Ba môi trường dinh dưỡng là F/2 (Guillard, 1975), TT3 (Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, 2001) và HBM-95 (Hoàng Thị Bích Mai, 1995) được sử dụng để làm thí nghiệm, sau đó chọn ra môi trường thích hợp để nuôi thu sinh khối cho các thí nghiệm tiếp theọ
Thành phần công thức của ba môi trường:
Tảo giống Thalassiosira sp
Chọn môi trường thích hợp để nuôi sinh khối
Thử nghiệm làm thức ăn cho ấu trùng tu hài
KẾT LUẬN
Nuôi sinh khối trong 3 môi trường dinh dưỡng F2; TT3; HBM-95 Đánh giá: Sinh trưởng. Mật độ tế bàọ Sản lượng. Đánh giá:
Tốc độ tăng trưởng của ấu trùng
Tỷ lệ sống của ấu trùng
Bảng 2.1. Môi trường F/2. Thành Phần Khối Lượng NaNO3 NaH2PO4.H2O Na2SiO3.9H2O Na2EDTA FeCl3. 6H2O CuSO4. 5H2O ZnSO4. 7H2O CoCl3. 6H2O MnCl2. 4H2O Na2MoO4. 6H2O Vitamin : Thiamin (B1) Biotin Cyanocobalamin 75,0 mg/l 5,0 mg/l 30 mg/l 4,36 mg/l 3,15 mg/l 0,01 mg/l 0,022 mg/l 0,01 mg/l 0,18 mg/l 0,006 mg/l 0,1 mg/l 0,0005 mg/l 0,0005 mg/l Bảng 2.2. Môi trường TT3. Thành Phần Khối Lượng KNO3 KH2PO4 Na2SiO3. 9H2O Na2EDTA Acid citric C6H8O7. H2O FeCl3. 6H2O 70 mg/l 6 mg/l 5 mg/l 5 mg/l 7 mg/l 2 mg/l Bảng 2.3. Môi trường HBM-95 Thành Phần Khối Lượng KNO3 KH2PO4 Na2EDTA Na2SiO3. 9 H2O FeCl3. 6H2O 30 mg/l 10 mg/l 10 mg/l 10 mg/l 5 mg/l 2.4. Bố trí thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sự phát triển của tảo Thalassiosira sp trong điều kiện nuôi sinh khốị
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sự phát
triển của tảo Thalassiosira sp.
Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức tương ứng là 3 môi trường dinh dưỡng F/2; TT3; HBM-95, mổi nghiệm thức được lặp lại 5 lần.
Điều kiện thí nghiệm:
Các đơn vị thí nghiệm được bố trí trong túi nilong thể tích 50 lít.
Mật độ tế bào ban đầu 30 x 104tb/ml.
Độ mặn 30‰.
Nhiệt độ và ánh sáng tự nhiên.
Các chỉ tiêu theo dõi trong quá trình thí nghiệm:
Nhiệt độ và pH đo 2 lần/ngày, vào lúc 7h30 và 14h30.
Mật độ tế bào tảo đếm 1 lần/ngày vào lúc 8h.
Tảo giống Thalassiosira sp
Nuôi trong 3 môi trường dinh dưỡng khác nhau Môi trường dinh dưỡng HBM-95 Môi trường dinh dưỡng F/2 Môi trường dinh dưỡng TT3 Đánh giá: Mật độ tế bào Tốc độ sinh trưởng KẾT LUẬN
Hình 2.5. Khu vực bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sự
phát triển của tảo Thalassiosira sp.
Thí nghiệm 2: Thử nghiệm nuôi thu sinh khối tảo Thalassiosira sp theo hình thức nuôi bán liên tục.
Bố trí 3 nghiệm thức, với mỗi nghiệm thức được lặp lại 5 lần.
Nghiệm thức thu hoạch là 40%.
Nghiệm thức thu hoạch là 60%.
Nghiệm thức thu hoạch là 80%.
Điều kiện thí nghiệm:
Các đơn vị thí nghiệm được bố trí trong túi nilong thể tích 50 lít
Độ mặn 30‰.
Mật độ tế bào ban đầu 30 x 104 tb/ml.
