Để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ổn định và bền vững, giống là khâu quan trọng nhất, mang tính quyết định trong quá trình sản xuất. Bên cạnh việc sản xuất giống thành công các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế như tôm, cua, ghẹ… các đề tài nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất nhân tạo các loài thân mềm có giá trị kinh tế cũng đã được thực hiện thành công, tạo ra một hướng đi mới cho nghề nuôi thủy sản ở Việt Nam.
Các tác giả đã nghiên cứu các đặc điểm sinh học và sản xuất giống nhân tạo và nuôi thành công các loại ĐVTM giá trị kinh tế cao trong đó có tu hài như:
Mai Văn Minh (1978) đã điều tra sơ bộ về thành phần hoá học của hai loài đặc sản thuộc lớp 2 mảnh vỏ (Bivalvia) tại vùng biển Cát Bà: tu hài (Lutraria philippinarum Deshayes) và vẹm vỏ xanh (Mytilus smaragdinus Chemnitz).
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Dục, Nguyễn Mạnh Hùng(1979) đã nghiên cứu về sinh thái tự nhiên của tu hài ở Cát Bà.
Hà Đức Thắng và ctv (2001) nghiên cứu đặc điểm sinh học và thành công trong sản xuất giống và nuôi tu hài (Lutraria philippinarum).
Đào Minh Đông (2004) nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học sinh sản của tu hàị
Trần Trung Thành (2007) đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1844) tại Khánh Hòạ Ở Việt Nam.
Tu hài là một đối tượng có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao, chi phí sản xuất cũng như nuôi thương phẩm thấp cần phải được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữạ Không chỉ riêng tu hài mà nhiều loại động vật thân mềm hai mảnh vỏ khác cũng đã được quan tâm nghiên cứu:
Hoàng Thị Bích Đào (2003) [6] nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của sò huyết tại đầm Nại - Ninh Thuận.
Ngô Anh Tuấn (2005) [16] đã nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thành công trong thử nghiệm sản xuất giống điệp seo Comptopallium radula(Linnaeus, 1758).
Theo tổng hợp của Nguyễn Thị Xuân Thu (2005) [13] về tình hình sản xuất giống ĐVTM được thể hiện trong bảng 1.4.
Bảng 1.4. Một số loài Động Vật Thân Mềm hai vỏ được sản xuất tại Việt Nam
Tên loài Hiện trạng Nguồn gốc
Điệp quạt (Chlamys nobilis )
Không phát triển Bình Thuận
Trai ngọc (Pinctada martensii)
Công ty nuôi trai cấy ngọc Khánh Hòa, Quảng Ninh
Trai môi vàng (Pinctada maxima)
Sản xuất với số lượng nhỏ ở quy mô thử nghiệm
Côn Đảo, Phú Quốc
Sò huyết (Anadara granosa)
Không kinh tế ít nơi vận dụng
Ninh Thuận, Kiên Giang
Tu hài (Lutraria rhynchaena)
Sản xuất với qui mô nhỏ Quảng Ninh, Hải Phòng
Vẹm vỏ xanh (Perna viridis)
Sản xuất theo đơn đặt hàng, nhu cầu ít
Khánh Hòa, Kiên Giang
Nghêu bến tre (Meretrix lyrata)
Sản lượng giống không cao, mới ở quy mô thử nghiệm Vũng Tàu, các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long Hầu (Crassostrea rivularis)
Sản xuất thử nghiệm Quảng Ninh, Hải Phòng
Đa số các công trình trước đây chủ yếu nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản, tuy đây là cơ sở khoa học để đề ra biện pháp bảo vệ nguồn lợi và làm căn cứ để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp trong sản xuất giống và ương nuôi các loàị Nhưng việc nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và cách phòng trị bệnh cho tu hài cũng đang là một nhu cầu cấp thiết để phát triển bền vững trong nuôi đối tượng nàỵ
CHƯƠNG IỊ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU