Tình hình nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa trong thời gian qua

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà tại khánh hòa (Trang 44 - 51)

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có phong trào nuôi chim yến lớn của cả nước với 130 cơ sở đang nuôi chim yến, tập trung phần lớn tại thành phố Nha Trang, với tổng đàn khoảng trên 50.000 con; trong đó Công ty Yến sào Khánh Hòa có 29 cơ sở với 35.000 con. Ngoài ra, tỉnh còn có 30 cơ sở nuôi mới hình thành, chưa có chim yến làm tổ. Chim yến có hoạt động sinh sống và kiếm ăn đều được thực hiện trên không, đến tối chim mới về nhà nghỉ ngơi. Đã có những nghiên cứu cho biết chim yến đi kiếm ăn rất xa, có khi tới 150-200km, thời gian đi kiếm ăn của chim từ 4-5h sáng đến 17-18h mới về tổ. Do tập tính và không gian sống như vậy nên phần lớn các chất thải của chim thải ra môi trường kiếm ăn trước khi về tổ. Do đó, trong quá trình vận hành dự án làng nghề nuôi chim yến, chỉ một lượng rất ít chất thải là phân của chim. Định kỳ 1 tuần/lần lượng chất thải này sẽ được thu gom, xử lý bằng cách ủ gây lên men và làm thành loại phân bón vi sinh chất lượng cao. Chính vì vậy, chất thải trong quá trình nuôi chim yến có tác động không đáng kể đến môi trường. Mặt khác, qua nghiên cứu của Công ty Yến sào Khánh Hòa cho thấy thức ăn của chim yến thường là

những côn trùng nhỏ bay trong không khí, thường bắt gặp ở các bộ như chuồn chuồn, cánh màng, cánh thẳng, hai cánh, cánh đều, rầy nâu, rầy xanh,… Chính đặc tính ăn côn trùng của chim yến sẽ góp phần bảo vệ cây trồng cho người nông dân, giảm thiểu thiệt hại do côn trùng gây hại, phá hoại mùa màng.

Trong quá trình điều tra, thu thập thông tin trên các nhà yến của tỉnh Khánh Hòa, các nhà yến thuộc Công ty Yến sào Khánh Hòa, các nhà yến liên doanh với công ty, hay các nhà yến do công ty yến sào chuyển giao công nghệ luôn được đội ngủ cán bộ có chuyên môn của Công ty Yến sào Khánh Hòa quan tâm và phòng dịch bệnh. Ngoại trừ các nhà yến được xây dựng tự phát, thì công tác quản lý dịch bệnh trên đàn chim yến chưa được quan tâm.

Gọi là nuôi chim yến nhưng thực ra là công việc làm nhà cho chim yến về trú ngụ, vì hàng ngày chúng sẽ rời khỏi những ngôi nhà yến để bay đi kiếm ăn đến tận chiều tối mới về. Trong trường hợp chim bố mẹ ấp trứng hoặc nuôi con thì chúng thường xuyên ở nhà để ấp trứng hoặc cho chim con ăn.

Chim yến bay lượn liên tục trên không trung, không ngừng nghỉ, do đó điều kiện tiếp xúc với mầm bệnh hoặc tiếp xúc với các loại chim trời khác hầu như rất hiếm gặp. Người ta chỉ có thể ước tính được số lượng chim yến dựa vào số lượng tổ yến hoặc đếm số lượng chim ra, vào nhà yến. Đối với nhà chim chưa ổn định, số lượng chim có sự thay đổi, do đó rất khó đếm chính xác số lượng của chúng. Thực tế trên thế giới từ trước đến nay chưa phát hiện chim yến bị bệnh dịch và cũng chưa có kết luận khoa học về cơ chế lây lan bệnh dịch trên đàn chim yến, kể cả chim yến đảo và chim yến nhà.

2.3 Một số mô hình và các giải pháp áp dụng khoa học công nghệ vào việc nuôi chim yến trong nhà tại Việt Nam

Ở Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung hiện nay đang sử dụng 3 loại mô hình nhà yến như sau:

- Mô hình xây nhà yến bằng gạch, bê tông cốt thép là mô hình phổ biến nhất hiện nay, rất phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của Việt Nam, đặc biệt khu vực các tỉnh miền Trung thường xuyên chịu nhiều ảnh hưởng của bão lụt. Ngoài vật liệu gạch truyền thống thì hiện nay một số nhà yến còn ứng dụng vật liệu gạch không nung (vật liệu nhẹ). Mô hình này có độ bền và tuổi thọ cao, đảm bảo tốt điều kiện nhiệt độ và độ ẩm trong nhà yến.

- Mô hình xây dựng 3D đang được các nhà đầu tư thực hiện tạo mô hình cấu trúc hấp dẫn trong các khu du lịch. Hiện nay một số nhà yến ở miền Nam sử dụng mô hình này để thiết kế xây dựng mô hình núi nhân tạo nuôi chim yến. Nguyên tắc thiết kế và thi công của mô hình này là đan khung thép rồi phun hỗn hợp vữa xi măng và chất phụ gia. Mô hình này tuổi thọ thấp, có nhiều công trình 5 -7 năm đã có dấu hiệu xuống cấp rất khó khắc phục, chi phí đầu tư cao.

Mô hình nhà lắp ghép bằng tấm lợp thông minh là mô hình được thực hiện theo hình thức thiết kế khung sắt, lợp mái và bao bọc tole, tấm lợp thông minh. Bên trong nhà được cách nhiệt bằng xốp 10cm và tấm Prima/Cemboard dùng làm tường bên trong. Mô hình này chủ yếu được sử dụng ở Việt Nam (một số nhà yến ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ). Mô hình này có ưu điểm là thi công nhanh, vật liệu nhẹ, phù hợp với vùng địa chất yếu như đồng bằng sông Cửu Long nhưng có nhược điểm là độ bền thấp, khó điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm trong nhà yến.

Hình 2.2 : Mô hình nhà yến ở Nha Trang

Nguồn: Công ty Yến Sào Khánh Hòa - Kỷ yếu hội thảo khoa học phát triển nghề nuôi chim yến Việt Nam – Nha Trang 2013.

Ngoài ra còn có một số mô hình xây dựng kết hợp người ở sinh hoạt ở dưới và nuôi chim yến ở tầng trên. Hiện nay Công ty Yến sào Khánh Hòa thực hiện mô hình nhà lồng nuôi chim con bên cạnh nhà yến mới xây dựng, đây là giải pháp áp dụng thành công ấp nở nhân tạo, chủ động tạo nguồn giống chim con phát triển quần thể

chim yến tại nhà yến mới xây. Công ty Yến sào Khánh Hòa thực hiện đồng thời 3 phương pháp phát triển quần thể chim yến tại nhà yến mới xây dựng đó là: Phương pháp ấp nở nhân tạo, chủ động nguồn giống chim yến con; Phương pháp di đàn chim yến từ nhà yến có chim sang nhà yến mới xây dựng; Kết hợp phương pháp dẫn dụ chim yến ngoài tự nhiên.

Hình 2.3: Nhà lồng nuôi chim yến

Nguồn: Công ty Yến Sào Khánh Hòa - Kỷ yếu hội thảo khoa học phát triển nghề nuôi chim yến Việt Nam – Nha Trang 2013.

Vị trí xây dựng nhà yến : Trước khi xây dựng nhà yến việc làm đầu tiên là chọn vị trí và khu vực tốt cho việc dựng ngôi nhà nuôi chim yến, việc lựa chọn này cần làm một cách thận trọng trước khi bắt đầu xây dựng ngôi nhà yến. Vị trí và khu vực cho nhà yến rất quan trọng, quyết định chi phí xây dựng, quản lý, tốc độ phát triển bầy đàn trong ngôi nhà yến và năng suất, chất lượng tổ yến.

Thông số kỹ thuật nhiệt độ trong nhà: Nhiệt độ trong nhà yến là yếu tố vô cùng quan trọng cho một nhà yến, nó là một trong những yếu tố môi trường sinh thái của chim có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển đàn yến trong nhà, nhiệt độ trong nhà yến chịu tác động trực tiếp của nhiệt độ thời tiết môi trường bên ngoài. Khi thiết kế và xây dựng nhà yến, nhà tư vấn thiết kế - thi công phải tính đến sự tác động của việc thay đổi nhiệt độ, làm sao cho nhiệt độ trong nhà yến luôn duy trì ở mức 27-310C, đây là mức chuẩn cho chim yến sinh sống, làm tổ sinh sản và phát triển.

Thông số kỹ thuật độ ẩm trong nhà yến: Độ ẩm trong nhà yến là yếu tố bắt buộc phải được đặt lên hàng đầu khi thiết kế, xây dựng nhà nuôi chim yến. Khi thiết kế, xây dựng cần chú ý tính toán lựa chọn chủng loại vật liệu sử dụng cho hợp lý vừa đảm bảo về độ bền chắc, nhiệt độ, độ ẩm và chi phí đầu tư. Đồng thời, sau khi đưa nhà yến vào hoạt động vận hành độ ẩm là yếu tố phải được kiểm tra, kiểm soát suốt quá trình nuôi, yếu tố này trong nhà yến chịu tác động trực tiếp từ việc sử dụng vật liệu xây dựng, chế độ phun sương khi vận hành và cách thiết kế ngôi nhà yến như thế nào để chống lại các thay đổi của môi trường bên ngoài theo mùa trong một năm, khoản độ ẩm lý tưởng của một căn nhà yến thành công có độ ẩm từ 75% – 85%. Trong quá trình vận hành cần phải điều chỉnh độ ẩm trong nhà yến nằm trong biên độ này.

Ánh sáng trong nhà yến (lux): Ánh sáng trong nhà yến là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chim yến trong nhà khi về tổ, chúng tôi đã nghiên cứu và nhận thấy chim yến có xu hướng thích những góc tối, ấm trong nhà, khi nhà mới xây dựng đưa vào hoạt động qua theo dõi cho thấy chim lần đầu tiên vào nhà thường vào chổ góc tối, kín đáo, ấm, yếu tố này có thể điều chỉnh dễ dàng khi tiến hành thiết kế và thi công nhà yến. Kiểm tra các nhà yến thành công có kết quả ánh sáng thích hợp là 0,02 – 0,6 lux.

Hình 2.4 : Ánh sáng bên trong nhà yến.

Nguồn: Công ty Yến Sào Khánh Hòa - Kỷ yếu hội thảo khoa học phát triển nghề nuôi chim yến Việt Nam – Nha Trang 2013.

Hướng nhà và hướng lổ chim ra vào: Việc chọn hướng nhà, hướng lổ chim ra vào nhà chúng tôi nhận thấy không chỉ chịu tác động về vật kiến trúc, không gian xung quanh nhà yến như cây lớn, nhà liền kề, mục tiêu giảm bức xạ nhiệt vào nhà mà nhà thiết kế cần phải tính đến đường bay của chim yến khi và trong các phòng ở trong nhà. Điều này giải thích vì sao có những nhà cùng một vùng miền, nhưng khác hướng lổ chim ra vào nhà yến.Có nhiều phương pháp mở lổ chim vào nhà đó là sử dụng khoảng trống để cho chim bay xuống nhà yến từ trên nóc nhà hay gọi là phương pháp mở lổ từ chuồng cu. Phương pháp mở lổ từ vách nhà, bên vách hong hay vách đầu nhà hay gọi phương pháp mở lổ ngang.

Kích thước vòng đảo lượng trong nhà: Nhà yến thường được thiết kế thành các phòng, có phòng bay lượn cho chim chung với khu vực thông tầng, kích thước tối thiểu cho phòng lượn là 5x5m, kích thước ô thông giữa các tầng tối thiểu là 4x4m. Khi nghiên cứu vòng đảo lượn cho chim chúng ta cần chú ý sự liên hệ có tính hệ thống giữa khu vực đảo lượn bên ngoài nhà yến (nhất là ngay lổ chim yến vào nhà) và vòng đảo lượn bên trong nhà ngay khi chim vào nhà (chuồng cu), đến đường di chuyển đảo lượn thông tầng, vào các phòng. Để tạo điều kiện tốt nhất thì vòng đảo lượn các điểm bên ngoài, bên trong lổ ra vào, trong phòng ở phải bằng nhau tối thiểu 4x4m.

