Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình phát triển để hoà nhập với nền kinh tế Thế giới. Một trong những vấn đề kinh tế trên phạm vi quốc gia cần phải làm là chuyển đổi việc tính toán các chỉ tiêu tổng hợp từ hệ thống bảng cân đối kinh tế quốc dân (MPS) sang hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) trên cơ sở thực hiện hệ thống (SNA) chúng ta mới có điều kiện để so sánh quốc tế trên nhiều phương diện đời sống kinh tế - xã hội và cũng là phù hợp với yêu cầu quản lý thay đổi hiện nay. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế của các hộ nuôi chim yến trong nhà :
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động nông nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm). GO của hộ nuôi được tính như sau: GO = ∑Qi*Pi. Trong đó:
Qi: Sản lượng yến sào bình quân 1 hộ xuất bán hoặc số lượng yến sào hiện có của năm chưa thu hoạch.
Pi: Gía bán bình quân 1kg yến sào.
- Tổng chi phí (TC): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ trong một thời kỳ sản xuất. Chi phí vật chất bao gồm :chi phí đầu tư ban đầu, chi phí đầu tư trang thiết bị, chi phí chuyển giao công nghệ thi công lắp đặt thiết bị nhà yến . Chi phí dịch vụ bao gồm: Chi phí kiểm tra bảo dưỡng, chi phí khai thác tổ yến, chi phí điện nước, chi phí quản lý + chi phí khác và chi phí thuê nhân công . IC = ∑Cj. Trong đó: Cj là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản xuất sản xuất ra sản phẩm j
- Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi đã trừ đi chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. VA = GO – IC.
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của hộ sản xuất ra bao gồm cả công lao động, lợi nhuận trong thời kỳ sản xuất của hộ. MI = GO - IC - A - T – W. Trong đó A: Khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ . Khấu hao công trình nhà yến là 10 năm, khấu hao vật tư nhà yến là 5 năm .T: thuế phải nộp. W: tiền thuê lao động .
- Lợi nhuận Pr = MI – V*Pi
V: số lao động tham gia vào quá trình nuôi chim yến trong nhà. Pi : Tiền lương của lao động.
- Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian (VA/IC; MI/IC; Pr/ IC). Mục đích nhằm để so sánh giữa các quy mô, phương thức nuôi. Chỉ tiêu nào đạt giá trị càng lớn thì hiệu quả trên một đồng chi phí trung gian bỏ ra càng cao.
- Hiệu quả sử dụng tổng chi phí (VA/TC; MI/TC; Pr/TC; Q/TC). Để đạt được một đồng của VA, MI, Pr và Q thì tổng số tiền hay chi phí TC mà các hộ nuôi cần phải bỏ ra là bao nhiêu. So sánh chỉ tiêu nay giữa các quy mô và các phương thức nuôi của các hộ nuôi để thấy được hiệu qảu của việc sử dụng đồng vốn của các hộ nuôi.
- Hiệu quả sử dụng diện tích (Pr/m2; VA/m2; GO/m2). Chỉ tiêu của các giá trị được tính trên một đơn vị mét vuông để xác định được bình quân cứ một mét vuông diện tích mà các hộ nuôi đầu tư thì lợi nhuận Pr, giá trị gia tăng VA cũng như tổng doanh thu GO sẽ đạt được là bao nhiêu.
1.3.3 Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả xã hội
Vấn đề tạo công ăn việc làm, thu nhập cho vùng nông thôn và người dân là chỉ tiêu hiệu quả xã hội được đề cập đến trong đề tài .
1.3.4 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả môi trường
Chim yến là đối tượng nuôi khác biệt so với các loại động vật khác, cho nên trong vấn đề quản lý môi trường nuôi chỉ tập trung vào các chỉ tiêu sau :
- Xử lý chất thải của chim yến.
- Tiêu diệt các loại côn trùng thiên địch của nhà yến: chuột, gián, bò sát… - Vệ sinh sát trùng xung quanh và sử dụng các biện pháp cách ly không cho chim lạ, vật nuôi vào nhà yến.
- Tiếng ồn trong khu dân cư.
Tóm lại để phân tích hiệu quả nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa. Trong nội dung của chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu có liên quan đến phân tích hiệu quả kinh tế từ đó vận dụng vào thực tiễn của nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa. Các khái niệm, luận điểm của các nhà khoa học là những căn cứ quan trọng trong việc phân tích các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường cũng như xã hội của nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa.
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về nghề nuôi chim yến trên thế giới và Việt Nam 2.1.1 Tổng quan về nghề nuôi chim yến trên thế giới
Nuôi chim yến trong nhà đang mở ra triển vọng mới cho Việt Nam, loại "vàng trắng" thiên nhiên này có khả năng xuất khẩu mang về hàng trăm triệu đô la Mỹ. Các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan... phát triển thành ngành công nghiệp nuôi chim yến thu lợi khổng lồ. Giá trị tổ yến được sánh như "vàng trắng", giá xuất 2.000 – 2.500 USD/kg (cao hơn cả bạc là 1.100 USD/kg), nhu cầu hiện nay tăng cao, cung không đủ cầu. Tại hội thảo khoa học "Nuôi yến trong nhà" do Viện khoa học công nghệ Phương Nam tổ chức, các chuyên gia khẳng định đầu tư nuôi chim yến đúng quy trình kỹ thuật thì khả năng thành công cao hơn thất bại. Tiềm năng xuất khẩu "vàng trắng". Theo PGS.TS. Huỳnh Văn Hoàng, viện trưởng Viện khoa học công nghệ Phương Nam cho biết, Việt Nam có nhiều thuận lợi và tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà như các nước Indonesia, Malaysia, Philippines hay Thái Lan. Hiện Indonesia có trên 200.000 căn nhà yến, Thái Lan trên 70.000, Malaysia trên 35.000… trong khi Việt Nam hiện chỉ có khoảng 3.000 - 5.000 căn quy mô nhỏ lẻ, tự phát. Sản lượng tổ yến của Indonesia 105 tấn, Thái Lan 35 tấn, Malaysia 12 tấn… Việt Nam hiện có khoảng 5 tấn, trong đó Công ty yến sào Khánh Hòa chiếm 70% nhưng chủ yếu là tổ yến tự nhiên, thu hoạch từ các đảo.
TS. Lê Võ Định Tường (Viện công nghệ hóa học) khẳng định, chim yến là đặc sản độc quyền của vùng biển Đông Nam Á, loài chim yến làm tổ có giá trị kinh tế cao chỉ có vùng biển này vì vậy các nước trong vùng tận dụng ưu thế đẩy mạnh phát triển nghề nuôi chim yến xuất khẩu. Tại Malaysia, chính phủ cho xây dựng những vùng nuôi chim yến tập trung quy mô công nghiệp, xây dựng “chung cư chim yến” đến 20 tầng vừa khai thác yến vừa bán trả góp cho các nhà đầu tư. Indonesia là nhà cung cấp yến sào nuôi trong nhà lớn nhất thế giới (70%), tiếp theo là Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Trong nỗ lực giải quyết vấn đề tăng nguồn cung cấp yến sào, người ta đã phát triển các chương trình nuôi nhân tạo. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đặc điểm sinh học của chim yến của Tiến sĩ E.Nugroho về chim yến ở Malaysia và Indonesia. Các
tác giả Wendrato I. và Madnyana I.M (1998), Somadikarta S., (1989), Tim Penulis PS (1996, 1999) giới thiệu mô hình xây dựng nhà yến và quy trình nuôi chim yến lấy tổ.
2.1.2 Tổng quan về nghề nuôi chim yến ở Việt Nam
Từ trước đến nay, ở Việt Nam chim yến hàng sinh sống làm tổ tự nhiên trong các hang đảo, những năm gần đây đã xuất hiện phân loài chim yến nhà sinh sống, làm tổ trong nhà với số lượng quần đàn ngày càng tăng. Hiện nay, phân loài chim yến này phân bố ở hầu hết các địa phương trong cả nước, đặc biệt chim yến tập trung với số lượng khá lớn ở các tỉnh duyên hải từ Nam Trung Bộ đến Cà Mau. Nghề nuôi yến trong nhà ở Việt Nam đã hình thành và đang phát triển.
Khánh Hòa với lợi thế về ngành nghề khai thác yến sào truyền thống và lâu đời, quần thể chim yến các đảo yến với số lượng ngày càng tăng do công tác bảo vệ và khai thác có khoa học, các kỹ thuật công nghệ mới được ứng dụng. Bên cạnh đó, loài chim yến sinh sống trong nhà đã được Công ty Yến sào Khánh Hòa quản lý phát triển quần thể từ năm 2004 đến nay đã nhân nuôi thành công trong toàn tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh trên toàn quốc. Từ đây, đã mở ra triển vọng to lớn cho phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Môi trường sống vi mô của chim yến phải đảm bảo các điều kiện thích hợp như: Điều kiện nhiệt độ trong nhà yến và nơi làm tổ từ 270C – 310C, độ ẩm không khí nằm trong phạm vi 70% – 85%, ánh sáng từ 0,02lux. Là nơi yên tĩnh, an toàn, ít sự đe dọa của thú săn mồi, các lối bay vào và bay ra dễ dàng.
Hiện nay, qua khảo sát chuyên ngành của Công ty Yến sào Khánh Hòa phân bố chim yến trong nhà ở nước ta trải dài từ vùng đồng bằng sông Hồng đến cực nam của tổ quốc. Phía Tây chim yến phân bố ở Thành Phố Buôn Mê Thuột có độ cao 536m so với mực nước biển, Phú Riềng – Bình Phước có độ cao trên 500m so với mực nước biển. Ở Việt Nam có khoảng 1.500 ngôi nhà yến, số lượng nhà yến tập trung nhiều nhất ở Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Kiên Giang, Đồng Nai,... và rất nhiều công trình đang trong giai đoạn hình thành. Sản lượng yến sào nuôi trong nhà khoảng 5.000 kg/năm.
Các phương pháp được sử dụng trong nuôi chim yến: Phương pháp dẫn dụ lấy chim từ tự nhiên, chim yến nhà của các địa phương khác, từ các nhà yến khác bằng hệ thống âm thanh để gọi chim; Thực hiện phương pháp di đàn (Công ty Yến Sào Khánh
Hòa thực hiện thành công từ năm 2004 với bí quyết kỹ thuật di đàn); Phương pháp ấp nuôi nhân tạo chủ động nguồn giống cho các nhà yến. Công ty Yến sào Khánh Hòa đã thực hiện từ năm 2007. Đến nay, qua các năm thực hiện phương pháp này ngày càng được hoàn thiện và nâng cao hiệu quả rõ rệt.
Ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng 3 loại mô hình nhà yến bao gồm: nhà được xây dựng bằng bê tông cốt thép, mô hình xây dựng 3D, mô hình nhà lắp ghép bằng tấm lợp thông minh. Ngoài ra còn có một số mô hinh xây dựng kết hợp người ở sinh hoạt ở dưới và nuôi chim yến ở tầng trên. Mô hình xây bằng gạch, bê tông cốt thép là mô hình phổ biến nhất hiện nay, rất phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của Việt Nam. Ngoài vật liệu gạch truyền thống thì hiện nay một số nhà yến còn ứng dụng vật liệu gạch không nung (vật liệu nhẹ). Mô hình này có độ bền và tuổi thọ cao, đảm bảo tốt điều kiện nhiệt độ và độ ẩm trong nhà yến, rất phù hợp với điều kiện thời tiết vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Hiện nay, nghề nuôi chim yến trong nhà đang phát triển một cách tự phát không có định hướng, địa phương chưa có quy hoạch cụ thể do đó có thể dẫn tới rủi ro cho người dân và ảnh hưởng đến qui hoạch phát triển đô thị. Quá trình đô thị hóa và nạn phát rừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái của chim yến. Điều kiện tự nhiên ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn so với trước đây, với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, các cơn bão mạnh xuất hiện với tầng suất cao hơn.
2.2 Đặc điểm và tình hình nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa 2.2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 2.2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý a. Vị trí địa lý
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực bắc: 12052'15'' vĩ độ Bắc. Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực nam: 11042' 50'' vĩ độ Bắc. Phía Tây giáp tỉnh Đăk Lắk, Lâm Đồng, điểm cực tây: 108040’33'' kinh độ Đông. Phía Đông giáp Biển Đông, điểm cực đông: 109027’55'' kinh độ Đông; tại mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực đông trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa.
Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa. Bên trên phần đất liền và vùng lãnh hải là không phận của tỉnh Khánh Hòa.
Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố tự nhiên khác như: khí hậu, đất trồng, sinh vật. Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa chiến lược về mặt quốc phòng vì tỉnh Khánh Hòa nằm gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ của Tây Nguyên thông ra Biển Đông.
b. Hình dạng – diện tích
Tỉnh Khánh Hòa có hình dạng thon hai đầu và phình ra ở giữa, ba mặt là núi, phía Đông giáp biển. Nếu tính theo đường chim bay, chiều dài của tỉnh theo hướng Bắc Nam khoảng 160km, còn theo hướng Đông Tây, nơi rộng nhất khoảng 60km, nơi hẹp nhất từ 1 đến 2km ở phía Bắc, còn ở phía Nam từ 10 đến 15km. Diện tích của tỉnh Khánh Hòa là 5.197km2 (kể cả các đảo, quần đảo), đứng vào loại trung bình so với cả nước. Vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền. Bờ biển dài 385km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo Trường Sa.
c. Địa hình
Khánh Hòa là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dãy Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Hòn Giao (2.062m) thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh. Các đồng bằng lớn ở Khánh Hòa gồm có đồng bằng Nha Trang, Diên Khánh nằm ở hai bên sông Cái với diện tích khoảng 135 km²; đồng bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi đắp, có diện tích 100 km². Ngoài ra, Khánh Hòa còn có hai vùng đồng bằng hẹp là đồng bằng Vạn Ninh và đồng bằng Cam Ranh ở ven biển, cùng với lượng diện tích canh tác nhỏ ở vùng thung lũng của hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp của Việt Nam. Đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ. Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn là: vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh, Hòn Khói, đầm Nha Phu, Đại Lãnh. Trong đó, nổi bật nhất vịnh Cam Ranh với chiều dài 16 km, chiều rộng 32 km, thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6 km, có độ sâu từ 18 - 20m và thường được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á.
d. Sông ngòi
Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày. Hầu hết, các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía Đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5-7 km có một cửa sông. Mặc dù hướng chảy cơ bản