1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1

51 910 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 2,67 MB

Nội dung

LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1

Trang 1

PHẠM THỊ THÚY NGA

LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY

CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1

Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh – Nông Nghiệp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Long Xuyên, tháng 6 năm 2007

ĐẠI HỌC AN GIANG

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh – Nông Nghiệp

Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ THÚY NGA Lớp : DH4KN2 Mã số SV: DKN030193 Người hướng dẫn : Th.s CAO MINH TOÀN

Long Xuyên, tháng 6 năm 2007

Trang 4

Với vốn kiến thức quý báu được thầy cô truyền đạt trong suốt bốn năm học tại trường Đại Học An giang Cũng như sự nhiệt tình giúp của các cô chú, anh chị sau ba tháng thực tập tại công ty Xây Dựng Sao Mai tại TP Long Xuyên, An Giang – là cổ đông lớn nhất và đang quản lý dự án của công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu 1, đã giúp cho em có thể hoàn thành khóa luận của mình một cách thuận lợi.

Vì vậy, trước hết em xin chân thành cảm ơn Thầy Cô Khoa kinh tế QTKD Ttrường ĐHAG đã trang bị vốn kiến thức quý báu và cần thiết cho em trong suốt quá trình học tập.

-Đặc biệt em xin kính lời cảm ơn đến thầy Cao Minh Toàn – Người thầy đã trực tiếp

hướng dẫn, góp ý và tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực hiện bài khóa luận này.

Về phía công ty, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc đã tạo cơ hội cho em thực tập tại công ty, các cô chú, anh chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ cho em.

Đặc biệt, anh Trương Vĩnh Thành – Trưởng bộ phận Marketing của công ty Sao Mai

và cũng là người quản lý dự án của cty chế biến thủy sản xuất khẩu 1- đã trực tiếp truyền đạt thông tin và kinh nghiệm giúp em có được những thông tin và hiểu thêm một

số kiến thức về ngành thủy sản và hoàn thành được bài khóa luận.

Mặc dù đã hết sức cố gắng trong khi thực hiện khóa luận nhưng do kiến thức và khả năng còn hạn chế nên bài khóa luận của em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của Ban lãnh đạo công ty và sự chỉ dẫn của Thầy Cô để em

có thể vận dụng một cách tốt hơn những kiến thức đã học vào thực tế.

Em xin kính chúc quý Thầy Cô cùng Ban Giám Đốc, các cô chú, anh chị trong công

ty luôn dồi dào sức khỏe, hoàn thành tốt công việc của mình và thành công hơn nữa trong tương lai.

Chân thành cảm ơn!

Sinh viên Phạm Thị Thúy Nga.

Trang 5

Thương mại thủy sản đang là ngành kinh doanh hấp dẫn và được sự quan tâm của tất

cả các doanh nghiệp ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng Vì hiện nay nhu cầuthủy sản Thế giới ngày càng tăng lên trong khi lượng cung thì có hạn và xu hướng tiêudùng của người dân thay đổi theo hướng tích cực cho ngành thủy sản phát triển Nêncác doanh nghiệp đã theo nguyên tắc kinh doanh “bán những cái khách hàng cần khôngbán những cái mình có” để tự tin đầu tư vào ngành này Cũng chính vì vậy mà dự áncông ty chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu 1 đã được hình thành, dưới sự đầu tư củacông ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Đa Quốc Gia IDI và cổ đông chính là công tyxây dựng Sao Mai Để chuẩn bị tốt hơn cho công ty khi bắt đầu đi vào hoạt động năm

2008 nên đề tài “ lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến thủy sản đông lạnh xuấtkhẩu 1” đã được chọn nghiên cứu

Để tự tin thâm nhập vào thị trường xuất khẩu, công ty đã nghiên cứu và chuẩn bị chomình lợi thế vững chắc để cạnh tranh đó là: Công ty có hệ thống, dây chuyền sản xuấtrất hiện đại, quy mô lớn có thể đáp ứng cho khách hàng một sản lượng lớn sản phẩm đạttiêu chuẩn chất lượng quốc tế và giảm thiểu được chi phí sản xuất mang lại hiệu quảkinh doanh cao hơn; được sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo (Công ty Sao Mai) với nhiềunăm kinh nghiệm trong ngành kinh doanh; Và cuối cùng là công ty có vị trí rất thuậnlợi về thu mua nguyên liệu

Tuy nhiên, công ty cũng có vấn đề đáng lo là thương hiệu sản phẩm của công ty cònmới chưa được các khách hàng biết đến và so với đối thủ cạnh tranh thì yếu tố nhân sự,vốn, kinh nghiệm trong ngành công ty sẽ ở thế bất lợi hơn

Để giải quyết các vấn đề trên, kế hoạch Marketing đưa ra một số giải pháp sau:+ Sử dụng các phương pháp truyền thông như (chào hàng trực tiếp, bán hàng quamạng, tham gia hội chợ thủy sản Thế giới,…) để cung cấp đến khách hàng những thôngtin về công ty, lợi ích của khách hàng khi hợp tác cùng công ty

+ Đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế; thực hiện đúng theo cácđiều khoản ký kết trong hợp đồng để giứ uy tín thương hiệu lâu dài cho công ty vớikhách hàng

+ Có chính sách ưu đãi cho những khách hàng đầu tiên để khuyến khích hợp táclâu dài

Để thực hiện hiệu quả các giải pháp trên công ty cần có sự hỗ trợ của đội ngũnhân viên thật sự có năng lực Để có được điều đó đòi hỏi công ty phải có chính sáchđào tạo và tuyển dụng nhân viên hợp lý và đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc Ướctính kế hoạch sẽ được thực hiện với chi phí trích từ 2% trên tổng doanh thu dự kiến năm

2008 của dự án đầu tư Và kết quả hy vọng đạt được là làm tăng 5% thị phần cho công

ty ở thị trường mục tiêu

Trang 6

NỘI DUNG Trang

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 1

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.2.2 Phạm vi nghiên cứu 1

1.3 Phương pháp nghiên cứu 2

1.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 2

1.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệ: 2

1.4 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

2.1 Khái niệm về Marketing và kế hoạch Marketing 3

2.1.1 Marketing 3

2.1.2.Kế hoạch Marketing 3

2.1.3 Kế hoạch tiếp thị hàng năm 3

2.2 Các bước hoạch định Marketing 4

1 Tóm lượt nội dung 4

2 Tôn chỉ hoạt động của công ty 4

3 Phân tích môi trường bên ngoài 4

4 Phân tích môi trường bên trong 5

5 Phân tích SWOT 6

6 Mục tiêu Marketing 7

7 Chiến lược Marketing 7

8 Tổ chức và thực hiện 8

9 Đánh giá kết quả hoạt động Marketing 8

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU 1 9

3.1 Cơ sở hình thành 9

3.2 Giới thiệu chung về nhà máy 9

Trang 7

4.1 Tóm lượt nội dung 12

4.2 Tôn chỉ hoạt động của công ty 12

4.3 Phân tích môi trường bên ngoài 12

4.3.1 Thông tin chung về môi trường vĩ mô 12

4.3.2 Tình hình thị trường ngành chế biến thuỷ sản 13

4.3.2.1 Thị trường thủy sản Thế Giới 13

4.3.2.2 Thị trường thủy sản nội địa và khu vực 16

4.3.3.Tình hình cạnh tranh 20

4.3.4.Tình hình nhà cung cấp 22

4.3.5 Tình hình hệ thống phân phối 23

4.3.6.Tình hình nhu cầu Khách hàng 24

4.4 Phân tích môi trờng bên trong 27

4.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 27

4.4.2 Các vấn đề chiến lược 29

4.4.3 Các yếu tố nội bộ khác có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của cty 33

4.5 Phân tích SWOT 35

4.6 Mục tiêu Marketing 36

4.7 Chiến lược Marketing 36

4.7.1 Chiến lược cạnh tranh 36

4.7.2 Định vị 36

4.7.3 Chiến lược Marketing hỗn hợp 36

4.8 Tổ chức và thực hiện 39

4.8.1 Kế hoạch hoạt động 39

4.8.2 Ngân sách và nhân sự 40

4.9 Đánh giá kết quả hoạt động Marketing 41

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42

51 Kết luận 42

5.2 Kiến nghị 42

Trang 8

Bảng 4.1 Nhu cầu thủy sản Thế Giới 2005 -2010 13

Bảng 4.2 Một số nước xuất khẩu thủy sản chính trên thế giới 15

Bảng 4.3 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt nam 1996-2006 16

Bảng 4.4 Các sản phẩm xuất khẩu của Vỉệt Nam 17

Bảng 4.5 Thống kê sản lượng thủy sản của tỉnh An Giang 1998-2006 19

Bảng 4.6.Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ 22

Bảng 4.7 Một số nước chính có quan hệ ngoại thương với VN 24

Bảng 4.6 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt nam vào thị trường Hoa Kỳ qua các năm 25

Bảng 4.7 Thống kế xuất khẩu thủy sản Vỉệt Nam vào EU 26

Bảng 4.8 Dự kiến công suất hoạt động của công ty từ năm 2008 27

Bảng 4.9 Dự báo doanh thu của công ty từ năm 2008 28

Bảng 4.10 Dự báo lợi nhuận của công ty từ năm 2008 29

Bảng 4.11: Biểu đồ Gantt thể hiện thời gian thực hiện các hoạt động Marketing cụ thể 40

Bảng 4.12 Ngân sách cho các hoạt động Marketing cụ thể 42

Bảng 4.13: Phân công nhân sự cho các hoạt động Marketing cụ thể 42

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Biểu đồ 4.1 Dự báo tình hình tiêu thụ thủy sản toàn cầu đến 2020 16

Biểu đồ 4.2 Giá trị xuất khẩu các sản phẩm xuất khẩu của Việt nam 17

Biểu đồ 4.3 Kim ngạch xuất khẩu của Việt nam Vào các nước, 11 tháng đầu năm 2006 25

Biểu đồ 4.4 Thống kế xuất khẩu thủy sản Vỉệt Nam vào EU 2001-2006 26

Sơ đồ 2.1 Tác động của các bộ phận phòng ban chức năng trong công ty 5

Sơ đồ 2.2.Các tác nhân và các lực lượng chủ yếu trong môi trường tiếp thị 6

Sơ đồ 2.3 Ma trận SWOT/ TOWS 7

Sơ đồ 4.1.Quy trình chế biến cá fillet đông lạnh của công ty 31

Sơ đồ 4.2 Sơ đồ bố trí lao động nhân sự của công ty 33

Sơ đồ 4.3 Các hệ thống phân phối 38

Sơ đồ 4.4 Hệ thống phân phối công ty nên chọn 38

Trang 9

Hình 3.1 Mô hình tổng quan công ty chế biến thủy sản xuất khẩu 1 10

GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT

CIRAD: Trung tâm hợp tác quốc tế nghiên cứu phát triển nông nghiệp Pháp

SGS: Công ty giám định của Thụy Sỹ

HACCCP: Hazard Analysis and Critical Control Point System

(Hệ thống Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn)

SCF: Chất lỏng siêu tới hạn

KCS: kiểm tra chất lượng sản phẩm

SQF: Safe Quality Food (Tiêu chuẩn Quốc tế về chất lượng an toàn thực phẩm)

IQF: Individually Quick Frozen (Công nghệ lạnh đông nhanh)

Trang 10

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, thương mại thủy sản là ngành kinh tế phát triển rất mạnh trên Thế Giới nóichung và Việt Nam nói riêng Theo thông tin từ Bộ thủy sản cho biết, đến nay toànngành có 439 cơ sở chế biến thủy sản, trong đó có đến 320 cơ sở chế biến thủy sản đônglạnh xuất khẩu cấp đông với sản lượng 4.262 tấn/ngày tăng lên 42 % so với thời điểmnày của năm trước Hiện tại cả nước có: 171 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vàothị trường EU tăng 11,6 %, 300 Doanh nghiệp đã áp dụng HACCP để đủ tiêu chuẩnxuất khẩu vào thị trường Mỹ, 295 Doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trườngTrung Quốc,…

Và ngày nay đối với Việt Nam, thương mại thuỷ sản đã trở thành ngành kinh tế mũinhọn và giàu tiềm năng phát triển Từ đó Nhà Nước có chính sách khuyến khích cácdoanh nghiệp đầu tư phát triển cho ngành này Vì thế các vấn đề về thương mại thuỷ sản

là những thông tin rất nóng bỏng và thu hút sự quan tâm của giới kinh doanh trong vàngoài nước

Và công ty IDI - Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Đa Quốc Gia, đã đầu tưvào ngành thuỷ sản và hình thành công ty chế biến thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu 1, dựđịnh sẽ đi vào hoạt động trong năm 2008 Trong thời kỳ đầu khó khăn này để có thểcạnh tranh và đứng vững trên thị trường, nhu cầu về một kế hoạch Marketing cho công

ty là không thể thiếu Nên tôi quyết định chọn đề tài “ Lập kế hoạch Marketing chocông ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 năm 2007 - 2008”

1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài “ Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnhthủy sản xuất khẩu 1 – Trực thuộc công ty IDI năm 2008” nhằm đạt được các mục tiêusau:

- Phân tích sự biến động của thị trường bên ngoài và các yếu tố bên trong có ảnhhưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty

- Đánh giá và nhận định về điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và nguy cơ củacông ty để thấy được lợi thế cạnh tranh khi thâm nhập thị trường

- Từ đó, lập ra kế hoạch Marketing phù hợp cho công ty trong năm 2008 trên cơ sởkhắc phục những điểm yếu và phát huy những lợi thế của công ty để có thể vượt quakhó khăn của thời kỳ đầu, duy trì và phát triển trong thời gian tiếp theo

1.2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạtđộng của công ty

- Thời gian nghiên cứu: Trong khoảng từ 2/2007 đến 5/2007

- Không gian nghiên cứu: Công ty xây dựng Sao Mai – cổ đông lớn nhất và là ngườiquản lý thực hiện dự án của Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu 1

Trang 11

- Giới hạn nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về tình hình của thị trường ngànhchế biến thủy sản và năng lực chủ đầu tư (dựa trên thông tin từ dự án đầu tư của công tychế biến thủy sản xuất khẩu 1, do công ty Đầu Tư Và Phát Triển Kiến Trúc An Gianglập nên) để định ra kế hoạch Marketing cho công ty trong năm 2008 Bên cạnh đó, đểhiểu rõ về tình hình cạnh tranh đề tài đã tìm hiểu thông tin từ một vài đối thủ trên địabàn tỉnh An Giang như: Agifish, Nam Việt, Vĩnh Hoàn, Cataco.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: có 2 loại dữ liệu được sử dụng trong đề tài

 Dữ liệu thứ cấp: được thu thập bằng cách ghi nhận từ các nguồn:

- Dự án đầu tư của nhà máy do công ty Đầu Tư Và Phát Triển Kiến Trúc AnGiang lập phương án

- Thông tin trên báo chí, truyền hình, internet Trong đó, chủ yếu là mạng internetvới các trang wed như: www.google.com.vn, www.angiang.gov.vn,

www.vasep.com, www.fistenet.gov.vn, www.mofi.gov.vn

- Và các chuyên đề của sinh viên thực tập 2005 – 2006 với đề tài “lập kế hoạchmarketing cho sản phẩm booster của công ty Afiex”

 Dữ liệu sơ cấp: Thông tin được ghi nhận lại bằng các phương pháp:

- Phỏng vấn các trưởng phòng: phòng kế hoạch và đầu tư của công ty Sao Mai (cónhiệm vụ liên quan đến dự án của công ty thủy sản xuất khẩu 1) để tìm hiểu về mức độthành công của dự án, từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của công ty so với các đối thủ

và cuối cùng có thể đưa ra kế hoạch Marketing hiệu quả hơn cho công ty trong năm2008

- Phỏng vấn các đối tượng là đối thủ cạnh tranh của công ty

1.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu:

- Phương pháp so sánh, tổng hợp: So sánh điểm mạnh, điểm yếu của công ty so vớicác đối thủ cạnh tranh thông qua tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh

- Phương pháp phân tích SWOT: là phương pháp chủ yếu được sử dụng để phân tích

và lập kế hoạch Marketing cho công ty

1.4 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.

Với niềm hy vọng, có thể vận dụng được những kiến thức đã học về môn quản trịMarketing vào thực tiễn cùng với việc đóng góp một phần nhận biết của cá nhân vàohoạt động Marketing cho Doanh nghiệp, cụ thể là công ty chế biến đông lạnh thủy sảnxuất khẩu 1 Hy vọng qua việc nghiên cứu, đề tài có thể là một tài liệu tham khảo thực

sự có ý nghĩa cho công ty khi đi vào hoạt động trong năm 2008

Bên cạnh đó, qua việc nghiên cứu còn giúp cho sinh viên có được một số kiến thức

về ngành chế biến thủy sản Đúc kết được kinh nghiệm khi ra trường làm việc

Trang 12

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Khái niệm về Marketing và kế hoạch Marketing

2.1.1 Marketing

- Marketing = Tiếp thị = Tiếp cận thị trường

- Tìm kiếm, xác định nhu cầu, thị hiếu chưa được thỏa mãn

- Tổ chức sản xuất, cung ứng thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng

“Công ty chỉ bán những cái mà khách hàng cần, không bán cái mình có”

=> Marketing là hoạt động tiếp thị hướng đến sự thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của

con người thông qua tiến trình trao đổi Trong tiến trình đó người bán phải tìm ra người mua, phải định rõ nhu cầu, ước muốn của khách hàng, phải tạo ra sản phẩm cần thiết, định giá, phân phối vận chuyển, quảng cáo, bán hàng.

2.1.2.Kế hoạch Marketing

Hoạch định Marketing là phân tích những sự việc phát sinh trong quá khứ để xác định những điều cần làm trong hiện tại và tương lai.Kế hoạch là một hệ thống quan trọng giúp công ty điều khiển tương lai của mình Nhằm phát triển và duy trì sự thích nghi chiến lược giữa một bên là các mục tiêu và khả năng của công ty và bên kia là các

cơ may tiếp thị đầy biến động.

Kế hoạch Marketing sẽ trình bày:

+ Những gì mà công ty hy vọng sẽ đạt được;

+ Những cách thức để đạt được chúng và;

+ Khi nào có thể đạt được

Kế hoạch Marketing trong kinh doanh vạch ra phương hướng toàn diện cho công tythông qua việc:

+ Cụ thể hóa những sản phẩm mà công ty sẽ sản xuất;

+ Những thị trường mà công ty hướng tới;

+ Hình thành những mục tiêu cần đạt tới cho từng sản phẩm

2.1.3 Kế hoạch tiếp thị hàng năm.

Là văn bản hoạch định căn bản nhất nhằm mô tả mục tiêu mà công ty hy vọng sẽ đạt được trong năm tiếp, những hoạt động và ngân sách cần thiết cho những chương trình tiếp thị khác nhau.

Kế hoạch tiếp thị hàng năm có ba đặc điểm căn bản:

1 Là công cụ thông tin, hướng dẫn hoạt động (mục tiêu; nhân sự, thực hiện trongđiều kiện thời gian không cụ thể);

2 Là nguồn cung cấp những căn cứ quan trọng đối với quá trình phân bổ tài nguyên(rà soát nguồn tài nguyên sẵn có, thay đổi ngân sách dựa trên từng chương trình tiếp thị

cụ thể);

Trang 13

3 Là những tiêu chuẩn để đánh giá kiểm tra (kiểm tra từng giai đoạn, phát hiệnnhững sai sót, hiệu chỉnh kịp thời).

2.2 Các bước hoạch định Marketing

1 Tóm lượt nội dung

Tóm lại các vấn đề nghiên cứu, tổng quát về thực trạng, kế hoạch thực hiện, kếtquả đạt được

2 Tôn chỉ hoạt động của công ty

3 Phân tích môi trường bên ngoài

* Môi trường vĩ mô

Chủ yếu tìm hiểu và phân tích về các vấn đề thuộc các lĩnh vực như: kinh tế, vănhóa, xã hội, chính trị…có ảnh hưởng đến vấn đề đang nghiên cứu

- Yếu tố nhân khẩu có ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ, chủng loại sản phẩm và cáchthức phân phối của thị trường Yêu tố kinh tế chi phối giá của sản phẩm và khả năng sửdụng sản phẩm của người tiêu dùng Môi trường tự nhiên tác động đến nguồn nguyênliêu đầu vào cho qúa trình sản xuất và vấn đề ô nhiễm môi trường xã hội

-Yếu tố chính trị, pháp luật có vai trò đưa ra các quy định nhằm bảo vệ xã hội, nhàkinh doanh và hỗ trợ nền kinh tế phát triển và tình hình chính trị của một quốc gia cóảnh hưởng rất lớn đến uy tín trong kinh doanh Còn về yếu tố công nghệ tác động đếncác trang thiết bị và kỷ thuật sản xuất của cả công ty

=> Đây là nơi công ty bắt đầu tìm kiếm những cơ hội và phát hiện những nguy cơ

có thể xuất hiện, nó bao gồm tất cả các nhân tố và lực lượng bên ngoài không thể nằmtrong tầm kiểm soát của doanh nghiệp

* Thị trường ngành chế biến thuỷ sản.

