Tổng quan về nghề nuôi chim yế nở Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà tại khánh hòa (Trang 34 - 35)

Từ trước đến nay, ở Việt Nam chim yến hàng sinh sống làm tổ tự nhiên trong các hang đảo, những năm gần đây đã xuất hiện phân loài chim yến nhà sinh sống, làm tổ trong nhà với số lượng quần đàn ngày càng tăng. Hiện nay, phân loài chim yến này phân bố ở hầu hết các địa phương trong cả nước, đặc biệt chim yến tập trung với số lượng khá lớn ở các tỉnh duyên hải từ Nam Trung Bộ đến Cà Mau. Nghề nuôi yến trong nhà ở Việt Nam đã hình thành và đang phát triển.

Khánh Hòa với lợi thế về ngành nghề khai thác yến sào truyền thống và lâu đời, quần thể chim yến các đảo yến với số lượng ngày càng tăng do công tác bảo vệ và khai thác có khoa học, các kỹ thuật công nghệ mới được ứng dụng. Bên cạnh đó, loài chim yến sinh sống trong nhà đã được Công ty Yến sào Khánh Hòa quản lý phát triển quần thể từ năm 2004 đến nay đã nhân nuôi thành công trong toàn tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh trên toàn quốc. Từ đây, đã mở ra triển vọng to lớn cho phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Môi trường sống vi mô của chim yến phải đảm bảo các điều kiện thích hợp như: Điều kiện nhiệt độ trong nhà yến và nơi làm tổ từ 270C – 310C, độ ẩm không khí nằm trong phạm vi 70% – 85%, ánh sáng từ 0,02lux. Là nơi yên tĩnh, an toàn, ít sự đe dọa của thú săn mồi, các lối bay vào và bay ra dễ dàng.

Hiện nay, qua khảo sát chuyên ngành của Công ty Yến sào Khánh Hòa phân bố chim yến trong nhà ở nước ta trải dài từ vùng đồng bằng sông Hồng đến cực nam của tổ quốc. Phía Tây chim yến phân bố ở Thành Phố Buôn Mê Thuột có độ cao 536m so với mực nước biển, Phú Riềng – Bình Phước có độ cao trên 500m so với mực nước biển. Ở Việt Nam có khoảng 1.500 ngôi nhà yến, số lượng nhà yến tập trung nhiều nhất ở Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Kiên Giang, Đồng Nai,... và rất nhiều công trình đang trong giai đoạn hình thành. Sản lượng yến sào nuôi trong nhà khoảng 5.000 kg/năm.

Các phương pháp được sử dụng trong nuôi chim yến: Phương pháp dẫn dụ lấy chim từ tự nhiên, chim yến nhà của các địa phương khác, từ các nhà yến khác bằng hệ thống âm thanh để gọi chim; Thực hiện phương pháp di đàn (Công ty Yến Sào Khánh

Hòa thực hiện thành công từ năm 2004 với bí quyết kỹ thuật di đàn); Phương pháp ấp nuôi nhân tạo chủ động nguồn giống cho các nhà yến. Công ty Yến sào Khánh Hòa đã thực hiện từ năm 2007. Đến nay, qua các năm thực hiện phương pháp này ngày càng được hoàn thiện và nâng cao hiệu quả rõ rệt.

Ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng 3 loại mô hình nhà yến bao gồm: nhà được xây dựng bằng bê tông cốt thép, mô hình xây dựng 3D, mô hình nhà lắp ghép bằng tấm lợp thông minh. Ngoài ra còn có một số mô hinh xây dựng kết hợp người ở sinh hoạt ở dưới và nuôi chim yến ở tầng trên. Mô hình xây bằng gạch, bê tông cốt thép là mô hình phổ biến nhất hiện nay, rất phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của Việt Nam. Ngoài vật liệu gạch truyền thống thì hiện nay một số nhà yến còn ứng dụng vật liệu gạch không nung (vật liệu nhẹ). Mô hình này có độ bền và tuổi thọ cao, đảm bảo tốt điều kiện nhiệt độ và độ ẩm trong nhà yến, rất phù hợp với điều kiện thời tiết vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Hiện nay, nghề nuôi chim yến trong nhà đang phát triển một cách tự phát không có định hướng, địa phương chưa có quy hoạch cụ thể do đó có thể dẫn tới rủi ro cho người dân và ảnh hưởng đến qui hoạch phát triển đô thị. Quá trình đô thị hóa và nạn phát rừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái của chim yến. Điều kiện tự nhiên ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn so với trước đây, với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, các cơn bão mạnh xuất hiện với tầng suất cao hơn.

2.2 Đặc điểm và tình hình nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa 2.2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà tại khánh hòa (Trang 34 - 35)