì thấy phụ huynh đi mua xà bông và dung dịch sát khuẩn nhanh rất nhiều Khách của mặt hàng này thường là mấy người trẻ để dùng khi đi du lịch, dùng ở văn phòng và

để cho con cái mang đi học Người lớn tuổi trong gia đình có sức khỏe yếu

2.2.2 Mức tăng trưởng của cầu

Theo nhận định của bà Lê Thị Châu Giang, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Hóa

Mỹ phẩm ASEAN, cho dù sức ép hội nhập, tiến đến xóa bỏ các rào cản về thuế quan, đặc biệt với ngành hóa mỹ phẩm rất lớn nhưng thị trường hóa mỹ phẩm còn nhiều cơ hội cho các DNVN Thứ nhất, DNVN hơn ai hết hiểu về văn hóa cũng như người tiêu dùng của mình muốn gì Thứ hai, nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều diện tích đất đai để trồng cây nguyên liệu (như bạc hà, tràm,

sả, hồi ) để cung ứng nguồn nguyên liệu tinh dầu, hương liệu phục vụ ngành công nghiệp mỹ phẩm Đây là lợi thế rất lớn không phải quốc gia nào cũng có

được

Theo đó, trong tiềm thức của nhiều thế hệ người tiêu dùng VN thì những sản phẩm làm đẹp truyền thống từ thảo dược như nghệ… vẫn còn nguyên giá trị Thứ ba, DNVN có điều kiện tiếp cận nhanh nhất từ Chính phủ trong việc ban hành các cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực của mình Đó là chưa kể, dân

số của VN đông, với tỷ lệ người trẻ chiếm tới phân nửa nên nhu cầu sử dụng mỹ phẩm là rất lớn

Hiện nay, so với tình hình chung của Thế giới thì mức tăng trưởng còn khá thấp Tuy nhiên theo thống kê về tình hình tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2014 thì: chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến và sản xuất của ngành hàng chất tẩy rửa tăng 10,0% so với cùng kỳ năm 2013 Những sản phẩm tăng chủ yếu thuộc về nhóm sản phẩm giặt tẩy, sau đó là nhóm sản phẩm rửa tay với một tín hiệu tốt cho các sản phẩm tiện lợi và thân thiện với môi trường như gel rửa

tay khô

Trang 26

NHÓM 1 Trang 26

2.3 Mức tiêu thụ ngành

Thị trường hóa mỹ phẩm VN hiện đang được đánh giá có rất nhiều tiềm năng, nhu cầu lớn với doanh thu ước tính bình quân giai đoạn 2009 - 2011 là gần 130 - 150 triệu USD/năm, tốc độ doanh số bán ra tăng bình quân hơn 30% Theo đó, VN có khá nhiều ưu thế để phát triển nhưng đến thời điểm này hơn

90% thị phần rơi vào tay các thương hiệu lớn trên thế giới

Khảo sát mới nhất của một công ty nghiên cứu thị trường chỉ ra rằng, trong lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm, người tiêu dùng đang trả tới hơn 50% cho thương hiệu sản phẩm để mua niềm tin cho mình

Trong 7 tháng đầu năm, một số sản phẩm tiếp tục tăng trưởng cao Trong đó, sản phẩm chất tẩy rửa các loại tăng 40% Ngành công nghiệp hóa chất của Việt Nam chiếm 11% tổng sản lượng của các ngành sản xuất công nghiệp cả nước, trong đó đáng chú ý nhất là sự tăng lên của các sản phẩm tẩy rửa, xà phòng và phân bón

Hiện nay, tại siêu thị, chợ, trong các khu vực bán hàng hóa, mỹ phẩm, các loại sản phẩm nước rửa tay đã được ưu tiên chiếm hẳn một kệ riêng với hàng chục thương hiệu, đa dạng mẫu mã, chủng loại và nhiều dạng đóng gói bao bì:

từ tuýp, chai đến cả can Hiện nay, khi vấn đề chăm sóc sức khỏe ngày càng được quan tâm và chú trọng, sản phẩm rửa tay ngày càng trở nên phổ biến trong việc vệ sinh đôi bàn tay với giá thành rẻ và tính tiện dụng cao Thị trường sản phẩm rửa tay cũng đang tăng trưởng không ngừng Theo nghiên cứu của Kanta Wordpanel, năm 2013, ngành hàng nước rửa tay thu hút hơn 162000 hộ gia

đình, với xấp xỉ 5,7% hộ mua, tăng 8% ở thành thị và 18% ở nông thôn

2.4 Tình hình cạnh tranh trong ngành

2.4.1 Đối thủ cạnh tranh

Bảng 2.1 Các đối thủ cạnh tranh của công ty Blue Sky

Trang 27

2 Wina (Công Ty TNHH Tư Vấn Đầu

Tư Thương Mại Xây Dựng Toàn Phát)

3 Tm Care (Công ty Techmodule Việt)

3 Lana

4 E100(Đại Việt Hương)

3 Viory ( Tập đoàn P&G)

4 Alpi Fresh ( Đức)

5 Fruiser ( Tập đoàn Khobates Malaysia)

6 Bioré ( Tập đoàn KAO)

7 Watson (Thái Lan)

8 Sofia (Mỹ )

9 Ombia Crème (Đức)

10 Alpin Weiss (

1 Comfort (tập đoàn Unilever)

2 Downy (tập đoàn P&G)

3 Kodomo (TNHH Kodomo- Thái Lan)

4 nee (TNHH nee)

D-5 Chicco (italy)

6 Sukudo (Mỹ)

7 Hygiene (Thái Lan)

1 Biore (tập đoàn Unilever)

2 Nivea (tập đoàn Beiersdorf)

3 Acnes (tập đoàn Rohto)

4 L’oreal (tập đoàn L’oreal)

5 Hazeline (tập đoàn Unilever)

6 Pond’s (tập đoàn Unilever)

7 Olay (tập đoàn P&G)

8 Sunlay (tập đoàn

Trang 28

NHÓM 1 Trang 28

9 Maybelline (tập đoàn L’oreal)

Đánh giá:

Dòng sản phẩm sữa rửa tay

Loại sản phẩm chuyên dùng vệ sinh đôi bàn tay xuất hiện ngày càng nhiều Sản phẩm này có giá thành rẻ, và tính tiện dụng cao nước rửa tay có tác dụng khử mùi, diệt khuẩn và chất tạo hương thơm, độ mềm mại

Môi trường ngày càng bị ô nhiễm bởi nhiều tác động làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con người qua các con đường lây nhiệm cụ thể “tay” là nơi tiếp xúc với nhiều vi khuẩn mỗi ngày Vì luôn muốn giữ bàn tay sạch sẽ nên cộng đồng đều thấy

sự cần thiết phải dùng sản phẩm nước rửa tay hoặc xà phòng

Thấy được nhu cầu hiện tại, hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều sản phẩm nước rửa tay cả trong nhãn hiệu trong nước và ngoài nước

Với các nhãn hiệu trong nước về ưu thế cạnh tranh nên giá thành sản phẩm khá

rẻ, là sản phẩm nước nhà nên được nhà nước khuyến kích phát triển Là người Việt nên ảm hiểu được thị hiếu của người Việt nên các sản phẩm sữa rửa tay Aquala, Wina, Tm Care, Dr.clear… đều có mẫu mã bắt mắt, sản phẩm nhiều mùi hương từ thiên nhiên để lựa chọn trong đó Dr.clean là nhãn hiệu đang được tin dùng, hiện nay đã có mặt rộng rãi trân các siêu thị chợ (chiếm khoảng 30% so với các nhãn hiệu trong nước) tuy nhiên các hương hiệu trong nước đa phần là các công ty nhỏ

lẻ còn hạn chế về nguồn lực, sản phẩm chưa được kiểm chứng về độ an toàn nên đa phần các sản phần này có mức độ bao phủ thấp so với các sản phẩm của nhãn hiệu nước ngoài

Trang 29

NHÓM 1 Trang 29

Với các nhãn nước ngoài thì có mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn để chiếm lĩnh thị phần trong nước Lifebuoy hiện vẫn đang giữ vị chí đứng đầu thuộc ngành sản phẩm này với thị phần chiếm tới 50% / thị trường Được hỗ trợ lớn từ tập đoàn nổi tiếng đa quốc gia Unilever với chiến lược marketing vững chắc, lại là sản phẩm định vị lâu đời từ khi ngành sữa rửa tay vẫn còn bập bẹ phát triển

Nước xả vải

Nguyên nhân của sự xuất hiện sản phẩm nước xả vải là vì vải sợi sẽ bị thô cứng dần qua nhiều lần giặt bằng bột giặt tổng hợp vì vậy nước xả vải hiện đang là sản phẩm không thể thiếu ở mỗi gia đình người Việt

Trên thị trường Việt hiện nay đã xuất hiện nhiều thương hiệu nước xả vải với nhiều đặc tính khác nhau được nhập khẩu từ các nước như Thái Lan, Mỹ, Italy, Nhật Bản…phân phối đến thị trường Việt Nam Tuy vậy, người Việt Nam đa phần biết đến cũng như tin tường các sản phẩm thông qua các kênh truyền thông như báo chí, radio, Ti Vi, người thân… nên hiện tại hai nhãn hiệu nước xả vải comfort của tập đoàn Unilever và nước xả vải Downy của tập đoàn P&G đang là những thương hiệu nước xả vải đầu tiên có mặt trên thị trường Việt Nam và luôn tỏ rõ ưu thế của những kẻ đứng đầu Downy và Comfort gần như đã chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng, Thị phần của cả Comfort và Downy đều rất rộng rãi, sản phẩm của họ có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước hai nhãn hiêu này đã nhận được sự tin dùng của người dân qua việc định vị vị trí thương hiệu của mình

Dòng mỹ phẩm

Trong những năm gần đây, ngành mỹ phẩm đang có những bước phát triển vượt bậc nhờ vào nhu cầu làm đẹp ngày càng cao từ phụ nữ Điều đó dẫn đến việc số lượng các nhà sản xuất mỹ phẩm tăng nhanh

Với những nhãn hiệu trong nước, Mỹ phẩm Việt hiện nay đã cạnh tranh được trên thị trường do biết khai thác thế mạnh và chọn đúng phân khúc thị trường Phân

Trang 30

NHÓM 1 Trang 30

khúc thị trường của mỹ phẩm Việt tập trung khai thác thị trường bình dân ở cả khu vực nông thôn và thành thị Chẳng hạn như, sản phẩm Thorakao có thế mạnh về dòng hàng sữa rửa mặt, mặt nạ chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên; nhãn hàng Lana

có thế mạnh về nước tẩy trang, mặt nạ dưỡng da…

Vài năm trở lại đây, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng, nhiều thương hiệu mỹ phẩm Việt không ngừng tung ra sản phẩm mới, đa dạng mặt hàng để người tiêu dùng lựa chọn, từ kem dưỡng da, kem chống nắng, kem trang điểm đến hàng loạt sản phẩm chăm sóc da toàn thân, chăm sóc tóc

Hiện tại các thương hiệu mỹ phẩm Việt như mỹ phẩm Sài Gòn, mỹ phẩm Lan Hảo, Lana, Đông Á, Đại Việt Hương, Sao Thái Dương…chiếm khoảng 10% thị phần Trong đó Công ty mỹ phẩm Đại Việt Hương đang là công ty chiếm thị phần

số 1 trong thị trường hóa mỹ phẩm tại Việt Nam Người tiêu dùng ngày càng tín nhiệm và yêu mến các sản phẩm của Đại Việt Hương như kem dưỡng da E100, sữa tắm Dermyl,…

Với sản phẩm của các nhãn hiệu nước ngoài, thị trường này cũng không kém khi các đối thủ lun sát nhau không ai kém cạnh ai hơn 90% thị phần mỹ phẩm và chăm sóc làm đẹp tại VN rơi vào tay các công ty đa quốc gia, thương hiệu quốc tế Đứng đầu về giá trị bán lẻ là Tập đoàn Unilever với các nhãn hiệu như biore, hazelin, pond’s…, chiếm 31,8% thị phần cả nước

Các mỹ phẩm của nhãn hiệu nước ngoài đang rất được tin dùng ở Việt Nam Vì doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm VN “Không có công nghệ cao, nguồn vốn lớn, đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, chỉ có lợi thế về giá rẻ và linh hoạt trong sản xuất”, trong khi số đông người tiêu dùng lại chuộng hàng ngoại, chưa kể những định kiến rằng “hàng Việt là hàng cấp thấp, chất lượng không ổn định”

2.4.2 Khách hàng

Khách hàng là cá nhân

 Giới trẻ

Trang 31

NHÓM 1 Trang 31

Đối với nhóm khách hàng là nữ giới, trong độ tuổi từ 15 – 24 tuổi, thường là học sinh, sinh viên với tính cách năng động, trẻ trung, dễ chấp nhận những sản phẩm mới và thích sự sáng tạo Họ là những người có nhu cầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân và làm đẹp, dễ dàng sử dụng và mang tính tiện lợi cao Đặc biệt với dòng sản phẩm là mỹ phẩm, nữ giới có sự quan tâm đặc biệt hơn cả Có 30% số học sinh ở độ tuổi 15 - 16 đã bắt đầu làm quen với một trong các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm cơ bản như: sữa rửa mặt, sữa tắm, nước dưỡng cân bằng

độ ẩm, kem dưỡng chống mụn, son dưỡng môi… Tỷ lệ này có chiều hướng tăng dần theo độ tuổi Đến khoảng 17- 19 tuổi, tỷ lệ có dùng mỹ phẩm là 70%, và trên 19 tuổi thì tỷ lệ này đã gần 90%; số lượng các loại sử dụng từ 3 món trở lên Tìm kiếm các sản phẩm với mức giá thích hợp, có sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, mùi hương của sản phẩm Mỹ phẩm cho giới trẻ đang trở thành một mục tiêu mới và được các công ty mỹ phẩm đầu tư nghiên cứu xu hướng tiêu dùng, sở thích, tâm lý chi tiêu, thói quen mua sắm… khá kỹ

Nhóm đối tượng này sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe như sản phẩm sữa rửa tay để diệt khuẩn, làm sạch và dưỡng da tay, bên cạnh đó còn mang lại mùi hương giúp tăng sự tự tin và an tâm khi giao tiếp, tham gia các hoạt động vui chơi

và học tập ngoài trời Dạng chai nhỏ <100ml thường được các đối tượng này chọn mua nhiều nhất, tuy nhiên mức độ sử dụng thường xuyên nên sự mua lặp lại rất cao Những sản phẩm với kiểu dáng gọn nhẹ, màu sắc tươi tắn và trẻ trung thường được quan tâm hơn là công dụng mà sản phẩm mang lại Những đối tượng này ít bị chi phối bởi các thông tin từ các chất gây hại cho sức khỏe, những tin xấu từ bên ngoài

Giới trẻ có xu hướng tìm mua những sản phẩm mỹ phẩm hay rửa tay tại các

hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay nhà sách Sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm có mức giá ưu đãi, mẫu mã đẹp và mùi hương dễ chịu Thông thường họ hay tham khảo ý kiến từ bạn bè khi mua, hoặc mua theo xu hướng sử dụng từ những người xung quanh nhiều hơn là mua độc lập Nhiều đối tượng sử dụng sản phẩm của những người nổi tiếng đã dùng như một trào lưu

Trang 32

NHÓM 1 Trang 32

 Gia đình

Đối tượng mang tầm bao phủ rộng nhất và được đáp ứng bởi nhiều doanh nghiệp trên thị trường chính là gia đình Bao gồm các gia đình có con nhỏ hay gia đình có quy mô lớn đều có nhu cầu sử dụng các sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc sức khỏe Người ra quyết định mua thường là nữ giới, các bà nội trợ trong gia đình

Dòng nước xả vải mà đối tượng này quan tâm là mùi hương thơm lâu trên quần áo, một lần xả, mau khô thoáng, dùng cho máy giặt…đặc biệt là không có hóa chất độc hại, làm hại da tay cũng như quần áo

Các loại sản phẩm rửa tay hiện đang được các bà nội trợ quan tâm là

- Gel rửa tay: Gel rửa tay được quyết định sử dụng bởi từng thành viên trong

gia đình, nhưng số lượng này chiếm rất ít Với gia đình có con nhỏ hoặc trẻ

em dưới 12 tuổi, họ sẽ xem sản phẩm không được an toàn với trẻ vì có thể không phù hợp với da và trẻ có thể uống sản phẩm Với gia đình này, người

sử dụng có thể là bố mẹ đi làm nơi công sở Với gia đình có con cái trên 12 tuổi, việc sử dụng sản phẩm sẽ phụ thuộc vào nhu cầu riêng của từng cá nhân Nhưng nhu cầu cũng không nhiều vì tại trường học, công sở cũng đã được trang bị sữa rửa tay Học sinh, bố mẹ không có nhu cầu di chuyển

nhiều, ăn uống nhiều như sinh viên

- Sữa/ soap rửa tay: Với gia đình có con nhỏ dưới 6 tuổi, họ càng chú trọng

việc sử dụng sản phẩm rửa tay Đây là giai đoạn bố mẹ phải giữ tay sạch khi tiếp xúc với trẻ Đồng thời là giai đoạn giáo dục cho trẻ em việc giữ tay sạch sau khi chơi bẩn, đi vệ sinh, trước khi ăn Tạo thói quen cho việc vệ sinh bảo vệ sức khoẻ sau này Ở quy mô gia đình, nhu cầu sử dụng sữa và soap là ngang nhau Người quyết định mua sẽ là người phụ nữ Họ sẽ có thể mua soap cho việc rửa tay, tắm của các thành viên trong gia đình và cũng có thể mua thêm sữa rửa tay cho con nhỏ Việc quyết định sử dụng 2 loại sản phẩm

Trang 33

NHÓM 1 Trang 33

này còn phụ thuộc vào mức thu nhập của gia đình Với gia đình khá giả, họ

nghiên về sử dụng sản phẩm sữa rửa tay hơn soap

Bên cạnh đó, họ thường chọn mua ở các chợ, hệ thống siêu thị hay tại các nhà thuốc – nơi có nguồn hàng tin cậy và chất lượng tốt để tránh việc mua phải hàng giả, hàng nhái kém chất lượng Tuy nhiên, họ thường tìm hiểu kỹ thông tin về những thành phần có trong sản phẩm, hoặc tìm hiểu thông tin về nhãn hiệu trên Internet, tham khảo ý kiến từ gia đình, bạn bè trước khi chọn mua sản phẩm

Việc chọn mua sản phẩm không bị ảnh hưởng nhiều bởi mức giá mà tùy thuộc vào công dụng và tính năng mà sản phẩm đem lại, bên cạnh đó thì họ còn quan tâm đến nhãn hiệu sản phẩm có uy tín hay không

Tần suất mua sản phẩm khá đều đặn và thường xuyên, có mức độ trung thành với sản phẩm tin dùng và chất lượng cao Thường là đối tượng khó bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài trong khi quyết định mua: nhân viên bán hàng, mẫu mã sản phẩm, mùi hương,…

Khách hàng là tổ chức

Đây là đối tượng đem lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp lớn hiện nay về chất tẩy rửa, các tổ chức này có thể là: các công ty, nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng,…

Các công ty sản xuất nước xả vải chủ yếu phân phối cho khách sạn, bệnh viện…

Họ đặc biệt quan tâm với các tính năng:

- Nước xả vải 1 lần xả để tiết kiệm thời gian và nguồn nước

- Nước xả vải hương thơm lâu: điều này đặc biệt quan trọng đối với khách hàng là tổ chức lớn, uy tín, kinh doanh hoặc cung cấp các dịch vụ cao cấp, sang trọng, nhắm vào đối tượng phân khúc thu nhập cao

Các sản phẩm rửa tay đáp ứng nhu cầu cao ở những nơi tập trung đông người và

có nhu cầu sử dụng các sản phẩm vệ sinh cá nhân thường xuyên, tiếp xúc nhiều với

Trang 34

NHÓM 1 Trang 34

môi trường bên ngoài Các sản phẩm rửa tay được sử dụng với khối lượng lớn và tần suất thường xuyên là:

- Sửa rửa tay: Nhóm khách hàng này sử dụng sữa rửa tay là chính Việc sử

dụng những chai sữa rủa tay trong phòng vệ sinh tạo được cảm giác thuận tiện, nhanh gọn, vệ sinh, thẩm mĩ Khi sử dụng, mỗi người sẽ tự chiết ra 1 phần để sử dụng, khi sử dụng hết dung dịch trong bình, họ có thể mua sản phẩm được đựng trong túi nilon và chiết vào bình Giá sản phẩm trong túi luôn thấp hơn khi ở trong lọ, bình vì thế giúp các tổ chức tiết kiệm bớt chi phí nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu đảm bảo vệ sinh tập thể Đối tượng khách hàng là tổ chức (nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện, công ty…) rất

ưa chuộng sử dụng loại sản phẩm này vì tính tiện lợi, có mùi thơm và không gây khô da tay Ví dụ: Lifeboy rửa tay tăng cường tinh chất sữa; Aquala với

đủ loại mùi dâu, kiwi, táo…; Handsep Lana với mùi hoa, sữa tươi, táo,

nho…; Fruiser hand wash đủ sắc màu trái cây, Dr Clean, Aquavera…

- Gel rửa tay: không tiện lợi cho hoạt động ở tập thể bởi giá thành khá cao nếu mua với số lượng lớn

- Soap: mặc dù có giá thành rẻ nhưng đối với soap, sẽ là không tiện khi nhiều người cùng sử dụng chung 1 bánh xà phòng

2.4.3 Tình hình phân phối

Quy mô của từng kênh

Các công ty thuộc ngành sản xuất và chế biến sản phẩm rửa tay có hệ thống phân phối chia làm hai kênh chính:

- Kênh sở hữu/ kênh riêng: các công ty thường phân phối và bán hàng trực tuyến trên các website riêng của mình

- Kênh hợp đồng:

+ Kênh trực tiếp: phân phối đến các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ…

+ Kênh gián tiếp:

Trang 35

NHÓM 1 Trang 35

Cấp 2: Nhà sản xuất -> Nhà bán lẻ -> Người tiêu dùng

Cấp 3: Nhà sản xuất -> Nhà bán buôn -> Nhà bán lẻ -> Người tiêu dùng

- Kênh ảo: sự xuất hiện của loại kênh này ngày càng gia tăng với số lượng lớn, thường là những trang bán hàng tổng hợp hay bán mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác: raovat.com, vatgia.com,…

Hệ thống phân phối bao phủ thị trường là chính sách mà nhiều doanh nghiệp

áp dụng hiện nay Tuy nhiên, để mở rộng thị trường hay thiết lập hệ thống hỗ trợ khách hàng thì các công ty nên quan tâm đến việc phân bổ hệ thống nhân viên bán hàng và cộng tác viên bán hàng ở nhiều khu vực thị trường

Hiện tại thì sản phẩm Lifebouy của Unilever đang có mức độ bao phủ thị trường rộng nhất, với hơn 200 đại lý và 400.000 điểm bán lẻ trên cả nước Sau đó là các sản phẩm của các công ty khác như: Safe Guard của P&G và Biore của KAO,…Như vậy có thể thấy với hình thức kinh doanh ngày càng đa dạng: bán trực tuyến trên Internet hay giao hàng tận nhà, mua các voucher, thì các sản phẩm đang tiếp cận đến với người tiêu dùng dễ dàng và tiện lợi hơn rất nhiều

Các loại hình trung gian trong kênh

Các hình thức trung gian trong kênh chủ yếu là: các đại lý bán buôn, các nhà trung gian phân phối, các cửa hàng bán lẻ, hệ thống bán lẻ trực tiếp (siêu thị, nhà sách, hiệu thuốc,…), cửa hàng bán lẻ trực tuyến,…

Việc áp dụng nhiều hình thức trung gian phân phối chủ yếu được áp dụng bởi các doanh nghiệp lớn và đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Các doanh nghiệp nhỏ thường áp dụng những hình thức kênh đơn giản và tiếp cận nhanh chóng với người tiêu dùng để giảm bớt những chi phí chiết khấu, hoa hồng cho các nhà trung gian phân phối

Trang 36

các sản phẩm với tính năng, chủng loại khác nhau

- Thị trường Việt lớn, cơ cấu dân số trẻ, năng động

- Sức tiêu dùng người Việt ngày càng mạnh

- Người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ, khá nhạy bén, tiếp thu tốt và hiểu biết

về thương hiệu cao – đặc biệt là các sản phẩm chăm sóc sức khỏe

- Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Châu Á

trong những năm gần đây

- Áp lực cạnh tranh trong ngành sản phẩm rửa tay ngày càng cao, tạo động lực

cho một thị trường năng động và kích thích phát triển

Điểm yếu:

- Chênh lệch lớn giữa thu nhập ở thành thị và nông thôn, đi kèm với sự khác

biệt đáng kể trong cách thức mua sắm hay tiêu thụ

- Cơ sở hạ tầng Việt Nam còn yếu, chưa bắt kịp được với tăng trưởng kinh tế

- Thủ tục hành chính còn nhiều bất cập, tình trạng tham nhũng còn chưa được giải quyết triệt để, các loại chi phí không chính thức tiếp tục làm môi trường kinh doanh tại Việt Nam kém hấp dẫn, là rào cản đối với các nhà đầu tư,

doanh nghiệp nước ngoài

- Hiểu biết về chức năng của các sản phẩm rửa tay còn hạn chế, chưa quan tâm

đến việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe

Cơ hội:

- Tình hình cạnh tranh ngày càng tăng cao khi gia nhập vào WTO, trở thành

thành viên của ASEAN AEC (2015), và sắp tới là TPP

Trang 37

NHÓM 1 Trang 37

- Các rào cản thị trường và hạn chế thương mại bị loại bỏ dần, khả năng tiếp

cận nguồn vốn và thị trường nước ngoài tốt hơn

- Thị trường trong nước lớn, chi phí lao động lớn và quá trình cổ phần hóa của

các doanh nghiệp nhà nước mạnh mẽ

- Hệ thống cửa hàng bán lẻ ngày càng tăng mạnh, đặc biệt là các cửa hàng tiện

lợi, là cơ hội phát triển thị trường cho ngành hàng tiêu dùng phát triển

- Tiềm năng phát triển thị trường xuất khẩu ngày càng tăng cao

Thách thức:

- Gia nhập WTO, ASEAN, AEC, TPP đều là những thách thức lớn về khả

năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước

- Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng làm niềm tin tiêu dùng giảm sút

- Các chính sách của nhà nước không nhất quán, thay đổi liên tục, gây khó

khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình triển khai chiến lược

- Nguồn nhân lực cao cấp còn thiếu và chưa có giải pháp nâng cao năng lực

toàn diện

- Sự xâm nhập ngày càng cao của các doanh nghiệp nước ngoài, chiếm lĩnh

những phân khúc thị trường tiềm năng tại Việt Nam

2.6 Đo lường và dự báo

Ngành sản phẩm rửa tay chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị của ngành sản phẩm chất tẩy rửa Tuy nhiên, với những nhu cầu sử dụng của khách hàng mới chưa được khai thác sẽ là những phân khúc sản phẩm tiềm năng để phát triển trong tương lai Đây sẽ là ngành sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước với mức cầu sản phẩm lớn rất lớn

Bảng 2.2 Dự báo mức cầu của ngành năm 2015

Trang 38

NHÓM 1 Trang 38

ĐVT: Nghìn người

 Vậy tổng cầu của ngành là (từ 15-49): 42 953 nghìn người

Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp: 7 940,692 nghìn người

3 PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP

3.1 Tổng quan về công ty

Tên công ty: Công ty TNHH Blue Sky

 Công ty TNHH Blue Sky là một công ty TNHH được thành lập vào ngày 01 tháng 11 năm 2012

 Điện thoại: 39 612 844, Fax: 39 612 737

 Trụ sở và nhà xưởng của Công ty đặt tại 4379 Nguyễn Cửu Phú, phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

 Niên độ kế toán được bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam

Tầm nhìn:

Trang 39

NHÓM 1 Trang 39

Trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình, nơi mà tất cả mọi người đặt trọn vẹn niềm tin vào sự bảo vệ và an toàn trong sản phẩm

Sứ mệnh:

Chia sẻ những giá trị đích thực đến cho cộng đồng bằng sự nhiệt huyết, sáng

tạo và có trách nhiệm cao

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Trang 40

NHÓM 1 Trang 40

Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

 Giám đốc: Ms.Nguyễn Thị Tuyết Nhung, phụ trách điều hành mọi hoạt

động trong công ty

 Phó Giám đốc: Ms.Nguyễn Phương Thùy, trực tiếp quản lí các phòng ban,

theo dõi sát sao các hoạt động kinh doanh mà cấp trên đề ra

 Trường phòng Kinh doanh: Ms.Nguyễn Mai Anh, tiếp nhận các hình thức

kinh doan và triển khai các hoạt động để sản phẩm bán ra đạt kết quả tốt nhất

 Trường phòng Kỹ Thuật: Mr.Trần Cao Đạt, trực tiệp chỉ đạo về mặt kĩ

thuật

 Trường phòng Marketing: Ms.Trần Thị Tố Như, là người đề ra các chiến

lược, chính sách để tiến hành quảng bá sản phẩm, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng Vì công ty mới thành lập nên các hoạt động Marketing là rất cần thiết, thế nên vai trò của trường phòng Marketing là vô cùng quan trọng

 Trường phòng Tài chính- Kế toán: Ms.Nguyễn Trúc Duyên, lưu giữ hồ sơ,

kiểm kê tài sản của công ty

Ngày đăng: 06/03/2015, 22:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w