Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế theo phương thức nuôi

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà tại khánh hòa (Trang 81)

Để phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh hòa, tác giả đã tổng hợp các số liệu dựa trên cơ sở đánh đánh các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế giữa các hộ nuôi chim yến trong nhà có chuyển giao công nghệ và các hộ tư nuôi (Bảng 3.20) để so sánh, từ đó đưa ra nhận xét chung và giải pháp tư vấn cho các hộ nuôi chim yến. Theo kết quả điều tra, bình quân 1 hộ nuôi chim yến trong nhà mỗi năm thu được lợi nhuận là 32.493,56 nghìn đồng. Các hộ nuôi có tư vấn kỹ thuật mỗi năm thu lợi nhuận từ hoạt động nuôi chim yến trong nhà là 140.865,38 nghìn đồng. Trong khi đó các hộ tự nuôi chim yến mỗi năm lại bị lỗ là 18.956,32 nghìn đồng. Tổng sản lượng trung bình cho 1 hộ nuôi chim yến trong nhà mỗi năm đạt 10,18 kg/hộ/năm cao gấp 3 lần các hộ nuôi không có các chuyên gia tư vấn chuyển giao công nghệ (tự nuôi).

Bảng 3.20 Kết quả và hiệu quả kinh tế theo phương thức nuôi (cho 1 hộ nuôi). Chia ra

Diễn giải ĐVT BQ Chuyển giao

công nghệ Tự nuôi

1.Kết quả

1.1 Sản lượng (Q) Kg 5,66 10,18 3,32

1.2 Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 141.591,29 254.652,61 83.176,28 1.3 Tổng chi phí (TC) 1000đ 109.097,74 113.787,23 102.132,90 1.4 Chi phí trung gian (IC) 1000đ 45.983,64 45.078,06 46.451,52

1.5 Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 95.607,66 209.574,54 36.724,77 1.6 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 59.934,02 173.574,54 1.219,75 1.7 Lợi nhuận (Pr) 1000đ 32.493,56 140.865,38 -18.956,62 1.8 Lao động gia đình (W) 1000đ 35.673,64 36.000,00 35.505,02 2 Hiệu quả 2.1 VA/TC Lần 0,88 1,84 0,36 2.2 MI/TC Lần 0,55 1,53 0,01 2.3 Pr/TC Lần 0,30 1,24 -0,19 2.4 VA/IC Lần 2,08 4,65 0,79 2.5 MI/IC Lần 1,30 3,85 0,03 2.6 Pr/IC Lần 0,71 3,12 -0,41 2.7 VA/V 1000đ 2,68 5,82 1,03 2.8 MI/V 1000đ 1,68 4,82 0,03 2.9 Pr/V 1000đ 0,91 3,91 -0,53 2.10 TC/Q 1000đ 19.262,79 11.170,83 30.697,72 2.11 Pr/m2 1000đ 187,49 727,80 -118,35 2.12 VA/m2 1000đ 551,66 1.082,80 225,51 2,13 GO/m2 1000đ 816,99 1.315,71 510,75

Gía trị gai tăng VA và thu nhập hỗn hợp MI của các hộ nuôi có chuyển giao công nghệ cao hơn các hộ tự nuôi theo thư tự là 5,7 và 142 lần. Bình quân cứ một đồng chi phí của các hộ nuôi có chuyển giao công nghệ bỏ ra thì thu lại được 1,88 đồng giá trị gia tăng VA trong khi đó các hộ tự nuôi cũng bỏ ra 1 đồng chi phí nhưng thu lại chỉ có 0,36 đồng giá trị gia tăng. Các chỉ tiêu Pr/TC, VA/IC, MI/IC Pr/IC … giữa các hộ nuôi có chuyển giao công nghệ đều đạt hiệu quả cao hơn so với các hộ tự nuôi. Bình quân mỗi năm cứ 1 mét vuông đầu tư một hộ nuôi chim yến trong nhà sẽ thu được lợi nhuận là 727,80 nghìn đồng. Trong khi đó các hộ tự nuôi, không có tư vấn chuyển giao công nghệ phải bù lỗ là 118,35 nghìn đồng/m2.

3.2.3 Đánh giá hiệu quả môi trường và hiệu quả xã hội của nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa

Đánh giá hiệu quả môi trường

Phong trào nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa gần đây đang được nhiều người dân quan tâm và phát triển rầm rộ. Nghề nuôi chim yến trong nhà đã góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà đem lại sự giàu có và thịnh vượng cho đông đảo nhân dân trong tỉnh, giải quyết việc làm cho lao động gia đình địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, nghề nuôi chim yến trong nhà trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng đang còn một số vấn đề mà đòi hỏi lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng trong tỉnh, đông đảo người dân mà nhất là các hộ nuôi chim yến cần phải quan tâm và khắc phục đối với những tác động về môi trường.

Thứ nhất vấn đề về vệ sinh môi trường. Người dân thường lo ngại đó là phân chim sẽ làm ô nhiễm môi trường cũng như không khí xung quanh. Tuy nhiên theo các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, chim yến hoạt động sinh sống và kiếm ăn đều được thực hiện trên không, đến tối chim mới về nhà nghỉ ngơi. Đã có những nghiên cứu cho biết chim yến đi kiếm ăn rất xa, có khi tới 150-200km, thời gian đi kiếm ăn của chim từ 4-5h sáng đến 17-18h mới về tổ. Do tập tính và không gian sống như vậy nên phần lớn các chất thải của chim thải ra môi trường kiếm ăn trước khi về tổ. Do đó, trong quá trình vận hành các nhà yến chỉ một lượng ít chất thải là phân của chim. Chính vì vậy, chất thải trong quá trình nuôi chim yến có tác động không đáng kể đến môi trường. Mặt khác, qua nghiên cứu của Công ty Yến sào Khánh Hòa cho thấy thức ăn của chim yến thường là những côn trùng nhỏ bay trong không khí, thường bắt

gặp ở các bộ như chuồn chuồn, cánh màng, cánh thẳng, hai cánh, cánh đều, rầy nâu, rầy xanh,… Chính đặc tính ăn côn trùng của chim yến sẽ góp phần bảo vệ cây trồng cho người nông dân, giảm thiểu thiệt hại do côn trùng gây hại, phá hoại mùa màng.

Vấn đề thứ hai là tiếng loa dẫn dụ chim yến làm ảnh hưởng đến sức khỏe dân cư xung quanh. Trong nuôi yến, việc phát loa dẫn dụ chim yến là điều bắt buộc phải có. Hầu hết các nhà nuôi yến đều nằm trong khu vực nội ô, khu dân cư đông đúc nên tiếng loa dẫn dụ chim yến liên tục và kéo dài gây cảm giác khó chịu, nhất là vào giờ nghĩ ngơi ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe người dân. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện đã chỉ ra rằng loài yến tổ trắng (White-nest swiftlet - A.

fuciphagus) có khả năng dùng âm thanh để định vị trong bóng đêm (echolocation - âm

dội). Âm dội của chim yến hàng bao gồm 2 xung liên tiếp, mỗi xung là 1 - 2 ms. Xung thứ 2 luôn có biên độ cao hơn xung thứ nhất. Khoảng cách giữa các xung xấp xỉ 15 - 16 ms và năng lượng trong tất cả các xung vào khoảng 2 - 10 kHz. Khoảng giữa có các tiếng "cạch, cạch" là vào khoảng 60 - 178 ms. Tần số âm thanh mà loài yến sử dụng rơi vào khoảng 1,0 -16,0 KHz, tập trung nhất ở khoảng 2,0 - 5,0 KHz, hoàn toàn nằm trong khoảng tai người có thể nghe được. Mỗi con chim có phân bố đỉnh tần số âm thanh khác nhau. Điều này giúp cho chúng có thể nhận ra âm dội của chính mình cũng như lý giải tại sao loài yến có thể sống rất tốt trong những hang động thiếu ánh sáng.

Qua đó cho thấy, hệ thống âm thanh dẫn dụ chim yến hoàn toàn nằm trong tần số mà con người có thể nghe được, đó là từ 2,0 - 20KHz, đồng thời không phát ra sóng âm hay bất kỳ sóng nào khác, do đó không có ảnh hưởng đến các công trình quân sự cũng như an ninh quốc phòng trong địa bàn phân bố. Ảnh hưởng của âm thanh dẫn dụ chim yến duy nhất là tiếng ồn, tuy nhiên tiếng ồn này nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của nhà nước, cho nên có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh thời gian bật/tắt âm thanh dẫn dụ ngoài trời cho phù hợp với đặc điểm sinh học của chim yến đồng thời với môi trường xung quanh khu dân cư.

Đánh giá hiệu quả xã hội nghề nuôi chim yến trong nhà

Nghề nuôi chim yến trong nhà góp phần giải quyết công ăn việc làm cho gia đình tại địa phương. Bình quân mỗi năm nghề nuôi chim yến trong nhà góp phần giải quyết cho hơn 500 lao động mỗi năm và tăng thu nhập cho mỗi lao động bình quân là 36 triệu đồng. Nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh hòa dần đang được chuyển

giao công nghệ và phát triển đông đảo trong người dân hướng đến phát triển bền vững tạo nên thu nhập chính trong đông đảo người dân tại Khánh Hòa.

3.3 Những thuận lợi và khó khăn 3.3.1 Thuận lợi

Khánh Hòa là một địa phương có bề dày lịch sử, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về chim yến được các nhà khoa học, đội ngũ kỹ sư thực hiện thành công và đang được chuyển giao đông đảo người dân thực hiện áp dụng có hiệu quả cho nghề nuôi chim yến trong nhà.

Có nhiều Công ty, đơn vị tư vấn kỹ thuật, đội ngũ nhân viên để hỗ trợ người dân trong việc nuôi chim yến.

Nghề nuôi chim yến mang lại giá trị kinh tế cao, phát triển bền vững .

3.3.2 Khó khăn

Việc gần đây tại địa phương Khánh Hòa nói riêng cũng như của cả nước nói chung xuất hiện nhiều công ty, đơn vị tư vấn kỹ thuật làm ăn không uy tín, mức độ thành công của việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật chuyển giao công nghệ cho người dân đem lại hiệu quả không cao. Vì vậy vẫn còn một số hộ dân mặc dù đã có đầu tư bài bản ban đầu nhưng đến nay không có chim yến vào làm tổ.

Vốn đầu tư cao, một số nhà yến do quá trình thiết kế thi công và áp dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật trong nghề nuôi nên chưa đúng. Đã có sự chênh lệch trong mức độ thành công giữa các nhà nuôi. Có hộ năm đầu tiên đã có chim yến vào làm tổ có hộ mãi 4 đến 5 năm sau mới có chim vào làm tổ. Thu nhập có sự chênh lệch rất lớn từ các hộ nuôi có hộ mỗi năm chỉ vài triệu đồng có hộ mỗi năm cả tỷ đồng, Vẫn còn tũi ro trong quá trình nuôi.

Các chính sách vĩ mô của các bộ, ngành nhằm đảm bảo lợi ích và sự phát triển bền vững của nghề nuôi chim yến chưa rõ ràng.

Sự phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà còn manh mún nhỏ lẻ, chưa có sự đồng bộ và chiến lược lâu dài để phát triển nghề nuôi chim yến Việt Nam. Đầu ra của sản phẩm chủ yếu là theo kênh lẻ, những thương lái nhỏ, giá cả không ổn định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng người dân hiểu biết về giá trị dinh dưỡng về sản phẩm yến sào chưa nhiều. Yến sào là sản phẩm trước đây để phục vụ cho vua chúa, các tầng lớp vương

giả và hiện nay mới được đông đảo người dân quan tâm và có điều kiện thưởng thức và sử dụng. Chính vì vậy, nhận thức của người dân đối với yến sào xem đó như là các sản phẩm của các tầng lớp thượng lưu trong khi đó hiện tại các sản phẩm này đang được phổ cập cho đông đảo người dân có điều kiện sử dụng sản phẩm nhằm bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Vấn đề về phòng chống dịch bệnh về cúm gia cầm cũng đang được các bộ, nghành chức năng và người dân quan tâm và lo ngại.

Tóm lại, nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa đã đem lại hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân. Chim yến có lợi cho việc tiêu diệt các côn trùng gây hại cho nhà nông. Các tác động về môi trường, âm thanh dẫn dụ và tiếng kêu của chim yến không ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sức khỏe của dân cư. Hộ nuôi chim yến theo phương thức chuyển giao công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các hộ tự nuôi. Nghề nuôi chim yến trong nhà bước đầu đã đem lại hiệu quả cao cho người dân tuy nhiên còn nhiều rủi ro và thu nhập của các hộ có sự chênh lệch cao. Nghề nuôi chim yến trong nhà cần được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn nữa, áp dụng các giải pháp khoa học để phát triển nghề nuôi và tạo thu nhập bền vững cho người dân Khánh Hòa nói riêng và của cả nước nói chung.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CHO NGHỀ NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ TẠI KHÁNH HÒA

4.1 Quan điểm phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa

Phát triển nuôi chim yến lấy tổ theo hướng phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Nghề nuôi chim yến phải từng bước được hiện đại hoá, phát triển theo phương pháp nuôi tự do kết hợp nhận chuyển giao công nghệ của các đơn vị tư vấn kỹ thuật có uy tín cao áp dụng những thành tựu khoa học phù hợp với điều kiện của từng vùng.

Tạo chuyển biến trong việc tăng cường hiệu quả nhà nuôi yến: tăng số lượng bầy đàn, tăng năng suất tổ/m2 diện tích sàn, thúc đẩy phát triển sản phẩm tổ yến, các sản phẩm từ tổ chim yến nhà với mục đích phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi chim yến trong nhà tại khánh hòa

4.2.1 Phương thức và quy mô nuôi

Bình quân một hộ nuôi chim yến trong nhà theo phương thức chuyển giao công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế lợi nhuận cao gấp 3 lần các hộ tự nuôi, chỉ tiêu giá trị gia tăng VA và thu nhập hỗn hợp MI cao gấp 5,7 lần và 142 lần so với các hộ tự nuôi. Là cơ sở để các hộ nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa đầu tư và phát triển nghề nuôi theo hướng có chuyển giao công nghệ. Trước khi người dân xây dựng nhà yến cần có đơn vị chuyên tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ xây dựng nhà yến uy tín, có hợp đồng cam kết rõ ràng về hiệu quả của nghề nuôi.Tùy theo năng lực tài chính của hộ mà chọn quy mô diện tích phù hợp bởi vì diện tích càng lớn thì chi phí đầu tư xây dựng ban đầu càng cao.

4.2.2 Trong quy hoạch

Chính vì việc nuôi của các hộ dân còn tự phát nên một số hoạt động của việc nuôi chim yến trong nhà đã ảnh hưởng không ít đến cuộc sống và sinh hoạt của các khu dân cư. Vì vậy, cần rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển nghề nuôi chim yến kết hợp với việc lập các dự án đầu tư cụ thể, gắn với quy hoạch phát triển chung trên địa bàn, nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng có hiệu quả đất đai.

Ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi phát triển ngành nghề nuôi chim yến. Chính quyền tỉnh cần xây dựng quy hoạch vùng, khu vực nuôi chim yến và phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng có liên quan đến nuôi chim yến trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ, tránh trường hợp xây dựng nhà yến tự phát.

4.2.3 Về thị trường

Có đến 60/91 hộ nuôi phân phối sản phẩm yến sào nuôi trong nhà chủ yếu cho các thương lái nhỏ hoặc người mua lẻ có nhu cầu sử dụng, chiếm tỷ lệ khá cao, 65%. Trước thực trạng như vậy để đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm của các hộ dân được ổn định. Thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu sản phẩm tổ yến trong nhà cần được Chính quyền địa phương quan tâm đầu tư và bảo vệ. Tổ chức giới thiệu, quảng bá thị trường tiêu thụ sản phẩm yến sào Khánh Hòa –Việt Nam qua các hội chợ thương mại trong nước và quốc tế hàng năm.

Phát triển thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu về tổ yến và các sản phẩm từ tổ yến ngày càng tăng của nhân dân; đồng thời phát triển mạnh thị trường xuất khẩu tổ yến, bao gồm cả việc giữ vững và mở rộng thị trường hiện có và tích cực tìm kiếm thị trường mới. Phát triển thị trường phải gắn với đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành và đa dạng hoá sản phẩm từ tổ yến, nâng cao sức cạnh tranh bền vững của thương hiệu yến sào Khánh Hòa cũng như thương hiệu yến sào Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

4.2.4 Về vốn

Từ kết quả điều tra của tác giả, vốn sử dụng đầu tư cho việc nuôi chim yến trong nhà chủ yếu là vốn tích lũy của các hộ dân. Chưa có trường hợp nào vay từ các

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà tại khánh hòa (Trang 81)