Nhiệt độ và ánh sáng tự nhiên.
Môi trường dinh dưỡng được lựa chọn ở thí nghiệm 1.
Thời điểm thu ở cuối pha 2 (pha gia tốc dương).
Các chỉ tiêu theo dõi trong quá trình thí nghiệm:
Nhiệt độ và pH đo 2 lần/ngày, vào lúc 7h30 và 14h30.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Hình 2.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về nuôi sinh khối tảo Thalassiosira sp theo hình thức
nuôi bán liên tục.
Thí nghiệm 3: Thử nghiệm dùng tảo Thalassiosira sp làm thức ăn cho ấu trùng tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1884) giai đoạn ấu trùng xuống đáy (ấu trùng spat) đến giai đoạn giống cấp Ị
Tảo giống Thalassiosira sp
Mật độ nuôi cấy 30 x 104 tb/ml Nước biển: Xử lý và lọc sạch Độ mặn 30‰ Nhiệt độ và ánh sáng tự nhiên
Môi trường nuôi cấy thích hợp
Sục khí 24/24 h
Thời điểm thu hoạch cuối pha 2, pha gia tốc dương
Đánh giá các thông số: mật độ tế bào; tốc độ sinh trưởng và sản lượng
Túi ni lông 50 lít
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Hình 2.7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về dùng tảo Thalassiosira sp làm thức ăn cho ấu trùng
tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1884) giai đoạn ấu trùng xuống đáy (ấu trùng spat)
đến giai đoạn giống cấp Ị
Thức ăn đối chứng là tảo Chaetoceros calcitrans.
Thí nghiệm bố trí với 3 nghiệm thức, mổi nghiệm thức là một tỷ lệ cho ăn gồm:
Nghiệm thức cho ăn 100% tảo Thalassiosira sp.
Nghiệm thức cho ăn 50% tảo Thalassiosira sp + 50% tảo Chaetoceros calcitrans.
Nghiệm thức cho ăn 100% tảo Chaetoceros calcitrans.
Điều kiện thí nghiệm:
Mổi nghiệm thức lặp lại 3 lần và được bố trí trong bể xi măng thể tích 4m3 nước.
Tỷ lệ cho ăn: 100% tảo
Thalassiosira
sp
Thử nghiệm dùng tảo Thalassiosira sp làm thức ăn cho ấu trùng tù hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1884) từ giai đoạn
ấu trùng chân bò đến giai đoạn giống cấp Ị
Tỷ lệ cho ăn: 50% tảo Thalassiosira sp 50% tảo Chaetoceros calcitrans Tỷ lệ cho ăn: 100% tảo Chaetoceros calcitrans
Đánh giá ấu trùng qua:
Tốc độ tăng trưởng.
Thời gian biến tháị
Tỷ lệ sống.
KẾT LUẬN Bể ương ấu trùng Spat 1. V = 4m3
Tu hài giai đoạn ấu trùng spat (chân bò) được đưa vào thí nghiệm với mật độ 200 ấu trùng/ lít.
Cho ăn 2 lần/ngày, liều lượng cho ăn từ 3.000 – 15.000 tb/ml.
Nhiệt độ 27-31oC
Độ mặn: 30-32,5‰.
Các chỉ tiêu theo dõi trong quá trình thí nghiệm:
Nhiệt độ, pH và độ mặn được kiểm tra hằng ngàỵ
Đo kích thước của ấu trùng.
Theo dõi thời gian biến tháị
Xác định tỷ lệ sống.
Hình 2.8. Bể thí nghiệm về ương nuôi ấu trùng tu hài (Lutraria rhynchaena Jonas, 1884)
giai đoạn ấu trùng xuống đáy (ấu trùng spat) đến giai đoạn giống cấp Ị
2.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứụ 2.5.1. Phương pháp xác định các thông số môi trường. 2.5.1. Phương pháp xác định các thông số môi trường.
Đo độ mặn: dùng khúc xạ kế (refractometer) cầm tay, độ chính xác 1 ‰
Đo nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế, độ chính xác 10C.
