ÐẶT VẤN ÐỀ Luput ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE) là một bệnh tự miễn hay gặp và đã đuợc biết đến từ thời Hypocrate. Ðiểm co bản nhất trong co chế bệnh sinh của bệnh tự miễn là sự xuất hiện các tự kháng thể chống lại các co quan, tế bào bình thuờng của co thể. Do một nguyên nhân nào đó, co chế kiểm soát miễn dịch đối với sự dung nạp các kháng nguyên của bản thân bị phá vỡ và các kháng nguyên này trở thành lạ đối với các tế bào miễn dịch của co thể, tự kháng thể đuợc sản xuất để chống lại các tự kháng nguyên đó [4],[5],[8],[23]. Mặc dù nguyên nhân gây bệnh chua đuợc xác định rõ nhung nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng các yếu tố di truyền, hormon giới tính và môi truờng đóng vai trò quan trọng trong co chế bệnh sinh bệnh luput ban đỏ hệ thống. Bệnh thuờng gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nhung cung có thể gặp ở nam giới, trẻ em và nguời cao tuổi. Bệnh luput có biểu hiện lâm sàng đa dạng, gây tổn thuong ở nhiều co quan nội tạng, các triệu chứng thuờng không đặc hiệu nên dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác. Khởi phát bệnh trong đa số truờng hợp âm thầm vì vậy việc chẩn đoán thuờng muộn, điều trị còn nhiều khó khan và phải điều trị trong thời gian dài. Diễn biến của bệnh có nhiều mức độ khác nhau, từ viêm khớp nhẹ, tự giới hạn đến bệnh lý viêm tiến triển nhanh đa co quan với mức độ tổn hại trầm trọng có thể dẫn đến tử vong [1],[6],[23]. Luput ban đỏ hệ thống có nhiều giai đoạn bệnh khác nhau: giai đoạn hoạt động (tiến triển), giai đoạn ổn định (lui bệnh). Vì vậy việc đánh giá thuờng xuyên mức độ hoạt động bệnh và sự đáp ứng với điều trị là yếu tố quyết định cho tiên luợng bệnh. Bệnh nhân luput ban đỏ hệ thống dễ bị nhiễm khuẩn do việc sử dụng thuờng xuyên corticoid và thuốc ức chế miễn dịch trong quá trình điều trị. Biểu hiện nhiễm khuẩn ở bệnh nhân mắc bệnh luput khác nhau và rất đa dạng. Do đó việc chẩn đoán đúng và sớm tình trạng nhiễm khuẩn có ý nghia quan trọng trong điều trị giúp khống chế, giảm thiểu những tác dụng không mong muốn do sử dụng kháng sinh gây ra. Sốt thuờng gặp ở bệnh nhân luput ban đỏ hệ thống nhung sốt cung là triệu chứng hay gặp ở nguời bệnh nhiễm khuẩn. Việc phân biệt sốt là một trong những triệu chứng bệnh hay là biểu hiện nhiễm khuẩn thuờng khó xác định. Bằng chứng nhiễm trùng thuờng thiếu mặc dù có các dấu hiệu lâm sàng chỉ điểm cho nhiễm khuẩn. Cấy máu âm tính cung không loại trừ đuợc khả nang nhiễm khuẩn. Các xét nghiệm nhu: công thức bạch cầu, protein C phản ứng (CRP), tốc độ lắng máu giúp ích cho chẩn đoán nhung không đặc hiệu. Các xét nghiệm này thuờng khó xác định ở bệnh nhân luput ban đỏ hệ thống do họ bị ảnh huởng bởi cả hai yếu tố là phản ứng của hệ miễn dịch và nhiễm khuẩn [31],[62]. Procalcitonin, tiền chất của calcitonin do tế bào C tuyến giáp sản xuất là một protein có 116 acid amin đuợc tìm ra nhu một marker đánh giá đuợc tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh. Nồng độ cao procalcitonin đã đuợc tìm thấy trong máu bệnh nhân nhiễm vi khuẩn. Bệnh nhân nhiễm virus thuờng không tang hoặc tang rất ít procalcitonin. Ðã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về giá trị của PCT trong chẩn đoán nhiễm khuẩn nhung nghiên cứu về PCT ở bệnh nhân mắc bệnh tự miễn nói chung và luput ban đỏ hệ thống nói riêng còn rất hạn chế. Theo nghiên cứu của V.Schwenger và cộng sự (nam 1998) trong số 52 bệnh nhân mắc bệnh tự miễn (25 bệnh nhân luput ban đỏ hệ thống và 27 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp) nồng độ procalcitonin trung bình từ 0.1- 0.5 ng/ml ở cả hai thể hoạt động và không hoạt động [62]. Ở Việt Nam chúng tôi chua tham khảo đuợc tài liệu chính thức nào đề cập đến việc sử dụng xét nghiệm procalcitonin để đánh giá mức độ tiến triển cung nhu chẩn đoán nhiễm khuẩn ở bệnh nhân luput ban đỏ hệ thống. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với 2 mục tiêu: 1. Khảo sát hàm luợng procalcitonin trong huyết thanh bệnh nhân luput ban đỏ hệ thống nhóm có nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn. 2. Tìm hiểu mối liên hệ gi÷a sự tiến triển của bệnh luput và mức độ tang procalcitonin có so sánh với các marker viêm khác.