TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ------ TRẦN ANH TUẤN NGHIÊN CỨU NUÔI SINH KHỐI TẢO THALASSIOSIRA SP LÀM THỨC ĂN CHO ẤU TRÙNG TU HÀI Lutrariarhynchaena Jonas, 1884 TỪ GIAI ĐOẠN ẤU TRÙNG CHÂ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
- -
TRẦN ANH TUẤN
NGHIÊN CỨU NUÔI SINH KHỐI TẢO THALASSIOSIRA
SP LÀM THỨC ĂN CHO ẤU TRÙNG TU HÀI (Lutrariarhynchaena Jonas, 1884) TỪ GIAI ĐOẠN ẤU TRÙNG CHÂN BÒ ĐẾN GIAI ĐOẠN GIỐNG CẤP I
Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban Chủ Nhiệm Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản, Phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học và
đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn Khoa học:
TS Ngô Anh Tuấn
Đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi giải quyết những khó khăn trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy và các bạn học viên lớp Cao học Nuôi trồng thủy sản 2010 đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học
Xin cảm ơn các anh em công nhân, các bạn đồng nghiệp ở trại sản xuất giống tu hài Cam Ranh và phòng lưu giữ & nhân giống vi tảo Bãi Tiên đã tạo điều kiện vật chất và thời gian giúp tôi bố trí và thực hiện các thí nghiệm
Qua đây xin được bày tỏ lòng biết ơn vô hạn của tôi đối với gia đình: ba
mẹ, anh chị và các em, những người đã nâng đỡ tôi về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của chính bản thân Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố ở bất kỳ tài liệu nào
Tác giả
Trần Anh Tuấn
Trang 4MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU i
CHƯƠNG I TỔNG QUAN 3
1.1 Đặc điểm sinh học của tảo Thalassiosira sp 3
1.1.1 Vị trí phân loại [1][17] 3
1.1.2 Hình thái cấu tạo 3
1.1.3 Đặc điểm sinh sản[1];[10] 4
1.1.4 Phân bố 4
1.2 Sự sinh trưởng của vi tảo và ảnh hưởng của điều kiện môi trường 5
1.2.1 Sự sinh trưởng của vi tảo 5
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và chất lượng dinh dưỡng của vi tảo 6
1.2.2.1 Nhiệt độ .6
1.2.2.2 Ánh sáng 7
1.2.2.3 Độ mặn (S‰) 7
1.2.2.4 pH .8
1.2.2.5 Môi trường dinh dưỡng 8
1.2.2.6 Chế độ sục khí 10
1.3 Vai trò của vi tảo đối với nghề nuôi trồng thủy sản 10
1.3.1 Vai trò của vi tảo trong sản xuất giống hải sản 10
1.3.1.1 Nuôi động vật thân mềm (ĐVTM) .11
1.3.1.2 Sản xuất giống và nuôi tôm he thương phẩm 12
1.3.1.3 Sản xuất giống cá biển 12
1.4 Nghiên cứu và ứng dụng vi tảo phục vụ nuôi hải sản .13
1.4.1 Thế giới .13
1.4.2 Việt Nam .16
1.4.3 Các hình thức nuôi tảo .17
1.5 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống tu hài 19
1.5.1 Đặc điểm sinh học của tu hài 19
1.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng tốc độ sinh trưởng của ấu trùng tu hài .20
1.5.3 Nghiên cứu về sản xuất giống tu hài ở Việt Nam .21
Trang 5CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu .23
2.1.1 Thời gian nghiên cứu .23
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu .23
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu .23
2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .24
2.3 Môi trường thí nghiệm 24
2.4 Bố trí thí nghiệm 25
2.5 Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu 30
2.5.1 Phương pháp xác định các thông số môi trường .30
2.5.2 Phương pháp xác định mật độ tế bào và tốc độ sinh trưởng của quần thể 30
2.5.3 Phương pháp xác định số lượng, tỷ lệ sống và sự tăng trưởng của ấu trùng 32
2.6 Phân tích và xử lý số liệu .33
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
3.1 Ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng đến sinh trưởng của quần thể tảo Thalassiosira sp .34
3.2 Nuôi sinh khối tảo Thalassiosira sp theo hình thức nuôi bán liên tục 37
3.2.1 Tốc độ sinh trưởng của quần thể tảo Thalassiosira sp 37
3.2.2 Sản lượng tảo Thalassiosira sp trong nuôi sinh khối theo hình thức bán liên tục ở các tỷ lệ thu hoạch khác nhau 41
3.3 Ảnh hưởng của tảo Thalassiosira sp đến tốc độ tăng trưởng, thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tu hài từ giai đoạn ấu trùng Spat đến giai đoạn giống cấp I 43
3.3.1 Ảnh hưởng của tảo Thalassiosira sp đến tốc độ tăng trưởng ấu trùng tu hài từ giai đoạn ấu trùng Spat đến giai đoạn giống cấp I .43
3.3.2 Ảnh hưởng tảo Thalassiosira sp đến tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng tu hài từ giai đoạn ấu trùng Spat đến giống cấp I .46
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 49
4.1 KẾT LUẬN .49
4.2 ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần sinh hĩa của các lồi vi tảo (tính theo khối lượng khơ tế bào) 10
Bảng 1.2 Các lồi tảo được phân lập và sử dụng nuơi .13
Bảng 1.3 Một số lồi tảo được sử dụng phổ biến trong nuơi trồng thủy sản 15
Bảng 1.4 Một số lồi Động Vật Thân Mềm hai vỏ được sản xuất tại Việt Nam 22
Bảng 2.1 Mơi trường F/2 .25
Bảng 2.2 Mơi trường TT3 .25
Bảng 2.3 Mơi trường HBM-95 25
Bảng 3.1 Tốc độ sinh trưởng của quần thể tảo Thalassiosira sp ở ba mơi trường dinh đưỡng F/2 ; TT3 và HBM-95 .34
Bảng 3.2 Biến động của pH trong ba mơi trường dinh dưỡng khác nhau 35
Bảng 3.3 Tốc độ sinh trưởng của quần thể tảo Thalassiosira sp ở các hình thức thu hoạch khác nhau .38
Bảng 3.4 Biến động pH trong nuơi thu sinh khối quần thể tảo Thalassiosira sp .41
Bảng 3.5 Sản lượng tảo Thalassiosira sp ở các hình thức thu hoạch khác nhau .42
Bảng 3.6 Tăng trưởng về kích thước của ấu trùng tu hài từ giai đoạn ấu trùng Spat đến giống cấp I .44
Bảng 3.7 Tỷ lệ sống của ấu trùng tu hài ở 3 nghiệm thức .46
Trang 7DANH MUÏC HÌNH
Hình 1.1 Tế bào tảo Thalassiosira sp 3
Hình 1.2 Mô tả về động thái sinh trưởng của một quần thể tảo 5
Hình 2.1 Tảo giống 23
Hình 2.2 Ấu trùng Spat 23
Hình 2.3 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 24
Hình 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sự phát triển của tảo Thalassiosira sp 26
Hình 2.5 Khu vực bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sự phát triển của tảo Thalassiosira sp .27
Hình 2.6 Sơ đồ bố trí thí nghiệm về nuôi sinh khối tảo Thalassiosira sp theo hình thức nuôi bán liên tục .28
Hình 2.7 Sơ đồ bố trí thí nghiệm về dùng tảo Thalassiosira sp làm thức ăn cho ấu trùng tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1884) giai đoạn ấu trùng xuống đáy (ấu trùng spat) đến giai đoạn giống cấp I 29
Hình 2.8 Bể thí nghiệm về ương nuôi ấu trùng tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1884) giai đoạn ấu trùng xuống đáy (ấu trùng spat) đến giai đoạn giống cấp I .30
Hình 2.9 Thiết bị đếm mẩu 31
Hình 3.1 Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên phát triển của tảo Thalassiosira sp 36
Hình 3.2 Tốc độ sinh trưởng của quần thể tảo Thalassiosira sp trong nuôi bán liên tục. .39
Hình 3.3 Tăng trưởng của ấu trùng tu hài 45
Hình 3.4 Giai đoạn con non (Juvenile) 48
Hình 3.5 Giống cấp I 48
Trang 8MỞ ĐẦU Trong lĩnh vực sản xuất giống các đối tượng hải sản, vi tảo đóng một vai trò quan trọng quyết định kết quả của cả đợt sản xuất Với hàm lượng dinh dưỡng cao, kích thước nhỏ (1-15µm) và tốc độ phát triển nhanh nên vi tảo được chọn nuôi cấy để làm thức ăn trực tiếp hay gián tiếp cho nhiều loài ấu trùng hải sản như thân mềm, giáp xác và cá biển
Việc sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thân mềm hai mảnh vỏ như: hầu, vẹm, ngao, sò, tu hài…thì vi tảo là nguồn thức ăn trực tiếp, quan trọng và được sử dụng xuyên suốt quy trình nuôi Ngoài việc sử dụng làm thức ăn cho đối tượng nuôi thì vi tảo còn được biết đến với vai trò là giúp ổn định và tạo môi trường nuôi tự nhiên
Tuy nhiên, trong suốt quá trình sản xuất việc duy trì được sản lượng ổn định và chất lượng tảo tốt là việc rất khó khăn Tảo sinh trưởng nhanh hay chậm và chất lượng đảm bảo hay không phụ thuộc nhiều vào các yếu tố của môi trường nuôi cấy, đặc biệt
là môi trường dinh dưỡng Đã có hàng trăm loài tảo được nuôi thử nghiệm làm thức ăn cho động vật thủy sản, nhưng cho tới nay chỉ khoảng hai mươi loài được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản
Hiện nay, các trại sản xuất giống tu hài ở Việt Nam chỉ nuôi cấy một số loài tảo
quen thuộc như Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana, Chaetoceros calcitrans
với sản lượng và chất lượng luôn biến động đặc biệt là vào mùa mưa đã ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống của ấu trùng tu hài và gián tiếp làm giảm hiệu quả sản xuất
Để đa dạng giống loài vi tảo làm thức ăn góp phần cải thiện chất lượng và làm tăng tỷ lệ sống cho ấu trùng các đối tượng hải sản, bên cạnh việc phân lập những loài
vi tảo bản địa và di nhập những loài vi tảo mới ở nước ngoài về Chúng ta cần phải có những thử nghiệm để tìm ra:
- Loài tảo có nhiều ưu điểm nhất: sinh trưởng nhanh, kích thước nhỏ, giàu dinh dưỡng, dễ nuôi cấy
- Điều kiện, hình thức nuôi tảo phù hợp và thời điểm thu hoạch cho sản lượng cao nhất
- Loài tảo đáp ứng được nhu cầu về mặt dinh dưỡng và thích hợp cho các loài
ấu trùng hải sản có kích thước nhỏ như động vật thân mềm, giáp xác và cá biển
Trang 9Xuất phát từ thực tế đó và được sự cho phép của Khoa nuôi trồng thủy sản
trường Đại học Nha Trang, tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Nghiên cứu nuôi sinh
khối tảo Thalassiosira sp làm thức ăn cho ấu trùng tu hài (Lutrariarhynchaena
Jonas, 1884) từ giai đoạn ấu trùng chân bò đến giai đoạn giống cấp I”
Thalassiosira sp là một loài tảo giàu dinh dưỡng mới được nhập nội vào nước ta nên
quy trình nuôi sinh khối chưa hoàn thiện, chưa có nhiều thử nghiệm về ứng dụng loài tảo này làm thức ăn cho ấu trùng các loài động vật thân mềm
Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định môi trường và tỷ lệ thu hoạch thích hợp để nuôi thu sinh khối tảo
Thalassiosira sp cho sản lượng cao nhất
Đánh giá hiệu quả việc sử dụng Thalassiosira sp làm thức ăn cho ấu trùng tu
hài giai đoạn ấu trùng chân bò đến giai đoạn giống cấp I
Nội dung nghiên cứu:
Nuôi sinh khối tảo Thalassiosira sp với các môi trường dinh dưỡng khác
nhau
Nuôi sinh khối tảo Thalassiosira sp theo hình thức nuôi bán liên tục
Thử nghiệm làm thức ăn cho ấu trùng tu hài từ giai đoạn ấu trùng chân bò đến giai đoạn giống cấp I
Ý nghĩa của đề tài:
Kiểm chứng khả năng nuôi thu sinh khối và sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng tu hài
Ứng dụng vào việc nuôi sinh khối ngoài trời và làm thức ăn để phục vụ cho các trại sản xuất giống nhân tạo các loài động vật thân mềm
Trang 10CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1 Đặc điểm sinh học của tảo Thalassiosira sp
1.1.2 Hình thái cấu tạo
Hình 1.1 Tế bào tảo Thalassiosira sp
Về đặc điểm hình dạng:
Tế bào có dạng hình hộp, kích thước từ 6 - 20µm x 8 - 15µm Mặt vỏ hình chữ nhật và có đường kính dài hơn trục vỏ tế bào Đai vỏ không đều, mép đai có 2 – 28 mấu nhỏ Một mấu có dạng hình môi để liên kết với tế bào bên cạnh Bề mặt của màng
tế bào tỏa tròn nhiều vằn, sọc Các vằn, sọc này có thể thẳng hoặc ngoằn nghèo, mật
độ vằn sọc khoản 10- 20 vằn sọc/10 µm Tảo Thalassiosira sp đơn bào, chủ yếu sống
đơn độc, đôi khi các tế bào liên kết với nhau thành tập đoàn (dạng bản) Màu của tảo
Thalassiosira sp thay đổi từ màu nâu đến màu xanh hoặc màu vàng tùy thuộc vào số
lượng của diệp lục
Về đặc điểm cấu tạo:
Vỏ tế bào được cấu tạo bởi hai lớp: lớp trong là pectin và lớp ngoài là chất silic
Trang 11 Thể sắc tố: nhiều, nhỏ, hình hạt Màu của tảo Thalassiosira sp thay đổi từ màu
nâu đến màu xanh hoặc màu vàng tùy thuộc vào số lượng của diệp lục
Nhân tế bào: mỗi tế bào có một nhân dạng hình cầu
Tế bào chất trong suốt, tạo thành lớp mỏng nằm bên dưới thành tế bào hay tạo thành khối nhỏ ở trung tâm với nhiều sợi sinh chất nối với thành tế bào
1.1.3 Đặc điểm sinh sản[1];[10]
Thalassiosira sp sinh sản theo 2 kiểu phân chia tế bào và sinh sản bằng bào tử:
Phân chia tế bào:
Hai mảnh vỏ tách rời nhau ra, mỗi mảnh vỏ đều chứa tế bào chất với nhân và thể màu Các mảnh vỏ của tế bào mới được hình thành về sau chúng tạo thành mảnh
vỏ dưới Do đó sau một số lần phân chia sẽ dẫn đến sự suy giảm kích thước tế bào từ 1/3 đến 1/2 kích thước ban đầu
Sinh sản bằng bào tử:
Trong điều kiện bất lợi tảo Thalassiosira sp sinh sản theo hình thức bào tử nghỉ,
bào tử sinh trưởng (phục hồi độ lớn):
Sự hình thành bào tử nghỉ: Gặp điều kiện bất lợi tảo silic hình thành bào tử nghỉ bằng cách chất tế bào mất nước, co lại và tạo ra lớp vỏ tạm thời khá dày, nhiều khi có gai nhưng vẫn nằm trong nắp cũ Khi gặp điều kiện thận lợi trở lại thì nắp vỏ ngoài tan đi và phát triển thành tế bào mới và sinh trưởng bình thường Các loài tảo trong bộ silic trung tâm thường có hình thức sinh sản này như chi : Chaetoceros, Melosira, Thalassiosira,…
Sự hình thành bào tử sinh trưởng: Khi kích thước tế bào giảm, tảo silic tiến hành phục hồi lại kích thước ban đầu bằng cách phân chia đặc biệt hình thành bào tử sinh trưởng
Sinh sản hữu tính theo kiểu tiếp hợp: Hai cá thể ở gần nhau tách nắp ra, chất nguyên sinh kết hợp với nhau tạo hợp tử Sau đó phân chia giảm nhiễm tạo vỏ mới bao bọc bên ngoài và thành cơ thể mới
1.1.4 Phân bố