Là nghiên cứu độ lớn của thị trường ngành đang xem xét, tốc độ tăng trưởng và

xu hướng hiện nay

* Đối thủ cạnh tranh

Vận dụng quan điểm “Hiểu đối thủ thông qua khách hàng”

- Tìm hiểu “quan điểm” khách hàng:

+ Người mua nghỉ gì khi mua món hàng nào đó? (so sánh hàng hóa với công tykhác)

+ Họ có nhu cầu gì chưa được thỏa mãn?

+ Nếu ta đáp ứng được thì sẽ gặp đối thủ nào?

- Đối thủ gồm những ai (đối thủ hiện tại và tiềm năng)

- Mục tiêu, chiến lược, điểm mạnh, điểm yếu, thị phần, lợi nhuận của đối thủ nhưthế nào?

* Nhà cung cấp

Cần xem xét các nhà cung ứng:

+ Có nguyên liệu chất lượng, hợp với quy trình sản xuất;

+ Giá cả hợp lý, thủ tục thanh toán thuận lợi;

Trang 14

+ Điều kiện giao hàng, thời gian giao hàng có lợi.

Các tác động của nhà cung ứng:

+ Xem xét xu hướng tăng giảm giá nguyên liệu để xác định giá tàhnh phẩm.+ Cân đối luật lao động, dịch vụ, hợp đồng tư vấn tiếp thị

+ Xác định thời vụ và biến động trong sản xuất từ đó điều chỉnh kế hoạch sản xuất

và tiêu thụ một cách tối ưu

* Hệ thống phân phối

Xem xét về quá trình phân phối và vận chuyển sản phẩm đến khách hàng Bằngphương tiện gì? Giao nhận hàng như thế nào? ở đâu? Sẽ gặp những thuận lợi và khókhăn gì?

* Nhu cầu Khách hàng

Gồm có 5 thị trường khách hàng: Thị trường người tiêu dùng cuối cùng, thịtrường công nghiệp, thị trường người bán lại, thị trường phi lợi nhuận (chính phủ),thị trường nước ngoài

Cần xác định đối tượng khách hàng là ai? thuộc nhóm nào? Có nhu cầu gì? Tiêu chílựa chọn của họ là gì?

4 Phân tích môi trường bên trong

Các bộ phận phòng ban chức năng của công ty là các nhân tố tác động tích cựcđến môi trường tiếp thị

SƠ ĐỒ 2.1 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BỘ PHẬN PHÒNG BAN CHỨC NĂNG TRONG CÔNG TY 1

- Bộ phận đầu não: Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc định ra chương trình hành

động, mục tiêu kinh doanh và chiến lược tiếp thị

1 Lưu Thanh Đức Hải, (2007), Sách Quản trị tiếp thị NXB Giáo Dục.

Bộ phận tài chính

Bộ phận

Marketing

BAN LÃNH ĐẠO

Bộ phận

kế toán

Bộ phận cung ứng vật tư

Bộ phận sản xuất

NC thiết kế, thử nghiệm

Trang 15

- Bộ phận nghiên cứu và phát triển: Nghiên cứu, thiết kế, triển khai sản phẩm

+ Mục tiêu marketing hiện nay của công ty là gì?

+ Công ty phân khúc thị trường như thế nào?

+ Lợi thế cạnh tranh của công ty là gì?

+ Định vị sản phẩm của công ty trên thị trường như thế nào?

SƠ ĐỒ 2.2.CÁC TÁC NHÂN VÀ CÁC LỰC LƯỢNG CHỦ YẾU

TRONG MÔI TRƯỜNG TIẾP THỊ 2

5 Phân tích SWOT

Tiến trình phân tích SWOT:

+ Bước 1: Liệt kê các yếu tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp: điểm mạnh- điểm yếu- cơ hội- đe dọa

+ Bước 2: Xác định các chiến lược dựa trên ma trận SWOT/ TOWS

Các thông tin trong bảng SWOT có thể giúp xác định các nhóm chiến lược màdoanh nghiệp có thể thực hiện

2 Lưu Thanh Đức Hải, (2007), Sách Quản trị tiếp thị NXB Giáo Dục.

Môi trường kinh tế

Trang 16

Sử dụng các điểm mạnh và cơ hội để làm giảm bớt điểm yếu và các đe dọa từ đóđịnh hướng các nhóm chiến lược/ chương trình mục tiêu cho doanh nghiệp.

Sơ đồ 2.3 MA TRẬN SWOT/ TOWS Điểm mạnh

(Strengths)

Điểm yếu (Weaknesses)

Cơ hội

(Opportunities)

Chiến lược S-O:

Tận dụng các cơ hội để phát huytối đa các điểm mạnh

Chiến lược W-O:

Khắc phục các điểm yếubằng cách phát huy tối đacác điểm mạnh

Đe doa

(Threats)

Chiến lược S-T:

Tìm cách phát huy các điểmmạnh để làm giảm các mối đedọa bên ngoài

Chiến lược W-T:

Xây dựng kế hoạch phòngthủ nhằm chống lại cácrủi ro, tránh các tác hạicủa điểm yếu

+ Bước 3: Chọn lựa chiến lược

Chọn lược các chiến lược khả thi, xếp thứ tự ưu tiên chiến lược

6 Mục tiêu Marketing

7 Các chiến lược Marketing

Là vạch ra các chiến lược để đạt được các mục tiêu marketing Bao gồm: chiến lượccạnh tranh, định vị, chiến lược marketing hỗn hợp

* Chiến lược cạnh tranh:

Giải quyết các vấn đề sau đây:

- Cạnh tranh nhờ giá thấp hay nhờ sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ, con người,hình ảnh công ty?

- Cạnh tranh trong phạm vi rộng hay phạm vi hẹp?

- Cạnh tranh theo kiểu đối đầu trực tiếp với đối thủ, hay bắt chước họ hoặc tìmcách né tránh để đi vào một phân khúc riêng?

* Định vị:

Cần xác định rõ định vị để có phương hướng rõ ràng khi thiết lập chiến lược cho 4P.Gồm có 3 yếu tố định vị: Khách hàng mục tiêu; lợi ích cốt lõi mà sản phẩm mang lạicho khách hàng; Các lợi thế cạnh tranh giúp thực hiện lợi ích cốt lõi đã cam kết

* Chiến lược marketing hỗn hợp

Trước tiên phải xác định một chiến lược chung cho các P cùng nhắm tới, sau đó đitriển khai chi tiết từng P

Trang 17

Sản phẩm: Nêu các quyết định triển khai sản phẩm, nêu đầy đủ các quyết định có

liên quan đến sản phẩm, ví dụ như: thương hiệu, nhãn hiệu, bao bì…

Giá: Mô tả những nguyên tắc về giá mà chiến lược sẽ áp dụng.