Đo pH: Đo bằng máy đo pH cầm tay, độ chính xác 0,2
2.5.2. Phương pháp xác định mật độ tế bào và tốc độ sinh trưởng của quần thể.
Phương pháp lấy mẫu tảo:
- Mẫu tảo được lấy một lần trong ngày vào 8 giờ sáng để đếm mật độ tế bàọ
- Lượng mẫu tảo được lấy là 5ml/lần.
- Mẫu sau khi lấy được cố định bằng dung dịch Neutral Lugols (20g Potasium Iot (KI) + 10g I2 + 200mL nước cất).
Phương pháp đếm tế bào tảo:
Việc xác định mật độ tế bào được tiến hành bằng buồng đếm hồng cầu (Neubaeur’s Hemacytometer); buồng đếm có 25 ô vuông lớn, mổi ô có 16 ô vuông nhỏ, mổi ô vuôn nhỏ có diện tích 0,0025mm2, độ sâu buồng đếm 0,1mm.
Lắc đều mẫu tảo, dùng pipet paster hút mẫu tảo xịt vào buồng đếm đã được đậy sẵn lamen, để lắng một lúc rồi đưa vào thị trường kính để đếm, đếm ở vật kính 40.
Hình 2.9. Thiết bị đếm mẩu
Xác định mật độ tế bàọ
Trường hợp mật độ tảo thưa:
Mật độ tế bào (tb/ml) = số tế bào đếm được trong 25 ô lớn x 104.
Trường hợp mật độ tảo dày (trên 5.106 tb/ml):
Mật độ tế bào (tb/ml) =
Công thức tính tốc độ sinh trưởng của quần thể.
µ = ln(N1/N0)/T
Trong đó:
- µ: là tốc độ sinh trưởng của quần thể (tảo) trong khoảng thời gian giữa hai lần xác định mật độ.
- N1: là mật độ tế bào tại thời điểm t1. - N0: là mật độ tế bào tại thời điểm t0.
- T: là khoảng thời gian giữa hai lần xác định mật độ (T = t1 – t0). Sô tế bào ở 5 ô
5
Sản lượng tảo thu được.
Sản lượng tảo thu hoạch hàng ngày được tính dựa theo mật độ tảo và thể tích thu hoạch:
Sản lượng hằng ngày = N x V Trong đó: N: mật độ tảo tb/ml. V: thể tích thụ
Tổng sản lượng được xác định bằng sản lượng của các ngày thu hoạch cộng thêm với sản lượng thu hoạch toàn phần của ngày cuối cùng.
2.5.3. Phương pháp xác định số lượng, tỷ lệ sống và sự tăng trưởng của ấu trùng.
Xác định số lượng ấu trùng: R = C*V Với: C: là mật độ ấu trùng (at/lít). V: là thể tích bể nuôi (lít). R: là số ấu trùng.
Xác định tốc độ tăng trưởng thông qua đo kích thước của ấu trùng.
Ấu trùng trước khi đưa vào thí nghiệm được đo kích thước chiều dài và chiều cao, sau đó cứ 3 ngày định kỳ thu mẩu và đo kích thước.
Đo chiều dài qua trắc thị kính cuối mổi giai đoạn đo một lần, đo từ mép vỏ của mặt sau đến mép vỏ của mặt trước.
Tốc độ tăng trưởng :
Theo Ball & Jonen (1960) để xác định tốc độ tăng trưởng về chiều dài của ấu trùng tu hài:
Gt = (L2-L1)/(T2-T1)
Trong đó:
L1: chiều dài vỏ (µm) ở thời điểm t1. L2: chiều dài vỏ (µm) ở thời điểm t2. t2 – t1: khoảng thời gian giữa hai lần đọ
Thời gian biến thái của ấu trùng .
T(TGBT): Là khoảng thời gian mà ấu trùng chuyển 50% từ giai đoạn này sang một giai đoạn khác trong vòng đời của nó.
Xác định tỷ lệ sống của ấu trùng. S(%) = A2/A1*100
Trong đó:
A1: là số lượng ấu trùng đưa vào thí nghiệm.
A2: là số lượng ấu trùng sau khi kết thúc thí nghiệm. S(%): tỷ lệ sống của ấu trùng.