Tảo Silic là ngành lớn thứ hai sau tảo Lục, có khu vực phân bố rộng trong mọi thủy vực như nước ngọt, nước lợ, nước mặn, cũng như trên thân cây ở đỉnh núi cao, trên đất, đá ẩm Có thể gặp tảo silic ở cả đáy biển sâu tới hàng nghìn mét Số lượng loài ở đáy nhiều hơn nhưng số lượng cá thể và sinh khối lại ít hơn so với các loài sống
Trang 12trôi nổi Ở các biển lạnh tảo silic phân bố nhiều hơn các biển ấm Trong những hồ nước ngọt trong suốt chúng có thể phân bố ở độ sâu 50-60 m còn trong nước biển khoảng 100-350 m
Riêng tảo Thalassiosira sp thường sống trong môi trường nước mặn, hiện nay
loài tảo này được nuôi để làm thức ăn cho nhiều loại ấu trùng động vật hải sản như tôm, ốc hương
1.2 Sự sinh trưởng của vi tảo và ảnh hưởng của điều kiện môi trường
1.2.1 Sự sinh trưởng của vi tảo
Sinh trưởng của một quần thể vi tảo là sự tăng lên về kích thước của tế bào cũng như sự phân chia tế bào trong quần thể Theo các tác giả như Đặng Ngọc Thanh (1974) [11]; Fulks và Main (1991) [27]; Cái Ngọc Bảo Anh (2010)[2] chia sự phát triển của tảo thành 5 pha nhưng tên gọi khác bao gồm: Pha ban đầu; pha gia tốc dương (pha logarit); pha gia tốc âm; pha cân bằng; pha tàn lụi
Hình 1.2 Mô tả về động thái sinh trưởng của một quần thể tảo
1 Pha ban đầu
2 Pha gia tốc dương: tế bào phân chia liên tục nhờ mật độ tế bào còn thấp
và môi trường giàu dinh dưỡng
3 Pha gia tốc âm (hay pha giới hạn): tốc độ sinh trưởng chậm lại do môi trường dinh dưỡng và ánh sáng bị hạn chế
4 Pha cân bằng: số lượng tế bào ngừng tăng lên
Thời gian nuôi
Trang 135 Pha tàn lụi: tế bào bị chết và phân hủy do chất lượng nước xấu đi và các chất dinh dưỡng cạn kiệt tới mức không thể duy trì được sự sinh trưởng Trong thực tế, công việc nuôi tảo phải dừng lại do một số nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm sự cạn kiệt các chất dinh dưỡng, thiếu oxy, nhiệt độ quá cao, pH thay đổi hoặc nhiễm tạp Mấu chốt của thành công trong nuôi tảo là duy trì tảo ở pha gia tốc dương Giá trị dinh dưỡng của vi tảo có thể bị thay đổi rất lớn ở các pha phát triển và dưới các điều kiện nuôi khác nhau Kết quả nghiên cứu của Renaud, Thing & Pary (1999) chỉ ra rằng tảo phát triển đến cuối pha logarit thường chứa 30-40% protein, 10-20% lipid và 5-15% carbonhydrate Khi thời gian nuôi vượt quá pha 3 (pha gia tốc âm) thì giá trị dinh dưỡng của của tảo sản xuất sẽ thấp do tính tiêu hóa giảm, thiếu các thành phần dinh dưỡng và có thể sản sinh ra các chất chuyển hóa độc hại
Như vậy, sự phát triển của tảo chia thành nhiều pha khác nhau như phân tích ở trên Trong các pha phát triển khác nhau đó, tốc độ sinh trưởng của tảo cũng khác nhau
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và chất lượng dinh dưỡng
của vi tảo
Sự sinh trưởng nhanh hay chậm của vi tảo phụ thuộc vào loài tảo nuôi và sự biến động của các yếu tố môi trường như: cường độ và chế độ chiếu sáng, nhiệt độ, độ mặn, pH, mùa vụ, các yếu tố dinh dưỡng, kích thước và hình dạng của thiết bị nuôi, các hình thức nuôi, mức độ xáo trộn hoặc sục khí môi trường nuôi
1.2.2.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp và thường có tác động đồng thời với chế độ chiếu sáng nhất là khi nuôi tảo ngoài trời, nhiệt độ trở thành yếu tố khống chế, có thể cho phép một vài loài chiếm ưu thế Nhiệt độ có vai trò quan trong đối với sự sinh trưởng của tảo nó ảnh hưởng đến cấu trúc tế bào, tốc độ phản ứng trao đổi chất, sinh trưởng, quá trình quang hợp, mật độ phân bố, cường độ hô hấp, kích thước tế bào và sự thích nghi của loài Nhìn chung, các loài vi tảo có thể sống trong khoảng nhiệt độ từ 16 -30oC Nếu nhiệt độ cao hơn 35oC, tảo có thể chết (kể cả những loài tảo nhiệt đới) và nếu thấp hơn 16oC, tảo phát triển rất chậm Nhiệt độ thích hợp cho hầu hết các loài tảo phát triển tốt là 20 – 25oC.(Coutteau, 1996) [21] (Lê Viễn Chí, 1996) [3]
Trang 14Khi nuôi tảo ở nhiệt độ thích hợp thì tốc độ tăng trưởng của tảo tỷ lệ thuận với nhiệt độ, nhiệt độ cao sinh trưởng càng lớn nhưng khi đó tảo sẽ đạt đến pha cân bằng nhanh và tàn lụi cũng rất nhanh Vì thế nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự phát triển của tảo là rất cần thiết, xác định được khoảng nhiệt độ tối ưu, để từ đó lựa chọn được các loài tảo nuôi phù hợp với từng điều kiện cụ thể
độ ánh sáng mạnh có thể làm tăng nhiệt độ trong bể nuôi, ảnh hưởng đến sự phát triển của vi tảo, vì thế trong quá trình nuôi cần chú ý đến mối quan hệ giữa hai yếu tố ánh sáng và nhiệt độ
Ánh sáng đóng một vai trò quan trọng và yều cầu về điều kiện chiếu sáng thay đổi theo độ sâu của khối nước và mật độ tảo: độ sâu càng lớn mật độ tảo càng cao thì yêu cầu cường độ ánh sáng càng lớn để xuyên sâu vào nước Thông thường trong phòng thí nghiệm cần cường độ 1.000 lux cho nuôi bình tam giác, 5.000 – 10.000 lux cho nuôi thể tích lớn Trong nuôi sinh khối do độ sâu lớn nên ánh sáng thường bị che khuất vì vậy làm giảm tốc độ sinh trưởng khi mật độ tế bào tăng lên, đây là một nhược điểm hạn chế khả năng nuôi thu sinh khối trong các bể ngoài trời cần khắc phục
1.2.2.3 Độ mặn (S‰)
Độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của vi tảo Điều này
có thể thấy rõ trong thực tế sản xuất Khi độ mặn biến đổi đột ngột (do mưa nhiều hay nắng hạn kéo dài) thì dẫn đến sự thay đổi thành phần cũng như số lương các loài vi tảo trong thủy vực
Theo Jeffrey và ctv (1994) [30], các loài thích ứng độ mặn rộng (từ 7 – 35‰) như Ch Calcitrans, Pavlova lutheri…Một số loài vi tảo không thích độ mặn thấp như Sketolema costatum (khoảng chịu đựng từ 14‰ đến 35‰) Độ mặn thay đổi làm thay
Trang 15đổi áp suất thẩm thấu của tế bào, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, hô hấp, tốc độ tăng trưởng và sự tích lũy glucose (Lê Viễn Chí, 1994) Ngoài ra, độ mặn còn ảnh hưởng đến thành phần sinh hóa và thành phần acid béo của tảo (Renaud và ctv, 1991) [32] Sự biến đổi của độ mặn chỉ ảnh hưởng nhẹ đến hàm lượng protein tổng số, hydratecarbon, chlorophyll a Khi độ mặn tăng, hàm lượng lipid tổng số tăng rõ rệt trong khoảng độ mặn từ 10 – 15‰ Độ mặn thay đổi dẫn đến thành phần acid béo thay đổi
Trong nuôi sinh khối các loài tảo hiện nay ở Việt Nam thường sử dụng độ mặn
từ 25 – 32‰, cho sản lượng sinh khối cao và hiệu quả kinh tế nhất Thalassiosira sp là
loài rộng muối nhưng ưa thích độ mặn cao khoảng 25 – 35‰ với mật độ tế bào đạt khoảng 141vạn tb/ml vào ngày thứ 9 Ở độ mặn 10‰, tảo tăng trưởng kém và đòi hỏi
sự thích nghi dài ngày Độ mặn tối ưu cho sự tăng trưởng của tảo là 30‰[17]
1.2.2.4 pH
Qua các nghiên cứu cho thấy, pH quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến tốc
độ tăng trưởng của tảo và được xem là yếu tố biến đổi nội tại Theo Fulks và Main (1991) [27], khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của vi tảo là 7-9, trong đó khoảng
pH tối ưu là 8,2 - 8,7 Tuy nhiên, cũng có những loài chịu được khoảng giao động pH
khá cao như: Isochrysis galbara có thể phát triển tốt trong khoảng pH từ 5-9
Sự biến đổi pH trong môi trường nuôi tảo phụ thuộc vào sự cân bằng sau:
HCO3- CO2 + OHTrong quá trình quang hợp, tảo hấp thụ CO2 mạnh nên thường làm pH tăng lên rất cao Khắc phục phương pháp này bằng cách sục khí có bổ sung khí CO2 hoặc bổ sung NaHCO3 vào môi trường nuôi[17]
-1.2.2.5 Môi trường dinh dưỡng
Mật độ của tế bào tảo trong nuôi sinh khối thường cao hơn nhiều so với mật độ tảo trong tự nhiên Do đó, việc bổ sung nguồn dinh dưỡng vào môi trường nuôi là vấn
đề thiết yếu giúp cho tảo sinh trưởng và phát triển
Thành phần dinh dưỡng được bổ sung cho nước nuôi tảo được chia thành hai loại đó là đa lượng và vi lượng Thành phần của đa lượng gồm các muối nitơ, muối phốt pho (xấp xỉ tỷ lệ 6 : 1), silicát (đối với tảo khuê) Thành phần dinh dưỡng vi lượng gồm những yếu tố vi lượng như Cu, Fe, Mo, Mn, Zn…, các Vitamin như B1, B6,
B12 Hiện nay có rất nhiều loại môi trường dinh dưỡng khác nhau đang được sử dụng Môi trường bổ sung dinh dưỡng đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và phù hợp
Trang 16cho hầu hết các loài vi tảo nuôi hiện nay là môi trường Guillard F/2 (Guillard, 1975)
và môi trường Walne (Guillard, 1975) [23]; (Contteau, 1996) [21] Tuy nhiên đây là những môi trường sử dụng nhiều thành phần hóa phức tạp và giá thành cao nên khi nuôi sinh khối lớn ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế
Ở Việt Nam môi trường bổ sung dinh dưỡng của Hoàng Thị Bích Mai rất phù hợp cho ngành tảo trần, đang được sử dụng phổ biến tại các cơ quan nghiên cứu và các trại nuôi tôm sú
Môi trường TT3 (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang, 2001) là môi trường đang được các cơ sở sản xuất giống thủy sản ứng dụng trong nuôi sinh khối thể tích lớn, do thành phần công thức đơn giản, tiết kiệm được chi phí sản xuất
Tuy nhiên, mỗi loài tảo có nhu cầu khác nhau về thành phần và hàm lượng các muối dinh dưỡng Nhu cầu Nitơ của tảo lục là cao nhất, sau đó đến tảo lam Tảo khuê không phù hợp với hàm lương ni tơ cao (De Pauw và cộng sự, 1983) [22] Nitơ thiếu
sẽ kích thích quá trình tổng hợp của Triglycerides gồm số lượng lớn acid béo không no
đa nối đôi và Glycolipids giảm với lipid phân cực (Suen và cộng sự 1987; trích theo Harrison và cộng sự 1990) [28]
Đối với tảo khuê, Silíc đóng vai trò rất quan trọng vì nó tham gia vào cấu trúc màng tế bào Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy khi thiếu Silíc thì sự phát triển tế bào không ngừng trệ nhưng màng tế bào bị thay đổi cấu trúc nên khó xác định được loài Theo Gusep (1952) (trích Hoàng Thị Bích Mai, 1995) [9], tảo Silíc phát triển tốt nhất ở hàm lượng 1 – 3mg/l
Sự phức tạp và giá thành cao của các công thức pha môi trường thường làm giảm khả năng áp dụng để nuôi cấy tảo sinh khối quy mô lớn Một trong những giải pháp áp dụng cho môi trường nuôi tảo quy mô lớn nhằm giảm chi phí sản xuất là xây dựng những công thức chỉ bao gồm những thành phần dinh dưỡng thiết yếu và độ tinh khiết của các hóa chất chỉ ở mức dùng trong nông nghiệp thay vì dùng trong phong thí nghiệm hiện nay [2]
Nên việc thử nghiệm ứng dụng các loại môi trường trong nuôi cấy tảo sinh khối
là rất cần thiết, nhằm tìm ra một môi trường thích hợp nhất cho sự phát triển của các loài vi tảo cũng như đơn giản và rẻ tiền về thành phần hóa chất Thử nghiệm nuôi tảo
Thalassiosira sp với các loại môi trường dinh dưỡng khác nhau cũng nhằm mục đích
đó Vì vậy, trong phạm vi đề tài này yếu tố môi trường được quan tâm nghiên cứu ảnh
Trang 17hưởng của chúng lên sự phát triển của tảo Thalassiosira sp Qua đó để xác định môi
trường phù hợp cho nuôi tảo sinh khôi và giảm chi phí sản xuất
1.2.2.6 Chế độ sục khí
Để giúp cho tảo tiếp xúc được với các thành phần môi trường và tránh bị lắng đáy thì cần thiết phải có sục khí Ngoài ra, sục khí làm giảm sự phân tầng nhiệt trong
hệ thống nuôi, giúp cho các tế bào tảo luôn tiếp xúc với mức ánh sáng như nhau
Việc sục khí còn giúp trao đổi khí giữa môi trường nuôi và không khí bên ngoài, nhờ đó mà khí CO2 được đưa vào môi trường nuôi tham gia vào quá trình quang hợp của tảo và tạo hệ đệm CO2/HCO3- để ổn định pH
Tùy thuộc vào quy mô, hệ thống nuôi mà sử dụng nhiều cách sục khí khác nhau nhằm đảo bảo cho tảo phát triển tốt và tiết kiệm chi phí sản xuất[2]
1.3 Vai trò của vi tảo đối với nghề nuôi trồng thủy sản
1.3.1 Vai trò của vi tảo trong sản xuất giống hải sản
Thành phần hóa sinh thô của tảo gồm: Protein, hydratecarbon, lipid và khoáng chất chiếm 90 – 95% khối lượng khô của tế bào tảo Phần còn lại chủ yếu là acid nucleic (chiếm từ 5 – 10%) (Brow M, 1991) [19] Thành phần này thay đổi khác nhau tùy thuộc vào từng loài nuôi và điều kiện nuôi như chu kỳ chiếu sáng, bước sóng, nhiệt
độ, chế độ dinh dưỡng trong từng môi trường nuôi và thời gian thu hoạch ở các giai đoạn tăng trưởng khác nhau[17]
Bảng 1.1: Thành phần sinh hóa của các loài vi tảo (tính theo khối lượng khô tế bào)
(Theo Brown và ctv (1991)
Protein 30-55% (thành phần amino acid) tương tự protein trứng gà
(albumen) Cacbohydrate 10-30% Chủ yếu là polysaccharide
Lipid 10-25% Các acid béo 20-40%/Lipid tổng số, phosphorlipid
10%/Lipid tổng số Khoáng 10-40% Phospho, silic (tảo khuê), canxi, natri
Ngoài những thành phần chính trên vi tảo còn chứa một lượng nhỏ các loại Vitamin thường gặp như: Thiamin (Vitamin B1), Riboflavin (B2), Pyridoxin (B6), Cyanocobalamin (B12), Biotin, Ascorbic acid (C), Nicotinic acid, Patothenic acid,
Trang 18Choline, Inositol, Tocopherol (E) và Caroten (Provitamin A) (Brown và cộng sự 1989) [18] Hàm lượng Vitamin có trong mỗi loài vi tảo là khác nhau Ngoài ra, hàm lượng Vitamin còn phụ thuộc vào các pha phát triển của vi tảo
Việc lựa chọn loài tảo nuôi theo 2 tiêu chuẩn kích thước tế bào và khả năng nuôi sinh khối là chưa đủ, cần phải xem xét thành phần sinh hóa của loài đó có đáp ứng được nhu cầu của đối tượng nuôi hay không và đáp ứng ở mức nào Trong nuôi tu
hài, việc kết hợp các loài tảo như Nannochloropsis sp, các loài tảo silic như
Chaetoceros sp, tảo roi Tetraselmis chui hay Isochry galbana làm thức ăn thường cho
tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng nhanh
Mổi loài tảo có thành phần sinh hóa khác nhau, để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho đối tượng nuôi đòi hỏi người nuôi phải biết kết hợp nhiều loài với nhau trong khẩu phần ăn để đáp ứng nhu cầu trong từng giai đoạn cụ thể của đối tượng nuôi
Thalassiosira sp là loại tảo giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các axit béo không no,
cacbohydrat, protei, khoáng Với kích thước 4- 6 µm rất phù hợp với các trại sản xuất giống động vật thân mềm (trong giai đoạn ĐVTM có kích thước 200 µm trở lên) có nhu cầu cao về thành phần silic để hình thành vỏ và các trại sản xuất tôm giống từ giai đoạn Mysis đến giai đoạn Post larvae Nó làm tăng tỷ lệ sống và khả năng tăng trưởng của các đối tượng trên
1.3.1.1 Nuôi động vật thân mềm (ĐVTM)
Trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm các loài ĐVTM nguồn thức ăn quan trọng không thể thiếu đó là vi tảo, từ rất lâu người ta đã tìm cách thay thế tảo bằng một số loại thức ăn khác như men bánh mì, vi khuẩn, thức ăn dạng vi hạt, tảo khô…tuy nhiên tảo tươi vẫn là thức ăn quan trọng nhất và không thể thay thế
Nhu cầu sử dụng vi tảo làm thức ăn cho ĐVTM thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng, chẳng hạn như giai đoạn ấu trùng đòi hỏi nguồn tảo tươi phải đảm bảo thành phần dinh dưỡng đầy đủ cũng như phải sạch khuẩn Giai đoạn hậu ấu trùng nhu cầu về nguồn tảo có thể thấp hơn giai đoạn ấu trùng, tuy nhiên về mặt dinh dưỡng cũng phải đảm bảo thành phần đầy đủ.[2] Giai đoạn bố mẹ, đòi hỏi nguồn tảo phải đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng Như vậy, khi nuôi động vật thân mềm cần một số lượng rất lớn vi tảo
Việc lựa chọn loài tảo để nuôi một đối tượng thân mềm cần phải xem xét thành phần dinh dưỡng, kích thước của loài tảo và khả năng lọc của các giai đoạn ấu trùng có
Trang 19phù hợp hay không Nếu trong quá trình nuôi mà không đáp ứng đủ số lượng cũng như chất lượng nguồn tảo làm thức ăn cho các giai đoạn ấu trùng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến
tỷ lệ sống của ấu trùng Việc kết hợp sử dụng hỗn hợp nhiều loài tảo làm thức ăn cho
ấu trùng thay thế cho việc sử dụng đơn loài mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, giúp cho ấu trùng biến thái nhanh, tốc độ sinh trưởng tốt
1.3.1.2 Sản xuất giống và nuôi tôm he thương phẩm
Trong chuỗi thức ăn của tôm he, vi tảo là mắt xích đầu tiên cho giai đoạn ấu trùng chính vì thế ngay từ cuối giai đoạn Nauplius vi tảo đã được thêm vào bể nuôi Các loài vi tảo có kích thước từ 4-20 µm thường được dùng trong nuôi tôm he đó là
Chaetoceros calcitrans, Chaetoceros gracilis, Thalassiosira sp, Skeletonema costatum, Tetraselmis chui Do thức ăn của ấu trùng tôm chuyển từ thực vật sang động
vật ở giai đoạn Mysis nên lượng tảo cho ăn giảm dần, tuy nhiên một lượng tảo cần thiết vẫn được thêm vào bể nuôi ấu trùng để nhằm mục đích ổn định môi trường nuôi
Trong hệ thống sản xuất của các trại giống tôm he luôn có một khu lưu giữ và nuôi sinh khối tảo, hệ thống này chiếm 20% diện tích các trại sản xuất
Trong nuôi tôm thương phẩm, tảo củng là thành phần quan trọng, ảnh hưởng trục tiếp đến môi trường sinh thái ao nuôi Việc điều chỉnh và duy trì mật độ tảo thích hợp trong suốt vụ nuôi là rất cần thiết Trước khi thả tôm ao nuôi được bón vôi và các chất dinh dưỡng thiết yếu để gây màu nước Sự hiện diện của các vi tảo và các sắc tố trong các loài vi tảo quyết định màu nước ao nuôi Vi tảo còn làm giảm cường độ ánh sáng đi sâu vào nước ao, ngăn cản sự phát triển của tảo đáy Vi tảo góp phần làm ổn định nhiệt độ nước ao và tham gia điều chỉnh giá trị pH trong ao Ngoài ra, vi tảo còn đóng góp ổn định hệ sinh thái ao nuôi và hạn chế tối thiểu các biến động của chất lượng nước
1.3.1.3 Sản xuất giống cá biển
Trong sản xuất giống cá biển hiện nay, vi tảo được sử dụng hầu như để làm thức ăn cho luân trùng, artemia và một phần được cấp vào bể ương để ổn định môi trường nuôi, làm tăng khả năng bắt mồi và làm thức ăn cho ấu trùng cá Tảo tươi không phải là thức ăn trực tiếp cho ấu trùng cá biển, nhưng là mắt xích đầu tiên trong chuổi thức ăn
Giá trị dinh dưỡng của vi tảo đối với đối tượng sử dụng nó làm thức ăn phụ thuộc vào kích thước tế bào, khả năng tiêu hóa và đặc biệt là thành phần sinh hóa của
Trang 20tế bào Chất lượng của đối tượng dùng làm thức ăn cho ấu trùng cá biển phụ thuộc vào chất lượng tảo cung cấp cho nó.[2]
Hiện nay, luân trùng là một đối tượng đang được nuôi để là thức ăn trực tiếp
cho ấu trùng cá biển, thức ăn chính cho luân trùng là các loài vi tảo như N.oculata,
Tetraselmis Nhờ kỹ thuật làm giàu luân trùng mà chúng ta có thể cung cấp trực tiếp
các acid amin tự do, peptit hoặc protein thông qua thức ăn cho ấu trùng cá khi đang ở giai đoạn noãn hoàng
1.4 Nghiên cứu và ứng dụng vi tảo phục vụ nuôi hải sản
1.4.1 Thế giới
Việc nghiên cứu nuôi vi tảo làm thức ăn tươi sống cho động vật thủy sản nói chung được bắt đầu hai thập kỷ trước nhưng thành công còn rất hạn chế (Watanabe và ctv,1994)
Bảng 1.2 Các loài tảo được phân lập và sử dụng nuôi
(Theo Huei Meei Su, Mao Sen Su and I Chiu Liao, 1994)
Cyanophyceae Synechococcus sp
Ankistrodesmus convolutus Carteria golobosa
Chlorella ellipoidea Oocystis borgei Prasinophyceae Tetraselmis sp
Tetraselmis chui Tetraselmis subcordiformis Tetraselmis suecica
Tetraselmis tetrathele Haptophyceae Dicrateria zhanjiangensis
Isochrysis galbana tml Isochrysis galbana Isochrysis galbana 3011 Isochrysis aff.galbana Pavlova viridis
Pavlova salina Eustigmatophyceae Ellipsoidion sp
Nannochloropsis oculata Centrophyceae Chaetoceros gracilis
Cyclotella sp Skeletonema costatum Dinophyceae Alaxandrium minutum
Prorocentrum lima
Trang 21Năm 1969, Liao và ctv đã sử dụng thành công tảo Skeletonema costatum làm thức
ăn cho ấu trùng tôm sú Từ đó, một số loài khác cũng được sử dụng làm thức ăn cho nuôi động vật giáp xác (ấu trùng), cá bột, động vật thân mềm (ấu trùng, con giống và con trưởng thành), Zooplankton (luân trùng, Copepoda), động vật cước bì (ấu trùng),…(Yufera và Lubian, 1990; Okauchi, 1991; Liao và ctv, 1993; Reitan và ctv, 1993)
Tại Nhật, Fujinaga là người đầu tiên thành công trong nuôi tảo Sketonema
costatum sử dụng làm thức ăn cho tôm Penaus japonicus Ông đã sử dụng hai phương
pháp: Phương pháp đầu tiên là phân lập loài tảo mong muốn từ nước biển tự nhiên, sau
đó bổ sung nguồn dinh dưỡng, ánh sáng, sục khí để phát triển Dưới những điều kện khống chế, phương pháp này có thể tiến hành sản xuất đại trà vi tảo theo yêu cầu Đây