Phân phối: Đưa ra những giải pháp để phân phối sản phẩm ra thị trường bằng cách

trực tiếp hay gián tiếp đến tay người tiêu dùng

Truyền thông: Nêu những truyền thông để quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng.

Cần xác định: đối tượng truyền thông; mục tiêu truyền thông; thông điệp truyền thông;các công cụ hay phương tiện truyền thông sẽ dùng

Trang 18

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN

THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU 1

3.1 Cơ sở hình thành

Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu thực tế thị trường thủy sản, công ty nhận thấy nhucầu tiêu thụ thủy sản trên thị trường ngày càng tăng mạnh trong khi nguồn cung có hạn.Theo các nhà chuyên gia và tổ chức kinh tế quốc tế cho biết khi cân đối cung cầu thịtrường thủy sản Thế Giới, sản lượng thủy sản sẽ bị thiếu hụt đi 9,4 triệu tấn vào năm

2010 và dự báo này sẽ đẩy giá xuất khẩu mặt hàng này tăng lên trung bình 3 -3,7%/năm.Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước về thủy sản năm 2006 đạt 3,36 tỷUSD chiếm 4,4% so với tổng nhu cầu thủy sản Thế Giới, dự kiến năm 2007 sẽ là 3,7 tỷUSD đạt 4,8% Riêng tỉnh An Giang (là một trong ba tỉnh có sản lượng thủy sản đứngđầu cả nước), năm 2006 đạt 245 triệu USD chỉ chiếm 0,3% so với tổng nhu cầu nhậpkhẩu Thế Giới

Cùng với nhu cầu thủy sản Thế Giới ngày càng tăng thì điều kiện về khả năng sảnxuất thủy sản trong khu vực Đồng Bằng SCL rất thuận lợi cho các doanh nghiệp trongvùng phát triển kinh doanh ngành thủy sản Cả vùng có hơn ½ số tỉnh nuôi cá bè, tậptrung nhất là hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang chiếm hơn 60% số bè nuôi và có năm đạt76% sản lượng nuôi của toàn vùng Vì đây là một trong số tỉnh nằm trong khu vực sôngMêKông, có hệ thống kênh, rạch, sông ngòi dày đặc và chảy qua sông Tiền, sông Hậu

đó là những tiền đề để phát triển ngành thủy sản Hơn nữa, quanh vùng có các tỉnh lâncận như Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau có lợi thế giáp biển nhưng ngành khai thác vànuôi trồng thủy sản cũng phát triển không kém

Vì vậy việc đầu tư xây dựng Công ty Chế Biến Thủy Sản Đông Lạnh Xuất Khẩu 1tại địa điểm huyện Lấp Vò – Đồng Tháp (là khu vực Trung tâm của vùng khai thác vànuôi trồng thủy sản) là rất phù hợp và cần thiết Ngoài việc mang lại lợi ích kinh tế chođịa phương, dự án còn giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động dư thừa gópphần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo ở địa phương

3.2 Giới thiệu chung về công ty

Công ty Chế Biến Thủy Sản Đông Lạnh Xuất Khẩu 1 (sau đây gọi tắt là công ty)nằm trong dự án của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Đa Quốc Gia IDI (trụ sở :

Số 9 – Nguyễn Kim - Q10 - TP HCM) được đầu tư thực hiện năm 2002 và dự kiến đivào hoạt động đầu năm 2000

Logo của cty IDIQua quá trình khảo sát và nghiên cứu thị trường, dự án đưa ra mục tiêu là xây dựngcông ty theo mô hình công nghệ hiện đại, thích hợp với điều kiện vùng nguyên liệu, thịtrừong tiêu thụ đồng thời đảm bảo được điều kiện vệ sinh, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chấtlượng cao Tạo điều kiện vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, góp phần thúc đẩy kinh tếđịa phương

Trang 19

* Đầu tư và thiết kế

Dự án được đầu tư xây dựng mới, với tổng mức vốn đầu tư là 286,7 tỷ đồng, trong

đó vốn vay là 193,2 tỷ đồng chiếm 67,38% trên tổng số vốn để trang trải các chi phí xâylắp, thiết bị và các chi phí khác Còn lại là chi phí mặt bằng thì sử dụng nguồn vốn tự cócủa công ty Theo bảng thiết kế của dự án, công ty sẽ hoạt động với công suất tối đa là

600 tấn nguyên liệu/ngày tương đương 200 tấn thành phẩm/ngày (600.000 tấn/năm)nhưng chia làm 3 giai đoạn khai thác: Trước mắt (Giai đoạn I), sẽ lắp thiết bị chỉ vớicông suất chế biến 150 tấn/ngày, sau 1 năm hoạt động sản xuất, lắp thêm thiết bị nângcông suất lên 300 tấn/ngày (Giai đoạn II), sau 1 năm nữa tiếp tục nâng công suất lênmức tối đa là 600 tấn/ngày (Giai đoạn III)

Với công suất như dự kiến, công ty sẽ hoạt động với lượng lao động cần thiết là 6000người Và kết quả mong đợi từ dự án là 4 năm 5 tháng công ty sẽ hoàn lại vốn, ứng với

hệ số hoàn vốn là 24,10%/năm

*Vị trí:

Hình 3.1 MÔ HÌNH TỔNG QUAN CÔNG TY CHẾ BIẾN

THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1.

Theo quy hoạch, công ty sẽ được xây dựng theo quy mô lớn với diện tích 8,6 hecta,nằm trong cụm công nghiệp Vàm Cống (có 3 nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản vớitổng diện tích là 22,9 hecta), thuộc ấp An Thạnh - Xã Bình Thành - huyện lấp Vò -Đồng Tháp Có các cạnh tiếp giáp: Phà Vàm Cống, đường nối và đường dẫn từ phàVàm Cống ra quốc lộ 80, sông Hậu và nhà dân Vùng đã đựơc quy hoạch theo đúngmục đích của dự án

Đây là vị trí vô cùng thuận lợi vì nằm ngay trung tâm vùng nguyên liệu dồi dào,thuận lợi cho việc thu mua nguyên liệu và quản lý nguyên liệu từ bến lên hàng Đặc biệt

Nguồn: Dự án đầu tư công ty chế biến thủy sản xuất khẩu 1.