4000

4000 4000

4000 4000

Hình 2.5 : Mối liên hệ giữa kích thước vòng đảo lượn bên ngoài, bên trong lối vào, chổ thông tầng và phòng ở của khâu thiết kế nhà yến cần chú trọng

Nguồn: Công ty Yến Sào Khánh Hòa - Kỷ yếu hội thảo khoa học phát triển nghề nuôi chim yến Việt Nam – Nha Trang 2013.

Các yêu cầu mô hình nhà yến tiêu chuẩn:

+ Diện tích nuôi yến tối thiểu 100m2.

+ Chiều cao tối thiểu nhà yến ở nông thôn từ 6-8m, bao gồm một trệt, một chuồng cu. Nếu không có vật cản về đường bay của chim có thể sử dụng chiều cao khoảng từ 6m; ở đô thị tiêu chuẩn đặt ra là cao hơn các nhà xung quanh là 4m, trong đó phải có tầng nuôi chim yến diện tích đủ rộng khoảng 100m2 để chim yến sinh sản và phát triển .

+ Chiều ngang nhà yến tối thiểu là 5m.

+ Thiết kế, bố trí và sử dụng vật liệu xây dựng làm sao đảm bảo nhiệt độ trong nhà 27-310C, độ ẩm 75 – 85%, ánh sáng 0,02 – 0,6 lux và thoáng gió.

+ Dùng đối lưu không khí, có độ thông thoáng đảm bảo đủ dưỡng khí cho chim yến sinh trưởng phát triển bình thường.

Hệ thống giá tổ: Đây là nơi để chim yến sinh sống và làm tổ, thông thường các giá tổ được làm bằng gỗ, có thông tin còn được làm bằng tấm nhựa, lam bê tông nhưng chưa được kiểm chứng tính hiệu quả thực tiễn. Tấm giá tổ được gắn trực tiếp vào trần nhà tạo thành các ô ngang để chim thấy an tâm đeo bám sinh sống và làm tổ, mặt rộng các tấm giá tổ này thường có kích thước từ 15cm đến 30cm, Tùy vào điều kiện khí hậu từng vùng và kiểu thiết kế, xây dựng nhà yến mà người tư vấn, lắp đặt sử dụng kích thước giá tổ cho phù hợp.

Hình 2.6 : Hệ thống giá tổ trong nhà yến

Nguồn: Công ty Yến Sào Khánh Hòa - Kỷ yếu hội thảo khoa học phát triển nghề nuôi chim yến Việt Nam – Nha Trang 2013.

Kỹ thuật xây dựng nhà yến tại Việt Nam phải được thiết kế phù hợp với điều kiện đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng ở nước ta. Do đó người thiết kế, đơn vị tư vấn phải thực sự nắm rõ các yếu tố địa lý tại các địa phương, vùng miền để hoàn thành thiết kế và thực hiện kỹ thuật xây dựng nhà yến hiệu quả. Các nhà khoa học, các chuyên gia, các đơn vị tư vấn nỗ lực trong nghiên cứu khoa học, giải pháp sáng tạo kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm trong thực tiễn để bổ sung tổng hợp quy trình kỹ thuật xây dựng nhà yến ngày càng hoàn thiện đạt hiệu quả cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam theo định hướng bền vững.

Hình 2.7: Quy trình kỹ thuật thiết kế, xây dựng mô hình nuôi chim yến .

Nguồn: Công ty Yến Sào Khánh Hòa - Kỷ yếu hội thảo khoa học phát triển nghề nuôi chim yến Việt Nam – Nha Trang 2013.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà tại khánh hòa (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)