là bước cơ bản nhất cho sự phát triển tảo trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay Phương pháp thứ hai là điều khiển tảo phát triển nở hoa Fujinaga đã tiến hành vào năm 1946 Nước biển tự nhiên sau khi lọc qua than đã được bổ sung nguồn phân bón
vô cơ và chiếu sáng, nhiều loài tảo sẽ phát triển nở hoa Sau đó phương pháp tương tự này đã được Loosanoff (1951) và Davis (1963) (trích theo Fulks và Main, 1991) [27] thực hiện dùng làm thức ăn cho bọn hai mảnh vỏ Khi phân bón được bổ sung trực tiếp vào bể nuôi tôm, không chỉ tảo phát triển mà Trùng bánh xe và Chân mái chèo cũng phát triển theo Những sinh vật này là thức ăn lý tưởng cho tôm ở giai đoạn ấu trùng
và hậu ấu trùng
Tại Trung Quốc, nghiên cứu nuôi tảo đã được bắt đầu từ những năm 1940 (Guo
và cộng sự, 1959) [25] đã phân lập và nuôi hai loài tảo đơn bào Tetraselmis sp và
Dunaliella sp Jin và cộng sự (1956) (trích theo Chen, 1991) [20], nghiên cứu điều
kiện tăng trưởng tốt nhất của ba loài tảo khuê dùng trong nuôi trồng thủy sản Từ những năm 1980, nhiều loài đã được tiến hành phân lập và phát triển nuôi đại trà như
Tetraselmis subcordiformis, Chaetoceos muelleri, Isochrysis galbana, Pavlova viridis…Tất cả các loài tảo này đều phát triển rất tốt ở nhiệt độ 25oC Gần đây, qua
phân tích thành phần hóa sinh 6 loài tảo cho thấy rằng Pavlova viridis có hàm lượng
Protein cao nhất (trên 62,25%) (Chen, 1991) [20]
Đối với động vật thân mềm hai mảnh vỏ, có các loài tảo đơn bào được nuôi làm
thức ăn như: Platymonas sp; Chaetoceros muelleri; Chlorella sp; Isochrysis galbana;
Nannochloropsis sp; Thalassiosira sp; Amphiprora sp, được sử dụng trong sản xuất
nhân tạo điệp Pectinopecten yessensis (Khang Hu, Cheng & CTV, 1982), Chlamays
Trang 22nobilis (Toma, Teruya & Ohshira, 1983); Nghêu Meretrix lusoria (Chen, 1984), Meretrix meretrix (Kalyanasundaram & Ramamoorthi, 1987), Nghêu tím Hiatula diphos (Lai, 1984); Tapes variegata; Sò Manila (Yen, 1985), Sò Huyết Anadara granosa (Tsai, 1986)
Bảng 1.3 Một số loài tảo được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản
Chất lượng dinh dưỡng
Mức độ sử dụng cho nuôi
Loài
Kích
cỡ (µm) DHA AA EPA BV AT-
T J-A DVPD
6 12x4 30x5 3x2
3
n.d
- +
- + +
- ++
++
- + ++
++
+++
n.d
- ++++
++
- +++
++
+ + + ++
++
+ ++
+
+ ++
++ ++ ++ + +
++
++ ++ ++
(Theo Brow, M.R, (2002) trích trong [15])
Trang 231.4.2 Việt Nam
Trong những năm vừa qua, Việt Nam phát triển mạnh phong trào nuôi các đối tượng hải sản kinh tế như: giáp xác, thân mềm và cá biển Việc sản xuất giống các đối tượng này (đặc biệt là thân mềm) cần đến một lượng lớn vi tảo để làm thức ăn cho giai đoạn ương nuôi ấu trùng và nuôi vỗ bố mẹ Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó các nhà nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản trong nước đã bắt tay vào việc xây dựng quy trình nhân giống và nuôi sinh khối các loài tảo, qua đó đã mạng lại thành công lớn cho các trại sản xuất giống hải sản
Các công trình nghiên cứu và ứng dụng vi tảo trong sản xuất giống Hải sản đã thành công phải kể đến:
Từ năm 1974, trường Đại học Thủy sản đã thử nghiệm nuôi tảo S costatum trong
phòng thí nghiệm (Hoàng Thị Bích Mai, 1995) [9] Sau đó các năm 1976 – 1984, Viện nghiên cứu Hải sản , Hải Phòng đã có nhiều nghiên cứu về tảo silic hỗn hợp và
S.costatum của kỹ sư Lê Viễn Chí và Vũ Dũng Năm 1989, trại giống Non Nước (liên
doanh Vatech) Đà Nẵng đã phân lập và nuôi đại trà S.costatum làm thức ăn ấu trùng
tôm đạt kết quả Tháng 11/1989, nhóm nghiên cứu đề tài của Trung tâm nghiên cứu
Thuỷ sản III đã phân lập được S.costatum tại vùng biển Nha Trang và nuôi đại trà làm
thức ăn cho tôm sú đạt kết quả tốt (Nguyễn Thị Xuân Thu, 1991) [Error! Reference source not found.].Trại sản xuất tôm giống Qui Nhơn đã rất thành công trong việc sử
dụng tảo Skeletonema costatum làm thức ăn cho các giai đoạn ấu trùng tôm
Trung tâm nghiên cứu Thủy Sản III đã tiến hành nuôi các loài tảo Isochrysis
galbana, Nanochlorosis oculata, chaetoceros muelleri sử dụng làm thức ăn để nuôi ấu
trùng Điệp Quạt (Chalamis nobilis) và đạt được những kết quả khả quan Viện nghiên cứu Thủy Sản Hải Phòng cũng đã thành công trong việc sử dụng C.calcitrans,
chlamydomonas và Dunnalliela salina trong ương ấu trùng loài Trai Ngọc Mã Thị
(Pinctada martensii) [3]
Hoàng Thị Bích Mai (1995) [8] đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, nhiệt độ, ánh sáng, hàm lượng muối dinh dưỡng lên sinh trưởng, phát triển và đưa ra qui trình
nuôi hai loài tảo silic là Skeletonema costatum và Chaetoceros sp làm thức ăn cho ấu
trùng tôm sú Và Lê Viễn Chí (1996) [3] nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học của
tảo Skeletonema costatum Lục Minh Diệp (1999) [4] khi nghiên cứu ảnh hưởng của
các tỷ lệ phân bón khác nhau và các tỷ lệ thu hoạch khác nhau lên sự phát triển hỗn
Trang 24hợp của tảo biển tự nhiên thấy rằng thành phần loài ưu thế của tảo biển tự nhiên thay đổi theo tỷ lệ pha loãng và thay đổi theo tỷ lệ phân bón
Theo báo cáo tổng kết đề tài của phòng thực vật năm 1998, Viện Hải Dương học
Nha Trang đã phân lập và nuôi thành công hai loài tảo đáy Navicula sp và Nizschia sp
cung cấp cho ấu trùng bào ngư giai đoạn veliger
Từ những kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Phạm Thị Lam Hồng
(1998) cho thấy loài Nannochlorosis oculata phát triển ở nước ta tốt nhất trong môi
trường THO4; ưa thích độ mặn cao từ 30 – 35‰ và ở tỷ lệ thu hoạch 60% Phan Văn Xuân (2010) nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sự phát triển của
quần thể tảo Thalassiosira sp nhập nội và thử nghiệm nuôi sinh khối, bước đầu đã chỉ ra
những chi tiêu về kỹ thuật phân lập và nhân giống Đồng thời xác định môi trường F/2 thích
hợp cho nuôi tảo Thalassiosira sp [17]
Cái Ngọc Bảo Anh (2010) [2] đã nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sinh
trưởng quần thể, chất lượng của ba loài tảo (Nannochloropsis oculata, Isochyris galbana và
Tetraselmis chui) và Luân trùng (Brachionus plicatilis)
Đa số các loài tảo nuôi đều có giá trị dinh dưỡng cao, kích thước phù hợp với các Loại ấu trùng nên nó đóng góp nhất định vào thành công các trại sản xuất giống nhân tạo Để góp phần cho việc nuôi sinh khối có hiệu quả các loài vi tảo, giảm chi phí sản xuất, đảm bảo cung cấp sản lượng tảo sinh khối đầy đủ, kịp thời phục vụ cho việc ương nuôi ấu trùng Đồng thời để góp phần làm đa dạng hóa loài tảo nuôi, hình thức
nuôi thì việc nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố lên sự phát triển của tảo Thalassiosira
sp và thử nghiệm nuôi thu sinh khối và làm thức ăn cho tu hài giai đoạn ấu trùng Spat cũng xuất phát từ thức tế đó
1.4.3 Các hình thức nuôi tảo
Nuôi thu hoạch toàn bộ:
Hình thức nuôi này bổ sung dinh dưỡng một lần ngay từ đầu, mật độ tảo được cấy vào thấp Tiến hành thu toàn bộ thể tích nuôi khi tảo phát triển đến giai đoạn giữa hoặc cuối logarite
Ưu điểm: môi trường nuôi ít bị ô nhiễm, dễ làm, thời gian nuôi ngắn
Nhược điểm: dễ bị tảo khác lấn át do thời gian đầu mật độ tảo còn thấp
và môi trường còn rất giàu dinh dưỡng, sản lượng thấp
Trang 25 Nuôi bán liên tục (Semi – continuous culture):
Hình thức nuôi này thì tảo được thu hoạch từng phần theo định kỳ, sau đó bổ sung nước và môi trường dinh dưỡng để duy trì thể tích ban đầu Tảo được thu hoạch
và pha loãng ở cuối pha logarite
Ưu điểm: duy trì được sự sinh trưởng của tảo trong thời gian dài, chất dinh dưỡng vả thành phần sinh hóa ổn định, sản lượng cao, phù hợp với điều kiện các trại sản xuất giống, tiết kiệm nhân công và chi phí sản xuất
Nhược điểm: môi trường nuôi dễ bị ô nhiễm
Nuôi liên tục:
Tảo nuôi sẽ được thu hoạch liên tục theo một tỷ lệ pha loãng nhất định và sẽ được cung cấp thường xuyên môi trường dinh dưỡng Tảo nuôi duy trì được tình trạng phát triển ổn định ở một tốc độ tăng trưởng tốt nhất Hình thức nuôi này khắc phục được giới hạn về dinh dưỡng và ánh sáng khi mật độ tăng cao, tảo có thể được cung cấp liên tục theo nhu cầu sản xuất
Nuôi liên tục có thể chia thành hai dạng sau:
Nuôi ổn định hàm lượng phân bón (Chemostat culture):
Tảo nuôi được thu hoạch và pha loãng liên tục theo một tỷ lệ không đổi bằng dòng môi trường chảy vào và dòng chảy ra để thu hoạch tảo, giữ cho hàm lượng muối trong môi trường nuôi ổn định Bằng các tỷ lệ pha loãng khác nhau, có thể tạo được các lô thí nghiệm ở nhiều mức độ để nghiên cứu sự sinh trưởng và thành phần sinh hóa của tảo
Nuôi ổn định mật độ tảo hoặc nuôi ổn định độ đục (Turbidostat culture): Tương tự phương pháp nuôi ổn định hàm lượng phân bón, nhưng ở đây mật độ tảo sẽ được duy trì ổn định nhằm tránh sự che khuất ánh sáng khi nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến thành phần sinh hóa
Trong sản xuất giống hải sản hiện nay, vi tảo chủ yếu nuôi theo hình thức bán liên tục (Semi – continuous culture) Để duy trì được sự phát triển của tảo nuôi trong thời gian dài, hạn chế chi phí mua tảo giống và tăng sản lượng tảo sinh khối thì cần có những nghiên cứu về tỷ lệ thu hoạch và bổ sung môi trường dinh dưỡng nhằm xây dựng một quy trình nuôi hoàn chỉnh cho mỗi loài tảo
Trang 261.5 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống tu hài
1.5.1 Đặc điểm sinh học của tu hài
Đặc điểm phân bố
Tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1844) là động vật thân mềm 2 mảnh vỏ, thịt
thơm ngon, có giá trị kinh tế cao Tu hài phân bố ở vùng biển phía Tây, Nam nước Úc
và một số nước Châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Philippine và Việt Nam
Ở Việt nam, Tu hài phân bố tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, Hải Phòng Các tỉnh Miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Bình Thuận, tuy có phân bố nhưng trữ lượng không lớn.[12]
Đặc điểm vòng đời
Vòng đời Tu hài được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn sống trôi nổi: Từ ấu trùng trochopora đến giai đoạn biến thái sang spat khoảng 12 - 14 ngày Ở giai đoạn này ấu trùng sống trôi nổi trong nước
Giai đoạn sống đáy: Đầu giai đoạn spat, ấu trùng spat di chuyển xuống sống ở nền đáy, lúc này chân đào phát triển để đào lỗ tìm nơi định cư và bắt đầu giai đoạn sống đáy cho đến khi kết thúc vòng đời
Đặc điểm dinh dưỡng
Cũng như nhiều loại ĐVTM khác tu hài là loài ăn lọc thụ động, thức ăn chủ yếu
là thực vật phù và các loài mùn bã hữu cơ Thức ăn thay đổi theo từng giai đoạn:
Giai đoạn ấu trùng sống trôi nổi thức ăn chủ yếu là các loài tảo phù du
kích thước nhỏ Nannochloropsis sp, C.gracilis, C.calcitrans, C.muelleri,
Isochrysis galbana, Platymonassp
Giai đoạn trưởng thành ăn sinh vật phù du (chủ yếu là tảo) và mùn bã hữu cơ
Vì vậy vùng biển có loài sinh vật phù du nào phổ biến, thì loài đó là thức ăn chính của Tu hài 5 Nguyễn Xuân Dục và Nguyễn Mạnh Hùng (1979) Trần Trung Thành (2007) cho thấy thức ăn ưa thích của Tu hài giai đoạn đầu là những loài tảo có
kích thước nhỏ như Nannochloropsis, Chaetoceros gracilis, C.calcitrans, C muelleri,
Isochrysis galbana, Platymonas Hiện tại thì việc nghiên cứu về thành phần trong thức
ăn cho tu hài còn ở mức tìm hiểu và các kết quả cho thấy tu hài là loài có phổ thức ăn rộng, vì vậy việc tìm kiếm mở rộng nguồn thức ăn cho tu hài là rất cần thiết để cải thiện tỷ lệ thành công trong sản xuất giống quá thấp như hiện nay
Trang 27 Đặc điểm sinh trưởng:
Quy luật sinh trưởng của tu hài cũng tương tự như những loài ĐVTM khác, đó
là tăng nhanh về kích thước ở giai đoạn đầu và giai đoạn sau tăng nhanh về trọng lượng
Sinh trưởng của ĐVTM hai mảnh vỏ (Bivalvia) là sự tăng lên của cả phần vỏ và phần mềm So với những loài khác trong nhóm ĐVTM, tu hài là loài có tốc độ sinh trưởng trung bình và khác nhau theo từng giai đoạn sống Thời kỳ đầu tu hài tăng nhanh về chiều dài, sau khi đạt chiều dài vỏ 3 – 4 cm tốc độ phát triển chiều dài vỏ chậm lại Lúc này khối lượng, chiều rộng và chiều cao, bắt đầu tăng nhanh.[7]
Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào tuổi, khi còn non tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng khi về già tốc độ tăng trưởng chậm lại Theo Jeng và Tyan (1982) tốc độ tăng trưởng còn phụ thuộc vào mật độ quần thể Nếu quần thể nhỏ thì tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng quần thể lớn thì tốc độ tăng trưởng chậm do khả năng cung cấp dinh dưỡng của thủy vực 29
1.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng tốc độ sinh trưởng của ấu trùng tu hài
Yếu tố ngoại cảnh tác động rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của ĐVTM như: nhiệt đô, độ mặn, thành phần thức ăn
Trong sản xuất giống vào mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau do nhiệt
độ xuống thấp nên thời gian chuyển giai đoạn tu hài chậm, để đạt được kích thước 2
µm có thời gian nuôi từ 45 đến 60 ngày nhưng vào mùa hè thì chỉ cần 35 – 40 ngày Khi nuôi thương phẩm ở miền Bắc và miền Nam kết quả cho thấy để đạt kích cỡ thu hoạch ở miền Nam chỉ cần 6 tháng, trong khi nó miền Bắc cần đến 8 – 12 tháng Như vậy nhiệt độ cao hay thấp đều ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của tu hài, nhiệt độ từ
27 – 30oC thích hợp cho sự phát triển phôi và sinh trưởng của tu hài
Tu hài là loài ĐVTM rộng muối, chúng có thể sống được 20 - 34‰, tuy nhiên
độ mặn dưới 20‰ tu hài sẽ chết, thực tế trong các thủy vực nuôi thương phẩm vào mùa mưa do nước ngọt làm giảm độ mặn xuống thấp gây chết tu hài hàng loạt Độ mặn từ 25 – 30‰ thích hợp cho tu hài sinh trưởng nhanh và tỷ lệ sống cao nhất
Theo kết quả nghiên cứu về sinh thái tự nhiên của tu hài tại Cát Bà của Nguyễn Xuân Dục và Nguyễn Mạnh Hùng (1979) cho rằng tháng 5 tu hài có trị số trung bình
về thể tích và trọng lượng nhỏ nhất, tháng 9 và tháng 10 tu hài có tốc độ tăng trưởng nhanh và từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau quần thể tu hài có độ béo lớn hơn thời kỳ tháng 5 đến tháng 10
Trang 28Thành phần thức ăn là yếu tố ảnh hưởng lớn, trong sản xuất giống cho thấy khi kết hợp nhiều loài tảo làm thức ăn, chất lượng tảo tốt thì thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng nhanh và tỷ lệ sống cao và ngược lại Trong nuôi thương phẩm tu hài cũng vậy, ở các thủy vực nước giàu dinh dưỡng nguồn tảo phong phú cho thấy tu hài tăng trưởng nhanh hơn so với tu hài nuôi ở những thủy vực nước chảy, tảo kém phát triển
Như vậy địa điểm đặt các trại sản xuất cũng như các lồng bè nuôi thương phẩm rất quan trọng, không phải ở đâu cũng nuôi được Các vùng nuôi tu hài hiện nay chủ yếu chỉ tập trung ở các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận 1.5.3 Nghiên cứu về sản xuất giống tu hài ở Việt Nam
Để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ổn định và bền vững, giống là khâu quan trọng nhất, mang tính quyết định trong quá trình sản xuất Bên cạnh việc sản xuất giống thành công các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế như tôm, cua, ghẹ… các đề tài nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất nhân tạo các loài thân mềm có giá trị kinh tế cũng đã được thực hiện thành công, tạo ra một hướng đi mới cho nghề nuôi thủy sản ở Việt Nam
Các tác giả đã nghiên cứu các đặc điểm sinh học và sản xuất giống nhân tạo và nuôi thành công các loại ĐVTM giá trị kinh tế cao trong đó có tu hài như:
Mai Văn Minh (1978) đã điều tra sơ bộ về thành phần hoá học của hai loài đặc
sản thuộc lớp 2 mảnh vỏ (Bivalvia) tại vùng biển Cát Bà: tu hài (Lutraria
philippinarum Deshayes) và vẹm vỏ xanh (Mytilus smaragdinus Chemnitz)
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Dục, Nguyễn Mạnh Hùng(1979) đã nghiên cứu
về sinh thái tự nhiên của tu hài ở Cát Bà
Hà Đức Thắng và ctv (2001) nghiên cứu đặc điểm sinh học và thành công trong
sản xuất giống và nuôi tu hài (Lutraria philippinarum)
Đào Minh Đông (2004) nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học sinh sản của tu hài
Trần Trung Thành (2007) đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử
nghiệm sản xuất giống tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1844) tại Khánh Hòa
Ở Việt Nam
Tu hài là một đối tượng có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao, chi phí sản xuất cũng như nuôi thương phẩm thấp cần phải được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa Không chỉ riêng tu hài mà nhiều loại động vật thân mềm hai mảnh vỏ khác cũng
đã được quan tâm nghiên cứu:
Trang 29 Hoàng Thị Bích Đào (2003) [6] nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của
sò huyết tại đầm Nại - Ninh Thuận
Ngô Anh Tuấn (2005) [16] đã nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thành
công trong thử nghiệm sản xuất giống điệp seo Comptopallium radula (Linnaeus,
1758)
Theo tổng hợp của Nguyễn Thị Xuân Thu (2005) [13] về tình hình sản xuất giống ĐVTM được thể hiện trong bảng 1.4
Bảng 1.4 Một số loài Động Vật Thân Mềm hai vỏ được sản xuất tại Việt Nam
Điệp quạt (Chlamys
nobilis )
Trai ngọc (Pinctada
martensii)
Công ty nuôi trai cấy ngọc Khánh Hòa, Quảng Ninh
Trai môi vàng (Pinctada
maxima)
Sản xuất với số lượng nhỏ
ở quy mô thử nghiệm
Côn Đảo, Phú Quốc
Khánh Hòa, Kiên Giang
Nghêu bến tre (Meretrix
lyrata)
Sản lượng giống không cao, mới ở quy mô thử nghiệm
Vũng Tàu, các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
Hầu (Crassostrea
rivularis)
Đa số các công trình trước đây chủ yếu nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản, tuy đây là cơ sở khoa học để đề ra biện pháp bảo vệ nguồn lợi và làm căn cứ để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp trong sản xuất giống và ương nuôi các loài Nhưng việc nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và cách phòng trị bệnh cho tu hài cũng
đang là một nhu cầu cấp thiết để phát triển bền vững trong nuôi đối tượng này
Trang 30CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Thời gian nghiên cứu
Tháng 03/2012 – 10/2012
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Trại sản xuất giống tu hài Cam Ranh
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu
Tảo Thalassiosira sp
Hình 2.1 Tảo giống
Giống tảo Thalassiosira sp được lấy từ phòng lưu giữ và sản xuất tảo giống công
ty Unipresidents Giống này được nhập từ Đan Mạch
Tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1844)
Hình 2.2 Ấu trùng Spat
Ấu trùng Spat (ấu trùng chân bò) được đưa vào thí nghiệm: sau khi trứng thụ tinh 12-14 ngày, vành tiêm mao và điểm mắt thoái hóa dần Mang, màng áo, tơ chân và cơ khép vỏ cùng một số cơ quan khác bắt đầu hình thành, đặc điểm nổi bật đó là chân bò phát triển mạnh giúp cho ấu trùng di chuyển trên nền đáy để tìm nơi thích hợp để vùi mình và định cư luôn ở đó
Trang 312.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Hình 2.3 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.3 Môi trường thí nghiệm
Ba môi trường dinh dưỡng là F/2 (Guillard, 1975), TT3 (Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, 2001) và HBM-95 (Hoàng Thị Bích Mai, 1995) được sử dụng để làm thí nghiệm, sau đó chọn ra môi trường thích hợp để nuôi thu sinh khối cho các thí nghiệm tiếp theo
Thành phần công thức của ba môi trường:
Tảo giống Thalassiosira sp
Chọn môi trường thích hợp để nuôi sinh khối
Thử nghiệm làm thức ăn cho ấu trùng tu hài
Trang 32Na2MoO4 6H2O Vitamin :
Thiamin (B1) Biotin
Cyanocobalamin
75,0 mg/l 5,0 mg/l
30 mg/l 4,36 mg/l 3,15 mg/l 0,01 mg/l 0,022 mg/l 0,01 mg/l 0,18 mg/l 0,006 mg/l
0,1 mg/l 0,0005 mg/l 0,0005 mg/l Bảng 2.2 Môi trường TT3
2.4 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sự phát
triển của tảo Thalassiosira sp trong điều kiện nuôi sinh khối