Trang 20

là về giao thông, về đường thủy vùng nằm cách cảng Mỹ Thới 1 Km, nằm tiếp giáp sôngHậu ở ngã tư, nếu đi ngược sông Hậu thì về Châu Đốc, còn xuôi theo sông Hậu về CầnThơ, đi dọc theo Rạch Cái Sắn về Rạch Giá và nếu đi theo sông Lấp Vò qua sông Tiềnlên TP Hồ Chí Minh; riêng về giao thông bộ đây là đầu mối giao thông đi các địaphương khác, là nơi hội tụ của các quốc lộ: Quốc lộ 91 đi Châu Đốc và Cần thơ, Quốc

lộ 80 đi Rạch Giá và Mỹ Thuận, Quốc lộ 54 đi Bình Minh

* Sản phẩm dự kiến của công ty:

Sản phẩm thủy sản chính của công ty chủ yếu là cá tra và cá basa Vì dự án vẫn chưa

đi vào hoạt động, mới bước vào thị trường ngành nên chỉ sản xuất sản phẩm thô dướidạng cá fillet đông lạnh và được chia loại như sau:

L1: (XL) lớn hơn 220 gr/miếng

L2: (L) 170-220 gr/miếng

L3: (M) 120-170 gr/miếng

L4: (S) 60-120 gr/miếng

Và ở một số thị trường, có cách phân loại theo trọng lượng : 3-5, 5-7, 7-9, 9 up Còn

phân theo phương pháp cấp đông thì có 2 loại: đó là đông block tạo nguyên khối cá có trọng lượng lớn tùy theo yêu cầu của khách hàng (4-5 kg) và cấp đông rời (đông IQF)

tạo thành từng miếng cá rời

=>Tùy theo mỗi thị trường khác nhau có yêu cầu cách phân loại nào thì chọn cáchphân loại đó cho phù hợp trong trao đổi và thanh toán

Sản phẩm sẽ được bọc bằng bao nylon kích cở 30 x 40 cm Riêng đối với đông IQF,

cá fillet sẽ được bỏ vào bọc P.E với trọng lượng là 1kg/bọc Sau đó 10 bọc sẽ được đóngvào 1 thùng carton theo yêu cầu của khách hàng, thông thường tổng trọng lượng của 1thùng carton khoảng 11 kg Và yêu cầu sản phẩm phải đảm bảo không bị nhiễm chất visinh và kháng sinh theo quy định hiện hành của bộ thủy sản và bộ y tế

CHƯƠNG 4 LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG

TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1

Trang 21

4.1 Tóm lượt nội dung

Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, công ty nhận thấy thị trường thủy sản xuấtkhẩu rất có tiềm năng với lượng nhu cầu tăng lên ngày càng cao (bình quân tăng2,1%/năm) Trong đó EU và Mỹ là hai thị trường “hút” nhất, ở Mỹ mỗi năm cần nhậpđến 15 tỷ USD thủy sản trong khi Việt nam chỉ đáp ứng được khoảng 3 tỷ USD Vàtrong các mặt hàng thủy sản, thì cá tra, basa fillet có nhu cầu ngày càng tăng cao hơn.Mặc dầu ngành thủy sản ngày càng cạnh tranh gay gắt nhưng cơ hội thị trường vẫn

mở ngõ cho công ty chế biến thủy sản ra đời, với công suất hoạt động 600 tấn nguyênliệu/ngày và các trang thiết bị hiện đại cùng với lợi thế của vùng nguyên liệu, công tychế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu 1 đủ tự tin để thâm nhập vào thị trường thủy sảnThế Giới

Để không lâm vào những thất bại của các công ty đi trước, chiến lược cạnh tranh củacông ty không nhằm vào giá mà chất lượng (thời gian, số lượng, tiêu chuẩn chất lượngsản phẩm) là tiêu chí hàng đầu công ty hướng đến để giữ uy tín thương hiệu Với ngânsách hoạt động Marketing dự kiến khoảng 15 tỷ đồng và đạt mục tiêu cho công ty là cómức tăng trưởng thị phần 5% thị trường Mỹ và EU, doanh thu 750 tỷ đồng trong năm

2008, kế hoạch chủ yếu là sử dụng các giải pháp truyền thông

Việc đánh giá kết quả hoạt động Marketing thông qua báo cáo tổng kết hàng tháng,báo cáo năm của phòng kinh doanh

4.2 Tôn chỉ hoạt động của Công ty

Tôn chỉ hoạt động của cho Công ty Chế Biến Đông Lạnh Thủy Sản Xuất Khẩu 1 là

“Chữ tín là hàng đầu” vì đây cũng là điều kiện tiên quyết để các đối tác tin tưởng và hợptác lâu dài

4.3 Phân tích môi trường bên ngoài

4.3.1 Thông tin chung về môi trường vĩ mô

Ngày nay việc dân số Thế giới ngày càng tăng lên đã tạo điều kiện cho ngành thuỷsản phát triển vì khi dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép đối với nguồn cung ứng thựcphẩm Theo thông tin của Trung tâm tin học (TTTH) - Bộ thuỷ sản, hiện nay tổng sốdân trên Thế giới vượt qua con số 6,3 tỷ người, một con số quá lớn trong khi nguồncung thực phẩm thì có hạn Mặc khác, nạn dịch cúm gia cầm, gia súc đang diễn biếntrên phạm vi toàn cầu, làm cho xu hướng tiêu dùng của người dân phải chuyển sang cácthực phẩm khác, do đó nhu cầu thuỷ sản tăng lên không ngừng ở các nước

Bên cạnh đó, xu hướng kinh tế Thế giới phát triển theo hướng công nghiệp, nên nhucầu thực phẩm họ cần là có thể chế biến nhanh, gọn Để tiết kiệm được thời gian nhưngvẫn đảm bảo được vấn đề chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khoẻ chongười tiêu dùng Và sản phẩm đông lạnh chế biến thuỷ sản là một trong các sản phẩmđược ưa chuộng nhất hiện nay vì nó đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của các nước này.Riêng về yếu tố khoa học công nghệ có tác động lớn đến ngành chế biến thuỷ sản.Khoa học ngày càng hiện đại thì cung cấp cho nền sản xuất các trang thiết bị, dâychuyền công nghệ mới Từ đó, tối ưu hơn về chi phí và thời gian cho nhà sản xuất, giảmđựoc giá thành đến mức thấp nhất Vì thế, công ty ra đời sau hơn các đối thủ nhưng đãứng dụng khoa học công nghệ hiện đại hơn tạo ưu thế hơn cho công ty

Trang 22

Thủy sản là một trong các mặt hàng sản phẩm được sự quan tâm của chính phủ cácnước, trong đó có Việt Nam Đối với Việt Nam, cụ thể là khu vực ĐBSCL có điều kiện

tự nhiên rất thuận lợi (có nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch) để phát triển ngành thủysản và về vấn đề giao thông cũng đảm bảo được vấn đề vận chuyển từ khâu nguyên liệuđến khâu sản xuất Tuy nhiên, bên cạnh chính sách ưu đãi thì chính phủ cũng đưa ranhững quy định về luật thủy sản để đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu vớicác nước Đồng thời việc thực hiện đúng luật nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên và bảo vệ

cả chính các nhà sản xuất

=> Tóm lại: Hiện nay, tuy vẫn có những mặt hạn chế nhưng nhìn chung, tình hình thịtrường chung có tác động tích cực đến ngành thủy sản Tạo điều kiện thuận lợi cho cácdoanh nghiệp hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, để thâm nhập vào ngành và có thể đứngvững trước các đối thủ thì các doanh nghiệp mới cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa về thịtrường để phòng tránh được rủi ro biến động của thị trường