2.6. Phân tích và xử lý số liệụ
Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, vẽ đồ thị bằng chương trình Data analysis- Excel 2003. Giá trị MĐCĐ của tế bào tảo, kích thước ấu trùng được kiểm định thống kê bằng SPSS 15.0, phép kiểm định Duncan mức ý nghĩa P < 0,05.
CHƯƠNG IIỊ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng đến sinh trưởng của quần thể tảo
Thalassiosira sp.
Thí nghiệm nghiên cứu về ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng được bố trí trong điều kiện nuôi ngoài trời với nguốn ánh sáng tự nhiên, mật độ tảo ban đầu 30.104tb/ml, độ mặn 30‰, mổi đơn vị thí nghiệm được bố trí trong túi nilong thể tích 50 lít. Qua theo dõi thí nghiệm, kết quả về yếu tố pH và tốc độ sinh trưởng của quần thể tảo Thalassiosira sp dưới sự ảnh hưởng của 3 loại môi trường dinh dưỡng được trình bày qua hình 3.1 và bảng 3.1 và 3.2.
Bảng 3.1. Tốc độ sinh trưởng của quần thể tảo Thalassiosira spở ba môi trường dinh đưỡng F/2 ; TT3 và HBM-95.
Môi trường F/2 Môi trường TT3 Môi trường HBM-95 Ngày nuôi N ± SE Vạn tb/ml µ N ± SE Vạn tb/ml µ N ± SE Vạn tb/ml µ 1 30 ± 0,70 0,00 30 ± 0,70 0,00 30 ± 0,70 0,00 2 36,2 ± 0,73 0,19 36,6 ± 1,56 0,20 35,6 ± 0,67 0,17 3 50,4 ± 1,89 0,33 46,4± 0,67 0,24 45,2 ± 1,01 0,24 4 87 ± 1,12 0,55 74 ± 0,94 0,47 71 ± 0,94 0,45 5 97,2 ± 2,93 0,11 83,2± 1,01 0,12 77,2 ± 1,35 0,08 6 124,8 ± 1,59a 0,25 102 ± 2,81b 0,20 86,2 ± 1,77 0,11 7 120,4 ± 1,43 -0,36 93,4 ± 0,81 -0,09 94,8 ± 1,59c 0,09 8 97,2 ± 3,62 -0,21 78,2 ± 1,65 -0,18 90,4 ± 1,52 -0,05 9 88,6 ± 3,20 -0,09 67,4 ± 1,86 -0,15 79,4 ± 1,2 -0,13 10 69,4 ± 1,80 -0,24 46 ± 0,89 -0,38 55,8 ± 1,52 -0,35 11 50,2 ± 2,15 -0,32 38,4 ± 0,97 -0,18 36 ± 1,78 -0,44 12 38,2 ± 2,26 -0,27 15 ± 2,00 -0,94 21 ± 1,51 -0,54
Ghi chú: Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SE) (vạn tb/ml). Các chữ cái viết kèm minh họa bên trên khác nhau chỉ sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Tảo Thalassiosira sp là loài tảo mới được nhập vào nước ta, hiện tại nó đang được các công ty sản xuất giống hải sản sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng, đặc biệt là trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng. Pratoomyot, J., Srivilas, P. and Noiraksar, T (2005)[31] nghiên cứu về thành phần acid béo của mười loài tảo bằng môi trường F/2 cho thấy tảo Thalassiosira sp chứa nhiều HUFA rất tốt cho nuôi hải sản.
Qua bảng 3.1 cho thấy với ba môi trường dinh dưỡng được thử nghiệm, tảo
Thalassiosira sp có tốc độ sinh trưởng khác nhaụ Tuy nhiên trong khoảng thời gian từ 1 đến 4 ngày đầu, tốc độ sinh trưởng của quần thể tảo tương tự nhau ở cả 3 môi trường. Ở môi trường F/2 tốc độ sinh trưởng tăng nhanh trong bốn ngày đầu, đạt cao nhất là 0,55 vào ngày thứ 4 và bắt đầu giảm ở ngày thứ 7. Tương tự, ở môi trường TT3 tốc độ sinh trưởng cao nhất là 0,47 vào ngày thứ 4, riêng ở môi trường HBM-95 thì tốc độ sinh trưởng có phần kém hơn nhưng lại kéo dài hơn, cao nhất 0,45 vào ngày nuôi thứ 4, sang ngày thứ 8 thì tốc độ sinh trưởng mới bắt đầu giảm.
Bảng 3.2. Biến động của pH trong ba môi trường dinh dưỡng khác nhau.
Môi trường F/2 Môi trường TT3 Môi trường HBM-95
Ngày nuôi Sáng Chiều Biên độ (*) Sáng Chiều Biên độ(*) Sáng Chiều độ(*) Biên 1 7,9 8,2 0,3 7,9 8,1 0,2 7,9 8,0 0,1 2 8,1 8,3 0,2 8 8,3 0,3 8,0 8,2 0,2 3 8,3 8,5 0,2 8,2 8,4 0,2 8,0 8,3 0,3 4 8,3 8,6 0,3 8,2 8,5 0,3 8,3 8,5 0,2 5 8,4 8,8 0,4 8,5 8,6 0,1 8,2 8,5 0,3 6 8,8 9,2 0,4 8,3 8,7 0,4 8,5 8,8 0,3 7 8,8 9,3 0,5 8,6 8,9 0,3 8,6 9,0 0,4 8 8,7 8,9 0,2 8,5 8,8 0,3 8,7 9,1 0,4 9 9,0 9,3 0,3 8,7 8,9 0,2 8,9 9,2 0,3 10 8,9 9,0 0,1 8,6 9,0 0,4 8,6 8,9 0,3 11 9,0 9,2 0,2 8,8 8,9 0,1 8,5 8,8 0,3 12 8,7 9,3 0,6 9,0 9,1 0,1 8,7 8,9 0,2
Ghi chú: (*) là biên độ dao động trong ngàỵ
Hầu hết các loài tảo thích hợp với pH trong khoảng từ 7 – 9, trong đó khoảng tối ưu nhất là 8,2 – 8,7. Như vậy với chỉ số pH trong quá trình thí nghiệm nằm trong khoảng 7,9 – 9,3 thích hợp cho sự sinh trưởng của quần thể tảọ Chỉ số pH tăng lên trong quá trình sinh trưởng của quần thể là do quá trình hô hấp CO2 trong môi trường nước bị hấp thụ dần. Sự dao động của pH trong ngày lớn vào những ngày nuôi thứ 6, thứ 7 vì thời điểm này mật độ tảo ở mức cực đạị
Hình 3.1. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên phát triển của tảo
Thalassiosira sp.
Theo hình 3.1 trong 2 ngày đầu, mật độ tế bào tảo có sự sai khác không đáng kể, do ban đầu mật độ tế bào còn thấp nên nhu cầu về dinh dương không nhiềụ Nhưng qua những ngày tiếp theo, từ ngày thứ 3 trở đi thì mật độ tảo dao động giữa các lô là tương đối lớn.
Trong 3 môi trường dinh dưỡng được thử nghiệm thì môi trường dinh dưỡng HBM-95 có số lượng tế bào đạt cực đại nhỏ nhất là 94,8 ± 1,59 vạn tb/ml và thời gian đạt cực đại cũng muộn nhất vào ngày nuôi thứ 7. Hai môi trường còn lại là TT3 và F/2, thời gian đạt cực đại đều sớm hơn môi trường HBM là vào ngày thứ 6 và số lượng tế bào đạt cực đại trong môi trường F/2 cao hơn so với môi trường TT3, tương ứng là 124,8 ± 1,59 vạn tb/ml và 102 ± 2,81 vạn tb/ml.
Hai môi trường F/2 và TT3 đạt pha cân bằng sớm vào ngày thứ sáu nhưng sang ngày thứ 7 mật độ tảo giảm dần và bắt đầu tàn lụị Ở môi trường HBM-95, tuy tốc độ sinh trưởng của tảo chậm hơn so với F/2 và TT3 nhưng phải sang ngày thứ 8 mật độ tế bào mới bắt đầu giảm xuống. Đến ngày nuôi thứ 12 thì mật độ tế bào tảo còn lại trong