Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á có bờ biển dài, nhiều hồ ao, sông ngòi, cửa sông, thời tiết nhiệt đới gió mùa ẩm, thích hợp với nghề nuôi chim yến. Những điều kiện tự nhiên và khí hậu này cung cấp nguồn thức ăn phong phú cho chim yến. Ðiều kiện sinh cảnh lý tưởng cho Yến là trong vùng có 30% rừng cây, 20% mặt nước, 50% đồng lúa và cây bụi thấp với khí hậu nóng ẩm. Đất nước ta có bờ biển dài 3.444 km, với hơn 4.000 hòn đảo và nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh,
đầm phá có lợi thế phát triển quần thể chim yến Hàng. Công tác phát triển quần thể chim yến Hàng và các hang đảo yến mới có ý nghĩa to lớn về bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển đàn chim yến là động vật hoang dã quý hiếm cần quản lý và bảo vệ theo công ước CITES của liên hiệp quốc, Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững nguồn tài nguyên yến sào ở Việt Nam. Việc phục hồi và phát triển quần thể chim yến trên các hang đảo ở các tỉnh duyên hải trong cả nước có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển tiềm năng kinh tế biển đạt hiệu quả cao, đồng thời góp phần phát triển kinh tế địa phương và bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo.
Biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho nhiệt độ trái đất tăng cao, hiện tượng động đất và sóng thần tại Thái Lan, Indonesia, Malaysia, cháy rừng, phá rừng lấy gỗ tác hại lớn đến môi trường sinh thái chim yến tại khu vực bán đảo Borneo, làm cho đàn yến phía nam di cư về phía bắc. Chứng cứ khoa học đó đã được kiểm chứng từ những năm 70 của thế kỷ 20, với hiện tượng chuyển vùng sinh sống lên phương Bắc của chim yến do sự nóng lên bất thường khí hậu của trái đất. Quần thể chim yến ở Việt Nam ngày càng tăng nhanh là yếu tố quan trọng để phát triển nghề nuôi chim yến.
1.2.2 Kinh tế-xã hội
Số lượng người tiêu thụ yến ngày càng tăng. Nếu như trước đây chỉ có những người già yếu hay mắc bệnh nặng mới dùng yến thì nay yến được dùng như một thực phẩm chức năng có tính chất duy trì sức khỏe, ngăn ngừa bệnh và chống lão hóa. Mức thu nhập trong thời gian qua trong một bộ phân dân cư tăng lên làm cho thị trường tiêu thụ yến tăng theo. Trong gần 90 triệu dân, tỷ lệ người trung niên từ 50 tuổi trở lên là trên 17%, tương ứng trên 15 triệu dân, theo số liệu thống kê năm 2007. Ước tính thị trường tiềm năng khoảng một phần ba, tương đương 5 triệu người. Nếu mỗi người một năm tiêu thụ khoảng 0,5 triệu đồng, thị trường này ước tính 2500 tỷ/năm.
Hiện nay, ngành công nghiệp yến mới đáp ứng một phần nhỏ trong thị trường tiềm năng đó. Bên cạnh thị trường trong nước, Trung Quốc với dân số gần 2 tỉ người với truyền thống dùng yến lâu đời là một thị trường khổng lồ.
Một trong những vấn đề quan trọng hiện nay là cần đưa sản phẩm yến đến gần người tiêu dùng hơn nữa, vượt qua quan niệm yến là sản phẩm chỉ có người giàu có, già yếu hoặc là người nghèo ốm thập tử nhất sinh mới dùng.
1.2.3 Tổ chức sản xuất và khoa học công nghệ
Yếu tố kỹ thuật trong nhà yến: Khi xây dựng nhà yến cần quan tâm nhất là các
yến tố về, nhiệt độ trong nhà yến, độ ẩm trong nhà yến, ánh sáng trong nhà yến, độ thông thoáng của nhà yến, kích thước, đường bay lượn của chim khi vào ra nhà yến. Các yếu tố này là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống chim yến khi nuôi.
Vị trí xây dựng nhà yến: Tùy theo cung đường kiếm ăn của nhà yến, theo
khoảng cách tới đường bay của đàn yến mà chọn lựa vị trí xây dựng nhà yến phù hợp. Mặt khác, chim yến thích sống ở những chỗ gần nước (hồ, sông, suối, biển…) và có đồng ruộng tầng cây thấp nên khi chọn vị trí xây dựng cũng phải ưu tiên những vị trí này. Tuy nhiên, có một số nhà yến khi xây dựng nằm dọc theo trục đường quốc lộ, hoặc nằm trên những khu vực đất đai cằn cỗi, điều kiện sinh thái không đảm bảo nên khả năng đạt hiệu quả sẻ thấp hơn.
Chất lượng trang thiết bị: Hệ thống âm thanh, hệ thống giá tổ, dung dịch tạo
mùi bầy đàn… là những yếu tố cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm nhà yến. Ví dụ như hệ thống giá tổ nếu không đảm bảo chất lượng, do độ ẩm cao trong nhà yến gây mối mọt hoặc nấm mốc thì chim đang ở ổn định sẽ bỏ đi, không ở nữa; ngoài ra khi chim ở chưa ổn định mà phải thay giá tổ cũng sẽ ảnh hưởng đến số lượng chim.
Mật độ khai thác tổ trong năm: Thường nuôi yến trong nhà khai thác từ 3- 4
lần/năm nhưng có hộ khai thác 1-2 tháng/lần (khoảng 5 - 7 lần/năm). Lý do khai thác khi chim bố mẹ mới làm tổ xong, chim mẹ chuẩn bị đẻ trứng với mục đích lấy được tổ dày và sạch nhằm nâng cao giá trị của tổ yến. Do đó, có nhiều trường hợp chim bị khai thác quá mức, chất lượng tổ và chất lượng chim con bị giảm sút.
1.2.4 Tình hình thị trường
Giá trị sản phẩm yến sào Việt Nam được đánh giá cao hơn sản phẩm các nước trong khu vực. Thị trường xuất khẩu yến sào của Việt Nam khá ổn định, duy trì khách hàng, thị trường truyền thống khá tốt. Sản phẩm yến sào được tiêu thụ nhiều nhất là ở Hồng Kông, Đài Loan và Trung Quốc. Do đó thị trường yến trên thế giới trị giá khoảng 3 tỷ đô la Hồng Kông vào năm 2004. Hiện nay, với sự phát triển của yến nuôi và đa dạng hóa các sản phẩm, thị trường này đang tăng trưởng nhanh. Năm 2010, sản lượng yến trên thế giới là 1.450 tấn và dự báo sẽ tăng đến 2.900 tấn vào năm 2020, tức là tăng gấp đôi sau một thập niên. Trong các nước sản xuất yến, Indonesia đứng đầu
với 70% tổng sản lượng thế giới, Malaysia xếp hàng thứ hai với 20%, các nước còn lại chỉ chiếm 10%.
Do yến có giá trị cao, việc làm giả yến hay thêm chất độn vào yến không thể tránh khỏi. Thêm vào đó, để phân biệt yến thật hay giả là không dễ dàng. Hiện nay, các chất làm giả yến thường dùng là gôm karaya, keo rong đỏ và nấm Tremella. Gôm karaya là một loại nhựa cây Sterculia urens, là một loài cây thuộc họ cacao. Nhựa cây này không tan trong nước nhưng có khả năng hút nước để tạo nên một loại keo trong suốt và đặc có tính dính tương tự chất kết dính trong tổ yến. Nấm Tremella
fuciformisis cho màu trắng tương tự như sợi yến. Keo rong đỏ thường dùng làm giả
yến là carrageenan tách chiết từ rong sụn Kappaphycus alvarezii và rất khó phát hiện. Ngoài ra yến còn bị cho thêm các chất bảo quản như acid boric, sulfite kali, dioxide sulfur; thêm các chất tạo vị như đường, muối, bột ngọt; các chất tạo hình và vẻ ngoài như gluten, jelly, keo da động vật. Việc phát hiện ra tất cả các chất này không hề dễ dàng đối với người tiêu dùng, thậm chí đối với cả các phòng thí nghiệm.
Trong bối cảnh như vậy, việc cam kết chất lượng của các công ty là rất quan trọng. Việc truy xuất nguồn gốc từ nơi thu hoạch cho đến chế biến là việc cần tiến hành để đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. Ngoài việc chất độn làm tổn thất cho người tiêu dùng về kinh tế, còn có nguy cơ lớn hơn thuộc vệ sinh an toàn thực phẩm khi sử dụng các chất độc hại.
Thời gian gần đây, nổi lên việc chim yến bị nhiễm cúm H5N1 làm ảnh hưởng đáng kể đến sức tiêu thụ mặt hàng này. Do đó cần có thời gian để thị trường dần phục hồi. Tuy nhiên việc hướng dẫn an toàn là rất cần thiết cho người tiêu thụ ngay cả khi sản phẩm không có nguy cơ nhiễm virut.
Hiện nay, ngành yến nước ta ngày càng phát triển. Bên cạnh các công ty có truyền thống lâu đời và có thương hiệu mạnh như Yến sào Khánh Hòa, các công ty khác đang ngày càng nhiều hơn và phục vụ các phân khúc thị trường ngày càng đa dạng hơn. Nếu như trước đây chỉ giới hạn ở vài mặt hàng như yến tổ hay yến hủ, ngày nay các sản phẩm yến ngày càng phong phú hơn và được phối trộn với các sản phẩm cao cấp khác như sâm, các vị thuốc bắc, và có cả ở các dạng rắn, lỏng và viên.
1.3.1 Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả kinh tế
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình phát triển để hoà nhập với nền kinh tế Thế giới. Một trong những vấn đề kinh tế trên phạm vi quốc gia cần phải làm là chuyển đổi việc tính toán các chỉ tiêu tổng hợp từ hệ thống bảng cân đối kinh tế quốc dân (MPS) sang hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) trên cơ sở thực hiện hệ thống (SNA) chúng ta mới có điều kiện để so sánh quốc tế trên nhiều phương diện đời sống kinh tế - xã hội và cũng là phù hợp với yêu cầu quản lý thay đổi hiện nay. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế của các hộ nuôi chim yến trong nhà :
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động nông nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm). GO của hộ nuôi được tính như sau: GO = ∑Qi*Pi. Trong đó:
Qi: Sản lượng yến sào bình quân 1 hộ xuất bán hoặc số lượng yến sào hiện có của năm chưa thu hoạch.
Pi: Gía bán bình quân 1kg yến sào.
- Tổng chi phí (TC): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ trong một thời kỳ sản xuất. Chi phí vật chất bao gồm :chi phí đầu tư ban đầu, chi phí đầu tư trang thiết bị, chi phí chuyển giao công nghệ thi công lắp đặt thiết bị nhà yến . Chi phí dịch vụ bao gồm: Chi phí kiểm tra bảo dưỡng, chi phí khai thác tổ yến, chi phí điện nước, chi phí quản lý + chi phí khác và chi phí thuê nhân công . IC = ∑Cj. Trong đó: Cj là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản xuất sản xuất ra sản phẩm j
- Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi đã trừ đi chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. VA = GO – IC.
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của hộ sản xuất ra bao gồm cả công lao động, lợi nhuận trong thời kỳ sản xuất của hộ. MI = GO - IC - A - T – W. Trong đó A: Khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ . Khấu hao công trình nhà yến là 10 năm, khấu hao vật tư nhà yến là 5 năm .T: thuế phải nộp. W: tiền thuê lao động .
- Lợi nhuận Pr = MI – V*Pi
V: số lao động tham gia vào quá trình nuôi chim yến trong nhà. Pi : Tiền lương của lao động.
- Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian (VA/IC; MI/IC; Pr/ IC). Mục đích nhằm để so sánh giữa các quy mô, phương thức nuôi. Chỉ tiêu nào đạt giá trị càng lớn thì hiệu quả trên một đồng chi phí trung gian bỏ ra càng cao.
- Hiệu quả sử dụng tổng chi phí (VA/TC; MI/TC; Pr/TC; Q/TC). Để đạt được một đồng của VA, MI, Pr và Q thì tổng số tiền hay chi phí TC mà các hộ nuôi cần phải bỏ ra là bao nhiêu. So sánh chỉ tiêu nay giữa các quy mô và các phương thức nuôi của các hộ nuôi để thấy được hiệu qảu của việc sử dụng đồng vốn của các hộ nuôi.
- Hiệu quả sử dụng diện tích (Pr/m2; VA/m2; GO/m2). Chỉ tiêu của các giá trị được tính trên một đơn vị mét vuông để xác định được bình quân cứ một mét vuông diện tích mà các hộ nuôi đầu tư thì lợi nhuận Pr, giá trị gia tăng VA cũng như tổng doanh thu GO sẽ đạt được là bao nhiêu.
1.3.3 Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả xã hội
Vấn đề tạo công ăn việc làm, thu nhập cho vùng nông thôn và người dân là chỉ tiêu hiệu quả xã hội được đề cập đến trong đề tài .
1.3.4 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả môi trường
Chim yến là đối tượng nuôi khác biệt so với các loại động vật khác, cho nên trong vấn đề quản lý môi trường nuôi chỉ tập trung vào các chỉ tiêu sau :
- Xử lý chất thải của chim yến.
- Tiêu diệt các loại côn trùng thiên địch của nhà yến: chuột, gián, bò sát… - Vệ sinh sát trùng xung quanh và sử dụng các biện pháp cách ly không cho chim lạ, vật nuôi vào nhà yến.
- Tiếng ồn trong khu dân cư.
Tóm lại để phân tích hiệu quả nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa. Trong nội dung của chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu có liên quan đến phân tích hiệu quả kinh tế từ đó vận dụng vào thực tiễn của nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa. Các khái niệm, luận điểm của các nhà khoa học là những căn cứ quan trọng trong việc phân tích các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường cũng như xã hội của nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa.
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về nghề nuôi chim yến trên thế giới và Việt Nam 2.1.1 Tổng quan về nghề nuôi chim yến trên thế giới
Nuôi chim yến trong nhà đang mở ra triển vọng mới cho Việt Nam, loại "vàng trắng" thiên nhiên này có khả năng xuất khẩu mang về hàng trăm triệu đô la Mỹ. Các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan... phát triển thành ngành công nghiệp nuôi chim yến thu lợi khổng lồ. Giá trị tổ yến được sánh như "vàng trắng", giá xuất 2.000 – 2.500 USD/kg (cao hơn cả bạc là 1.100 USD/kg), nhu cầu hiện nay tăng cao, cung không đủ cầu. Tại hội thảo khoa học "Nuôi yến trong nhà" do Viện khoa học công nghệ Phương Nam tổ chức, các chuyên gia khẳng định đầu tư nuôi chim yến đúng quy trình kỹ thuật thì khả năng thành công cao hơn thất bại. Tiềm năng xuất khẩu "vàng trắng". Theo PGS.TS. Huỳnh Văn Hoàng, viện trưởng Viện khoa học công nghệ Phương Nam cho biết, Việt Nam có nhiều thuận lợi và tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà như các nước Indonesia, Malaysia, Philippines hay Thái Lan. Hiện Indonesia có trên 200.000 căn nhà yến, Thái Lan trên 70.000, Malaysia trên 35.000… trong khi Việt Nam hiện chỉ có khoảng 3.000 - 5.000 căn quy mô nhỏ lẻ, tự phát. Sản lượng tổ yến của Indonesia 105 tấn, Thái Lan 35 tấn, Malaysia 12 tấn… Việt Nam hiện có khoảng 5 tấn, trong đó Công ty yến sào Khánh Hòa chiếm 70% nhưng chủ yếu là tổ yến tự nhiên, thu hoạch từ các đảo.
TS. Lê Võ Định Tường (Viện công nghệ hóa học) khẳng định, chim yến là đặc sản độc quyền của vùng biển Đông Nam Á, loài chim yến làm tổ có giá trị kinh tế cao chỉ có vùng biển này vì vậy các nước trong vùng tận dụng ưu thế đẩy mạnh phát triển nghề nuôi chim yến xuất khẩu. Tại Malaysia, chính phủ cho xây dựng những vùng nuôi chim yến tập trung quy mô công nghiệp, xây dựng “chung cư chim yến” đến 20 tầng vừa khai thác yến vừa bán trả góp cho các nhà đầu tư. Indonesia là nhà cung cấp yến sào nuôi trong nhà lớn nhất thế giới (70%), tiếp theo là Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Trong nỗ lực giải quyết vấn đề tăng nguồn cung cấp yến sào, người ta đã phát triển các chương trình nuôi nhân tạo. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đặc điểm sinh