Phương pháp tổng hợp đánh giá các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà tại khánh hòa (Trang 54)

2.4.4.1. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu đã công bố: Thu thập được chúng tôi tiến hành kiểm tra độ tin cậy sau đó thống kê dưới dạng bảng để phân tích tốc độ phát triển sản xuất của hộ, tốc độ phát triển của vùng...

Số liệu điều tra: Toàn bộ số liệu được xử lý trên máy tính theo các chỉ tiêu điều tra trên phần mền bảng tính Excel.

2.4.4.2 Phương pháp phân tích

* Thống kê mô tả

Thông qua việc thu thập, điều tra các số liệu, sử dụng các chỉ tiêu như giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị bình quân ... để đánh giá chung kết quả, hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà.

* Thống kê so sánh

Các số liệu được tổng hợp theo quy mô diện tích của các hộ nuôi và phương thức nuôi từ đó so sánh mức độ hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi chim yến theo quy mô lớn, nhỏ, vừa hoặc so sánh giữa các hộ nuôi có nhờ các đơn vị tư vấn kỹ thuật chuyển giao công nghệ trong quá trình nuôi. Từ kết quả phân tích so sánh các chỉ tiêu kết quả hiệu quả để định hướng cho các hộ nuôi theo phương thức nào, quy mô thích hợp để phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa được bền vững.

Bảng câu hỏi được xây dựng theo các bước sau:

+ Bắt đầu từ vấn đề cần giải quyết, nghĩa là xác định thông tin cần thu thập. + Chuyển các thông tin thành bộ câu hỏi thô.

+ Kiểm tra hình thức câu hỏi về cấu trúc, kiểm tra cách dùng ngôn từ để tránh gây nhầm lẫn, kiểm tra thứ tự sắp xếp câu hỏi và cách bố trí trình bày các câu hỏi.

+ Thử nghiệm trước nhằm rà soát lại toàn bộ tính thích hợp của các yếu tố so với yêu cầu. Triển khai thử ở một số đối tượng thật để khảo sát các hướng trả lời chưa lường trước được.

+ Sửa đổi bảng câu hỏi, cải tiến và triển khai.

Từ cơ sở triển khai thực hiện theo các bước trên, bảng câu hỏi điều tra được thiết kế làm hai phần:

Phần 1: Phần điều tra thu thập thông tin thống kê về nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa.

Phần 2: Phần câu hỏi nghiên cứu thực trạng nuôi chim yến. Phần 3: Chi phí và kết quả nuôi.

Bảng câu hỏi được thiết kế theo các đặc tính sau: + Dạng bảng câu hỏi: có cấu trúc.

+ Đối tượng điều tra: các đơn vị, tổ chức, các hộ gia đình đã và đang nuôi chim yến trong nhà trên địa bàn huyện Ninh Hòa, thành phố Nha Trang, huyện Diên Khánh, huyện Vạn Ninh và Thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa.

Bảng câu hỏi điều tra phác thảo sẽ được tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực nuôi chim yến. Sau khi chỉnh sửa, bảng câu hỏi sẽ được dùng để phỏng vấn thử 10 cơ sở nuôi để hoàn chỉnh thành bảng phỏng vấn chính thức.

2.4.6 Thiết kế nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn: giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và giai đoạn nghiên cứu chính thức.

2.4.6.1 Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu khoảng 10 đối tượng là những cơ sở nuôi chim yến với một kế hoạch phỏng vấn đã được lập sẵn về mức độ hiểu biết về chim yến, trình độ kỹ thuật, những thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển, những ý kiến, kiến nghị mong muốn của các cơ sở nuôi.

Thu thập các thông tin của cơ sở/ trại nuôi như: họ tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, phương thức nuôi, số nhân khẩu, số lao động…; về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở/hộnuôi như: tình hình các khoản chi phí, các khoản doanh thu; những thông tin về những thuận lợi, khó khăn, ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, phương hướng phát triển của các chủ cơ sở/trang trại.

2.4.6.2 Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả để so sánh số liệu theo thời gian: Số liệu thu thập được từ điều tra các cơ sở nuôi tác giả phân tích hiệu quả kinh tế nghề nuôi chim yến trong nhà tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Khánh hòa.

Bảng 2.3 : Tóm tắt hai giai đoạn của phương pháp nghiên cứu.

Giai đoạn Dạng Phương pháp Phỏng vấn

I Sơ bộ Định tính n = 10

II Chính thức Định tính Bảng câu hỏi, n = 95

Xử lý, phân tích dữ liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm tắt chương 2: Khánh Hòa là một địa phương có bề dày lịch sử truyền thống lâu đời và các điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi cho phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Nuôi chim yến trong nhà hiện tại đang được đông đảo người dân quan tâm và đầu tư. Đã có một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề chim yến và nuôi chim yến. Tuy nhiên hiện tại chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào phân tích hiệu quả của nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa. Nội dung chương 2 đã nêu rõ đặc điểm của chim yến cũng như thực trạng của các hộ nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Từ đó dựa vào các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế, tác giả đã định hướng cách thức thu thập, phân tích số liệu trên cơ sở so sánh hiệu quả của các quy mô nhà nuôi cũng như giữa các phương thức nuôi làm cơ sở khoa học để hướng người dân tham gia phát triển nghề nuôi chim yến bền vững tại Khánh Hòa.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ TẠI KHÁNH HÒA

3.1 Thực trạng kết quả sản xuất của hộ nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa 3.1.1 Thông tin chung về chủ hộ và các tổ chức nuôi chim yến trong nhà

3.1.1.1 Tuổi của chủ hộ

Căn cứ tổng số mẫu như đã đề cập trong đề tài cần thu thập để phục vụ công tác nghiên cứu là 95 mẫu. Qua quá trình điều tra tại các hộ nuôi trên địa bàn Khánh Hòa, trong 95 hộ được điều tra thì có 4 hộ hiện đang đầu tư xây dựng chưa đi vào hoạt động nên tác giả tổng hợp các số liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa là 91 hộ dân. Đối với nghề nuôi chim yến trong nhà, chủ hộ là người có vai trò rất quan trọng, quyết định lớn nhất đến các phương thức sản xuất, hướng phát triển sản xuất của hộ trong tương lai nhằm nâng cao hiệu quả nghề nuôi của mình. Tuổi tác thường thể hiện kinh nghiệm sống cũng như thâm niên, kinh nghiệm trong nghề nghiệp. Ngoài ra, tuổi còn ảnh hưởng đến quy mô làm ăn, phân phối lao động và cũng như mức độ tiếp thu áp dụng các nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ cho nghề nuôi của mình. Theo kết quả điều tra ở 91 hộ, sự phân bố tuổi của các chủ hộ được thể hiện qua bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Phân bố tuổi của các chủ hộ nghề nuôi chim yến trong nhà.

Tuổi SL (hộ) Tỷ lệ (%) 20- 29 6 6,59 30- 39 19 20,88 40- 50 34 37,36 > 50 32 35,16 Tổng số (%) 91 100,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra mẫu của tác giả, 2014.

Theo bảng số liệu trên cho thấy chủ hộ tuổi từ 30 trở lên chiếm 93,41%, trong khi đó chủ hộ có độ tuổi dưới 30 chỉ chiếm 6,59 %. Độ yuooir của các chủ hộ trên 30 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao. Ở độ tuổi này hầu hết các chủ hộ là những người có đầy đủ điều kiện và năng lực tài chính tốt để đầu tư nhà yến. Tỷ lệ chủ hộ trên 40 -50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 37,36% đây là độ tuổi rất tốt và phù hợp cho việc phát triển nghề

nuôi chim yến sau này. Không chỉ có đủ năng lực tài chính mà các chủ hộ trong độ tuổi này còn có sự chính chắn trong quyết định đầu tư, tiếp thu những kiến thức và giải pháp khoa học công nghệ áp dụng cho nghề nuôi chim yến trong nhà.

3.1.1.2 Trình độ học vấn và chuyên môn của các chủ hộ nuôi

Bảng 3.2: Trình độ học vấn và chuyên môn của các chủ hộ nuôi. Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Trình độ học vấn của Chủ cơ sở. 91 100,00

- Không biết chữ 0,0 0,00

- Cấp 1 19 20,88

- Cấp 2 21 23,08

- Cấp 3 51 56,04

2- Trình độ chuyên môn của Chủ cơ sở 91 100,00

- Không bằng cấp. 39 42,86

- Sơ cấp, Công nhân kỹ thuật. 10 10,99

- Trung cấp. 7 7,69

- Cao đẳng. 15 16,48

- Đại học. 18 19,78

- Sau Đại học 2 2,20

3- Chuyên ngành đào tạo của Chủ cơ sở. 91 100,00

Điểu học và thú y 2 2,20

- Kinh tế. 27 29,67

- Ngành Kỹ thuật khác 17 18,68

- Ngành khác. 5 5,49

- Kinh nghiệm. 40 43,96 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra mẫu của tác giả, 2014.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa tương đối cao, từ cấp 2 trở lên có 72 hộ chiếm 79,2%. Với trình độ học vấn như trên người dân có điều kiện tiếp thu những kiến thức và giải

pháp khoa học kỹ thuật áp dụng vào nghề nuôi chim yến trong nhà. Mặc dù tỷ lệ các hộ có trình độ học vấn và chuyên môn cao nhưng tỷ lệ các hộ có chuyên môn về thú y và chuyên ngành điểu học chỉ có 2 hộ chiếm 2,2%. Phần lớn người dân nuôi ở đây lấy kinh nghiệm tự có để nuôi là chính (40 hộ, chiếm 43,96%). Trong 91 hộ nuôi được điều tra có 39 chủ hộ nuôi không có bằng cấp chuyên môn kỹ thuật, chiếm 42,86%; có 2 chủ hộ trình độ cao học chiếm 2,2%, 19 chủ hộ nuôi có trình độ đại học, chiếm 19,8%; 15 chủ hộ nuôi có trình độ cao đẳng, chiếm 16,48 %; 7 chủ hộ nuôi có trình độ Trung cấp, chiếm 7,69 % và có 10 chủ hộ nuôi có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật, chiếm 10,99%.

3.1.2 Thông tin về tình hình sản xuất của các hộ nuôi chim yến trong nhà 3.1.2.1 Hình thức và quy mô của các hộ nuôi chim yến trong nhà 3.1.2.1 Hình thức và quy mô của các hộ nuôi chim yến trong nhà

Bảng 3.3: Tổng hợp số lượng các nhà yến theo phương thức nuôi. Hình thức nuôi Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

Có chuyển giao công nghệ 31 34,1

Hộ tự nuôi 60 65,9

Tổng số 91 100

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra mẫu của tác giả, 2014.

Theo điều tra khảo sát của tác giả trong tổng số 91 hộ thuộc 5 huyện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì người dân nuôi theo kiểu tự phát không có chuyển giao công nghệ là 60/91 hộ chiếm tỷ lệ 65,90 % và 31 hộ nuôi có chuyển giao khoa học công nghệ chiếm 34,10%. Nghề nuôi chim yến trong nhà là nghề nuôi còn mới nên hầu hết người dân chưa có những kiến thức cũng như am hiểu sâu về đối tượng nuôi. Chính vì vậy các chủ hộ chủ yếu là hỏi thăm qua người quen đã từng nuôi hoặc tìm hiểu thông tin qua báo đài, internet với số lượng những thông tin còn ít. Những năm gần đây nhờ có các công ty chuyên tư vấn thiết kế và xây dựng nhà yến được thành lập với đội ngũ các kỹ sư, chuyên viên chuyên tư vấn và cung cấp các giải pháp khoa học để dẫn dụ và nuôi chim yến trong nhà như Trung Tâm Tư Vấn Kỹ Thuật Công Nghệ Nuôi Chim Yến trong nhà Sanatech, Xí nghiệp thiết kế và xây dựng nhà yến Sanatech Land đơn vị trực thuộc Công ty Yến Sào Khánh Hòa và các công ty tư vấn khác… nên số lượng các nhà yến có tư vấn kỹ thuật nuôi tăng qua các năm.Vào tháng 10 năm 2007 số lượng nhà yến của các huyện được khảo sát tại Khánh Hòa có 22 nhà yến. Số lượng

nhà yến không ngừng tăng lên, tính đến tháng 8 năm 2013 có 109 nhà yến. Và số liệu điều tra mới nhất vào tháng 04 năm 2014 có 138 nhà yến. Số lượng nhà yến tăng gấp 5-6 lần trong vòng 5 năm (2007-2013); số lượng nhà yến 2 tháng đầu năm 2014 tăng 26,6% so với tháng 8 năm 2013. Số liệu được thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 3.4: Tổng hợp số lượng các nhà yến tại Khánh Hòa

Stt Thành phố, huyện Số lượng nhà yến 2007 Số lượng nhà yến 2013 Số lượng nhà yến 2014 1 Huyện Vạn Ninh 10 14 2 Thị xã Ninh Hòa 2 9 15 3 Thành phố Nha Trang 14 56 66 4 Huyện Diên Khánh 2 16 19 5 Thành phố Cam Ranh 4 8 10

Tổng cộng 22 nhà yến 109 nhà yến 124 nhà yến Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra mẫu của tác giả, 2014.

Nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa là một nghề mới được phát triển hiện nay và hầu hết các người dân đều nuôi tự phát chưa có quy hoạch về quy mô, kiến trúc cũng như những giải pháp khoa học cụ thể. Quy mô giữa các hộ đầu tư xây dựng nhà yến cũng khác nhau. Tác giả đã chia quy mô nhà yến theo 3 mức, quy mô nhỏ (<200 m2), quy mô vừa (200 – 400m2) và quy mô lớn (>400m2). Số lượng chia theo quy mô các nhà yến được thể hiện qua bảng số liệu 3.5 như sau:

Có 64 hộ nuôi chim yến theo quy mô nhỏ chiếm 70,33%; 20 hộ quy mô vừa chiếm 21,98% và 7 hộ quy mô lớn chiếm 7,69%. Các hộ nuôi chim yến trên địa bàn Khánh Hòa hầu hết là các hộ nuôi có quy mô nhỏ dưới 200m2.

Bảng 3.5: Qui mô nhà yến/hộ nuôi

Qui mô SL (hộ) Tỷ lệ (%)

Qui mô nhỏ (< 200 m2) 64 70,33

Qui mô vừa (200 - 400 m2) 20 21,98

Qui mô lớn (> 400 m2) 7 7,69

Tổng số 91 100

Bảng 3.6: Tổng hợp diện tích của các hộ nuôi. Diện tích nuôi theo quy mô

(m2)

Diện tích theo hình thức nuôi (m2) Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn Tổng Chuyển giao công nghệ Tự nuôi Tổng 7.256 5.350 3.165 15.771 6.000 9.771 15.771 Tỷ lệ 46,0 33,9 20,1 100,0 38,0 62,0 100,0

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra mẫu của tác giả, 2014.

Trong 64 hộ nuôi thuộc quy mô nhỏ có tổng diện tích nhà nuôi là 7.256m2 chiếm 46%; 20 hộ nuôi quy mô vừa có tổng diện tích nuôi là 5.350m2 chiếm 33,9% và 7 hộ nuôi quy mô lớn có diện tích là 3.165m2 chiếm 20,1%. Tổng diện tích các nhà yến nuôi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là 15.771m2 .

Phân theo hình thức nuôi chim yến thì trong 31 hộ nuôi có chuyển giao công nghệ thì diện tích là 6.000m2 chiếm 38,00% và trong 60 hộ tự nuôi có diện tích là 9.771m2. Diện tích nhà nuôi theo phương thức tự nuôi chiếm đa số tỷ lệ 62,00%.

3.1.2.2 Phương thức nuôi

Nuôi chim yến trong nhà là một loại hình nuôi có đặc thù riêng không giống như những nghề nuôi khác, người nuôi không cần phải mua thức ăn, con giống…mà nghề nuôi chim yến trong nhà đòi hỏi người nuôi phải có am hiểu sâu về tập tính, điều kiện sống cũng như những giải pháp khoa học để dẫn dụ chim yến từ môi trường bên ngoài vào nhà trú ngụ làm tổ và sản phẩm cuối cùng thu được chính là những tổ yến do chim yến làm ra. Trong lúc thu hoạch, quá trình làm tổ của chim yến vẫn được duy trì và tạo ra sản phẩm, hướng đến sự phát triển bền vững. Hiện tại hình thức nuôi phổ biến trong người dân đó là phương thức tự xây nhà mới và những ngôi nhà cũ được cải tạo cho phù hợp với điều kiện sống của chim yến. Riêng đối với Công ty Yến Sào Khánh Hòa ngoài việc thiết kế ngôi nhà yến đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật về diện tích, âm thanh, ánh sáng, lối bay, dung dịch tạo mùi, độ ẩm hơi sương…để dẫn dụ chim yến vào nhà thì Công ty Yến Sào Khánh Hòa còn có đội ngũ các kỹ sư, chuyên viên chuyên nghiên cứu, ấp nở nhân tạo chim yến, chăm sóc chim yến tạo cho chim (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà tại khánh hòa (Trang 54)