Yếu tố ngoại cảnh tác động rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của ĐVTM như: nhiệt đô, độ mặn, thành phần thức ăn.
Trong sản xuất giống vào mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau do nhiệt độ xuống thấp nên thời gian chuyển giai đoạn tu hài chậm, để đạt được kích thước 2 µm có thời gian nuôi từ 45 đến 60 ngày nhưng vào mùa hè thì chỉ cần 35 – 40 ngàỵ Khi nuôi thương phẩm ở miền Bắc và miền Nam kết quả cho thấy để đạt kích cỡ thu hoạch ở miền Nam chỉ cần 6 tháng, trong khi nó miền Bắc cần đến 8 – 12 tháng. Như vậy nhiệt độ cao hay thấp đều ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của tu hài, nhiệt độ từ 27 – 30oC thích hợp cho sự phát triển phôi và sinh trưởng của tu hàị
Tu hài là loài ĐVTM rộng muối, chúng có thể sống được 20 - 34‰, tuy nhiên độ mặn dưới 20‰ tu hài sẽ chết, thực tế trong các thủy vực nuôi thương phẩm vào mùa mưa do nước ngọt làm giảm độ mặn xuống thấp gây chết tu hài hàng loạt. Độ mặn từ 25 – 30‰ thích hợp cho tu hài sinh trưởng nhanh và tỷ lệ sống cao nhất.
Theo kết quả nghiên cứu về sinh thái tự nhiên của tu hài tại Cát Bà của Nguyễn Xuân Dục và Nguyễn Mạnh Hùng (1979) cho rằng tháng 5 tu hài có trị số trung bình về thể tích và trọng lượng nhỏ nhất, tháng 9 và tháng 10 tu hài có tốc độ tăng trưởng nhanh và từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau quần thể tu hài có độ béo lớn hơn thời kỳ tháng 5 đến tháng 10.
Thành phần thức ăn là yếu tố ảnh hưởng lớn, trong sản xuất giống cho thấy khi kết hợp nhiều loài tảo làm thức ăn, chất lượng tảo tốt thì thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng nhanh và tỷ lệ sống cao và ngược lạị Trong nuôi thương phẩm tu hài cũng vậy, ở các thủy vực nước giàu dinh dưỡng nguồn tảo phong phú cho thấy tu hài tăng trưởng nhanh hơn so với tu hài nuôi ở những thủy vực nước chảy, tảo kém phát triển.
Như vậy địa điểm đặt các trại sản xuất cũng như các lồng bè nuôi thương phẩm rất quan trọng, không phải ở đâu cũng nuôi được. Các vùng nuôi tu hài hiện nay chủ yếu chỉ tập trung ở các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận.