Khảo sát một số chỉ số sinh học ở mắt trẻ em có tật khúc xạ

80 1.3K 3
Khảo sát một số chỉ số sinh học ở mắt trẻ em có tật khúc xạ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐặT Vấn đề Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở trẻ em [1, 26, 28, 32]. Tại Trung Quốc Jialiang Zhao [32] khi nghiên cứu trên 6.134 trẻ từ 5 đến 15 tuổi nhận thấy nguyên nhân của 89,5% mắt giảm thị lực là do tật khúc xạ, ở Chile tỉ lệ này là 56,3% [26]. Tại Việt Nam, trong hai năm (1998 và 1999) trung tâm mắt Hà Nội đã thăm khám cho 3.038 học sinh ở 7 trường nội ngoại thành Hà Nội cho thấy tỷ lệ cận thị là 21,85%, tăng gần gấp bốn lần so với 5 năm trước, đặc biệt ở cấp tiểu học tăng đến 13,4 lần [12, 13]. Tỷ lệ tật khúc xạ trong học sinh các trường phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 là 30%, trong đó cận thị chiếm 28%, tăng gấp ba lần so với 5 năm trước [7, 12]. Tỷ lệ cận thị trong học sinh ở tỉnh Nam Định là 13,6% [6, 12], ở tỉnh Ninh Bình là 8,46% [11, 12]. Tại bệnh viện Mắt Trung ương, năm 1999 đã có 34.340 lượt người đến khám vì tật khúc xạ (chiếm 30% tổng số lượt người đến khám), trong đó 70% là trẻ em và học sinh [11, 12]. Tật khúc xạ là một trong 5 bệnh được ưu tiên để thanh toán mù loà có thể tránh được vào năm 2020 của tổ chức y tế thế giới [1]. Tình trạng khúc xạ của mắt là do sự phối hợp của ba yếu tố độ dài trục nhãn cầu, công suất hội tụ của quang hệ mắt và chỉ số khúc xạ của quang hệ mắt. Trên thực tế thì chỉ số khúc xạ của quang hệ mắt là yếu tố không thay đổi, do vậy sự tạo ảnh trên võng mạc phụ thuộc vào sự cân xứng giữa độ dài trục nhãn cầu với công suất hội tụ của quang hệ mắt (cụ thể là thể thuỷ tinh và giác mạc) [14,15]. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có thể xác định một cách chính xác các chỉ số sinh học của mắt. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới mắt có tật khúc xạ có sự thay đổi một số chỉ số sinh học [26, 31, 35, 39, 57]. ở Việt Nam cũng có một số công trình nghiên cứu về chiều dài trục nhãn cầu, độ dày giác mạc trung tâm, độ sâu tiền phòng trên bệnh nhân Glôcôm [15, 17] hay trục nhãn cầu trên bệnh đục thể thuỷ tinh của Hoàng Hồ [4]....Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đưa ra nhận xét một cách tổng hợp về các chỉ số sinh học trên mắt có tật khúc xạ vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " Khảo sát một số chỉ số sinh học ở mắt trẻ em có tật khúc xạ " với 2 mục tiêu: 1. Xác định một số chỉ số sinh học ở mắt trẻ em có tật khúc xạ. 2. Đánh giá sự liên quan giữa các chỉ số sinh học đó với tật khúc xạ.

. ở mắt trẻ em có tật khúc xạ " với 2 mục tiêu: 1. Xác định một số chỉ số sinh học ở mắt trẻ em có tật khúc xạ. 2. Đánh giá sự liên quan giữa các chỉ số sinh học đó với tật khúc xạ. . cha có nghiên cứu nào đa ra nhận xét một cách tổng hợp về các chỉ số sinh học trên mắt có tật khúc xạ vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " Khảo sát một số chỉ số sinh học ở mắt. trờng đại học y h nội Đờng Thị Anh Thơ khảo sát một số chỉ số sinh học ở mắt trẻ em có tật khúc xạ luận văn thạc sĩ y học Chuyên ngành : Nhn khoa Mã số : 60.72.65

Ngày đăng: 05/03/2015, 20:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • mau bia.pdf

  • Cam on.pdf

  • MUC LUC.pdf

  • VTat.pdf

  • LV8.pdf

  • DSBN.pdf

  • BA.pdf

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan