1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá kết quả bước đầu điều trị tật khúc xạ bằng Laser Excimer tại Huế

79 341 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Tật khúc xạ rất thƣờng gặp trong nhãn khoa và là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực trên thế giới [1], [17]. Tật khúc xạ xảy ra do sự mất cân xứng giữa chiều dài trục nhãn cầu và công suất hội tụ của quang hệ mắt làm cho ảnh không rơi đúng vào võng mạc. Các loại tật khúc xạ thƣờng gặp là: cận thị, viễn thị, loạn thị. Sau tuổi 40 khi khả năng điều tiết của mắt suy giảm thì mắt còn gặp hiện tƣợng lão thị. Hiện nay tỷ lệ tật khúc xạ trong học sinh và sinh viên ngày càng tăng [5], [16], [21]. Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Bệnh viện Mắt Trung ƣơng năm 2009 tỉ lệ cận thị ở cấp tiểu học là 18%, cấp trung học cơ sở là 25,5% và cấp trung học phổ thông là 49,7%. Năm 2002 theo điều tra của Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh tật khúc xạ ở học sinh là 25,3% và theo công bố của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ là 26,14% [2], [17]. Điều chỉnh tật khúc xạ bằng ba phƣơng pháp chính là đeo kính gọng, sử dụng kính tiếp xúc hoặc điều trị bằng phẫu thuật. Đeo kính gọng là phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu để điều trị tật khúc xạ, công suất kính phù hợp sẽ làm hình ảnh hội tụ trên võng mạc giúp bệnh nhân nhìn vật rõ nét hơn. Tuy nhiên việc sử dụng kính gọng sẽ gây một số phiền toái cho bệnh nhân nhƣ biến dạng hình ảnh, rơi vỡ kính, quên kính, hạn chế các hoạt động thể thao, ảnh hƣởng thẩm mỹ... Sử dụng kính tiếp xúc giúp khắc phục một số các nhƣợc điểm so với đeo kính gọng. Tuy nhiên với điều kiện khí hậu nóng, ẩm, nhiều bụi của Việt Nam nếu đeo kính tiếp xúc trong thời gian dài thƣờng gây viêm nhiễm mắt nhƣ viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc. Việc tháo lắp và bảo quản kính tiếp xúc khá phức tạp nên gây nhiều bất tiện cho ngƣời sử dụng. Phẫu thuật khúc xạ là phẫu thuật nhằm loại bỏ tất cả các nhƣợc điểm của việc sử dụng kính gọng cũng nhƣ kính tiếp xúc. Từ cuối thế kỷ 19 với những đƣờng rạch giác mạc điều trị loạn thị của Bates tại Mỹ vào năm 1890 và phát triển mạnh trong thập niên 80 của thế kỷ 20 với những kết quả điều trị cận thị rất thuyết phục bằng phƣơng pháp rạch giác mạc hình nan hoa của Fyodorove. Nhờ sự tiến bộ vƣợt bật của khoa học và công nghệ hiện đại, phƣơng pháp phẫu thuật khúc xạ bằng Laser Excimer đã ra đời qua ý tƣởng của Barraquer, Pureskin, đƣợc phát triển bởi Pallikais, Buratto, sau đó đƣa vào thực hành và trở thành một phẫu thuật thƣờng quy trong lĩnh vực khúc xạ tại các nƣớc châu Âu, Mỹ vào hai thập niên gần đây [13], [43], [72]. Việt Nam là một đất nƣớc đang phát triển nhanh, mức sống hiện tại của ngƣời dân cao hơn rất nhiều so với những năm trƣớc đây, nhu cầu điều trị bệnh tật nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu này năm 2000 Trung tâm Mắt thành phố Hồ Chí Minh đã đƣa vào ứng dụng kỹ thuật Laser Excimer để điều trị tật khúc xạ [4], [19]. Ngày nay kỹ thuật Laser Excimer đã đƣợc áp dụng rộng rãi ở các thành phố lớn. Tại thành phố Huế đây là lần đầu chúng tôi áp dụng kỹ thuật hiện đại này nhằm điều trị tật khúc xạ. Phẫu thuật khúc xạ bằng Laser Excimer đã đƣợc chứng minh an toàn và mang lại kết quả cao tại các nƣớc trên thế giới [32], [35], [36]. Riêng tại Việt Nam, những báo cáo về kết quả điều trị tật khúc xạ chƣa có nhiều, đặc biệt là bằng phƣơng pháp LASIK [20], [23], [24]. Để góp phần đánh giá về kết quả phƣơng pháp điều trị này, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá kết quả bƣớc đầu điều trị tật khúc xạ bằng Laser Excimer tại Huế”, với các mục tiêu sau: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân có tật khúc xạ. 2. Đánh giá kết quả bước đầu điều trị tật khúc xạ bằng Laser Excimer

Ngày đăng: 14/03/2015, 17:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w