4.3.2 Tình hình thị trường ngành chế biến thuỷ sản

4.3.2.1 Thị trường thủy sản Thế giới

Theo thông tin từ Trung tâm Thủy Sản Thế Giới cho biết, lượng tiêu thụ thủy sản(đặc biệt là cá tra – basa và tôm) toàn cầu sẽ ngày càng tăng lên khi mà các dịch bệnhgia súc, gia cầm còn diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến lượng cung thực phẩm Thế giới.Mặc khác là do tâm lý người tiêu dùng toàn cầu đã có thay đổi lớn về thói quen sử dụngmột số loại cá, chuyển từ cá hồi - cá tuyết sang tiêu dùng cá tra - cá basa; vì loại cá này

là một sản phẩm vừa đáp ứng yêu cầu ngon, bổ, chất lượng đảm bảo và giá cả lại rấtcạnh tranh

Có thể đánh giá tổng quát ngành thủy sản theo nhóm thông qua số liệu thống kê

dự báo về ngành từ năm 2005 - 2010:

Bảng 4.1 NHU CẦU THỦY SẢN THẾ GIỚI THEO NHÓM NƯỚC

TỪ 2005 -2010

ĐVT: Triệu tấnTheo nhóm nước 2005 2010 Tỷ lệ tăng (%)Nước đang phát triển 74,5 82,4 10,6

Nếu thống kê tất cả các nhóm nước trên Thế giới thì tổng nhu cầu thủy sản Thế giớinăm 2005 là 145 triệu tấn (trị giá 68,3 tỷ USD) và dự báo con số này sẽ lên đến 157triệu tấn vào năm 2010 sản lượng sẽ tăng bình quân 2,1%/năm (tương đương 77 tỷUSD) Trong 77 tỷ đó thì các nước đang phát triển chiếm 64 tỷ USD và các nước phát

Trang 23

triển chiếm 12 tỷ USD, nếu phân theo khối, châu lục thì Bắc Mỹ chiếm 18 tỷ USD, khuvực Châu Âu 25,5 tỷ USD, Khu vực Châu Á 21,7 tỷ USD, Châu Đại Dương 1 tỷ USD

và Châu Phi 0,5 tỷ USD Và dự báo nhu cầu này sẽ còn tiếp tục tăng.3

Biểu đồ 4.1 Dự báo tình hình tiêu thụ thủy sản toàn cầu đến 20204

05101520

1965

1961-1985

1981-1995

1991-2001 2010* 2020*

Cá Loài khác

Nguồn: FAO * dự báo

Qua biểu đồ 4.1, nhận thấy nhu cầu thủy sản Thế giới không ngừng tăngqua cácnăm, nhất là giai đoạn 1995 – 2001 với tốc độ tăng 31,25 % và nhu cầu này về sau vẫntiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm dần, trong đó nhu cầu về các sản phẩm cá tăngnhanh hơn các loại sản phẩm khác Do nhu cầu của người tiêu dùng trên Thế giới có xuhướng chuyển sang sản phẩm cá

Đó là thông tin về nhu cầu thủy sản Thế Giới, cùng với lượng cầu ngày càng tăng thìlượng cung cũng tăng lên không ít

Bảng 4.2 MỘT SỐ NƯỚC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI

3 www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=1015030&News_ID=24458147 - 82k

4 2010 * : 2010 2019 2020 * : 2020 về sau

Trang 24

1000 Tấn

Triệu USD

1000 Tấn

Triệu USD

1000 Tấn

Triệu USD

Trung Quốc 1 858 3 999 1 981 4 485 2 021 5 244Thái Lan 1 216 4 039 1 244 3 676 1 399 3 906

Na Uy 1 856 3 364 1 886 3 569 1 825 3 624

Mỹ 1 379 3 316 1 293 3 260 1 257 3 399

Ca n a đa 543 2 798 603 3 035 620 3 300 Đan Mạch 1 204 2 660 1 198 2 872 1 135 3 214TâyBan Nha 916 1 844 812 1 890 855 2 227Chi lê 1 327 1 939 1 167 1 869 1 203 2 134

Hà Lan 737 1 421 781 1 803 895 2 183Đài Loan 694 1 815 774 1 663 717 1 299

In đô nê xia 430 1 535 500 1 491 781 1 551

Ai Xơ Len 700 1 271 742 1 429 744 1 508

Ấn Độ 464 1 238 521 1 412 406 1 483 Nga 1 183 1 528 1 229 1 399 1 227 1 307Anh 688 1 306 620 1 353 700 1 670Đức 656 1 035 667 1 157 651 1 277Pháp 430 1 019 395 1 089 468 1 326 Pêru 2 459 1 213 1 852 1 067 1 718 1 031 Hàn Quốc 406 1 156 401 1 046 393 1 003

Nguồn: TTTH - Bộ thủy sản

Qua bảng 4.2, thấy rằng trong các nước xuất khẩu hiện nay trên Thế Giới thì TrungQuốc là nước có sản lượng xuất khẩu lớn nhất, với sản lượng không ngừng tăng qua cácnăm Năm 2003 sản lượng Trung Quốc đạt hơn 2 triệu tấn ứng với trị giá hơn 5 tỷ USD,chiếm khoảng 7,94 % tổng giá trị của các nước xuất khẩu chính Riêng ở thị trường Mỹ

bị biến động về giá trị và sản lượng xuất khẩu, do năm 2002 nước này gặp khó khăn vềnguyên liệu nhập khẩu

Trang 25

=>Qua thống kê, tuy sản lượng xuất khẩu của các nước cũng tăng lên đáng kể, nhưngkhi cân đối cung cầu thì lượng cung hiện nay vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu thuỷsản Thế Giới Đó là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt nam đầu tư vàongành kinh doanh, chế biến thuỷ sản.

4.3.2.2 Thị trường thủy sản nội địa và khu vực.

Ngành thủy sản nội địa

Hiện nay, ngoài việc đáp ứng nhu cầu ngày một tăng lên nhanh chóng cả về số lượng

và chất lượng Thương mại thuỷ sản còn là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tếtoàn cầu và là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, trong đó có Vỉệt Nam Trongnhững năm qua, mặc dầu ngành thuỷ sản Việt Nam đã gặp không ít khó khăn (đặc biệt

là vụ kiện chống bán phá giá cá tra, basa, tôm đông lạnh, ở thị trường Mỹ) nhưng đếnnay ngành vẫn không ngừng phát triển và trở thành ngành kinh tế chiến lược của cảnước Qua thống kê của Bộ Thuỷ sản đã đưa ra kết quả kim ngạch xuất khẩu thuỷ sảnViệt Nam trong những năm qua như bảng số liệu sau:

Bảng 4.3 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VỆT NAM

GIAI ĐOẠN 1996 - 2006

ĐVT: USD

1996 2000 2001 2002 2003 2004 2005 11thág

đầu năm 2006 Kim ngạch xuất

Còn về mặt hàng xuất khẩu, Việt Nam có 6 mặt hàng chính và sự biến động về sảnlượng tiêu thụ cũng phụ thuộc vào từng loại mặt hàng

Bảng 4.4 CÁC SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

NĂM 2005 %

K.Lượng(tấn)

Giá trị(trUSD)

K.Lượng(tấn)

Giá trị(USD)

Ngày đăng: 03/04/2013, 16:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ 2.1. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BỘ PHẬN PHÒNG BAN CHỨC NĂNG TRONG CÔNG TY 1 - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
SƠ ĐỒ 2.1. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BỘ PHẬN PHÒNG BAN CHỨC NĂNG TRONG CÔNG TY 1 (Trang 14)
Các thông tin trong bảng SWOT có thể giúp xác định các nhóm chiến lược mà doanh nghiệp có thể thực hiện. - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
c thông tin trong bảng SWOT có thể giúp xác định các nhóm chiến lược mà doanh nghiệp có thể thực hiện (Trang 15)
SƠ ĐỒ 2.2.CÁC TÁC NHÂN VÀ CÁC LỰC LƯỢNG CHỦ YẾU - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
SƠ ĐỒ 2.2. CÁC TÁC NHÂN VÀ CÁC LỰC LƯỢNG CHỦ YẾU (Trang 15)
Hình 3.1. MÔ HÌNH TỔNG QUAN CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1. - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
Hình 3.1. MÔ HÌNH TỔNG QUAN CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1 (Trang 19)
Hình 3.1. MÔ HÌNH TỔNG QUAN CÔNG TY CHẾ BIẾN - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
Hình 3.1. MÔ HÌNH TỔNG QUAN CÔNG TY CHẾ BIẾN (Trang 19)
=> Tóm lại: Hiện nay, tuy vẫn có những mặt hạn chế nhưng nhìn chung, tình hình thị trường chung có tác động tích cực đến ngành thủy sản - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
gt ; Tóm lại: Hiện nay, tuy vẫn có những mặt hạn chế nhưng nhìn chung, tình hình thị trường chung có tác động tích cực đến ngành thủy sản (Trang 22)
Bảng 4.1. NHU CẦU THỦY SẢN THẾ GIỚI THEO NHÓM NƯỚC - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
Bảng 4.1. NHU CẦU THỦY SẢN THẾ GIỚI THEO NHÓM NƯỚC (Trang 22)
Biểu đồ 4.1. Dự báo tình hình tiêu thụ thủy sản toàn cầu đến 20204 - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
i ểu đồ 4.1. Dự báo tình hình tiêu thụ thủy sản toàn cầu đến 20204 (Trang 23)
Bảng 4.2. MỘT SỐ NƯỚC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
Bảng 4.2. MỘT SỐ NƯỚC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI (Trang 23)
Qua bảng 4.2, thấy rằng trong các nước xuất khẩu hiện nay trên Thế Giới thì Trung Quốc là nước có sản lượng xuất khẩu lớn nhất, với sản lượng không ngừng tăng qua các  năm - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
ua bảng 4.2, thấy rằng trong các nước xuất khẩu hiện nay trên Thế Giới thì Trung Quốc là nước có sản lượng xuất khẩu lớn nhất, với sản lượng không ngừng tăng qua các năm (Trang 24)
Bảng 4.3. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 - 2006 - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
Bảng 4.3. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 - 2006 (Trang 25)
Qua bảng 4.3, nhận thấy năm 2006 là cột móc đánh dấu sự thành công của ngành thuỷ sản Việt Nam với tỷ lệ kim ngạch tăng lên rất cao - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
ua bảng 4.3, nhận thấy năm 2006 là cột móc đánh dấu sự thành công của ngành thuỷ sản Việt Nam với tỷ lệ kim ngạch tăng lên rất cao (Trang 25)
Bảng 4.4. CÁC SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
Bảng 4.4. CÁC SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 25)
BẢNG 4.5. THỐNG KÊ SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA TỈNH AN GIANG - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
BẢNG 4.5. THỐNG KÊ SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA TỈNH AN GIANG (Trang 27)
Bảng 4.6.Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ. - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
Bảng 4.6. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ (Trang 30)
Bảng 4.6.Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ. - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
Bảng 4.6. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ (Trang 30)
4.3.4.Tình hình nhà cung cấp - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
4.3.4. Tình hình nhà cung cấp (Trang 31)
BẢNG 4.8. KIM NGẠCH THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2000 - 2004 - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
BẢNG 4.8. KIM NGẠCH THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2000 - 2004 (Trang 34)
4.4. Phân tích môi trường bên trong 4.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
4.4. Phân tích môi trường bên trong 4.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 36)
BẢNG 4.8. DỰ KIẾN CÔNG SUẤT HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TỪ - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
BẢNG 4.8. DỰ KIẾN CÔNG SUẤT HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TỪ (Trang 36)
Giá trị của bảng dự báo đặt ra với giả thuyết, giá thủy sản xuất khẩu qua các năm ổn định - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
i á trị của bảng dự báo đặt ra với giả thuyết, giá thủy sản xuất khẩu qua các năm ổn định (Trang 37)
BẢNG 4.9. DỰ BÁO DOANH THU CỦA CÔNG TY TỪ 2008 - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
BẢNG 4.9. DỰ BÁO DOANH THU CỦA CÔNG TY TỪ 2008 (Trang 37)
BẢNG 4.10. DỰ BÁO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TỪ 2008 - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
BẢNG 4.10. DỰ BÁO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TỪ 2008 (Trang 38)
BẢNG 4.10. DỰ BÁO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TỪ 2008 - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
BẢNG 4.10. DỰ BÁO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TỪ 2008 (Trang 38)
SƠ ĐỒ 4.4.2.SƠ ĐỒ BỐ TRÍ LAO ĐỘNG, NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
SƠ ĐỒ 4.4.2. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ LAO ĐỘNG, NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY (Trang 42)
+ Đăng tin tuyển dụng nhân sự trên báo tuổi trẻ, báo lao động, đài truyền hình An Giang, Đồng Tháp để thu hút nguồn nhân lực có năng lựa thực sự về phục vụ cho công  ty. - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
ng tin tuyển dụng nhân sự trên báo tuổi trẻ, báo lao động, đài truyền hình An Giang, Đồng Tháp để thu hút nguồn nhân lực có năng lựa thực sự về phục vụ cho công ty (Trang 48)
Bảng 4.11: Biểu đồ Gantt thể hiện thời gian thực hiện - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
Bảng 4.11 Biểu đồ Gantt thể hiện thời gian thực hiện (Trang 48)
Bảng 4.12: Ngân sách cho các hoạt động Marketing cụ thể - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
Bảng 4.12 Ngân sách cho các hoạt động Marketing cụ thể (Trang 49)
Bảng 4.12: Ngân sách cho các hoạt động Marketing cụ thể - LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY  CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1
Bảng 4.12 Ngân sách cho các hoạt động Marketing cụ thể (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w