trùng tu hài từ giai đoạn ấu trùng Spat đến giống cấp Ị
Tỷ lệ sống của ấu trùng tu hài từ giai đoạn ấu trùng Spat đến giống cấp I
Bảng 3.7. Tỷ lệ sống của ấu trùng tu hài ở 3 nghiệm thức.
Nghiệm thức A1± SE
(vạn at)
A2 ± SE
(vạn at)
S(%)± SE Điều kiện môi trường nuôi Cho ăn 100% Thalassiosira sp 80 ± 2,3 4,03 ± 0,65 5,04±0.81a Cho ăn 50%Thalassiosira sp+50% C.calcitrans 80 ± 2,3 6,13 ± 1,16 7,66±1.45a Cho ăn 100% C.calcitrans 80 ± 2,3 4,65 ± 1,20 5,81±1.50a TB 6,18±0.75 pH : 8,0 ÷ 8,5 S‰: 32,0 ÷ 32,5 toc : 28,8 ÷ 29,6
Ghi chú: Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SE).
Kết quả của bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ sống của ấu trùng ở nghiệm thức sử dụng 100% tảo Thalassiosira sp và nghiệm thức sử dụng 100% tảo Chaetoceros calcitrans
tương đương nhau (P<0.05). Chứng tỏ tảo Thalassiosira sp cũng là một loài tảo đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng tu hài tương tự như tảo Chaetoceros calcitrans.
Nghiệm thức 2 sử dụng kết hợp hai loài tảo Thalassiosira sp và Chaetoceros calcitrans làm thức ăn cho tỷ lệ sống cao nhất 7,66%, điều này cho thấy việc kết hợp các loại tảo tươi làm thức ăn cho tỷ lệ sống của ấu trùng cao hơn so với việc sử dụng đơn loàị Nhìn chung, tỷ lệ sống của 3 nghiệm thức có sự khác nhau tuy nhiên sự sai khác nay không có ý nghĩa thống kê (P>0.05)
Thức ăn là nguồn dinh dưỡng quan trọng, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và khả năng tồn tại của ấu trùng. Trong ương nuôi các đối tượng hải sản việc tìm ra và cung cấp những loại thức ăn đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng cho ấu trùng theo từng giai đoạn là quan trọng nhất. Các nghiên cứu về dinh dưỡng của tu hài nói riêng và ĐVTM nói chung cho thấy thức ăn của chúng gồm nhiều loài tảo đơn bào khác nhau: Nannochloropsis sp, Chaetoceros gracilis, C.calcitrans, C.muelleri, Isochrysis galbana, Platymonas sp.
Trần Trung Thành (2007) nghiên cứu về ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tu hài ở các giai đoạn ương nuôi, thức ăn là tảo tươi ấu trùng tu hài có tỷ lệ sống cao nhất và thức ăn là tảo tươi kết hợp với thức ăn tổng hợp thì tu hài ở giai đoạn sống đáy có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.[10]
Lê Xân và ctv (2001); Hà Đức Thắng và Hà Đình Thùy (2004) đã sử dụng các loại tảo đơn bào làm thức ăn như: Pavlova sp, Isochrysis sp và
Nannochloropsis sp, Thalassiosira sp để làm thức ăn cho ấu trùng tu hài bước đầu đã có những thành công nhất định.
Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Anh Tuấn (2005) khi sản xuất giống nhân tạo điệp seo Comptopallium radula (Linnaeus, 1758) cho thấy khi sử dụng hổn hợp các loài tảo đơn bào để ương nuôi ấu trùng trong giai đoạn đầu từ ấu trùng chữ D đến tiền kỳ đỉnh vỏ (Umbo tiền kỳ) dùng tảo
N.oculata, Tetraselmis chui cho kết quả tốt nhất.
Các chỉ số về pH, nhiệt độ trong thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho ấu trùng tu hài, chênh lệch trong ngày thấp. Độ mặn dao động trong khoảng 32,0 – 32,5‰. Điều kiện môi trường nuôi trong các nghiệm thức là như nhau, như vậy tỷ lệ sống và thời gian biến thái khác nhau là do ảnh hưởng của dinh dưỡng cung cấp từ nguồn thức ăn.
Thời gian biến thái của ấu trùng tu hài từ giai đoạn ấu trùng Spat đến giống cấp Ị
Thời gian biến thái của ấu trùng được xác định khi quan sát thấy trên 50% ấu trùng trong bể chuyển sang giai đoạn khác.
Quá trình theo dõi sự chuyển giai đoạn từ ấu trùng Spat đến giai đoạn giống cấp 1 trong thí nghiệm cho thấy thời gian biến thái của ấu trùng tu hài ở 3 nghiệm thức giống nhaụ
Sau 9 ngày nuôi, thì hầu hết 3 nghiệm thức đều có trên 50% ấu trùng chuyển sang giai đoạn con non (Juvenile). Lúc này hình dạng giống với tu hài trưởng thành, tỷ lệ giữa chiều cao và chiều dài vỏ xấp xỉ 1/2. Vỏ có màu trắng đục, mỏng, nhìn xuyên qua vỏ thấy nội tạng bên trong. Đầu ống thoát hút nước có màu hồng
Hình 3.4. Giai đoạn con non (Juvenile)
Hình 3.5. Giống cấp I
Từ giai đoạn con non (Juvenile) đến cỡ giống cấp I (2,5µm - 3µm), tu hài tăng trưởng nhanh về kích thước chiều dàị Về hình dạng bên ngoài không có gì khác so với giai đoạn con non, vỏ màu vàng nhạt, ở giai đoạn này dễ dàng quan sát chúng bằng mắt thường. Tu hài hầu như không di chuyển, chúng vùi mình trong cát và vươn ống thoát hút nước lên trên để lọc thức ăn.
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN