1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà tại khánh hòa

100 1,7K 40

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Trân trọng cám ơn Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng – Chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc Công ty Yến Sào Khánh Hòa đã có những định hướng, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn phân tíc

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

- -

NGUYỄN NGỌC HẢI

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ

CỦA NGHỀ NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp

đỡ của giáo viên hướng dẫn Các thông tin, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và khách quan do chính tác giả thu thập và phân tích, chưa được sử dụng

để bảo vệ một báo cáo hay một công trình nghiên cứu khoa học nào khác

Nha Trang, tháng 9 năm 2014

Học viên cao học

Nguyễn Ngọc Hải

Trang 4

Tác giả xin trân trọng cám ơn Công ty Yến Sào Khánh Hòa, Trung Tâm Kỹ Thuật Công Nghệ Nuôi Chim Yến Trong Nhà – Sanatech, Xí Nghiệp Thiết Kế và Xây Dựng Nhà Yến – Sanatech Land, Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Công Nghệ Nuôi Chim Yến Trong Nhà và Quý hộ nuôi chim yến trong nhà trên địa bàn Khánh Hòa đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả thu thập thông tin, tài liệu phục vụ trong công tác nghiên cứu

Trân trọng cám ơn Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng – Chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc Công ty Yến Sào Khánh Hòa đã có những định hướng, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa

Xin cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ khó khăn và động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Xin trân trọng cám ơn !

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt và các ký hiệu vi

Danh mục các bảng vii

Danh mục hình viii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ 6 1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế 6

1.1.1 Quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế 6

1.1.2 Các quan điểm mới về hiệu quả kinh tế 10

1.1.3 Bản chất và tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế 13

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến 17

1.2.1 Điều kiện tự nhiên 17

1.2.2 Kinh tế-xã hội 18

1.2.3 Tổ chức sản xuất và khoa học công nghệ 19

1.2.4 Tình hình thị trường 19

1.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến 20

1.3.1 Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả kinh tế 21

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế 21

1.3.3 Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả xã hội 22

1.3.4 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả môi trường

Tóm tắt chương 1

22 22 Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Tông quan về nghề nuôi chim yến trên thế giới và Việt Nam 23

2.1.1 Tổng quan về nghề nuôi chim yến trên thế giới 23

Trang 6

2.1.2 Tổng quan về nghề nuôi chim yến ở Việt Nam 24

2.2 Đặc điểm và tình hình nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa 25

2.2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 25

2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên 25

2.2.1.2 Tình hình nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa trong thời gian qua 34 2.3 Một số mô hình và các giải pháp áp dụng khoa học công nghệ vào việc nuôi chim yến trong nhà tại Việt Nam……… 35

2.4 Phương pháp nghiên cứu 41

2.4.1 Quy trình nghiên cứu 41

2.4.2 Mẫu và phương pháp thu thập 42

2.4.3 Nguồn thông tin 43

2.4.4 Phương pháp tổng hợp đánh giá các chỉ tiêu 44

2.4.5 Thiết kế bảng câu hỏi, điều tra sử dụng trong thời gian nghiên cứu 44

2.4.6 Thiết kế nghiên cứu

Tóm tắt chương 2

45 46 Chương 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ TẠI KHÁNH HÒA 47

3.1 Thực trạng kết quả sản xuất của các hộ nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa 47

3.1.1 Thông tin chung về chủ hộ và các tổ chức nuôi chim yến trong nhà 47

3.1.2 Thông tin về tình hình sản xuất của các hộ nuôi chim yến trong nhà 62

3.2 Phân tích hiệu quả kinh tế các hộ nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa 68

3.2.1 Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế theo quy mô 68

3.2.2 Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế theo phương thức nuôi 71

3.2.3 Đánh giá hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa 73

3.3 Đánh giá thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa 75

3.3.1 Thuận lợi 75

3.3.2 Khó khăn 75

Trang 7

Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CHO NGHỀ NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ TẠI KHÁNH HÒA 77 4.1 Quan điểm phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa 77

4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi chim yến trong nhà

tại khánh hòa 4.3 Kiến nghị Tóm tắt chương 4

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

BỘ KHCN: Bộ khoa học công nghệ

BỘ NN&PTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

BỘ TNMT: Bộ tài nguyên môi trường

CITES : Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) DNA: Deoxyribonucleic acid (chuỗi phân tử)

IUCN: International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (Liên

minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế)

GDP: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

SNA: System of National Accounts (Hệ thống tài khoản quốc gia)

TSCĐ : Tài sản cố định

IC : Intermediational Cost (Chi phí trung gian)

GO: Gross Output (Tổng giá trị sản xuất)

MI : Mix Income (Thu nhập hỗn hợp)

Pr : Profit (Lợi nhuận)

TC : Total Cost (Tổng chi phí)

VA: Value Advance ( Giá trị gia tăng)

Trang 9

DANH MỤC BẢNG Trang

Bảng 2.1 : Nhiệt độ và lượng mưa trong năm của tỉnh Khánh Hòa 32

Bảng 2.2: Phân bố mẫu nghiên cứu theo vùng 43

Bảng 2.3 : Bảng tóm tắt hai giai đoạn của phương pháp nghiên cứu 46

Bảng 3.1: Phân bố tuổi của các chủ hộ nghề nuôi chim yến trong nhà 47

Bảng 3.2: Trình độ học vấn và chuyên môn của các chủ hộ nuôi………… 48

Bảng 3.3: Tổng hợp số lượng các nhà yến theo phương thức nuôi 49

Bảng 3.4: Tổng hợp số lượng các nhà yến tại Khánh Hòa 50

Bảng 3.5: Qui mô nhà yến/hộ nuôi 50

Bảng 3.6: Tổng hợp diện tích của các hộ nuôi 51

Bảng 3.7 : Tổng hợp số lượng nhà yến trong năm đầu tiên có chim làm tổ 52

Bảng 3.8: Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị 53

Bảng 3.9 : Vốn đầu tư theo quy mô 54

Bảng 3.10 : Vốn đầu tư theo phương thức nuôi 56

Bảng 3.11: Khấu hao theo quy mô 58

Bảng 3.12: Khấu hao theo phương thức nuôi……… 59

Bảng 3.13 Chi phí trung gian theo quy mô……… 61

Bảng 3.14 : Chi phí trung gian theo phương thức nuôi……… ……62

Bảng 3.15 : Tổng hợp chi phí theo quy mô (tính trên 1 hộ nuôi)……… 63

Bảng 3.16 : Tổng hợp chi phí theo phuong thức nuôi……… 64

Bảng 3.17: Sản lượng và doanh thu theo quy mô ……… 65

Bảng 3.18: Sản lượng và doanh thu theo phương thức nuôi……… 66

Bảng 3.19 : Kết quả và hiệu quả kinh tế nghề nuôi chim yến trong nhà theo quy mô nuôi (tính cho 1 hộ nuôi)……… 68

Bảng 3.20 : Kết quả và hiệu quả kinh tế nghề nuôi chim yến trong nhà theo phương thức nuôi (tính cho 1 hộ nuôi)……… 70

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH Trang

Hình 2.1 : Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa 26

Hình 2.2 : Mô hình nhà yến ở Nha Trang 36

Hình 2.3: Nhà lồng nuôi chim yến 37

Hình 2.4 : Ánh sáng bên trong nhà yến 38

Hình 2.5 : Mối liên hệ giữa kích thước vòng đảo lượn bên ngoài, bên trong lối vào, chổ thông tầng và phòng ở của khâu thiết kế nhà yến cần chú trọng 39

Hình 2.6 : Hệ thống giá tổ trong nhà yến 40

Hình 2.7: Quy trình kỹ thuật thiết kế, xây dựng mô hình nuôi chim yến trong nhà 41

Hình 2.8 : Sơ đồ quy trình nghiên cứu 42

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Cách đây gần 700 năm, nghề khai thác yến sào đảo yến thiên nhiên đã có mặt ở Việt Nam Tổ yến đã trở thành sản phẩm đặc biệt phục vụ yến tiệc thời phong kiến Đến nay, nghề khai thác yến sào ở Việt Nam không ngừng phát triển, quần thể đàn chim yến và sản lượng yến sào khai thác tự nhiên ngày càng tăng cao

Tại Việt Nam, yến sào đảo yến thiên nhiên được khai thác ở các hang đảo thuộc vùng biển Việt Nam như: Quảng Bình, Hội An - Quảng Nam, Bình Định , Phú Yên, Khánh Hòa, Côn Đảo – Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Quốc, Kiên Giang Trong đó Khánh Hòa là nơi có số lượng quần thể chim yến và sản lượng yến sào dẫn đầu cả nước Trong thời gian qua với sự hình thành luận điểm khoa học mới về sự phát triển quần thể chim yến hàng gắn liền với sự hình thành và phát triển hang đảo yến mới Các bí quyết kỹ thuật nhân đàn, di đàn chim yến, đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ, vực dậy tiềm năng phát triển các hang đảo yến thiên nhiên trên cả nước

Ngoài hướng khai thác tổ yến đảo thiên nhiên, mấy năm trở lại đây ở Nước ta phân loại chim yến trong nhà đã phát triển trên khắp các tỉnh thành từ Thanh Hóa đến

Cà Mau, Phú Quốc (Kiên Giang), các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đắc Lắc và đặc biệt là ở Khánh Hòa, nghề nuôi chim yến đã và đang phát triển rất mạnh mẽ Nguồn lợi từ việc nuôi chim yến trong nhà cũng như hiệu quả của việc sử dụng yến sào ngày càng được nhiều người biết đến Lượng nhà nuôi chim yến xuất hiện tại địa phương đã tạo nên một làn sóng mới và được xã hội quan tâm

Từ trước đến nay, chim yến hàng sinh sống, làm tổ tự nhiên trong các hang đảo Tuy nhiên những năm gần đây đã xuất hiện phân loài chim yến nhà sinh sống, làm tổ trong nhà với số lượng quần đàn ngày càng tăng Hiện nay các phân loài chim yến này phân bố ở hầu hết các địa phương trong cả nước, đặc biệt chim yến tập trung với số lượng khá lớn ở các tỉnh duyên hải từ Nam Trung Bộ đến Cà Mau Nghề nuôi chim yến trong nhà đã hình thành và phát triển

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á có bờ biển d ài, nhiều ao hồ, sông ngòi, thời tiết nhiệt đới gió mùa ẩm thích hợp với nghề nuôi chim yến Những điều kiện tự nhiên và khí hậu này cung cấp nguồn thức ăn phong

Trang 12

phú cho chim yến Điều kiện sinh cảnh lý tưởng cho chim yến là vùng có

độ che phủ 30% rừng cây, 20% mặt nước, 50% đồng lúa và cây bụi thấp với khí hậu nóng ẩm Đất nước ta có bờ biển dài 3.444km với 4.000 hòn đảo

và nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá có lợi thế phát triển quần thể chim yến Hàng Gía trị sản phẩm yến sào Việt Nam được đánh giá cao hơn sản phẩm của các nước trong khu vực Thị trường xuất khẩu yến sào của Việt Nam khá ổn định, duy trì khách hàng, thị trường truyền thống khá tốt Đơn vị hàng đầu của yến sào Việt Nam có trình độ khoa học công nghệ trong lĩnh vực chuyên ngành yến sào, được tích lũy nhiều kinh nghiệm và giữ bí quyết công nghệ Đội ngũ chuyên gia kỹ thuật có trình độ, tinh thần tâm huyết, say mê nghề nghiệp và sự hỗ trợ của các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước Các hộ nuôi chim yến ở nước ta có tinh thần lao động cần cù, chịu khó, tư duy sáng tạo là thế mạnh lớn đối với ngành nghề đặc thù này Khánh Hòa với lợi thế về ngành nghề khai thác yến sào truyền thống và lâu đời, quần thể chim yến trên các đảo với số lượng ngày càng tăng do công tác bảo vệ và khai thác có khoa học, ứng dụng tốt những thành tựu khoa học công nghệ mới Loại chim yến sống trong nhà đã được công ty Yến Sào Khánh Hòa quản lý phát triển quần thể từ năm 2004 đến nay đã nhân đàn nuôi thành công trong toàn tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh trên toàn quốc Môi trường sống vi mô của chim yến tại địa phương Khánh Hòa được đảm bảo như : nhiệt độ trong nhà yến và nơi làm tổ từ 270C – 310C, độ ẩm không khí nằm trong phạm vi 70%-85% Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân tại địa phương Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung

Do quá trình đô thị hóa và nạn phá rừng, sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái của chim yến Hiện nay nghề nuôi chim yến trong nhà đang phát triển một cách tự phát không có định hướng, không được các chuyên gia tư vấn áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ cao một cách có hiệu quả Địa phương chưa có quy hoạch cụ thể, dẫn đến nhiều rủi ro cho người dân và ảnh hưởng đến qui hoạch phát triển đô thị Để có cái nhìn khoa học về nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa, hướng nghề nuôi chim yến tại Khánh Hòa phát triển bền

vững, tôi chọn đề tài nghiên cứu khoa học của mình là Phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa

Trang 13

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến

trong nhà tại Khánh Hòa, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa trong tương lai

- Phân tích, đánh giá những thành công, thuận lợi và những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa;

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, hướng người dân lựa chọn phương thức nuôi và quy mô nuôi cho phù hợp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà của các đơn vị, tổ chức và các hộ nuôi tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa (trong

đề tài tác giả gọi chung là hộ nuôi )

Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu hiệu quả của nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế của các tổ chức, đơn vị và các hộ nuôi chim yến Các số liệu thu thập được tính từ năm 2010 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

- Với mục tiêu phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà, đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về kết quả và hiệu quả kinh tế để phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi Các chỉ tiêu được sử dụng đê phân tích hiệu quả kinh

tế gồm: Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (Gross Output); MI - thu nhập hỗn hợp (Mix Income); Chí phí trung gian (Intermediational Cost); Năng suất lao động:GO/LĐ; MI/LĐ; Hiệu quả sử dụng vốn: GO/IC; MI/IC; GM/IC; Các chỉ tiêu phản ánh sử dụng chi phí , hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường

Trang 14

- Các phương pháp điều tra, phân tích, so sánh, tổng hợp,… cũng được áp dụng trong nghiên cứu này

5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Các công trình nghiên cứu liên quan đến phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi mà tác đã tham khảo và làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu của mình như: luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Xuân Bão Sơn (2009), Đánh giá hiệu quả kinh tế , xã hội

nghề nuôi cá chẽm (LATES CALCARIFER, BLOCH, 1790) thương phẩm tại tỉnh

Khánh Hòa; Luận văn thạc sĩ của tác giả Trương Văn Bảo (2007), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang

Theo hiểu biết của tác giả, hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề chim yến và nuôi chim yến trong nhà Tuy nhiên chưa có đề tài nào nói về phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà nói chung và nói riêng cho tỉnh Khánh Hòa Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của các nhà khoa học trong và ngoài nước như : các công bố của Võ Quý (1975), Philip Wildash (1968) có nêu lên những danh mục và mô

tả các loài trong họ Apodidae ở Việt Nam Một trong những công trình nghiên cứu về sinh học của chim Việt Nam đáng chú ý là “Sinh học các loài chim thường thấy ở Việt Nam” của tác giả Võ Quý (1971) thì phần nói về họ Apodidae cũng chỉ mới nêu lên

được một số nét sơ lược về một loài Yến cọ (Cypsiunis parvus infumatus) mà thôi

Gần đây, khi nghiên cứu họ Apodidae ở Việt Nam, các nhà điểu học trong và ngoài nước thường hướng sự chú ý vào các đối tượng kinh tế của họ này, cụ thể là chim Yến

hông xám Collocalia fuciphaga germani

Thạc sỹ Lê Hữu Hoàng và Cộng sự, 2010, Bước đầu nghiên cứu ấp nuôi nhân tạo

chim yến hàng Aerodramus fuciphagus amechanus làm cở sở khoa học cho việc phát

triển đàn chim yến trong nhà ở Khánh Hòa, báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học tỉnh

Đề tài đã dày công nghiên cứu, phân tích về: Đặc điểm sinh học sinh sản của chim yến

Aerodramus fuciphagus làm cơ sở cho việc ấp nuôi nhân tạo; kỹ thuật chăm sóc chim

con; xây dựng phương pháp cho chim bay; tổng hợp tư liệu bước đầu đưa ra phương

pháp ấp nuôi nhân tạo chim yến hàng Aerodramus fuciphagus

Trang 15

Năm 1991, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã nghiên cứu khá kỹ đặc trưng sinh sản, sinh trưởng phát triển của chim non, trong đó các vấn đề thời gian ấp, nhiệt độ tổ, tập tính chim non ở tổ đã được nghiên cứu kỹ và thực hiện ấp nuôi nhân tạo thử để kiểm tra môi trường sinh sống, thức ăn dinh dưỡng của trên đối tượng yến đảo

Hồ Thế Ân, 1994 trong báo cáo tại Hội nghị “Những nhà xuất khẩu yến sào” được tổ chức tại Đài Loan, đã mô tả chi tiết các tập tính sinh sản, dinh dưỡng, làm tổ,

nuôi con của C fuciphaga germani Oust và Lịch sử phát triển nghề khai thác Yến sào

Khánh Hòa

Năm 1997, TS Nguyễn Quang Phách và cán bộ nghiên cứu của Công ty Yến sào Khánh Hòa đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố vi khí hậu hang, thức ăn, tác động của con người đến số lượng quần thể chim yến hàng và chất lượng tổ yến Khánh Hòa

6 Ý nghĩa của đề tài

- Cung cấp số liệu, dữ liệu về điều tra thực trạng và phân tích về hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa một cách tin cậy và khoa học

- Những kết luận của đề tài sẽ là một tài liệu hỗ trợ cho cơ quan chức năng trong việc lập kế hoạch và quy hoạch vùng nuôi chim yến trong nhà một cách có hiệu quả; kết hợp với quy hoạch và khuyến cáo các mô hình nuôi thích hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của từng vùng

- Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân và hộ nuôi chim yến trong nhà lựa chọn được phương thức nuôi, quy mô nuôi và giải pháp đúng đắn nhằm phát triển một cách có hiệu quả và bền vững đối với nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa

- Là tài liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu tiếp theo của các tác giả và những người nghiên cứu có liên quan

7 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài gồm:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế

Chương 2 Đặc điểm của đối tượng, địa bàn và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa

Chương 4 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ 1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế

1.1.1 Các quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế

+ Hiệu quả hiểu theo nghĩa phổ thông, phổ biến trong cách nói của mọi người

“Kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” (Viện Ngôn Ngữ học, 2002)

+ Xét góc độ thuật ngữ chuyên môn, hiểu hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó là “Mối

quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hoá và dịch vụ, có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo chi phí thì được gọi

là hiệu quả kinh tế Khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào” (Mai Hữu Khuê &ctv,

2001)

Ngày nay, người ta vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về hiệu quả Ở mỗi góc độ, lĩnh vực khác nhau thì hiệu quả cũng được xem xét nhìn nhận khác nhau và thông thường khi nói đến hiệu quả của một lĩnh vực nào đó thì chúng ta xem xét vấn

đề hiệu quả trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và xã hội Tương ứng ta có 3 phạm trù: hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội

+ Hiệu quả kinh tế: Nếu xét trên phạm vi từng khía cạnh, từng yếu tố, từng

ngành thì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế Có thể hiểu hiệu quả kinh tế là hệ số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Kết quả thu về đề cập trong khái niệm này có thể là doanh thu, lợi nhuận, tổng sản phẩm công nghiệp… Hiệu quả kinh tế thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh

+ Hiệu quả chính trị, xã hội: Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế

quốc dân thì ta có hai phạm trù hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội Hai phạm trù này phản ánh ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội Và hai loại hiệu quả này có vị trí quan trọng trong việc phát triển đất nước một cách toàn diện và bền vững Hiệu quả chính trị, xã hội phản ánh trình độ phát triển nền kinh tế xã hội ở các mặt: trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý, mức sống bình quân Phải luôn có sự cân đối giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả chính trị, xã hội Đây là một nguyên tắc để

Trang 17

phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia một cách liên tục và lâu dài Bất kỳ một

sự mất cân đối nào sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng

Mặc dù đã có sự thống nhất rằng phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn chưa có sự thống nhất trong quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh Các nhà kinh tế và thống kê có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh do điều kiện lịch sử và giác độ nghiên cứu là không giống nhau

+ "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu trong tiêu thụ hàng hóa” (trích dẫn bởi Tạ Duy Bộ, 2003) Theo quan điểm này thì hiệu quả

là tốc độ tăng của kết quả đạt được như: Tốc độ tăng của doanh thu, của lợi nhuận Như vậy hiệu quả được đồng nhất với các chỉ tiêu kết quả hay với nhịp độ tăng của các chỉ tiêu ấy Quan điểm này thực sự không còn phù hợp với điều kiện ngày nay Kết quả sản xuất có thể tăng lên do tăng chi phí, mở rộng sử dụng các nguồn sản xuất

(đầu vào của quá trình sản xuất) Nếu hai doanh nghiệp có cùng một kết quả sản

xuất tuy có hai mức chi phí khác nhau, theo quan điểm này thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của chúng là như nhau

+ "Hiệu quả được xác định bằng nhịp độ tăng tổng sản phẩm mà xã hội hoặc thu nhập quốc dân” (trích dẫn bởi Tạ Duy Bộ, 2003) Xét trên phạm vi của doanh

nghiệp, theo quan điểm này thì hiệu quả sản xuất kinh doanh và nhịp độ tăng giá trị tổng sản lượng là một Nhìn trên một góc độ nào đó thì quan điểm này cũng gần giống như quan điểm trên Nó cũng không đề cập tới chi phí bỏ ra để đạt được giá trị tổng sản lượng đó Nếu tốc độ tăng của chi phí sản xuất được các nguồn lực được huy động tăng nhanh hơn nhịp độ tăng giá trị tổng sản lượng thì sao Hơn nữa, việc chọn năm gốc có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả so sánh Với mỗi năm gốc khác nhau chúng

ta lại có mức hiệu quả khác nhau của cùng một năm nghiên cứu

+ "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi sản xuất không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản xuất của một loại hàng hóa khác Một nền kinh tế

có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó” (Paul A Samuelson,

William, D Nordhaus, 1989) Nhìn nhận quan điểm này dưới giác độ doanh nghiệp thì

tình hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả khi nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó Giới hạn khả năng sản xuất của doanh nghiệp được xác định bằng giá trị

Trang 18

tổng sản lượng tiềm năng, là giá trị tổng sản lượng cao nhất có thể đạt được ứng với tình hình công nghệ và nhân công nhất định Theo quan điểm này thì hiệu quả thể hiện ở sự so sánh mức thực tế và mức "tối đa" về sản lượng Tỷ lệ so sánh càng gần 1 càng có hiệu quả Mặt khác ta thấy quan điểm này tuy đã đề cập đến các yếu tố đầu vào nhưng lại đề cập không đầy đủ

+ "Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là mức độ hữu ích của sản phẩm được sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng của nó chứ không phải là giá trị” (trích dẫn

bởi Tạ Duy Bộ, 2003) Theo tác giả của quan điểm này, mức độ thỏa mãn nhu cầu

phụ thuộc vào các tác dụng vật chất cụ thể chứ không phải giá trị trừu tượng nào đó Tuy nhiên quan điểm này gặp phải trở ngại là khó tính được tính hữu ích của sản phẩm được sản xuất ra Và nếu vậy thì chúng ta không thể so sánh được tính hữu ích giữa các sản phẩm, do đó cũng không đánh giá được tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh

+ "Hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của đại lượng kết quả và chi phí” (Đặng Đình Đào & Hoàng Đức Thân, 2002)

Công thức biểu diễn phạm trù này:

H = ΔK/ ΔC

ΔK : Phần gia tăng của kết quả sản xuất

ΔC : Phần gia tăng của chi phí sản xuất

H : Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Quan điểm này phản ánh hiệu quả chưa đầy đủ và trọn vẹn Nó chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm bằng cách so sánh giữa phần gia tăng của kinh doanh sản xuất và phần gia tăng của chi phí sản xuất chứ chưa đề cập toàn bộ phần tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh Xét trên quan điểm triết học Mác Lênin thì mọi sự vật, hiện tượng đều có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau chứ không tồn tại một cách riêng lẻ, độc lập Sản xuất kinh doanh không nằm ngoài quy luật này, các yếu tố

"tăng thêm" giảm đi có liên hệ với các yếu tố sẵn có Chúng trực tiếp hoặc gián tiếp các động tới kết quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là kết quả tổng hợp của toàn bộ phần tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh Quan điểm này chỉ đề cập đến phần tăng thêm trong khái niệm hiệu quả là chưa đầy đủ, thiếu chính xác

Trang 19

+ "Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ

ra để đạt được kết qủa đó” (Đặng Đình Đào & Hoàng Đức Thân, 2002) Quan

điểm này cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế tức là nói đến phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí Nó được đo bằng các chi phí và lời lãi

Và cũng nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn Nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh

+ "Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc một quá trình kinh tế) phản ánh

trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định” (Nguyễn Thị Thu, 1989)

Công thức để biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh:

H = K/C Trong đó:

H: Hiệu quả sản xuất kinh doanh

K: Kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh

C: Chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh (chi phí bỏ ra để đạt kết quả K)

Như vậy ta nhận thấy rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Còn kết quả của quá

trình sản xuất kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận) thì phản ánh số lượng của hoạt động

sản xuất kinh doanh Vậy khi xem xét, đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp thì phải quan tâm cả kết quả cũng như hiệu quả của doanh nghiệp đó

Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ lợi dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện "động" của hoạt động sản xuất kinh doanh

Việc tính toán hiệu quả hoàn toàn có thể thực hiện được trong sự vận động và biến đổi không ngừng của hoạt động sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào quy

mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng Theo Hoàng Hùng (2001):

Các quan điểm truyền thống chưa thật toàn diện khi xem xét hiệu quả kinh

tế: Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ xem

xét hiệu quả sau khi đã đầu tư Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu rất quan trọng không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta xem

Trang 20

xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng đầy đủ được

Thứ hai, nó không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho một hoạt

động sản xuất kinh doanh Do đó, thu và chi trong tính toán hiệu quả kinh tế theo

quan điểm này thường chưa tính đủ và chính xác Thứ ba, hiệu quả kinh tế theo quan điểm truyền thống chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi Hai phạm

trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả Trong khi đó, các hoạt động đầu tư và phát triển lại có những tác động không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả các yếu tố khác nữa Và có những phần thu lợi hoặc những khoản chi phí lúc đầu không hoặc khó lượng hoá được nhưng nó là những con số không phải là nhỏ thì lại

không được phản ánh ở cách tính này (Hoàng Hùng, 2001)

1.1.2 Các quan điểm mới về hiệu quả kinh tế

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện mục tiêu đặt ra

Nó không chỉ là thước đo chất lượng phản ánh thực trạng tổ chức quản lý kinh doanh của một doanh nghiệp, mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh

tế thị trường Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh.Gần đây các nhà kinh tế đã đưa ra các quan niệm mới về hiệu quả kinh tế, nhằm khắc phục những điểm thiếu của các quan điểm truyền thống:

Theo Hoàng Hùng (2001): quan điểm mới khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ

vào tổ hợp các yếu tố:

+ Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra Về mối quan hệ

này, cần phân biệt rõ ba phạm trù: Hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency); hiệu quả phân bổ các nguồn lực (Allocative efficiency) và hiệu quả kinh tế (Economic

efficiency) Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một đơn vị đầu

vào (I) đầu tư thêm Tỷ số DO/ DI được gọi là sản phẩm biên Hiệu quả phân bổ

nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm Thực

Trang 21

chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào

Nó đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm Nó chỉ đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa

+Yếu tố thời gian, các nhà kinh tế hiện nay đã coi thời gian là yếu tố trong tính toán hiệu quả Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng hai dự án có thể có hiệu quả khác nhau

+ Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường:

Theo quan điểm toàn diện, hiệu quả kinh tế nên được đánh giá trên ba phương diện: Hiệu quả tài chính, xã hội và hiệu quả môi trường Hiệu quả tài chính mà trước đây ta quen gọi là hiệu quả kinh tế thường được thể hiện bằng những chỉ tiêu như lợi nhuận, giá thành, tỷ lệ nội hoàn vốn, thời gian hoàn vốn Hiệu quả xã hội của một dự án phát triển bao gồm lợi ích xã hội mà dự án đem lại như: Việc làm, mức tăng về GDP do tác động của dự án, sự công bằng xã hội, sự

tự lập của cộng đồng và sự được bảo vệ hoặc sự hoàn thiện hơn của môi trường sinh thái Một số tác giả khác khi đánh giá hiệu quả kinh tế cho rằng cần phân biệt hai khái niệm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Hiệu quả kinh tế được hiểu

là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra Còn hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa các lợi ích xã hội thu được

và tổng chi phí bỏ ra Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất

Việc phân biệt hiệu quả tài chính hay hiệu quả xã hội là tuỳ theo phạm vi và mức độ của sự phân tích là của cá nhân hay cả xã hội khi xem xét Hiệu quả tàichính được phân tích trên quan điểm lợi ích cá nhân của từng người đầu tư; chỉ tính toán những lời lãi thông thường trong phạm vi tài chính để cho người đầu tư

ra quyết định đầu tư Hiệu quả xã hội thì được phân tích trên lợi ích của toàn xã hội để xem xét sự phát triển chung của xã hội như mức tăng trưởng, sự công bằng

xã hội và sự phát triển cộng đồng và cả về vấn đề môi trường v.v Vì vậy, tuỳ theo phạm vi xem xét là của cá nhân hay toàn xã hội mà có hiệu quả tài chính hay hiệu quả xã hội Hiện nay những dự án sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, các nhà đầu tư thường chú ý nhiều tới hiệu quả tài chính Thế nhưng ở những dự án phát

Trang 22

triển như những dự án xoá đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn thì hiệu quả của dự án chủ yếu tập trung vào hiệu quả xã hội Chính vì vậy các dự án đầu

tư hiện nay hiệu quả đem lại chưa cao Các dự án phát triển nông nghiệp, nông

thôn cần hướng đồng thời vào ba mục tiêu sau: Một là đảm bảo lợi ích tài chính

(tăng số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguồn

lực ); hai là đảm bảo mục tiêu xã hội (tạo việc làm, phát triển đồng đều giữa các vùng, các cộng đồng, các tầng lớp cư dân, giữ gìn bản sắc văn hoá, ); ba là

sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế suy thoái môi trường,

Ba mục tiêu trên luôn luôn được tính toán một cách kỹ lưỡng trong xây dựng và thực hiện các dự án phát triển nông thôn Một dự án phát triển được coi là đạt hiệu quả chỉ khi đồng thời cùng một lúc đáp ứng được cả mục tiêu tài chính, xã hội và môi trường…

+ Coi việc đánh giá dự án thông qua việc so sánh giữa lợi ích và chi phí Quan điểm đánh giá hiệu quả gắn với việc xem xét quá trình phát triển và tăng trưởng cho phép đưa ra một cách nhìn tổng quát hơn về hiệu quả kinh tế Một mặt, quan điểm này phù hợp với quan điểm truyền thống về đánh giá hiệu quả kinh tế ở chỗ nó cũng nhằm so sánh chi phí bỏ ra và lợi ích thu được Mặt khác, quan điểm này có cách nhìn nhận rộng hơn về khái niệm chi phí và lợi ích

- Về chi phí, các quan niệm truyền thống chỉ chú ý chủ yếu vào các yếu tố tiền bạc, vật chất, công sức bỏ ra cho một dự án đầu tư Quan điểm mới cho rằng ngoài yếu tố chi phí trên còn phải tính đến các chi phí phi vật chất và gián tiếp như các tác động bất lợi của dự án đầu tư đến môi trường (ô nhiễm môi trường, thay đổi bất lợi cho hệ sinh thái,vv ) và đến xã hội như khoảng cách giàu và nghèo, công bằng trong phân phối

- Về lợi ích, quan điểm mới tính đến ba phạm trù: Lợi ích tài chính, xã hội

và lợi ích về môi trường Lợi ích tài chính bao gồm việc đạt được kết quả, năng suất cao cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ Ở các dự án đầu tư nông nghiệp và nông thôn thì lợi ích kinh tế chính là sự tăng lên của năng suất vật nuôi, cây trồng, sự đa dạng hoá nền sản xuất nông nghiệp và chủng loại sản phẩm nông nghiệp dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái khác nhau Lợi ích xã hội thể hiện ở khả năng đảm bảo công bằng trong phân phối các nguồn lực và

Trang 23

phúc lợi xã hội giữa các vùng, giữa các cộng đồng dân cư trong cùng một vùng Đồng thời đảm bảo sự bền vững của dự án thông qua các cơ chế tham gia của người hưởng lợi dự án vào các quá trình đầu tư và sử dụng thành quả đầu tư, thực hiện được mục tiêu ổn định xã hội Lợi ích môi trường là khả năng bảo tồn và phát triển tài nguyên môi trường (đất, nước, đa dạng sinh học )

Quan niệm mới về hiệu quả đầu tư cho phép đánh giá toàn diện hơn các tác động

do dự án đầu tư mang lại, phù hợp với thời đại và chiến lược tăng trưởng và phát triển bền vững của các quốc gia xu thế ngày nay

1.1.3 Bản chất và tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế

1.1.3.1 Bản chất của hiệu quả kinh tế

+ Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động

kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị, máy móc,

tiền, nguyên vật liệu) để đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp Bản chất của

hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian

Các Mác đã cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt Mọi hoạt động của con người đều phải tuân theo quản lý đó Con người tạo

ra của cải vật chất bằng sức lao động Lao động được đo lường bằng thời gian Với một mục tiêu nhất định con người phải thực hiện trong một thời gian lao động ít nhất, hay nói một cách khác thì trong một thời gian lao động nhất định kết quả đạt được phải cao nhất Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu (thời gian hao phí lao động thấp nhất)

Điều này có nghĩa là với mức chi phí nhất định thì doanh nghiệp phải đạt kết quả tối

đa hoặc ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Trước đây trong lý luận cũng như thực tiễn đã tồn tại sự nhầm lẫn giữa hai phạm trù hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, khi đó đã coi kết quả là mục đích và coi hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu

Từ quan niệm nhầm lẫn đó dẫn đến sự hạn chế trong phương pháp luận giải quyết vấn đề, đôi khi người ta hay coi đạt được kết quả là đạt được hiệu quả và rõ ràng điều

Trang 24

đó có nghĩa là không cần chú ý đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Đây là quan niệm sai lầm và cần phải được thay đổi

+ Hiện nay, chúng ta có thể hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp

có thể là những đại lượng có thể cân, đo, đong đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận… và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của hãng, chất lượng sản phẩm… Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp Trong khi đó trong khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh, người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả

(đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản kinh doanh

Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị Tuy nhiên, sử dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ vấp phải khó khăn là giữa “đầu vào” và “đầu ra” không có cùng một đơn vị đo lường, còn việc sử dụng đơn vị giá trị luôn luôn đưa các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường tiền tệ Vấn

đề được đặt ra là hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trước tiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp đạt được ở trình độ nào Nhưng xem xét hiệu quả kinh tế không chỉ dừng ở đó mà thông qua đó có thể phân tích, tìm ra các nhân tố cho phép nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Từ đó có thể có các giải pháp nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp ở mức độ cao hơn với chi phí về nhân tài, vật lực và tiền vốn ít hơn Như vậy, nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết khả năng tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả

Như đã đề cập trên, bản chất hiệu quả hoạt động kinh doanh là hiệu quả của lao động xã hội, được so sánh giữa chất lượng kết quả lợi ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả hoạt động kinh doanh là tối đa hóa kết quả hoặc tối thiểu hóa chi phí trên nguồn vốn sẵn có Hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và chất lượng công tác Để đạt hiệu quả ngày càng cao và vững chắc, đòi hỏi các nhà kinh doanh không những nắm

Trang 25

chắc các tiềm năng tiềm ẩn về lao động, vốn, kỹ thuật… mà còn phải nắm vững tình hình cung cầu hàng hóa trên thị trường, đối thủ cạnh tranh…hiểu được thế mạnh thế yếu của doanh nghiệp để khai thác hết mọi tiềm năng hiện có, tận dụng được những cơ hội vàng của thị trường, ngoài ra phải nghiên cứu và nhận thức một cách đầy đủ bản chất và các quan điểm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Từ việc đánh giá đúng hiệu quả, cho phép doanh nghiệp phát hiện khả năng và tìm đúng biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh:

- Thứ nhất, cần phân biệt sự khác nhau và mối quan hệ giữa kết quả kinh tế với hiệu quả kinh tế Về hình thức, hiệu quả kinh tế luôn là một phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa cái phải bỏ ra và cái thu về được Kết quả kinh tế chỉ là yếu tố cần thiết để tính toán và phân tích hiệu quả kinh tế Tự bản thân mình, kết quả chưa thể hiện được nó tạo ra ở mức nào và với chi phí bao nhiêu (Nguyễn Đình Phan & Nguyễn Kế Tuấn, 2007)

- Thứ hai, phân biệt hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định Các mục tiêu xã hội thường là: giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong phạm vi toàn xã hội, phạm vi từng khu vực, nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường… Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp còn thể hiện ở đóng góp của doanh nghiệp vào việc đạt mục tiêu kinh tế xã hội của toàn

bộ nền kinh tế quốc dân như đóng góp vào ngân sách, vào sự tăng trưởng kinh tế, Hiệu quả kinh tế là tiền đề vật chất của hiệu quả xã hội Nếu hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp giảm tức là doanh nghiệp mất đi khả năng cạnh tranh thiếu sức sống và trở thành gánh nặng cho nhà nước Vì thế doanh nghiệp không thể đạt được mục tiêu xã hội

+ Về mặt định lượng: biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được so với

chi phí bỏ ra, chênh lệch giữa kết quả thu về và chi phí đã bỏ ra càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại

+ Về mặt định tính: mức độ hiệu quả kinh tế cao thu được phản ánh sự cố gắng,

nỗ lực, trình độ và năng lực quản lý ở các khâu, các cấp quản lý và sự gắn bó của việc

Trang 26

giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị

xã hội (Nguyễn Đình Phan & Nguyễn Kế Tuấn, 2007)

Khi xem xét bản chất hiệu quả kinh tế, không được phép đồng nhất giữa kết quả và hiệu quả Vì kết quả chỉ mới làm cơ sở để tính toán hiệu quả

1.1.3.2 Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế

Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả của các phương án khác nhau và chọn phương án có hiệu quả kinh tế cao Trong thực tế, nếu thiếu một tiêu chuẩn thống nhất sẽ không có căn cứ xác đáng để đưa ra những quyết định hợp lý, nhất là trong điều kiện giải quyết một nhiệm vụ đòi hỏi thực hiện tổng hợp các biện pháp, mà ảnh hưởng của chúng đến kết quả cuối cùng không đồng nhất hoặc không đồng hướng như nhau

Cần phải có một tiêu chuẩn chung để đánh giá hiệu quả kinh tế Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế phải thể hiện mối tương quan giữa thu và chi theo hướng cực đại cái thu được và cực tiểu cái phải chi ra Tiêu chuẩn ấy nhất thiết phải thể hiện được mục đích của sản xuất trong điều kiện nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trong từng giai đoạn

cụ thể Mục đích của chủ nghĩa xã hội, suy đến cùng, là nâng cao mức sống vật chất, tinh thần và sự phát triển toàn diện của mọi công dân trong xã hội Để thực hiện mục đích đó, phải sử dụng hợp lý tất cả chi phí và dự trữ sản xuất để tạo nên kết quả cao nhất Nghĩa là, phải tăng năng suất lao động xã hội

Như vậy, theo nghĩa tổng quát có thể coi tăng năng suất lao động xã hội như tiêu chuẩn chung của hiệu quả kinh tế dưới chủ nghĩa xã hội

Theo ý nghĩa trực tiếp, tăng năng suất lao động xã hội là giảm hao phí lao động

xã hội cần thiết để tạo ra đơn vị sản phẩm hoặc tăng lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian Theo ý nghĩa rộng hơn, tăng năng suất lao động dưới chủ nghĩa

xã hội còn là việc phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, trên cơ sở đó thu hút thêm lao động vào việc tạo ra của cải vật chất, tạo thêm việc làm cho người lao động Tăng năng suất lao động xã hội tạo ra điều kiện vật chất để tăng thu nhập quốc dân, tăng quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng xã hội Đó là những điều kiện không thể thiếu để cải thiện mức sống vật chất, tinh thần và sự phát triển toàn diện của mọi công dân trong xã hội

Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế phải đảm bảo tính toàn diện Trước hết, đó là sự.gắn

bó và ước định lẫn nhau giữa giá trị và giá trị sử dụng: một mặt, giảm chi phí lao

Trang 27

động xã hội sản xuất hàng hóa; mặt khác, bảo đảm chất lượng sản phẩm và không

ngừng mở rộng mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội Thứ

hai, tính toàn diện của tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế đòi hỏi cùng lúc vừa phải giải quyết

những vấn đề kinh tế-kinh doanh, vừa giải quyết những vấn đề xã hội của đất nước

Thứ ba, tính toàn diện của tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế yêu cầu phải xem xét mỗi

giải pháp, mỗi phương án một cách toàn diện về không gian và thời gian, làm sao để hiệu quả của từng phần tử, từng phân hệ có tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu quả của toàn bộ hệ thống, nâng cao hiệu quả hiện tại và lâu dài của cả nền kinh tế quốc dân

Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, đối với mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, việc tạo ra và không ngừng làm tăng lợi nhuận là hết sức cần thiết Nhưng không được đơn giản coi lợi nhuận như là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hiệu quả kinh tế Điều quan trọng là phải xem xét lợi nhuận đạt được bằng cách nào và được phân phối sử dụng như thế nào Mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân, sự vận động của nó phải nằm trong quỹ đạo chung và góp phần thực hiện mục tiêu chung của cả hệ thống Do đó, lợi nhuận mà mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thu được phải thể hiện sự gắn bó của họ đối với sự vận động của thị trường, vừa phải thể hiện sự tuân thủ pháp luật Nhà nước, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đồng thời, lợi nhuận cũng phải được phân phối theo hướng kết hợp hài hòa các loại lợi ích khác nhau: lợi ích cá nhân người lao động, lợi ích người chủ sở hữu, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội (Nguyễn Đình Phan & Nguyễn Kế Tuấn, 2007)

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á có bờ biển dài, nhiều hồ ao, sông ngòi, cửa sông, thời tiết nhiệt đới gió mùa ẩm, thích hợp với nghề nuôi chim yến Những điều kiện tự nhiên và khí hậu này cung cấp nguồn thức ăn phong phú cho chim yến Ðiều kiện sinh cảnh lý tưởng cho Yến là trong vùng có 30% rừng cây, 20% mặt nước, 50% đồng lúa và cây bụi thấp với khí hậu nóng ẩm Đất nước ta có bờ biển dài 3.444 km, với hơn 4.000 hòn đảo và nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh,

Trang 28

đầm phá có lợi thế phát triển quần thể chim yến Hàng Công tác phát triển quần thể chim yến Hàng và các hang đảo yến mới có ý nghĩa to lớn về bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển đàn chim yến là động vật hoang dã quý hiếm cần quản lý và bảo vệ theo công ước CITES của liên hiệp quốc, Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ Tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững nguồn tài nguyên yến sào ở Việt Nam Việc phục hồi và phát triển quần thể chim yến trên các hang đảo ở các tỉnh duyên hải trong cả nước có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển tiềm năng kinh tế biển đạt hiệu quả cao, đồng thời góp phần phát triển kinh tế địa phương và bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo

Biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho nhiệt độ trái đất tăng cao, hiện tượng động đất và sóng thần tại Thái Lan, Indonesia, Malaysia, cháy rừng, phá rừng lấy gỗ tác hại lớn đến môi trường sinh thái chim yến tại khu vực bán đảo Borneo, làm cho đàn yến phía nam di cư về phía bắc Chứng cứ khoa học đó đã được kiểm chứng từ những năm

70 của thế kỷ 20, với hiện tượng chuyển vùng sinh sống lên phương Bắc của chim yến

do sự nóng lên bất thường khí hậu của trái đất Quần thể chim yến ở Việt Nam ngày càng tăng nhanh là yếu tố quan trọng để phát triển nghề nuôi chim yến

1.2.2 Kinh tế-xã hội

Số lượng người tiêu thụ yến ngày càng tăng Nếu như trước đây chỉ có những người già yếu hay mắc bệnh nặng mới dùng yến thì nay yến được dùng như một thực phẩm chức năng có tính chất duy trì sức khỏe, ngăn ngừa bệnh và chống lão hóa Mức thu nhập trong thời gian qua trong một bộ phân dân cư tăng lên làm cho thị trường tiêu thụ yến tăng theo Trong gần 90 triệu dân, tỷ lệ người trung niên từ 50 tuổi trở lên là trên 17%, tương ứng trên 15 triệu dân, theo số liệu thống kê năm 2007 Ước tính thị trường tiềm năng khoảng một phần ba, tương đương 5 triệu người Nếu mỗi người một năm tiêu thụ khoảng 0,5 triệu đồng, thị trường này ước tính 2500 tỷ/năm

Hiện nay, ngành công nghiệp yến mới đáp ứng một phần nhỏ trong thị trường tiềm năng đó Bên cạnh thị trường trong nước, Trung Quốc với dân số gần 2 tỉ người với truyền thống dùng yến lâu đời là một thị trường khổng lồ

Một trong những vấn đề quan trọng hiện nay là cần đưa sản phẩm yến đến gần người tiêu dùng hơn nữa, vượt qua quan niệm yến là sản phẩm chỉ có người giàu có, già yếu hoặc là người nghèo ốm thập tử nhất sinh mới dùng

Trang 29

1.2.3 Tổ chức sản xuất và khoa học công nghệ

Yếu tố kỹ thuật trong nhà yến: Khi xây dựng nhà yến cần quan tâm nhất là các

yến tố về, nhiệt độ trong nhà yến, độ ẩm trong nhà yến, ánh sáng trong nhà yến, độ thông thoáng của nhà yến, kích thước, đường bay lượn của chim khi vào ra nhà yến Các yếu tố này là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống chim yến khi nuôi

Vị trí xây dựng nhà yến: Tùy theo cung đường kiếm ăn của nhà yến, theo

khoảng cách tới đường bay của đàn yến mà chọn lựa vị trí xây dựng nhà yến phù hợp Mặt khác, chim yến thích sống ở những chỗ gần nước (hồ, sông, suối, biển…) và có đồng ruộng tầng cây thấp nên khi chọn vị trí xây dựng cũng phải ưu tiên những vị trí này Tuy nhiên, có một số nhà yến khi xây dựng nằm dọc theo trục đường quốc lộ, hoặc nằm trên những khu vực đất đai cằn cỗi, điều kiện sinh thái không đảm bảo nên khả năng đạt hiệu quả sẻ thấp hơn

Chất lượng trang thiết bị: Hệ thống âm thanh, hệ thống giá tổ, dung dịch tạo

mùi bầy đàn… là những yếu tố cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm nhà yến

Ví dụ như hệ thống giá tổ nếu không đảm bảo chất lượng, do độ ẩm cao trong nhà yến gây mối mọt hoặc nấm mốc thì chim đang ở ổn định sẽ bỏ đi, không ở nữa; ngoài ra khi chim ở chưa ổn định mà phải thay giá tổ cũng sẽ ảnh hưởng đến số lượng chim

Mật độ khai thác tổ trong năm: Thường nuôi yến trong nhà khai thác từ 3- 4

lần/năm nhưng có hộ khai thác 1-2 tháng/lần (khoảng 5 - 7 lần/năm) Lý do khai thác khi chim bố mẹ mới làm tổ xong, chim mẹ chuẩn bị đẻ trứng với mục đích lấy được tổ dày và sạch nhằm nâng cao giá trị của tổ yến Do đó, có nhiều trường hợp chim bị khai thác quá mức, chất lượng tổ và chất lượng chim con bị giảm sút

1.2.4 Tình hình thị trường

Giá trị sản phẩm yến sào Việt Nam được đánh giá cao hơn sản phẩm các nước trong khu vực Thị trường xuất khẩu yến sào của Việt Nam khá ổn định, duy trì khách hàng, thị trường truyền thống khá tốt Sản phẩm yến sào được tiêu thụ nhiều nhất là ở Hồng Kông, Đài Loan và Trung Quốc Do đó thị trường yến trên thế giới trị giá khoảng 3 tỷ đô la Hồng Kông vào năm 2004 Hiện nay, với sự phát triển của yến nuôi

và đa dạng hóa các sản phẩm, thị trường này đang tăng trưởng nhanh Năm 2010, sản lượng yến trên thế giới là 1.450 tấn và dự báo sẽ tăng đến 2.900 tấn vào năm 2020, tức

là tăng gấp đôi sau một thập niên Trong các nước sản xuất yến, Indonesia đứng đầu

Trang 30

với 70% tổng sản lượng thế giới, Malaysia xếp hàng thứ hai với 20%, các nước còn lại chỉ chiếm 10%

Do yến có giá trị cao, việc làm giả yến hay thêm chất độn vào yến không thể tránh khỏi Thêm vào đó, để phân biệt yến thật hay giả là không dễ dàng Hiện nay, các chất làm giả yến thường dùng là gôm karaya, keo rong đỏ và nấm Tremella Gôm

karaya là một loại nhựa cây Sterculia urens, là một loài cây thuộc họ cacao Nhựa cây

này không tan trong nước nhưng có khả năng hút nước để tạo nên một loại keo trong

suốt và đặc có tính dính tương tự chất kết dính trong tổ yến Nấm Tremella

fuciformisis cho màu trắng tương tự như sợi yến Keo rong đỏ thường dùng làm giả

yến là carrageenan tách chiết từ rong sụn Kappaphycus alvarezii và rất khó phát hiện

Ngoài ra yến còn bị cho thêm các chất bảo quản như acid boric, sulfite kali, dioxide sulfur; thêm các chất tạo vị như đường, muối, bột ngọt; các chất tạo hình và vẻ ngoài như gluten, jelly, keo da động vật Việc phát hiện ra tất cả các chất này không hề

dễ dàng đối với người tiêu dùng, thậm chí đối với cả các phòng thí nghiệm

Trong bối cảnh như vậy, việc cam kết chất lượng của các công ty là rất quan trọng Việc truy xuất nguồn gốc từ nơi thu hoạch cho đến chế biến là việc cần tiến hành để đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng Ngoài việc chất độn làm tổn thất cho người tiêu dùng về kinh tế, còn có nguy cơ lớn hơn thuộc vệ sinh an toàn thực phẩm khi sử dụng các chất độc hại

Thời gian gần đây, nổi lên việc chim yến bị nhiễm cúm H5N1 làm ảnh hưởng đáng kể đến sức tiêu thụ mặt hàng này Do đó cần có thời gian để thị trường dần phục hồi Tuy nhiên việc hướng dẫn an toàn là rất cần thiết cho người tiêu thụ ngay cả khi sản phẩm không có nguy cơ nhiễm virut

Hiện nay, ngành yến nước ta ngày càng phát triển Bên cạnh các công ty có truyền thống lâu đời và có thương hiệu mạnh như Yến sào Khánh Hòa, các công ty khác đang ngày càng nhiều hơn và phục vụ các phân khúc thị trường ngày càng đa dạng hơn Nếu như trước đây chỉ giới hạn ở vài mặt hàng như yến tổ hay yến hủ, ngày nay các sản phẩm yến ngày càng phong phú hơn và được phối trộn với các sản phẩm cao cấp khác như sâm, các vị thuốc bắc, và có cả ở các dạng rắn, lỏng và viên

1.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến

Trang 31

1.3.1 Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả kinh tế

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình phát triển để hoà nhập với nền kinh tế Thế giới Một trong những vấn đề kinh tế trên phạm vi quốc gia cần phải làm là chuyển đổi việc tính toán các chỉ tiêu tổng hợp từ hệ thống bảng cân đối kinh tế quốc dân (MPS) sang hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) trên cơ sở thực hiện hệ thống (SNA) chúng ta mới có điều kiện để so sánh quốc tế trên nhiều phương diện đời sống

kinh tế - xã hội và cũng là phù hợp với yêu cầu quản lý thay đổi hiện nay Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế của các hộ nuôi chim yến trong nhà :

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động nông nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm) GO của hộ nuôi được tính như sau: GO = ∑Qi*Pi Trong đó:

Qi: Sản lượng yến sào bình quân 1 hộ xuất bán hoặc số lượng yến sào hiện có của năm chưa thu hoạch

Pi: Gía bán bình quân 1kg yến sào

- Tổng chi phí (TC): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ trong một thời kỳ sản xuất Chi phí vật chất bao gồm :chi phí đầu tư ban đầu, chi phí đầu tư trang thiết bị, chi phí chuyển giao công nghệ thi công lắp đặt thiết bị nhà yến Chi phí dịch vụ bao gồm: Chi phí kiểm tra bảo dưỡng, chi phí khai thác tổ yến, chi phí điện nước, chi phí quản lý + chi phí khác và chi phí thuê nhân công IC = ∑Cj Trong đó: Cj là toàn

bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản xuất sản xuất ra sản phẩm j

- Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi đã trừ đi chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó VA = GO – IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của hộ sản xuất ra bao gồm cả công lao động, lợi nhuận trong thời kỳ sản xuất của hộ MI = GO - IC - A - T – W Trong đó A: Khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ Khấu hao công trình nhà yến là 10 năm, khấu hao vật tư nhà yến là 5 năm T: thuế phải nộp W: tiền thuê lao động

- Lợi nhuận Pr = MI – V*Pi

V: số lao động tham gia vào quá trình nuôi chim yến trong nhà

Pi : Tiền lương của lao động

Trang 32

- Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian (VA/IC; MI/IC; Pr/ IC) Mục đích nhằm để so

sánh giữa các quy mô, phương thức nuôi Chỉ tiêu nào đạt giá trị càng lớn thì hiệu quả trên một đồng chi phí trung gian bỏ ra càng cao

- Hiệu quả sử dụng tổng chi phí (VA/TC; MI/TC; Pr/TC; Q/TC) Để đạt được một đồng của VA, MI, Pr và Q thì tổng số tiền hay chi phí TC mà các hộ nuôi cần phải bỏ

ra là bao nhiêu So sánh chỉ tiêu nay giữa các quy mô và các phương thức nuôi của các

hộ nuôi để thấy được hiệu qảu của việc sử dụng đồng vốn của các hộ nuôi

- Hiệu quả sử dụng diện tích (Pr/m2; VA/m2; GO/m2) Chỉ tiêu của các giá trị được tính trên một đơn vị mét vuông để xác định được bình quân cứ một mét vuông diện tích mà các hộ nuôi đầu tư thì lợi nhuận Pr, giá trị gia tăng VA cũng như tổng doanh thu GO sẽ đạt được là bao nhiêu

Vấn đề tạo công ăn việc làm, thu nhập cho vùng nông thôn và người dân là chỉ tiêu hiệu quả xã hội được đề cập đến trong đề tài

Chim yến là đối tượng nuôi khác biệt so với các loại động vật khác, cho nên trong vấn đề quản lý môi trường nuôi chỉ tập trung vào các chỉ tiêu sau :

- Xử lý chất thải của chim yến

- Tiêu diệt các loại côn trùng thiên địch của nhà yến: chuột, gián, bò sát…

- Vệ sinh sát trùng xung quanh và sử dụng các biện pháp cách ly không cho chim lạ, vật nuôi vào nhà yến

- Tiếng ồn trong khu dân cư

Tóm lại để phân tích hiệu quả nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa Trong nội dung của chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu có liên quan đến phân tích hiệu quả kinh tế từ

đó vận dụng vào thực tiễn của nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa Các khái niệm, luận điểm của các nhà khoa học là những căn cứ quan trọng trong việc phân tích các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường cũng như xã hội của nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa

Trang 33

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan về nghề nuôi chim yến trên thế giới và Việt Nam

2.1.1 Tổng quan về nghề nuôi chim yến trên thế giới

Nuôi chim yến trong nhà đang mở ra triển vọng mới cho Việt Nam, loại "vàng trắng" thiên nhiên này có khả năng xuất khẩu mang về hàng trăm triệu đô la Mỹ Các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan phát triển thành ngành công nghiệp nuôi chim yến thu lợi khổng lồ Giá trị tổ yến được sánh như "vàng trắng", giá xuất 2.000 – 2.500 USD/kg (cao hơn cả bạc là 1.100 USD/kg), nhu cầu hiện nay tăng cao, cung không đủ cầu Tại hội thảo khoa học "Nuôi yến trong nhà" do Viện khoa học công nghệ Phương Nam tổ chức, các chuyên gia khẳng định đầu tư nuôi chim yến đúng quy trình kỹ thuật thì khả năng thành công cao hơn thất bại Tiềm năng xuất khẩu "vàng trắng" Theo PGS.TS Huỳnh Văn Hoàng, viện trưởng Viện khoa học công nghệ Phương Nam cho biết, Việt Nam có nhiều thuận lợi và tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà như các nước Indonesia, Malaysia, Philippines hay Thái Lan Hiện Indonesia có trên 200.000 căn nhà yến, Thái Lan trên 70.000, Malaysia trên 35.000… trong khi Việt Nam hiện chỉ có khoảng 3.000 - 5.000 căn quy mô nhỏ lẻ, tự phát Sản lượng tổ yến của Indonesia 105 tấn, Thái Lan 35 tấn, Malaysia 12 tấn… Việt Nam hiện có khoảng 5 tấn, trong đó Công ty yến sào Khánh Hòa chiếm 70% nhưng chủ yếu là tổ yến tự nhiên, thu hoạch từ các đảo

TS Lê Võ Định Tường (Viện công nghệ hóa học) khẳng định, chim yến là đặc sản độc quyền của vùng biển Đông Nam Á, loài chim yến làm tổ có giá trị kinh tế cao chỉ có vùng biển này vì vậy các nước trong vùng tận dụng ưu thế đẩy mạnh phát triển nghề nuôi chim yến xuất khẩu Tại Malaysia, chính phủ cho xây dựng những vùng nuôi chim yến tập trung quy mô công nghiệp, xây dựng “chung cư chim yến” đến 20 tầng vừa khai thác yến vừa bán trả góp cho các nhà đầu tư Indonesia là nhà cung cấp yến sào nuôi trong nhà lớn nhất thế giới (70%), tiếp theo là Malaysia, Thái Lan và Việt Nam Trong nỗ lực giải quyết vấn đề tăng nguồn cung cấp yến sào, người ta đã phát triển các chương trình nuôi nhân tạo Có rất nhiều công trình nghiên cứu đặc điểm sinh học của chim yến của Tiến sĩ E.Nugroho về chim yến ở Malaysia và Indonesia Các

Trang 34

tác giả Wendrato I và Madnyana I.M (1998), Somadikarta S., (1989), Tim Penulis PS (1996, 1999) giới thiệu mô hình xây dựng nhà yến và quy trình nuôi chim yến lấy tổ

2.1.2 Tổng quan về nghề nuôi chim yến ở Việt Nam

Từ trước đến nay, ở Việt Nam chim yến hàng sinh sống làm tổ tự nhiên trong các hang đảo, những năm gần đây đã xuất hiện phân loài chim yến nhà sinh sống, làm tổ trong nhà với số lượng quần đàn ngày càng tăng Hiện nay, phân loài chim yến này phân bố ở hầu hết các địa phương trong cả nước, đặc biệt chim yến tập trung với số lượng khá lớn ở các tỉnh duyên hải từ Nam Trung Bộ đến Cà Mau Nghề nuôi yến trong nhà ở Việt Nam đã hình thành và đang phát triển

Khánh Hòa với lợi thế về ngành nghề khai thác yến sào truyền thống và lâu đời, quần thể chim yến các đảo yến với số lượng ngày càng tăng do công tác bảo vệ và khai thác có khoa học, các kỹ thuật công nghệ mới được ứng dụng Bên cạnh đó, loài chim yến sinh sống trong nhà đã được Công ty Yến sào Khánh Hòa quản lý phát triển quần thể từ năm 2004 đến nay đã nhân nuôi thành công trong toàn tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh trên toàn quốc Từ đây, đã mở ra triển vọng to lớn cho phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân Môi trường sống vi mô của chim yến phải đảm bảo các điều kiện thích hợp như: Điều kiện nhiệt độ trong nhà yến

và nơi làm tổ từ 270C – 310C, độ ẩm không khí nằm trong phạm vi 70% – 85%, ánh sáng từ 0,02lux Là nơi yên tĩnh, an toàn, ít sự đe dọa của thú săn mồi, các lối bay vào

Các phương pháp được sử dụng trong nuôi chim yến: Phương pháp dẫn dụ lấy chim từ tự nhiên, chim yến nhà của các địa phương khác, từ các nhà yến khác bằng hệ thống âm thanh để gọi chim; Thực hiện phương pháp di đàn (Công ty Yến Sào Khánh

Trang 35

Hòa thực hiện thành công từ năm 2004 với bí quyết kỹ thuật di đàn); Phương pháp ấp nuôi nhân tạo chủ động nguồn giống cho các nhà yến Công ty Yến sào Khánh Hòa đã thực hiện từ năm 2007 Đến nay, qua các năm thực hiện phương pháp này ngày càng được hoàn thiện và nâng cao hiệu quả rõ rệt

Ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng 3 loại mô hình nhà yến bao gồm: nhà được xây dựng bằng bê tông cốt thép, mô hình xây dựng 3D, mô hình nhà lắp ghép bằng tấm lợp thông minh Ngoài ra còn có một số mô hinh xây dựng kết hợp người ở sinh hoạt ở dưới và nuôi chim yến ở tầng trên Mô hình xây bằng gạch, bê tông cốt thép là

mô hình phổ biến nhất hiện nay, rất phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của Việt Nam Ngoài vật liệu gạch truyền thống thì hiện nay một số nhà yến còn ứng dụng vật liệu gạch không nung (vật liệu nhẹ) Mô hình này có độ bền và tuổi thọ cao, đảm bảo tốt điều kiện nhiệt độ và độ ẩm trong nhà yến, rất phù hợp với điều kiện thời tiết vùng

đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam

Hiện nay, nghề nuôi chim yến trong nhà đang phát triển một cách tự phát không

có định hướng, địa phương chưa có quy hoạch cụ thể do đó có thể dẫn tới rủi ro cho người dân và ảnh hưởng đến qui hoạch phát triển đô thị Quá trình đô thị hóa và nạn phát rừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái của chim yến Điều kiện tự nhiên ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn so với trước đây, với sự biến đổi khí hậu toàn

cầu, các cơn bão mạnh xuất hiện với tầng suất cao hơn

2.2 Đặc điểm và tình hình nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa

2.2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực bắc: 12052'15'' vĩ độ Bắc Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực nam: 11042' 50''

vĩ độ Bắc Phía Tây giáp tỉnh Đăk Lắk, Lâm Đồng, điểm cực tây: 108040’33'' kinh độ Đông Phía Đông giáp Biển Đông, điểm cực đông: 109027’55'' kinh độ Đông; tại mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực đông trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 36

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa

Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa Bên trên phần đất liền và vùng lãnh hải là không phận của tỉnh Khánh Hòa

Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố tự nhiên khác như: khí hậu, đất trồng, sinh vật Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa chiến lược về mặt quốc phòng vì tỉnh Khánh Hòa nằm gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ của Tây Nguyên thông ra Biển Đông

b Hình dạng – diện tích

Tỉnh Khánh Hòa có hình dạng thon hai đầu và phình ra ở giữa, ba mặt là núi, phía Đông giáp biển Nếu tính theo đường chim bay, chiều dài của tỉnh theo hướng Bắc Nam khoảng 160km, còn theo hướng Đông Tây, nơi rộng nhất khoảng 60km, nơi hẹp nhất từ 1 đến 2km ở phía Bắc, còn ở phía Nam từ 10 đến 15km Diện tích của tỉnh Khánh Hòa là 5.197km2 (kể cả các đảo, quần đảo), đứng vào loại trung bình so với cả nước Vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền Bờ biển dài 385km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo Trường Sa

Trang 37

c Địa hình

Khánh Hòa là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển Núi

ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dãy Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Hòn Giao (2.062m) thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh Các đồng bằng lớn ở Khánh Hòa gồm có đồng bằng Nha Trang, Diên Khánh nằm ở hai bên sông Cái với diện tích khoảng 135 km²; đồng bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi đắp, có diện tích 100 km² Ngoài ra, Khánh Hòa còn có hai vùng đồng bằng hẹp là đồng bằng Vạn Ninh và đồng bằng Cam Ranh ở ven biển, cùng với lượng diện tích canh tác nhỏ ở vùng thung lũng của hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp của Việt Nam Đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng

385 km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn là: vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh, Hòn Khói, đầm Nha Phu, Đại Lãnh Trong đó, nổi bật nhất vịnh Cam Ranh với chiều dài 16 km, chiều rộng 32 km, thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6 km, có

độ sâu từ 18 - 20m và thường được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á

d Sông ngòi

Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày Hầu hết, các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía Đông Dọc bờ biển, cứ khoảng 5-7 km có một cửa sông Mặc dù hướng chảy cơ bản của các sông là hướng Tây - Đông, nhưng tùy theo hướng của mạch núi kiến tạo hoặc

do địa hình cục bộ, dòng sông có thể uốn lượn theo các hướng khác nhau trước khi đổ

ra biển Đông Đặc biệt là sông Tô Hạp, bắt nguồn từ dãy núi phía Tây của huyện Khánh Sơn, chảy qua các xã Sơn Trung, Sơn Bình, Sơn Hiệp, Sơn Lâm, Thành Sơn rồi chảy về phía Ninh Thuận Đây là con sông duy nhất của tỉnh chảy ngược dòng về phía Tây Hai dòng sông lớn nhất tỉnh là Sông Cái (Nha Trang) và sông Dinh (Ninh Hòa)

Trang 38

- Sông cái Nha trang (còn có tên là sông Phú Lộc, sông Cù) Ở phần thượng lưu

có tên là sông Thác Ngựa) Sông Cái Nha Trang có độ dài 79km, bắt nguồn từ hòn Gia

Lê cao 1.812m1 chảy qua hai huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh, thành phố Nha Trang

và đổ ra biển Sông Cái Nha Trang có 5 phụ lưu chính hội nước vào dòng chính ở hai bên hữu ngạn và tả ngạn, tạo thành dạng nhánh cây Các phụ lưu của sông Cái Nha Trang đều bắt nguồn ở độ cao 800 đến 1.500m, nhưng lại rất ngắn, nên độ dốc rất lớn

Ở thượng lưu và trung lưu, sông Cái Nha Trang có nhiều thác ghềnh như thác Ngựa, thác Vóng, thác Dằng Xay Sông chảy đến địa phận thôn Xuân Lạc (xã Vĩnh Ngọc) chia thành hai chi lưu Một chi, chảy men theo núi Đồng Bò đổ ra biển qua Cửa Bé (Tiểu Cù Huân) Chi thứ hai, chảy xuống Ngọc Hội, lại chia làm hai nhánh Một nhánh chảy qua cầu Xóm Bóng, qua Cửa Lớn (Đại Cù Huân) và chảy ra biển Nhánh thứ hai, chảy qua cầu Hà Ra, qua Xóm Cồn, rẽ lên phía Bắc rồi hội nước vào dòng chính, chảy

ra biển qua Cửa Lớn (Đại Cù Huân) Giữa hai nhánh sông này, nổi lên các cồn, bãi như Cồn Dê, Hải Đảo, Xóm Cồn Dòng chính của sông Cái Nha Trang khá rộng, chia làm hai nhánh, do các doi cát ở bờ nam lan ra cửa và những khối đá sót nằm chắn giữa dòng, sau đó hội nước vào một cửa hẹp Vì vậy, khả năng thoát nước của sông Cái Nha Trang rất kém, nhất là trong mùa lũ, khi nước ở nguồn dồn về nhanh, đột ngột kết hợp với triều yên rất dễ gây ra lũ lớn Sông Cái Nha Trang là dạng sông gây bất lợi cho sản xuất và môi sinh Tuy vậy, sông Cái Nha Trang có tiềm năng về thủy điện và

là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng

- Sông Cái Ninh Hòa (Còn gọi là sông Dinh, sông Vĩnh An, sông Vĩnh Phú ) bắt nguồn từ vùng núi Chư H Mư (đỉnh cao 2.051m) thuộc dãy Vọng Phu, chảy theo hướng bắc nam, khi đến Eakrơngru, dòng sông mở rộng và chảy lệch sang hướng tây bắc - đông nam Qua khỏi Dục Mỹ, về phía hạ lưu, sông nhận thêm nước của suối Bông và đến Tân Lạc, sông nhận thêm nước của suối Trầu Chảy đến Ngũ Mỹ, sông đổi hướng tây - đông, cách Ninh Hòa khoảng một cây số, sông nhận thêm nước của sông Đá Bàn và sông Tân Lan, cách cửa một cây số, còn nhận thêm nước của sông Chủ Chay (sông Dõng) Các phụ lưu lớn (Đá Bàn, Tân Lan, Chủ Chay) hội với dòng chính ở hạ lưu tạo thành mạng với sông Cái Ninh Hòa, có dạng nan quạt, với tổng diện tích lưu vực 985km2, bao trùm toàn bộ huyện Ninh Hòa Sau khi chảy qua thị trấn Ninh Hòa, sông lại chia ra nhiều nhánh nhỏ như lạch Nga Hầu, lạch Nga Dã, lạch Ngòi

Trang 39

Sau, lạch Cồn Ngao, rồi qua cứa Hà Liên đổ ra đầm Nha Phu Chính nhờ sự điều hòa của đầm Nha Phu mà triều mặn vào sông có giảm bớt Đây là dạng sông ít thuận lợi cho sản xuất và môi sinh Tuy nhiên sông Cái Ninh Hòa có tiềm năng thủy điện lớn hơn sông Cái Nha Trang Thác Eakrôngru có công suất 22.000 kw điện, ở thượng lưu

có hồ Đá Bàn, tưới tiêu cho 4.500ha Sông Cái Ninh Hòa là nguồn nước chính yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống của huyện Ninh Hòa

e Đồng bằng – vùng núi và bán sơn địa

Đồng bằng ở Khánh Hòa nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ra biển Chẳng những thế, địa hình rừng núi của tỉnh không thuận lợi cho quá trình lắng đọng phù sa, nên nhìn chung Khánh Hòa không phải là nơi thuận lợi để phát triển nông nghiệp Các đồng bằng lớn ở Khánh Hòa gồm có đồng bằng Nha Trang - Diên Khánh nằm ở hai bên sông Cái với diện tích 135 km²; đồng bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi đắp, có diện tích 100 km² Cả hai đồng bằng này đều được cấu tạo từ đất phù sa cũ và mới, nhiều nơi pha lẫn sỏi cát hoặc đất cát ven biển Ngoài ra, Khánh Hòa còn có hai vùng đồng bằng hẹp là đồng bằng Vạn Ninh và đồng bằng Cam Ranh ở ven biển, cùng với lượng diện tích canh tác nhỏ ở vùng thung lũng của hai huyện miền núi Khánh Sơn

và Khánh Vĩnh

Khánh Hòa là một tỉnh có địa hình tương đối cao ở Việt Nam, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 60 m Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dải Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng Phía Bắc và Tây Bắc tỉnh có vùng núi cao thuộc dãy Vọng Phu cao hơn 1000 m, trong đó có dãy Tam Phong gồm

ba đỉnh núi cao là Hòn Giữ (cao 1264 m), Hòn Ngang (1128 m) và Hòn Giúp (1127 m) Dãy Vọng Phu - Tam Phong có hướng tây nam - đông bắc, kéo dài trên 60 km, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa ba tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk Các núi thuộc đoạn giữa của tỉnh thường có độ cao kém hơn, có nhiều nhánh đâm ra sát biển tạo nên nhiều cảnh đẹp nổi tiếng, gắn với những huyền thoại dân gian và di tích lịch sử, sự kiện của địa phương như Hòn Giữ, núi Chúa với chùa Suối Ngỗ, Hòn Ngang - Suối Phèn có miếu thờ Thái tử Bắc Hải, hòn Bà (tức bà Thiên Y A Na), hòn Cù Lao

có tháp Po Nagar, và các cảnh đẹp thiên nhiên như Thác Ba Hồ, suối Ồ Ồ, eo Gió Đến phía Nam và Tây Nam, lại xuất hiện một vùng núi rộng, với nhiều

Trang 40

đỉnh núi cao trên 1500 m đến trên 2000 m, trong đó có Đỉnh Hòn Giao (2062 m) thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh, là đỉnh núi cao nhất Khánh Hòa Do có nhiều núi cao, mật độ chia cắt lớn bởi khe, suối, sông tạo thành nhiều hẻm, vực, thung lũng sâu, gây khó khăn cho giao thông Ngoài ra, khu vực này còn

có thung lũng Ô Kha, được biết đến là một vùng nguy hiểm cho hàng không

f Thềm lục địa

Thềm lục địa tỉnh Khánh Hòa rất hẹp, đường đẳng sâu chạy sát bờ biển Địa hình vùng thềm lục địa phản ánh sự tiếp nối của cấu trúc địa hình trên đất liền Các nhánh núi Trường Sơn đâm ra biển trong quá khứ địa chất như dãy Phước Hà Sơn, núi Hòn Khô, dãy Hoàng Ngưu không chỉ dừng lại ở bờ biển để tạo thành các mũi Hòn Thị, mũi Khe Gà (Con Rùa), mũi Đông Ba mà còn tiếp tục phát triển rất xa về phía biển mà ngày nay đã bị nước biển phủ kín Vì vậy, dưới đáy biển phần thềm lục địa cũng có những dãy núi ngầm mà các đỉnh cao của nó nhô lên khỏi mặt nước hình thành các hòn đảo như hòn Tre, hòn Miếu, hòn Mun Xen giữa các đái đảo nổi, đảo ngầm là những vùng trũng tương đối bằng phẳng gọi là các đồng bằng biển (đồng bằng mài mòn, đồng bằng bồi tụ ), đó chính là đáy các vũng, vịnh như vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh

Ngoài các đảo đá ven bờ, Khánh Hoà còn có các đảo san hô ở huyện đảo Trường Sa Quần đảo Trường Sa nằm ở phía nam biển Đông, cách Cam Ranh

250 hải lý (khoảng 450km) Quần đảo có khoảng 100 đảo bãi cạn, bãi ngầm rải rác trên một diện tích từ 160 đến 180 ngàn km², trong đó có từ 23 đến 25 đảo, bãi cạn nổi thường xuyên, với tổng diện tích 10km² Đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là Ba Bình chỉ rộng 0,65km² Bãi lớn nhất là bãi Thuyền Chài, dài 30km; rộng 5km (ngập nước khi triều lên) Địa hình trên bề mặt các đảo rất đơn giản, chỉ là những mõm đá, vách đá vôi san hô, cao vài ba mét Đất trên các đảo là đất đá vôi bị phong hóa, kết hợp với các thành phần hữu cơ như: phân chim, xác sinh vật biển, cây cỏ và nước khí quyển

g Địa chất

Cấu tạo địa chất của Khánh Hòa chủ yếu là đá granit và Riônit, đaxit có nguồn gốc mắc-ma xâm nhập hoặc phún xuất kiểu mới Ngoài ra còn có các loại đá cát, đá

Ngày đăng: 06/03/2015, 10:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Tạ Duy Bộ (2003), Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí. Luận văn tốt nghiệp cử nhân (ngành Quản trị Kinh doanh), Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí
Tác giả: Tạ Duy Bộ
Năm: 2003
7. PGS-TS. Đặng Đình Đào & PGS-TS. Hoàng Đức Thân (2002), Giáo trình Kinh tế thương mại, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế thương mại
Tác giả: PGS-TS. Đặng Đình Đào & PGS-TS. Hoàng Đức Thân
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2002
8. Hoàng Hùng (2001), Hiệu quả kinh tế trong các dự án phát triển nông thôn, ngày 20/6/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả kinh tế trong các dự án phát triển nông thôn
Tác giả: Hoàng Hùng
Năm: 2001
9. Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn, Nguyễn Trịnh Kiểm (2001), Từ điển Thuật ngữ kinh tế học, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Thuật ngữ kinh tế học
Tác giả: Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn, Nguyễn Trịnh Kiểm
Nhà XB: NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội
Năm: 2001
15. GS.TS Nguyễn Đình Phan và GS.TS Nguyễn Kế Tuấn (Đồng chủ biên) (2007), Giáo trình Kinh tế và Quản lý công nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế và Quản lý công nghiệp
Tác giả: GS.TS Nguyễn Đình Phan và GS.TS Nguyễn Kế Tuấn (Đồng chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2007
16. Nguyễn Xuân Bão Sơn (2009), Đánh giá hiệu quả kinh tế , xã hội nghề nuôi cá chẽm (LATES CALCARIFER, BLOCH, 1790) thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa Sách, tạp chí
Tiêu đề: (LATES CALCARIFER
Tác giả: Nguyễn Xuân Bão Sơn
Năm: 2009
17. Nguyễn Lân Hùng Sơn, 2013. Tổng quan một số nghiên cứu về phân loại học chim yến (Apodiformes: Apodidae) trên thế giới và ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam, tổ chức tại Khánh Hòa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Apodiformes: Apodidae
21. Nguyễn Thị Thu (1989), Xây dựng hệ thống chỉ tiêu kinh tế trong các đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp, Luận án Phó tiến sĩ khoa học kinh tế, trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu kinh tế trong các đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp
Tác giả: Nguyễn Thị Thu
Năm: 1989
23. Mai Đình Yên, 2013. Xây dựng chương trình KHCN Quốc gia: “Điều tra/Nghiên cứu về nguồn lợi, nghề khai thác và nghề nuôi chim yến hàng ở Việt Nam”.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra/Nghiên cứu về nguồn lợi, nghề khai thác và nghề nuôi chim yến hàng ở Việt Nam
25. Nguyen Quang, P., Yen Vo, Q. & Voisin, J. 2002. The White-Nest Swiftlet and the Black-Nest Swiftlet. Paris: Société Nouvelle des Éditions Boubée Sách, tạp chí
Tiêu đề: Swiftlet
1. Lê Hữu Hoàng và Cộng sự, 2010. Bước đầu nghiên cứu ấp nuôi nhân tạo chim yến hàng Aerodramus fuciphagus amechanus làm cở sở khoa học cho việc phát triển đàn chim yến trong nhà ở Khánh Hòa, báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học tỉnh Khác
2. Lê Hữu Hoàng, 2013. Thực trạng và tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam, tổ chức tại Khánh Hòa Khác
3. Lê Hữu Hoàng, Đề tài nghiên cứu bảo vệ nguồn gen và phát triển quần thể chim yến đảo thiên nhiên Khánh Hòa tại hội thảo khao học công nghệ phát triển kinh tế biển Khánh Hòa giai đoạn 2014-2020 Khác
4. Trương Văn Bảo (2007), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang Khác
5. Báo cáo quy hoạch các làng nghề nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 Khác
10. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam, tổ chức tại Khánh Hòa, năm 2013 Khác
11. Ngô Đăng Nghĩa, 2013. Ngành công nghiệp Yến sào: tiềm năng và triển vọng Khác
12. Nguyễn Quang Phách, 1993. Cơ sở của việc khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi của chim yến hàng (Collocalia fuciphagas Germani) ở Việt Nam. Luận án Phó tiến sĩ Khác
13. Nguyễn Quang Phách và Cao Phương Dung. 2000. Yếu tố điều khiển mùa vụ sinh sản của chim yến Hàng Colllocalia fuciphaga Germani Oustalet. Tạp chí Sinh học. 22(15): 72-77 Khác
14. Phach Ng Quang, Voisin J.F.,Yen Vo Quang, 2002: The white nest swiftlet and the black nest swiftlet: A monograph (Chuyên khảo về chim Yến tổ trắng và chim Yến tổ đen). BoBée.Paris.France Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w